1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

106 725 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài A. PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, chuyển xã hội loài người sang một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ. Điều đó đặt ra con đường phát triển kinh tế mới cho mỗi quốc gia, đưa đến quan niệm mới về nguồn lực của sự phát triển, trong đó vai trò của con người ngày càng được nâng cao. Con người được xem là ngồn nhân lực rất cơ bản và quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương hoặc của từng ngành. Trên phạm vi thế giới, ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều quốc gia xem ngành du lịch là ngành kinh tế mủi nhọn và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng gay gắt không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cấp địa phương. Điều này đòi hỏi ngành du lịch của mỗi quốc gia, địa phương cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng nhằm tăng sức thu hút đối với du khách. Yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Ở Việt Nam, ngành du lịch đã ra đời cách đây hơn 50 năm nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 1990 đến nay. Trong những năm qua ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch đã góp phần rất lớn xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong tổng thu nhâp quốc dân. Du lịch ngày càng đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quảng Bình là điểm đến du lịch nổi tiếng không chỉ đối với du khách trong nước mà còn cả với khách nước ngoài. Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Bình trong thời gian qua cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, nâng cao vai trò vị thế ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, du lịch Quảng Bình đang đứng trước những thách thức trong đó có yếu tố nhân lực. Thực trạng nhân lực du lịch hiện nay ở Quảng Bình chưa có tính chuyên nghiệp cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành chiếm tỉ lệ lớn, kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ hạn chế, trình độ ngoại ngữ và quản lý còn yếu…Đây là một trong những rào cản cơ bản đối với quá trình phát triển du lịch của địa phương. Yêu cầu về nhân lực, đặc biệt về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản lý cũng như về số lượng với cơ cấu lao động hợp lý ngày càng khó đảm bảo. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững của địa phương là rất cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề: “Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc

về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, chuyển xã hội loài người sang một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ Điều đó đặt ra con đường phát triển kinh tế mới cho mỗi quốc gia, đưa đến quan niệm mới về nguồn lực của sự phát triển, trong đó vai trò của con người ngày càng được nâng cao Con người được xem là ngồn nhân lực rất cơ bản và quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương hoặc của từng ngành

Trên phạm vi thế giới, ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ Nhiều quốc gia xem ngành du lịch là ngành kinh tế mủi nhọn và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường

du lịch ngày càng gay gắt không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cấp địa phương Điều này đòi hỏi ngành du lịch của mỗi quốc gia, địa phương cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng nhằm tăng sức thu hút đối với du khách Yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực

du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch

Ở Việt Nam, ngành du lịch đã ra đời cách đây hơn 50 năm nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 1990 đến nay Trong những năm qua ngành du lịch

đã có những bước phát triển đáng kể Tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch đã góp phần rất lớn xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong tổng thu nhâp quốc dân Du lịch ngày càng đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Quảng Bình là điểm đến du lịch nổi tiếng không chỉ đối với du khách trong nước mà còn cả với khách nước ngoài Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Bình trong thời gian qua cũng có

Trang 2

những bước tăng trưởng đáng kể, nâng cao vai trò vị thế ngành du lịch trong

sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, du lịch Quảng Bình đang đứng trước những thách thức trong đó có yếu tố nhân lực

Thực trạng nhân lực du lịch hiện nay ở Quảng Bình chưa có tính chuyên nghiệp cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành chiếm tỉ lệ lớn, kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ hạn chế, trình độ ngoại ngữ và quản lý còn yếu…Đây là một trong những rào cản

cơ bản đối với quá trình phát triển du lịch của địa phương Yêu cầu về nhân lực, đặc biệt về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản lý cũng như về số lượng với cơ cấu lao động hợp lý ngày càng khó đảm bảo

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững của

địa phương là rất cần thiết Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề: “Thực trạng và định

hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình và xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong hiện tại và tương lai

Trang 3

3 Phạm vi và nội dung nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng : Lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch

- Không gian : Nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Quảng Bình

- Thời gian : Từ năm 2000 – 2020

3.2 Nội dung nghiên cứu

Các vấn đề liên quan số lượng, chất lượng, cơ cấu sở dụng của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm

- Quan điểm tổng hợp : Xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động

qua lại lẫn nhau Nghiên cứu nguồn nhân lực phải tính đến tất cả các yếu tố như : số lượng, chất lượng, cơ cấu, đào tạo, chính sách, nhu cầu thị trường… xét trong mối quan hệ tương hỗ để xác định đặc điểm chung trên cơ sở đặc điểm riêng cho từng yếu tố

