1. Tính cấp thiết của đề tàiQuản lý tài chính bệnh viện là một loại hình quản lý kinh tế mang tính chất đặc thù. Người ta đã từng quan niệm rằng, đầu tư vào lĩnh vực y tế là sự đầu tư không hoàn lại. Việt Nam là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đói nghèo và lạc hậu, ngân sách eo hẹp, dân trí chưa cao, đầu tư vào y tế theo cơ chế quan liêu bao cấp theo kiểu “Xin – cho” đã làm cho nguồn lực trong một thời gian dài không được chú trọng và phát triển đúng hướng. Trên thực tế, quan niệm cũ này đã gây ra những hậu quả tầm vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển và cân bằng trong lực lượng sản xuất, ảnh hưởng đáng kể đến GDP của đất nước. Chính vì quan niệm đó, sự quan tâm đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này chưa được chú trọng nhiều và không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước.Hiện nay, trước tình hình mới, các thành phần kinh tế, dịch vụ được vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhưng với y tế thì không thể thực hiện theo cơ chế đó. Tuy vậy các yếu tố cấu thành và cung cấp hoạt động cho y tế trong đó có cả nhân lực lại chịu sự chi phối hoạt động theo cơ chế thị trường. Đó là bài toán khó, là thách thức đối với các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách y tế. Chính vì vậy quản lý tài chính trong bệnh viện không phải là việc làm đơn giản, tính toán một cách đơn thuần về kinh tế mà nhà quản lý phải cân đối, linh hoạt để vừa đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, sự ra đời của hệ thống y tế ngoài công lập theo cơ chế xã hội hóa y tế đã góp phần giảm tải và đáp ứng đáng kể được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân bởi tính chuyên nghiệp và đầu tư đúng hướng. Bệnh viện tư nhân ra đời, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhân lực đủ mạnh, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh gọi, bộ phận chăm sóc khách hàng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế tận nhà cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống… Trong khi đó bệnh viện công thì chưa đáp ứng được nhu cầu này. Làm cho một số lượng người dân chấp nhận đóng thêm tiền để khám chữa bệnh mặc dù họ có BHYT và các chế đội ưu đãi khác. Thực trạng đó báo động rằng, nếu như y tế công lập không có chiến lược đầu tư phát triển bền vững thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Muốn làm tốt điều này, quản lý tài chính bệnh viện là một trong những vấn đề then chốt, là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý, quyết định sự phát triển của bệnh viện.Là bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế quản lý, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh được NSNN đảm bảo một phần kinh phí. Thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bệnh viện đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính thông qua việc xây dựng, thực hiện quy định quy chế chi tiêu nội bộ và có sửa đổi bổ sung qua các năm. Từ đó, Bệnh viện chủ động mở rộng phương thức hoạt động khám chữa bệnh nhằm khai thác tối đa nguồn thu từ NSNN cũng như nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; kiểm soát hiệu quả các khoản chi và quản lý tài sản công. Tuy nhiên, trước sự hạn hẹp của nguồn thu NSNN cùng với sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, nhu cầu tài chính đang ngày một gia tăng. Do vậy, Bệnh viện cần có giải pháp hữu hiệu hoàn thiện quản lý tài chính để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong những năm tới.Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính của bệnh viện công lập, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý tài chính và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính của Bệnh viện công lập;(2) Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20112014;(3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20152020.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý tài chính của Bệnh viện công lập; Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20112014 với nội dung chủ yếu là quản lý thu, quản lý chi và quản lý tài sản công.4. Phương pháp nghiên cứua) Phương pháp nghiên cứuCác phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.b) Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng Các nghị quyết, thông tư, văn bản của Nhà nước quy định về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và tài chính tại đơn vị sự nghiệp; Các tài liệu, sách, báo, tạp chí đã công bố liên quan đến lý luận về cơ chế tự chủ tài chính nói chung và quy chế cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện nói riêng; Các quy định, quy chế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh về quản lý tài chính và tài sản công; Số liệu từ Báo cáo tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20112014.5. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:Chương 1:Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại bệnh viện công lậpChương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà TĩnhChương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Trang 2Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Quyên
Trang 3Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ViệnĐào tạo sau Đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Ngân hàng-Tài chínhTrường Đại học Kinh tế quốc dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiệngiúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn TS Đặng Anh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, tậntình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thầy đã giúp em
có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễn quản lý vàphương pháp nghiên cứu khoa học Thầy đã góp ý, chỉ bảo trong việc định hướng
và hoàn thiện luận văn
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân đãgiúp đỡ, góp ý, động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Quyên
Trang 4DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ 4
TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 4
Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị 35
d Tổ chức thực hiện chi 49
Phân phối chênh lệch thu-chi 61
Trang 5BHYT Bảo hiểm y tếBVĐK Bệnh viện Đa khoaBVĐKT Bệnh viện Đa khoa TỉnhCBCNV Cán bộ công nhân viênĐVSN Đơn vị sự nghiệpGDP Tổng sản phẩm quốc dânKPCĐ Kinh phí công đoàn
NSNN Ngân sách Nhà nước
Trang 6Bảng 2.1: Tổng hợp văn bản pháp luật trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hà Tĩnh 35Bảng 2.2: Số liệu dự toán thu chi của BVĐKT Hà Tĩnh năm 2011-2015 .Error:
Reference source not foundBảng 2.3: NSNN cấp cho BVĐKT Hà Tĩnh từ năm 2011-2014 Error:
Reference source not foundBảng 2.4: Nguồn thu viện phí và BHYT của BVĐKTHT từ năm 2011 đến
nay Error: Reference source not foundBảng 2.5: Nguồn viện trợ, thu khác, thu từ hoạt động liên doanh liên kết của
BVĐKT Hà Tĩnh Từ năm 2011 đến năm 2014 Error: Referencesource not found
