Triệt sản cho gia súc

Một phần của tài liệu báo cáo Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội (Trang 43)

C. MÔ TẢ MỘT SỐ CA BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI MÀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHƯỜNG VÀ PHÒNG CHẨN

7. Triệt sản cho gia súc

a. Ca 1:

Bệnh súc: thiến mèo đực 6 tháng tuổi màu vàng. Gia chủ: Chị Hằng_ Phạm Ngọc Thạch.

Chuẩn bị dụng cụ: dao thiến, kéo cong, kim chỉ, bông và cồn iốt 5%, tất cả dụng cụ được vô trùng kĩ. Chuẩn bị thuốc: - Mezoletil: 0,2ml - Atropin: 1ml - Kháng sinh bột Chloroicd 0.2ml - Ichthyol Cách thiến:

- Cố định gia súc, sau đó tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch chân của mèo.

- Tiêm Atropin vào dưới da cổ hoặc bắp đùi. - Sau khi con vật hôn mê ta bắt đầu thiến.

- Cắt sạch lông sau đó vô trùng bằng cồn iốt, rồi dùng dao rạch 1 nửa giữa của đường trắng.Dùng tay bóp dịch hoàn thứ nhất nằm ngang vết cắt. Rạch nhẹ lên dịch hoàn, dịch hoàn sẽ lộ ra ngoài dùng panh kẹp vào ống dẫn máu, dùng chỉ thắt ống dẫn máu lại, sau đó lấy kéo cắt bao dịch hoàn.Làm tương tự với dịch hoàn thứ 2.

- Sau đó dùng kim khâu, khâu khép kín phần dịch hoàn. Cuối cùng sát trùng bằng cồn iốt, theo dõi xem có hiện tượng gì xảy ra không.

- Tiêm Cefotaxime để kháng viêm. b. Ca 2:

Bệnh súc: Lợn đực con.

Gia chủ: Bà Hương – Kim Lũ

Vì lợn con gia chủ không để làm giống nên được thiến lúc 10 ngày tuổi.

Dụng cụ gồm: 1 con dao banh, 1 cái panh, 1 kim chỉ, bông và cồn iốt 5%, tất cả được vô trùng kĩ và giữ vệ sinh.

Cách thiến:

- Người giữ lợn cầm 2 chân sau (lưng quay phía ngoài, bụng quay phía trong ).

- Sát trùng đường trắng trên bao dịch hoàn.

- Rạch 1 nửa giữa của đường trắng trên bao dịch hoàn, sau đó dùng tay bóp dịch hoàn thứ nhất nằm ngang vết cắt. Rạch nhẹ lên dịch hoàn, dịch hoàn sẽ lộ ra ngoài, dùng panh kẹp vào ống dẫn máu, dùng chỉ thắt ống dẫn máu lại, sau đó lấy kéo cắt bao dịch hoàn.

- Làm tương tự với dịch hoàn thứ 2.

- Sau đó dùng kim khâu, khâu khép kín phần dịch hoàn. Cuối cùng sát trùng bằng cồn iốt, theo dõi xem có hiện tượng gì xảy ra không.

c. Ca 3:

Bệnh súc: chó P = 5 kg

Gia chủ: Anh Quý _ Ngọc Khánh

Chuẩn bị dụng cụ: Dao thiến, kéo cong, panh, kim chỉ, bông, cồn, băng thấm máu, găng tay. Tất cả được vô trùng kĩ.

Chuẩn bị thuốc: - Zoletil: 0,4ml - Atropin: 1ml - Kháng sinh Cefotaxime: 2ml - VTMB1: 2ml - VTMB12: 2ml Cách thiến:

- Giữ gia súc sau đó tiêm thuốc mê Zoletil vào tĩnh mạch chân gia súc.

- Tiêm Atropin vào dưới da.

- Sau khi con vật hôn mê ta bắt đầu tiến hành.

- Lấy kéo cắt sạch phần lông bụng khoảng 3 cm sau đó vô trùng bằng cồn iố, rồi dùng dao rạch một đường khoảng 1.5 cm, dùng panh kẹp nhấc da lên từng lớp để tránh cắt vào nội tạng gia súc. Sau đó một người giữ panh và một người dùng tay đeo găng luồn vào trong bụng, với kinh nghiệm và kiến thức được học sẽ sờ thấy hai buồng trứng. Khi thấy buồng trứng thứ nhất sẽ thấy buồng trứng thứ hai và lôi ra khổi phần bụng ra ngoài. Sau đó dùng panh kẹp chặt rồi lấy dao cắt và lấy chỉ tự tiêu để khâu rồi dùng cồn iốt để sát trùng. Làm tuần tự với buồng trứng thứ 2.

- Sau đó dùng chỉ tự tiêu khâu lớp trong và chỉ phẫu thuật thường khâu lớp ngoài rồi dùng cồn iốt sát trùng.

Khi triệt sản xong rặn chủ gia súc theo dõi và chăm sóc gia súc. Sau 2 ngày tiếp theo mang gia súc đến để hậu phẫu. Sau 15 ngày mang đến để cắt chỉ.

Bảng kết quả triệt sản cho gia súc:

STT Gia súc Tính biệt Số con triệt sản số con vô sinh sau thiến Số con có biểu động dục 1 Lợn Đực 5 5 0 2 Mèo Đực 46 46 0 3 Mèo Cái 19 19 0 4 Chó Đực 21 21 0 5 Chó Cái 7 7 0

Nhận xét: Do làm tốt công tác chuyên môn nên khi triệt sản xong không có gia súc nào động dục trở lại.

Một phần của tài liệu báo cáo Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w