- Quan điểm hệ thống: Nguồn nhân lực du lịch là một thành phần trong

hệ thống của ngành du lịch, trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và cũng

là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội Áp dụng quan điểm hệ thống mới thấy rõ mối quan hệ qua lại giữa đối tượng với các yếu tố bên trong hệ thống

- Quan điểm phát triển : Nguồn nhân lực luôn vận động và thay đổi

cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội Đặc điểm hiện tại và xu hướng phát triển nguồn nhân lực theo thời gian sẽ là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp

- Quan điểm lãnh thổ : Đối tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi

không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng Xem xét sự phân bố nguồn nhân lực du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng riêng của nguồn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu

4.2 Phương pháp

- Phương pháp thu thập tài liệu

Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo của các cơ quan ban, ngành của Tỉnh, các công trình nghiên cứu có liên quan đến

Trang 4

nội dung nghiên cứu đề tài Trên cơ sở đó, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa,

xử lý để rút ra những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra

xã hội học cùng các khảo sát thực tế; so sánh, phân tích để thấy được sự biến động và mức độ phức tạp của nguồn lao động trong ngành du lịch Qua đó cho phép xác định được điểm mạnh, yếu của vấn đề nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn nghiên cứu

tế quan sát, nghe, trao đổi thu thập được càng làm phong phú nội dung hơn

- Phương pháp điều tra xã hội học

Đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch trên địa bàn, nội dung nghiên cứu theo phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn với hệ thống câu hỏi lựa chọn

và câu hỏi mở Trong quá trình phỏng vấn kết hợp với việc quan sát, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan

Địa điểm nghiên cứu là đại bàn tỉnh Quảng Bình Để đạt được mục đích

đề ra và do điều kiện về thời gian, đề tài chỉ tiến hành điều tra tại các cơ sở kinh doanh lưu trú và lữ hành Trong đó các cơ sở lưu trú được chọn có sự phân cấp từ khách sạn đạt tiêu chuẩn đến khách sạn có sao, đồng thời cũng tính đến yếu tố khối doanh nghiệp nhà nước, khối liên doanh và khối tư nhân trong quá trình điều tra Đối với các đơn vị lữ hành được lựa chọn bao gồm lữ hành quốc tế và nội địa Thời gian tiến hành điều tra từ cuối tháng 11 năm

2010 đến tháng 3 năm 2011

Trang 5

Để việc điều tra diễn ra một cách khách quan, khoa học và số mẫu điều tra đó có thể đại diện cho tổng thể, đối tượng tiến hành điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên và không trùng lặp Số phiếu điều tra được phát ra là 50 phiếu, số phiếu thu lại là 45 phiếu Tuy nhiên trong tống số phiếu thu lại, đề tài chỉ chọn 42 phiếu đạt yêu cầu làm cơ sở cho việc phân tích và nghiên cứu Những phiếu loại bỏ do những lao động không điền đầy đủ thông tin cần thiết, hoặc không trả lời hoàn tất bảng hỏi

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

* Trên thế giới

Trong ngành du lịch, vấn đề nguồn nhân lực được quan tâm, nghiên cứu từ lâu, chủ yếu ở các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh, xuất phát

từ những tồn tại của mỗi nước trong vấn đề nguồn nhân lực :

- Tại Canda, trước năm 1998 đã có công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch trong một số lĩnh vực Sau năm 1998, Canada đã tiếp tục tiến hành nghiên cứu nguồn nhân lực du lịch cho toàn bộ ngành lưu trú

- Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng có hai công trình nghiên cứu có quan điểm gần giống với Canada trong việc nâng cao nguồn nhân lực

du lịch

- Ở Anh, nghiên cứu của trường Đại học Manchester – Metropolitan chỉ

ra bốn vấn đề có tính nguyên tắc của chu trình phát triển nhân lực

- Úc là nước rất quan tâm đến công tác nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực thông qua Hội đồng đào tạo Công nghiệp Du lịch Quốc gia

- Indonexia đã nghiên cứu và áp dụng khá thành công việc nghiên cứu

xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ngoại ngữ trong ngành du lịch

Nhiều tài liệu, ấn phẩm,bài viết, tạp chí về du lịch của các nhà khoa học như: F.M.Go, M.L.Monachellon và J Baum (1996): “Phát triển nguồn nhân lực ở ngành du lịch”, Kaiser, C & Helber, L.E (1978): “ Quy hoạch và phát triển du lịch”; I.Othman, J.Ali, F.Idris & N.Ahman (1999) : “Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Malaysia”…