Bảng 2.6: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của BVĐKT Hà Tĩnh
từ năm 2011 đến 2014 Error: Reference source not foundBảng 2.7: Tổng hợp nguồn thu của BVĐKT Hà Tĩnh năm 2011-2014 Error:
Reference source not foundBảng 2.8: Chi từ nguồn thu NSNN, 2011-2014 Error: Reference source not
foundBảng 2.9: Chi từ nguồn thu sự nghiệp, 2011-2014 Error: Reference source not
foundBảng 2.10: Chênh lệch thu-chi, 2011-2014 Error: Reference source not foundBảng 2.11: Quỹ cơ quan, 2011-2014 Error: Reference source not foundBảng 2.12: Số liệu hệ số chi lương tăng thêm năm 2011-2014 Error: Reference
source not found
SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 1
Trang 7TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 4
Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị 35
d Tổ chức thực hiện chi 49
Phân phối chênh lệch thu-chi 61
Trang 9TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Quản lý tài chính bệnh viện là một loại hình quản lý kinh tế mang tính chấtđặc thù Người ta đã từng quan niệm rằng, đầu tư vào lĩnh vực y tế là sự đầu tưkhông hoàn lại Việt Nam là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đóinghèo và lạc hậu, ngân sách eo hẹp, dân trí thấp, đầu tư vào y tế theo cơ chế quanliêu bao cấp theo kiểu “Xin – cho” đã làm cho nguồn lực trong một thời gian dàikhông được chú trọng và phát triển đúng hướng Trên thực tế, quan niệm cũ này đãgây ra những hậu quả tầm vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển và cân bằng trong lựclượng sản xuất, ảnh hưởng đáng kể đến GDP của đất nước Chính vì quan niệm đó,
sự quan tâm đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này chưa được chú trọng nhiều vàkhông đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước
Hiện nay, trước tình hình mới, các thành phần kinh tế, dịch vụ được vậnhành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhưng với y tế thìkhông thể thực hiện theo cơ chế đó mặc dù các yếu tố cấu thành và cung cấp hoạtđộng cho y tế trong đó có cả nhân lực cũng đang chịu sự chi phối hoạt động theo cơchế thị trường Đó là bài toán khó, là thách thức đối với các nhà lãnh đạo và hoạchđịnh chính sách y tế Chính vì vậy quản lý tài chính trong bệnh viện không phải làviệc làm đơn giản, tính toán một cách đơn thuần về kinh tế mà nhà quản lý phải cânđối, linh hoạt để vừa đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả,công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, sự ra đời của hệ thống y tế ngoài cônglập theo cơ chế xã hội hóa y tế đã góp phần giảm tải và đáp ứng đáng kể được nhucầu khám chữa bệnh cho nhân dân bởi tính chuyên nghiệp và đầu tư đúng hướng.Bệnh viện tư nhân ra đời, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhân lực đủ mạnh, thủtục hành chính thông thoáng, nhanh gọi, bộ phận chăm sóc khách hàng sãng sàngcung cấp các dịch vụ y tế tận nhà cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống…Trong khi đó bệnh viện công thì chưa đáp ứng được nhu cầu này Làm cho một sốlượng người dân chấp nhận đóng thêm tiền để khám chữa bệnh mặc dù họ cóBHYT và các chế đội ưu đãi khác Thực trạng đó báo động rằng, nếu như y tế công
Trang 10lập không có chiến lược đầu tư phát triển bền vững thì không thể đáp ứng được nhucầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Muốn làm tốt điều này,quản lý tài chính bệnh viện là một trong những vấn đề then chốt, là chìa khóa quyếtđịnh sự thành công hay thất bai trong việc quản lý, quyết định sự phát triển củabệnh viện.
Là bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đượcNSNN đảm bảo một phần kinh phí Thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bệnh viện
đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính thông qua việc xây dựng, thực hiện quyđịnh quy chế chi tiêu nội bộ và có sửa đổi bổ sung qua các năm Từ đó, Bệnh viện chủđộng mở rộng phương thức hoạt động khám chữa bệnh nhằm khai thác tối đa nguồnthu từ NSNN cũng như nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; kiểm soát hiệu quả cáckhoản chi và quản lý tài sản công Tuy nhiên, trước sự hạn hẹp của nguồn thu NSNNcùng với sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, nhu cầu tài chính đang ngày mộtgia tăng Do vậy, Bệnh viện cần có giải pháp hữu hiệu hoàn thiện quản lý tài chính đểđáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong những năm tới
Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính của
bệnh viện công lập, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý tài chính và đề xuấtgiải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại bệnh viện công lập Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ nguồn báocáo tài chính hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2011– 2014, vàkết hợp với tình hình thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về quản
lý tài chính của đơn vị sự nghiệp Nội dung luận văn cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
Trang 11BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
Trong chương này, luận văn đã làm rõ khái niệm ĐVSN công lập, phân loạiĐVSN công lập, khái niệm quản lý tài chính bệnh viện, nội dung quản lý tài chính,quy trình quản lý tài chính và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại bệnh việncông lập Cụ thể như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của phápluật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
- Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các nguồnvốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiêncứu khoa học
Quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam bao gồm:
- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồnđược coi là Ngân sách nhà nước cấp như viện phí, BHYT, viện trợ… theo đúng quyđịnh của pháp luật
- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệuquả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm
- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh chocác đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo
- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí giá thành khám chữa bệnh
- Nội dung quản lý tài chính
+ Quản lý thu: Nguồn kinh phí của bệnh viện công lập có được từ 4 nguồnsau: nguồn kinh phí do NSNN cấp; nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp; vốn tàitrợ, viện trợ, biếu tặng nguồn kinh phí khác Đối với kinh phí do NSNN cấp theophương thức khoán chi và không khoán chi Đối với nguồn thu từ sự nghiệp đượcquyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí
và có tích lũy
+ Quản lý chi: Sử dụng kinh phí hoạt động bao gồm: Chi hoạt động thường
xuyên và chi hoạt động không thường xuyên Nội dung và định mức chi thể hiệntheo quy định hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ
Trang 12+ Quản lý tài sản công: Quy trình hình thành tài sản công, bao gồm: mua sắm,trang bị mới tài sản, quản lý và sử dụng tài sản, kiểm kê, điều động, thu hồi vàthanh lý tài sản.
