CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Luận văn - Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ (Trang 103)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÚ THỌ 2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ, tiền thân là trường Trung học Kinh tế Vĩnh Phú, được thành lập theo Quyết định số 322/QĐ-Cn ngày 24/9/1984 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú. Địa điểm ban đầu của trường đặt tại xã Yên Lập, huyện Vĩnh Lạc (nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), từ tháng 7/1994 đến nay, chuyển về đóng tại phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Tháng 01/1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, trường đổi tên thành trường Trung học Kinh tế Phú Thọ theo Quyết định số 116/QĐ-UB ngày 29/01/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Năm 1999, trước yêu cầu đổi mới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 20/6/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 2163/1998/QĐ-UBND của UBND tỉnh, mạng lưới các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề của tỉnh được củng cố sắp xếp lại. Ngày 11/11/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký Quyết định số 3246/1999/QĐ/UB đổi tên trường Trung học Kinh tế Phú Thọ thành trường Trung học Kinh tế và Kỹ nghệ thực hành Phú Thọ.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch, nên trường được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, tổ chức và nhân sự theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức hoạt động của trường giống như trường công lập, là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính sau: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn. Xây dựng Chương trình đạo tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề trường được phép đào tạo theo Chương trình khung do Nhà

nước quy định. Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

Việc tổ chức bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng tại trường cũng thể hiện được nhiệm vụ, chức năng chung của trường và chức năng nhiệm vụ chuyên biệt theo sự phân công.

2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật PhúThọ Thọ

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ có đơn vị hạch toán trực thuộc là phòng tài chính kế toán và trung tâm liên thông, liên kết đào tạo thực hiện quản lý tài chính phải tuân thủ các văn bản quản lý tài chính của Nhà nước quy định.

Phương thức quản lý tài chính trường thực hiện là tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Với phương thức quản lý tài chính trên trường có thể đảm bảo được quá trình công khai, dân chủ đối với các cán bộ, công nhân viên thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

Đối với nguồn tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ bao gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra, nguồn thu hàng năm của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và nguồn kết dư từ năm trước sau khi quyết toán thu, chi sẽ được chuyển sang năm tiếp theo.

Căn cứ vào tổng nguồn thu, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, Hiệu trưởng của trường nói riêng căn cú vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các quy định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị, quyết định về phương án thực hiện chi, lập dự toán chi cho phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm.

Những khoản thu, chi đều dựa trên nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng quy định của Nhà nước, Bộ tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh như: tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô, tiêu chuẩn về nhà làm việc, chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đói với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ vẫn

tiến hành thực hiện trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản cố định Trường để lại và bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Phú Thọ Kỹ thuật Phú Thọ

Trên khía cạnh quản lý tài chính, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Phú Thọ đã đạt được những thành công: Một là, phương thức quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, Hai là, quản lý tài chính.Thứ ba, về cơ cấu bộ máy quản lý tài chính. Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý tài chính và sự phù hợp của định mức thu chi trường áp dụng.

Ngoài một số kết quả đạt được ban đầu, việc triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, tồn tại: Thứ nhất, về bộ máy quản lý tài chính. Thứ hai, phương thức quản lý tài chính tài trường. Thứ ba, về quản lý thu. Thứ tư, về quản lý chi.Thứ năm, về việc quản lý tài sản của trường. Thứ sáu, về công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính.

Hạn chế trên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách còn thiếu lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên. Hoạt động trong giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội, cho nền kinh tế nên việc đánh giá chất lượng của đào tạo gặp khó khăn. Tính tự chủ tài chính của trường chỉ giới hạn trong kinh phí được cấp phát và một phần thu từ hoạt động sự nghiệp. Trang thiết bị chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tế của công việc. Về cơ chế phân cấp quản lý tài chính hiện nay thì quản lý tài chính gần như chỉ bó hẹp tại Phòng tài chính – kế toán nên có khi còn mang tính chủ quan, chưa phát huy được tính công khai, minh bạch rõ rệt trong quản lý tài chính. Đơn vị dự toán trực thuộc trường chưa có phối hợp chặt chẽ với các phòng ban như phòng đào tạo, tổ chức – hành chính, thanh tra và khảo thí và các khoa, tổ bộ môn trong các vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo, số biên chế, tinh giản biên chế, số học sinh, sinh viên, quản lý ký túc xá,…để có dự toán về các khoản thu, chi hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn - Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w