- Các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính của bệnh viện công lập
Chỉ tiêu 1: tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ y bác sỹ, tỷ lệ này được xác định như sau:
Tỷ lệ tăng thu nhập cho
cán bộ, nhân viên (%)
Mức lương bình quân của CBNV N+1
= x 100% Mức lương bình quân của CBNV năm N
Chỉ tiêu 2: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng thu sự nghiệp
Tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng thu sự nghiệp được xác định như sau:
Tốc độ tăng thu NSNN Tốc độ tăng thu NSNN năm sau= x 100%
Tốc độ tăng thu NSNN năm trước
Tốc độ tăng thu sự nghiệp
Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm sau
= x 100% Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm trước
Chỉ tiêu 4: Tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi
Tốc trọng đầu tư trang
thiết bị
Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1
= x 100% Tổng chi năm N
Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ tiết kiệm chi
Tỷ lệ tiết kiệm chi Tổng chi năm N+1= x 100%
Tổng chi năm N
Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng từng nguồn thu
Số thu được từng nguồn thu
Trang 13Tốc độ từng nguồn thu = x 100%
Tổng thu
- Quy trình quản lý tài chính:
+ Lập dự toán thu, chi: Là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu
cầu các nguồn tài chính để xây dựng chỉ tiêu thu chi ngân sách hằng năm một cáchđúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn
+ Tổ chức chấp hành dự toán thu chi: Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng
tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chighi trong dự toán ngân sách của bệnh viện thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngânsách được giao, bệnh viện tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cầnthiết dảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch
sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ tiết kiệm và có hiệu quả Đểtheo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hànhtheo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của bệnh viện
+ Quyết toán thu chi: Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình
quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành
dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đórút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyếttoán thu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyếttoán ngân sách
+ Kiểm tra, thanh tra kế toán
Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Do vậyđòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn vàđưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính tại bệnh viện công lập:
+ Quy trình quản lý tuân thủ các chế độ chính sách hay không
+ Việc lập dự toán sát với thực tế hay không
+Thiết lập được cân đối thu chi
Trang 14+ Tỷ lệ sai sót trong quá trình thực hiện thu chi giảm
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập, bao gồm:+ Các nhân vĩ mô: Chính sách và pháp luật, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia+ Các nhân vi mô: Chiến lược phát triển bệnh viện, quy mô của bệnh viện,trình độ quản lý của lãnh đạo bệnh viện, tổ chức bộ máy quản lý tài chính bệnhviện, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH
Chương này luận văn đề cập đến những vấn đề sau: Tổng quan về Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện, thực trạng quytrình quản lý tài chính tại bệnh viện và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
- Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh HàTĩnh được thành lập năm 1926 với tên gọi là Nhà thương Hà Tĩnh Qua những đổithay gắn với bao gian khó, nỗ lực để phát triển Năm 1976 hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ
An sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, lúc này bệnh viện được mang tên Bệnh viện IINghệ Tĩnh Năm 1990 chia tách tỉnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đến năm
1993, tên gọi Bênh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh ra đời, đánh dấu bước ngoặt của quátrình phát triển mới
- Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh:
+ Lập dự toán: Việc lập dự toán thu – chi của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được tiếnhành từ khoảng tháng 10 của năm trước
Quy trình lập dự toán của bệnh viện:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh lập dự toán thu chi ngân sách theo phươngpháp dựa trên cơ sở quá khứ, tức là xác định chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quảhoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạmphát dự kiến
Trang 15Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ
Dự toán thu – chi của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được sở Y tế Hà Tĩnh phê duyệt.Trong những năm qua, về cơ bản BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thực hiện đúng quy trình lập
dự toán mà Nhà nước đặt ra, lập và nộp dự toán lên cấp trên đúng thời gian quyđịnh Bệnh viện lập dự toán dựa theo cơ sở số liệu quá khứ nên mọi hoạt động tiếnhành theo kiểu cách, khuôn mẫu cũ mà không khuyến khích phát triển được các ýtưởng sáng tạo Bên cạnh đó với việc duy trì và xu hướng điều chỉnh tăng cáckhoản mục so với năm trước sẽ tạo tâm lý khuyến khích chi tiêu tăng theo dự toán
mà không quan tâm đến hiệu quả đầu ra để tránh bị cắt giảm chi phí trong tương lai + Tổ chức thực hiện dự toán: Bao gồm tổ chức thực hiện dự toán thu, tổ chứcthực hiện dự toán chi Thực hiện dự toán thu gồm thu từ NSNN, nguồn thu viện phítrực tiếp và viện phí BHYT được thu theo khung giá của Nhà nước ban hành và các
nguồn thu khác bệnh viện còn phải triển khai quá trình thu các loại dịch vụ Tổ chức
thực hiện dự toán chi bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa
Dự toán năm trước
Quản lý bộ phận
Các yếu tố điều chỉnh tăng trong năm nay
Quản lý cấp trên
Dự toán năm nay
Phòng kế hoạch tài chính
Trang 16trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tài chính, các chế độchính sách của Nhà nước và tình hình thực tế ở đơn vị nhằm quy định chi tiết cáckhoản chi thường xuyên Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng cho từng năm để kịpthời cập nhật các chế độ chính sách và được thông qua hội nghị CBVC hằng năm,sau đó gửi lên Sở Y tế, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch đểcác đơn vị này kiểm soát chi.
Tổ chức thu: Nguồn thu của Viện được hình thành từ nguồn NSNN và nguồnthu sự nghiệp Nguồn NSNN cấp cho bệnh viện tăng qua các năm, kinh phí ngânsách cấp tăng qua các năm Năm 2012 tăng 30,11% so với năm 2011; năm 2013tăng 33,42% so với năm 2012, năm 2014 tăng 32,6% so với năm 2013 Nguồn thu
sự nghiệp của Bệnh viện trong 4 năm qua so với số kinh phí ngân sách cấp cho hoạtđộng chi thường xuyên thì số thu từ hoạt động sự nghiệp lớn hơn nhiều Số thu từhoạt động sự nghiệp tăng và tương đối ổn định hàng năm; điều này cho thấy mức độ
tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng sẽ tăng lên Với nguồnthu sự nghiệp cao đơn vị sẽ tự chủ trong việc đưa ra quyết định chi với mức caohơn, góp phần giảm nhẹ được các khoản chi từ NSNN cho hoạt động chi thườngxuyên và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của Bệnh viện
+ Tổ chức thực hiện chi: Nội dung quản lý chi tại BVĐKT Hà Tĩnh bao gồmchi thường xuyên và chi không thường xuyên Khoản chi của Bệnh viện là lớn vàtăng qua các năm Nhóm chi chiếm tỷ lệ cao là nhóm chi cho các khoản chi phí hoạtđộng chuyên môn, phù hợp với hoạt động chuyên môn của bệnh viện Tuy nhiên,Bệnh viện chưa chú trọng chi đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt độngnghiên cứu khoa học là một hoạt động cũng như là nhiệm vụ quan trọng của bệnhviện, từ việc nghiên cứu Bệnh viện có thể tìm phát minh ra các cách chữa trị bệnh tốthơn, tìm ra các loại thuốc mới, tăng thêm nguồn thu bệnh viện bên cạnh đó cũng cóthể nghiên cứu để quản lý tài chính bệnh viện một cách hiệu quả hơn
+ Quyết toán thu chi: Cuối kỳ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thực hiệnkiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ, nhằm mục đíchthanh tra, đánh giá tài chính của đơn vị, phân tích các nhân tố tích cực, ngăn ngừa
Trang 17hạn chế các vi phạm pháp luật, vi phạm chức năng nhiệm vụ được giao, nâng cao ýthức chấp hành các quy định, nội quy quy chế chuyên môn cũng như quy chế quản
lý tài chính trong bệnh viện
- Đánh giá thực trạng quản lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Trong suốt thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số
kế quả, cụ thể như sau: Việc xây dựng và thực hiện quản lý tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã tuân thủ các chế độ chính sách tài chính của nhà nước hiện hành; Hoạt động quản lý tài chính của BVĐKT Hà Tĩnh được xây dựng, tổ chức thực hiện ngày càng phù hợp sát với nhu cầu thực tế; Phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội dung hoạt động chính góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu; Hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động; Bệnh viện đã có một sự biến đổi lới trong nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên bệnh viện;
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý tài chính tại Bênh viện chưa chặtchẽ, thiếu toàn diện, cụ thể như sau:
+ Giá viện phí hiện hành chỉ là giá một phần viện phí thu chưa đúng, chưa đủ
phí dịch vụ
+ Bệnh viện lập dự toán dựa theo cơ sở số liệu quá khứ nên mọi hoạt động tiếnhành theo kiểu cách, khuôn mẫu cũ mà không khuyến khích phát triển được các ýtưởng sáng tạo
+ Công tác xây dựng dự toán thu chi tài chính chưa thật sự chủ động trongkhai thác các nguồn lực đầu tư toàn xã hội
+ Việc triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới tại bệnh viện cònchậm, thiếu chủ động, sáng tạo
+ Trong các khoản chi tài chính của bệnh viện, chi hoạt động nghiên cứu, chiđào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của Bệnh viện còn rất thấp
+ Việc quản lý tài sản còn nhiều bất cập chỉ dừng ở việc theo dõi tính hao mòn,không có biện pháp quản lý khai thác nâng cao hiệu quả
Nguyên nhân của hạn chế bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhânkhách quan sau:
Trang 18+ Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chưa cao
+ Tâm lý ngại thay đổi của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên
+ Về phương pháp lập dự toán trong bệnh viện vẫn theo phương pháp truyềnthống tức là căn cứ vào số liêụ của năm liền trước sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệtăng trưởng chung
+ Chưa có quy chế thu chi nội bộ
+ Cơ chế trả lương chưa đảm bảo công bằng
+ Các chế độ chính sách của nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập nhất làchính sách thu giá viện phí, chế độ tiền lương, ưu đãi cho ngành y tế chưa theo kịpvới sự phát triển chung của nền kinh tế
+ Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tếnhưng chế độ quản lý, hạch toán chưa quy định cụ thể
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế và nguyên nhân, luận văn sẽ tập trungphân tích giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hà Tĩnh
- Hoàn thiện công tác lập dự toán: đổi mới phương pháp lập dự toán;
- Hoàn thiện khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của
bệnh viện: Tăng cường nguồn NSNN; Tăng cường hoạt động xã hội hóa bệnh viện;
Mở rộng phạm vi thực hiện hoặc tham gia thực hiện các dự án đầu tư; Hoàn thiện quychế chi tiêu nội bộ; Thực hiện khoán quản tại một số khoa trong bệnh viện; Thực hiệntrả lương theo vị trí việc làm; Tăng cường các khoản chi cho đào tạo và nghiên cứukhoa học; Xây dựng Quy chế mua sắm và quản lý, sử dụng tài sản công; Xây dựng hệthống phần mềm hiệu quả nhằm quản lý và kết nối dữ liệu tài sản công;
- Nâng cao chất lượng kiểm soát dự toán: Tăng cường công tác kiểm soát nội bộtrong bệnh viện; Xây dựng và ban hành chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính; Tăngcường cở sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính
Trang 19Thực hiện công tác quản lý tài chính trong giai đoạn 2011-2014, Bệnh viện Đakhoa tỉnh Hà Tĩnh đã phần nào nâng cao được tính chủ động trong công tác quản lýtài chính, góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chứctrong đơn vị
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, Luận văn đã hoàn thành đượcmột số nội dung cơ bản sau:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính của bệnhviện công lập; nêu rõ các khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính để từ đó rút
ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của bệnh viện công lập;
(2) Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnhgiai đoạn 2011-2014, bao gồm các nội dung về quản lý thu, quản lý chi và quản lýtài sản công Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
(3) Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
Tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiệnquản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các bệnh việncông lập nói chung Tác giả rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô giáo, cácnhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.Để luận vănđược hoàn thiện, tác giả rất mong nhận được những bình luận và sự góp ý của cácquý thầy cô giáo và các nhà nghiên cứu
Trang 21LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính bệnh viện là một loại hình quản lý kinh tế mang tính chấtđặc thù Người ta đã từng quan niệm rằng, đầu tư vào lĩnh vực y tế là sự đầu tưkhông hoàn lại Việt Nam là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đóinghèo và lạc hậu, ngân sách eo hẹp, dân trí chưa cao, đầu tư vào y tế theo cơ chếquan liêu bao cấp theo kiểu “Xin – cho” đã làm cho nguồn lực trong một thời giandài không được chú trọng và phát triển đúng hướng Trên thực tế, quan niệm cũ này
đã gây ra những hậu quả tầm vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển và cân bằng tronglực lượng sản xuất, ảnh hưởng đáng kể đến GDP của đất nước Chính vì quan niệm
đó, sự quan tâm đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này chưa được chú trọng nhiều
và không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước
Hiện nay, trước tình hình mới, các thành phần kinh tế, dịch vụ được vận hànhtheo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhưng với y tế thìkhông thể thực hiện theo cơ chế đó Tuy vậy các yếu tố cấu thành và cung cấp hoạtđộng cho y tế trong đó có cả nhân lực lại chịu sự chi phối hoạt động theo cơ chế thịtrường Đó là bài toán khó, là thách thức đối với các nhà lãnh đạo và hoạch địnhchính sách y tế Chính vì vậy quản lý tài chính trong bệnh viện không phải là việclàm đơn giản, tính toán một cách đơn thuần về kinh tế mà nhà quản lý phải cân đối,linh hoạt để vừa đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, côngbằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, sự ra đời của hệ thống y tế ngoài cônglập theo cơ chế xã hội hóa y tế đã góp phần giảm tải và đáp ứng đáng kể được nhucầu khám chữa bệnh cho nhân dân bởi tính chuyên nghiệp và đầu tư đúng hướng.Bệnh viện tư nhân ra đời, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhân lực đủ mạnh, thủtục hành chính thông thoáng, nhanh gọi, bộ phận chăm sóc khách hàng sẵn sàngcung cấp các dịch vụ y tế tận nhà cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống…Trong khi đó bệnh viện công thì chưa đáp ứng được nhu cầu này Làm cho một số
Trang 22lượng người dân chấp nhận đóng thêm tiền để khám chữa bệnh mặc dù họ cóBHYT và các chế đội ưu đãi khác Thực trạng đó báo động rằng, nếu như y tế cônglập không có chiến lược đầu tư phát triển bền vững thì không thể đáp ứng được nhucầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Muốn làm tốt điều này,quản lý tài chính bệnh viện là một trong những vấn đề then chốt, là chìa khóa quyếtđịnh sự thành công hay thất bại trong việc quản lý, quyết định sự phát triển củabệnh viện.
Là bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế quản lý, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnhđược NSNN đảm bảo một phần kinh phí Thực hiện theo quy định của Chính phủ,Bệnh viện đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính thông qua việc xây dựng,thực hiện quy định quy chế chi tiêu nội bộ và có sửa đổi bổ sung qua các năm Từ
đó, Bệnh viện chủ động mở rộng phương thức hoạt động khám chữa bệnh nhằmkhai thác tối đa nguồn thu từ NSNN cũng như nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp;kiểm soát hiệu quả các khoản chi và quản lý tài sản công Tuy nhiên, trước sự hạnhẹp của nguồn thu NSNN cùng với sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, nhucầu tài chính đang ngày một gia tăng Do vậy, Bệnh viện cần có giải pháp hữu hiệuhoàn thiện quản lý tài chính để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong nhữngnăm tới
Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính của
bệnh viện công lập, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý tài chính và đề xuấtgiải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính của Bệnhviện công lập;
(2) Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnhgiai đoạn 2011-2014;
(3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
Trang 233 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý tài chính của Bệnhviện công lập;
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý tài chính tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2014 với nội dung chủ yếu là quản lý thu,quản lý chi và quản lý tài sản công
4 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phươngpháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp
b) Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng
- Các nghị quyết, thông tư, văn bản của Nhà nước quy định về cơ chế tự chủ
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và tài chính tại đơn vị sự nghiệp;
- Các tài liệu, sách, báo, tạp chí đã công bố liên quan đến lý luận về cơ chế tựchủ tài chính nói chung và quy chế cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện nói riêng;
- Các quy định, quy chế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh về quản lý tàichính và tài sản công;
- Số liệu từ Báo cáo tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn2011-2014
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại bệnh viện công lập Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Trang 24CHƯƠNG 1 NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của phápluật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.Đơn
vị sự nghiệp công lập được xác định dựa vào tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩmquyền ở Trung ương hoặc địa phương
- Được nhàn nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế độ nhànước quy định
- Có tổ chức bộ máy, biên chế bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độnhà nước quy định
- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng để ký gửi các khoảnthu, chi tài chính
Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đơn vị sự nghiệp có thu là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xãhội, không vì mục đích kiếm lời Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo rachủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giátrị về xã hội Đại bộ phận sản phẩm của ĐVSN công lập là sản phẩm có tính phục
vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khitiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa
- Hoạt động ĐVSN công lập được trang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhànước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từcác khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồnviện trợ, tài trợ biếu tặng, cho… theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
Trang 25- Hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN công lập thường gắn liền và bị chiphối bởi các chương trình mục tiêu quốc gia như các chương trình xóa mù chữ,chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Để quản lý các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như quản
lý được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạt độngcủa nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định các đơn vị sự nghiệp tùy thuộc vào lĩnhvực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyêncủa đơn vị
Căn cứ theo cấp ngân sách, các ĐVSN được phân loại như sau:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấphàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụquản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cấu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp IIItrong một hệ thống
- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngấn sách để thựchiện nhiệm vụ được giao Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngấn sách từ đơn vịcấp II hoặc cấp I
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiệnphần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán vớiđơn vị dự toán cấp trên
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động đơn vị sự nghiệp có thể phân loại:
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo gồm các cơ sởgiáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Y tế
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xã hội
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế
Việc phân loại ĐVSN theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợi cho việc phân tích
Trang 26đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau tác động đến nền kinh tếnhư thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp với hoạt độngcủa các đơn vị.
Căn cứ vào tính chất nguồn thu
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thườngxuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn vộ chi phí hoạtđộng thường xuyên cho đơn vị
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí cho hoạt động thườngxuyên, là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên, Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thườngxuyên cho đơn vị
- Đơn vị sự nghiệp không có thu, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, kinhphí hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ do ngân sách nhà nước đảmbảo toàn bộ kinh phí hoạt động
1.2 Quản lý tài chính tại bệnh viện công lập
1.2.1 Đặc điểm của các bệnh viện công lập
Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp như trên, bệnh viện công lập là đơn vị
sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế Vì thế đặc điểm hoạt động cũng nhưcông tác quản lý tài chính tuân theo quy trình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp
có thu
Đặc điểm các bệnh viện công lập:
- Bệnh viện công lập do cơ quan có thẩm quyền và do tổ chức chính trị, tổchức chính trị-xã hội thành lập Được NSNN đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm mộtphần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao; đượcsắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động
- Bệnh viện chịu sự quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế; chịu sự quản lýhành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương nơi bệnh viện đặt trụ sở
- Bệnh viện công lập có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, cócon dấu và tài khoản riêng ở hệ thống Kho bạc Nhà nước và ngân hàng, được bảođảm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức
Trang 27- Bệnh viện công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế theo nguyên tắc phục vụ
xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho cáchoạt động khám chữa bệnh phục vụ quản lý Nhà nước nhằm thể hiện chức năngnhiệm vụ của nhà nước là cung ứng hàng hoá công cộng cho xã hội Bệnh viện cônglập hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi ích về mặt xã hội thông qua việc các chủ thểtrong xã hội khi sử dụng dịch vụ công được hưởng lợi ích nhiều hơn so với chi phíphải chi trả
- Bệnh viện công lập có nguồn tài chính hợp pháp chủ yếu dưới hai dạng:NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị Căn cứ dự toán được giao, bệnh việncông lập thực hiện chi hoạt động theo các tiêu chuẩn, định mức, chế độ của nhà nước
và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Nhiệm vụ của bệnh viện công lập phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển
Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi chuyên môntrong giấy phép hoạt động của bệnh viện và quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹthuật; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữabệnh; nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữabệnh theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc vànâng cao sức khỏe nhân dân
1.2.2 Quản lý tài chính tại bệnh viện công lập
1.2.2.1 Khái niệm quản lý tài chính của bệnh viện công lập
Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung quản lý trọng tâm là
sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cáchiệu quả và công bằng Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật,phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch
vụ y tế cung cấp cho nhân dân Tính công bằng đồi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằngnhau cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thỏa mãn nhu cầu khám chữabệnh của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định mà không đòihỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết
Vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện công lập là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ khám chữa bệnh, đào tạo và
Trang 28nghiên cứu khoa học.
Quản lý tài chính trong bệnh viện công lập bao gồm:
- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồnđược coi là Ngân sách nhà nước cấp như viện phí, BHYT, viện trợ… theo đúng quyđịnh của pháp luật
- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệuquả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm
- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh chocác đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo
- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí giá thành khám chữa bệnh
1.2.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại bệnh viện công lập
Quản lý nguồn thu
Bệnh viện công lập là những đơn vị sự nghiệp y tế có thu, vì vậy hoạt độngquản lý nguồn thu của bệnh viện công lập theo quy định đối với các đơn vị sựnghiệp có thu Bệnh viện công lập có nguồn thu lớn vì vậy các đơn vị này phải tổchức quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn thu để phát triển sự nghiệp Theo nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP, các nguồn thu tại bệnh viện bao gồm:
- Ngân sách nhà nước cấp: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách
Nhà nước cấp cho bệnh viện Nhìn chung, các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh việnthông qua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện.Nguồn NSNN cấp cho bệnh viện ở đây được định nghĩa là khoản chi cho bệnh viện
từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu.Bao gồm các khoản chi đầu tư, chi vận hành hệ thống
Nguồn NSNN cấp bao gồm:
+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán cấp
có thẩm quyền giao
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
+ Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đước cấp có thẩm quyền giao
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước
Trang 29quy định
+ Vốn đầu tư xâu dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phực vị hoạt động sự nghiệp theo dự án đước cấp có thẩm quyền phêduyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm
+ Kinh phí khác nếu có
Đối với các bệnh viện hiện nay, NSNN cấp là khoản thu truyền thống và cóvai trò quan trọng cho việc đảm bảo nguồn tài chính của bệnh viện Hằng năm, cácbệnh viện công lập nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chínhphủ căn cứ theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số giườngbệnh kế hoạch của bệnh viện Tuy nhiên với chủ trương đổi mới tăng cường tính tựchủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này sẽ có xu hướng giảmdần nhằm làm giảm bớt gán nặng đối với NSNN
- Nguồn thu sự nghiệp: Là các khoản thu từ viện phí và bảo hiểm y tế Theo
quy định của Bộ tài chính, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế là một phần ngânsách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảmbảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
+ Thu từ viện phí:
Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí cho việc khám chữa bệnh nhưtiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu haothiết yếu và dịch vụ khám, chữa bệnh… Mức thu viện phí căn cứ vào đối tượng nộpviện phí (nộp một phần hay toàn bộ), loại bệnh, khung giá các loại bệnh, số ngàyđiều trị… Bệnh viện có trách nhiệm tổ chức thu viện phí và nộp Kho bạc Nhà nước.Biên lai thu viện phí theo quy định của Bộ Tài chính Bệnh viện sẽ gửi toàn bộ sốtiền viện phí thu được vào Kho bạc Nhà nước
- Thu từ lệ phí theo quy định của nhà nước
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng củađơn vị, cụ thể: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chứcnăng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; cung cấp cácchế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là,
ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc,
Trang 30dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
* Quản lý thu của bệnh viện thực hiện theo quy định sau:
- Đối với kinh phí do NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, hàng năm đơn vị
dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên và được cấp theo phương thức khoán tươngứng với chức năng và nhiệm vụ được giao Kinh phí tiết kiệm từ nội dung chi hoạtđộng thường xuyên được giữ lại bổ sung vào Quỹ của đơn vị Mức khoán kinh phíhoạt động thường xuyên của đơn vị không thấp hơn mức kinh phí NSNN cấp chikinh phí hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề; ngoài ra được tính tăng thêmđối với các khoản chi thực hiện cải cách tiền lương, mở rộng tổ chức và tăng cườngnhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Đối với kinh phí do NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên thườngbao gồm các kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí nghiêncứu khoa học, kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế, vồn đầu các nhiệm vụ khámchữa bệnh, hàng năm đơn vị xây dựng dự toán kinh phí Mức thu được xác định trên
cơ sở dự toán kinh phí được chấp thuận và cấp theo phương thức giao khoán vàkhông được giao khoán Kinh phí tiết kiệm từ nội dung chi giao khoán được tríchkhen thưởng tập thể, cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án; phần tiết kiệm còn lạiđược trích vào Quỹ của đơn vị Kinh phí tiết kiệm từ nội dung chi không được giaokhoán được trích vào Quỹ phát triển sự nghiệp, trường hợp đơn vị không có Quỹ pháttriển sự nghiệp thì nộp NSNN theo phân cấp hiện hành
- Đối với nguồn thu từ viện phí và BHYT đơn vị được quyết định các khoảnthu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ Hiệnnay, giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy định dựa trênmột khung giá tối đa – tối thiểu tại thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC
Về việc Ban hành mức khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sởkhám chữa bệnh của Nhà nước đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt Đối vớingười bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám bệnh và cácdịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng Đối với người bệnh nội trú, biểugiá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoatheo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người
Trang 31bệnh Đối với người có Bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí củabệnh nhân cho bệnh viện.
Quản lý các khoản thu cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Tập trung nguồn thu, giao phòng tài chính kế toán thu, theo dõi rõ ràng trên
sổ kế toán
Hạch toán thu, chi từng khoản thu dịch vụ
Các khoản thu viện phí, bảo hiểm phải thu theo giá viện phí được ủy ban tỉnhduyệt đối với các bệnh viện công lập
Các khoản thu dịch vụ phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũyhợp lý
Các khoản phải thu nào phải nộp thuế cần phải tính và nộp thuế đầy đủ
Quản lý khoản chi
Trong bệnh viện công lập, để đảm bảo duy trì hoạt động của bệnh viện, hằngnăm bệnh viện có các khoản chi chia thành 4 nhóm sau:
Nhóm 1: Chi cho con người
Bao gồm các khoản chi để duy trì hoạt động của bộ máy như các khoản chitiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đónggóp và các khoản thanh toán khác cho các cá nhân Ngoài ra, do đặc thù hoạt động,bệnh viện còn có khoản chi mang tính đặc thù như:
+ Chế độ phụ cấp thường trực 24/24 giờ: Đây là khoản phụ cấp chi trả chocông chức, viên chức dân y và lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường trựcchuyên nô 24 giờ liên tục tại bệnh viện
+ Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: Áp dụng đối với công chức viên chứcchuyên môn y tế trực tiếp thực hiện phẫu thuật, thủ thuật
+ Chế độ phụ cấp chống dịch: Đây là khoản phụ cấp chi trả cho những người
đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám,chaaunr đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyềnnhiễm được hưởng phụ cấp chống dịch
+ Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, công tác tại
Trang 32các cơ sở y tế công lập: Đây là khoản phụ cấp chi trả đói với công chức, viên chức, cán
bộ y tế xã phường, thị trấn trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làmcông tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa.Nhóm 2: Chi về quản lý hành chính
Bao gồm các khoản chi: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; Chi vật tư vănphòng; Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; Chi công tác phí; Chi phí thuê mướn,chi khác… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì hoạt động của bộ máy quản
lý của bệnh viện Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời
và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng10-15% tổng kinh phí
Trước đây nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với địnhmức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý Tuy nhiên, trong cơ chế mới đơn vịchủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sởđịnh mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chị tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước đểđảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện,đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm
vi nguồn tài chính của mình
Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính sáchtiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu Quản lý tốt nhóm này sẽ tạo điềukiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác
Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Là những khoản chi trực tiếp phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh chongười bệnh như thuốc, máu, vật liệu xét nghiệm, sách tài liệu chuyên môn y tế…Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện Có thểnói đây là nhóm quan trọng, chiếm 50% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức
về quản lý Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhànước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này Nhóm chi nghiệp vụ chuyênmôn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân và mục tiêuphát triển bệnh viện
Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
Trang 33Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố địnhdùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầukinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản
cố định đã xuống cấp Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnh viện đều quan tân vìnhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sócbệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên20% với 4 mục tiêu:
- Duy trì và phát triển cơ sở vật chất
- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc
- Duy trì và phát triển trang thiết bị
- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên
Các khoản chi này bao gồm:
+ Chi sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng+ Chi mua TSCĐ vô hình và hữu hình
+ Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước
+ Chi thực hiện tinh giảm biên chế
Nhìn chung việc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng bệnh viện là yêu cầu cấp thiếthiện nay Các bệnh viện Việt Nam hiện nay thường rơi vào tình trạng quá tải nêncần chú trọng Tuy nhiên, chi phí dành cho nhóm này được quy định chặt chẽ từngphần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn Vấn đề đặt ra là phải quản lý các khoản chinày một cách hiệu quả và thiết thực nhằm bảo toàn trị giá nguồn vốn bỏ ra
Về mua sắm tài sản cố định: Bao gốm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục
vụ chuyên môn Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị được
sử dụng trong bệnh viện ngày càng được cải tiến, hiện đại Tuy nhiên, hầu hết cáctrang thiết bị này đề được sản xuất ở nước ngoài, chi phí cao Vì vậy, cần phân bổphù hợp theo nguồn vốn của bệnh viện
Quản lý các khoản chi cần phải tuân theo nguyên tắc sau:
Các khoản chi tại đơn vị phải tuân theo các tiêu chuẩn, định mức
Các khoản chi phải theo quy chế chi tiêu nội bộ mà đơn vị xây dựng
Khi tiến hành thực hiện các khoản chi phải theo dự toán được giao
Trang 34 Quản lý tài sản công
Theo Luật số 09/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 về Quản lý, sử dụngtài sản Nhà nước, quản lý tài sản công của bệnh viện công lập bao gồm các nộidung sau:
* Nguồn hình thành tài sản
Theo Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tài sản tại các cơ quan, tổ chức,đơn vị bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đấtđối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơquan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và cáctài sản khác Tài sản này được hình thành từ các nguồn sau:
- Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất;
- Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
* Mua sắm, trang bị mới tài sản
- Việc mua sắm tài sản nhà nước phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế
độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- Kinh phí mua sắm tài sản nhà nước do NSNN bảo đảm theo quy định của
pháp luật về NSNN
- Việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ
tục do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định
* Quản lý và sử dụng tài sản
- Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích,
công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; khôngđược sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạtđộng kinh doanh khác
- Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửachữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật Kinh phí bảo dưỡng,sửa chữa do NSNN bảo đảm theo quy định của pháp luật về NSNN
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải lập,quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; tài sản nhà nước phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ
Trang 35cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Bệnh viện công lập được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thếchấp theo quy định
- Sau khi có quyết định giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởngđơn vị phải có phương án sử dụng tài sản và tính hao mòn, tính khấu hao tài sản cốđịnh được giao:
Phần tài sản được giao sử dụng cho sản xuất kinh doanh được tính vào vốn
cố định của đơn vị và phải trích khấu hao theo quy định đối với doanh nghiệpnhà nước, tiền trích khấu hao được để lại tái đầu tư cơ sở vật chất của đơn vị,được thực hiện theo QĐ32/2008/QĐ-BTC về việc ban hành quản lý tính haomòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổchức có sử dụng NSNN
Phần tài sản được giao để thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp thì phải lập phương
án tính hao mòn (bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) làm cơ sở choviệc xác định giá trị tài sản Trường hợp cho thuê tài sản này theo quy định củapháp luật để làm dịch vụ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị và phải tríchnộp ít nhất 30% số tiền thu dịch vụ cho thuê theo hợp đồng vào Quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp của đơn vị, sau khi trừ chi phí khấu hao tài sản theo quy định đốivới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian cho thuê
Trong mọi trường hợp, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàntổng giá trị và phát triển tài sản của Nhà nước giao cho đơn vị Khi kết thúc nhiệm
kỳ quản lý, nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển công tác, Thủ trưởng đơn vị phải bàngiao đầy đủ tài sản của đơn vị cho người kế nhiệm
- Đối với những tài sản sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện
có thể khấu hao nhanh trong trường hợp hoạt động có hiệu quả và mức khấu haokhông quá hai lần mức khấu hao theo quy định của Nhà nước, được chủ động quyếtđịnh thanh lý
Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn NSNN,nguồn tự có được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị
Trang 36Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn vốn vayđược dùng để trả vốn và lãi vay, nếu còn dư được dùng để bổ sung vào Quỹ pháttriển hoạt động sự nghiệp của đơn vị
* Kiểm kê, điều động, thu hồi và thanh lý tài sản
- Tài sản nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp: không sử dụng; sử dụng
sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ; các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật
- Tài sản nhà nước được điều chuyển trong các trường hợp: từ nơi thừa sangnơi thiếu; để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn; các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật
- Tài sản nhà nước được thanh lý trong các trường hợp: tài sản hết hạn sửdụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệuquả; trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định củapháp luật Tiền thu được từ việc thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phíhợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định củapháp luật
- Tài sản nhà nước được bán trong các trường hợp: không còn nhu cầu sửdụng hoặc việc sử dụng không có hiệu quả, trừ trường hợp tài sản không được bántheo quy định của pháp luật; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Tiềnthu được từ việc bán tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đếnviệc bán tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiệnviệc kiểm kê, báo cáo số lượng, giá trị, tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nướcthuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật
- Những tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng,đơn vị được quyền làm thủ tục thanh lý hoặc chuyển nhượng theo trình tự và thủ tụcquy định của pháp luật, số tiền thu được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp của đơn vị
Trang 37 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài chính bệnh viện
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ y bác sỹ, tỷ lệ này được xác định như sau:
Tỷ lệ tăng thu nhập cho
cán bộ, nhân viên (%)
Mức lương bình quân của CBNV N+1
= x 100% Mức lương bình quân của CBNV năm N
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu tốc độ tăng thu nhập cho cán bộ, y bác sỹ đều quacác năm, thì có thể cho rằng bệnh viện công này bền vững về mặt tài chính Mứclương cán bộ nhân viên tăng trưởng ổn định là một trong những điều kiện để phát
Trang 38triển sức lạo động của cán bộ, y bác sỹ Nghề chữa bệnh cứu người là một nghềđáng được quan tâm và phải được hưởng xứng đáng với thành quả lao động củamình Nếu nhận được mức thu nhập thỏa đáng, thì người lao động sẽ chuyên tâmvới nghề Với nghề chữa bệnh này yêu cầu các y bác sỹ cần có sự chuyên tâm trongnghề nghiệp, cần có mức lương thỏa đáng để các bác sỹ không phải kiếm việc làmthêm tăng thêm thu nhập hoặc là có những hành vi trái đạo đức gây nên sự phiềnnhiễu đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Vì vậy để có hiệu quả trong quản
lý bệnh viện thì cần chú ý tới thu nhập của cán bộ nhân viên
Chỉ tiêu 2: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị trong năm Tổng số nguồn thu sự nghiệp vàtổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời
+ Các bệnh viện đã tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường là tổ chức
có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từtrên 10% đến dưới 100%
+ Các bệnh viện do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động là tổ chức cómức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ10% trở xuống
Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng thu sự nghiệp
Trang 39Tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng thu sự nghiệp được xác định như sau:
Tốc độ tăng thu NSNN Tốc độ tăng thu NSNN năm sau= x 100%
Tốc độ tăng thu NSNN năm trước
Tốc độ tăng thu sự nghiệp Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm sau= x 100%
Tốc độ tăng thu sự nghiệp năm trướcChỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng nguồn thu NSNN cấp và tốc độ giatăng nguồn thu sự nghiệp năm sau so với năm trước của đơn vị Chỉ tiêu lớn hơn100% cho thấy, đơn vị thực hiện được mục tiêu tăng thu và mở rộng nguồn thuhàng năm đã đề ra Số nguồn thu sự nghiệp và số nguồn thu NSNN cấp cho đơn vịtính theo dự toán thu của năm đầu thời kỳ ổn định Số nguồn thu NSNN bao gồmNSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và hoạt động không thường xuyên
Chỉ tiêu 4: Tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi
Tốc trọng đầu tư trang
thiết bị
Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1
= x 100% Tổng chi năm N
Tăng cường cơ sở vất chất, tranh thiết bị phục vụ cho hoạt động khám chữabệnh để tạo nên chất lượng điều trị tốt là mục tiêu của bệnh viện đề ra Tuy nhiên,bệnh viện cần có nguồn lực tài chính mới có thể đầu tư thích đáng cho cơ sở vậtchất Những yếu tố này được lượng hóa bằng tiền Nếu công tác thanh tra, kiểm tragiám sát nghiêm túc thì chỉ tiêu này sẽ phản ánh được tính bền vững hiệu quả vềviệc quản lý tài chính của bệnh viện
Chỉ tiêu này được xem xét toàn diện khi phân tích những yếu tố liên quannhư là: Số giường bệnh được giao, số giường bệnh thực có và số giường bệnh sửdụng trong năm; Trang thiết bị khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm,…
Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ tiết kiệm chi
Tỷ lệ tiết kiệm chi
Tổng chi năm N+1
= x 100%
Tổng chi năm N
Trang 40Chỉ tiêu này được xem xét trong mối tương quan hoàn thành được nhữngnhiệm vụ đã đề ra qua các năm Tỷ lệ này cho thấy, mức độ chi tiêu khoa học và có
kế hoạch để tăng tích lũy Nội hàm của chỉ tiêu là xây dựng chi khoa học trong mụctiêu đạt được hiệu quả chứ không phải là không chi
Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng từng nguồn thu
Tốc độ từng nguồn thu
Số thu được từng nguồn thu
= x 100%
Tổng thuChỉ tiêu này cho biết, hoạt động nào trong các hoạt động của bệnh viện manglại nguồn thu chính cho bệnh viện
1.2.2.3 Quy trình quản lý tài chính bệnh viện
Lập dự toán thu, chi
Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhucầu các nguồn tài chính để xây dựng chỉ tiêu thu chi ngân sách hằng năm một cáchđúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn Có hai phương pháp lập dự toán thườngđược sử dụng là phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ và phương pháplập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉtiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnhtheo tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát dự kiến
Phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ là phương pháp xácđịnh các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kếhoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị chứ không dựa trên kết quả thựchiện của năm trước
Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng, có ưu, nhược điểm và điều kiệnvận dụng khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung các bệnh viện Việt Nam hiện naythường sử dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ
Khi xây dựng dự toán thu, chi của bệnh viện cần căn cứ vào:
- Chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị
- Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
- Căn cứ vào tình hình thu, chi tài chính của năm trước