Trang 6

Đó là các nguồn tài liệu bổ ích, những kinh nghiệm thực tiễn quý báu

về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên thế giới

* Ở Việt Nam

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu nguồn nhân lực như : “Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010

và tầm nhìn 2020” Đề tài độc lập cấp nhà nước, TS Trần Thị Tuyết Mai chủ trì; “ Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, TS Trương Thị Minh Sâm (chủ biên); “ Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, PTS Trần Văn Tùng…Các tài liệu này cung cấp nguồn cơ sở lý luận vững chắc về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

Đối với ngành du lịch, xuất phát từ những bất cập về công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, thời gian qua một số tổ chức trong và ngoài nhà nước

đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá, khái quát về thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam Cụ thể:

- Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ với mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực du lịch giúp chính phủ và các doanh nghiệp duy trì được số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực du lịch sau khi dự án kết thúc Dự án là kết quả của sự tác động giữa ủy ban Châu âu và tổng cục du lịch Việt Nam được thông qua hiệp định tài chính

kí tháng 11/2001 và dự định sẽ kéo dài đến cuối năm 2009 Xét kết quả dự án bắt đầu được triển khai hoàn chỉnh vào năm 2002 đến thời điểm hiện tại gồm

3 phần : Hệ thống công nhận lẫn nhau, khung quốc gia gắn kết (hệ thống giáo dục, cơ cấu hỗ trợ thể chế) và hợp tác khu vực

- Trong nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch miền Trung, nhóm nghiên cứu của cơ quan hợp tác quốc Tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra những nhận định chung về cung và cầu nguồn nhân lực tại 11 tỉnh ven biển Miền Trung với những thông tin khá cập nhật đến năm 2000, đồng thời đã đề xuất

Trang 7

một số giải pháp phát triển du lịch, trong đó đề cập đến định hướng phát triển nguồn nhân lực chung cho cả khu vực

- Cũng tại khu vực Miền Trung đề tài nghiên cứu cấp bộ do TS Trần Thị Mai làm chủ nhiệm năm 2004 “ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại các tỉnh ven biển Miền Trung – Tây Nguyên” trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng nguồn nhân lực

du lịch của khu vực nghiên cứu với những số liệu thu thập đến năm 2002, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010

- Tại tỉnh Quảng Bình vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực du lịch thường được đề cập trong một số tài liệu như : Báo cáo công tác tổng kết hằng năm, báo cáo nhân lực du lịch của Sở Du lịch, các chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2020, giai đoạn 2011 – 2015, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

6 Cấu trúc đề tài

Cấu trúc đề tài như sau:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung gồm 3 chương :

∙ Chương 1: Cơ sở khoa học về việc phát triển nguồn nhân lực du lịch

∙ Chương 2 :Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

∙ Chương 3 :Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC DU LỊCH

1.1 QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực du lịch và phát triển nguồn nhân lực

du lịch

1.1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực nói chung đã được bàn khá nhiều với các quan điểm khác nhau của nhiều tác giả Nhìn chung có thể hiểu nguồn nhân lực theo 2 nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp

* Theo nghĩa rộng

Tiến sĩ Phạm Minh Đức cho rằng: Nguồn lực con người chỉ có khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, đó không chỉ là số lượng và khả năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hóa, thái độ đối với công việc và mong muốn tự hoàn thiện của lực lượng lao động.[ 16]

Quan điểm của tiến sĩ Trương Thị Minh Sâm: Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động của một con người có trong một thời điểm xác định Tiềm năng đó bao hàm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc) của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội [ 9 ]

Tác giả Nguyễn Thanh cho rằng nguồn nhân lực là tổng các chỉ số phát triển con người mà con người có được nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội

và sự nổ lực của bản thân, là tổng sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.[17]

Trang 9

Như vậy, qua xem xét một số quan điểm của một số tác giả về khái niệm nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, có thể nhận thấy rằng:

- Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số, là những người đang và sẽ

bổ sung vào lực lượng lao động bao gồm các thế hệ trẻ đang được nuôi dưỡng học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo, xét trong một thời kỳ nhất định (1 năm, 5 năm, hoặc 10 năm)

- Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ tiềm năng Tiềm năng đó bao hàm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực và nhân cách của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đáp ứng với một cơ cấu nhất định do nền kinh tế - xã hội đòi hỏi Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu

+ Số lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng quy mô tốc độ phát triển nguồn nhân lực

+ Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi, giới tính, nghề nghiệp…

Trên cơ sở tiềm năng đó, tiến hành đào tạo, sử dụng một cách hiệu quả thì nguồn nhân lực mới trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

* Theo nghĩa hẹp

Xét về khả năng sử dụng theo Bộ luật lao động, thì khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, còn xét về tình trạng hoạt động thì nguồn nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao động

Theo quy định của tổng cục thống kê, nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Trong công tác tổng hợp thông tin thống kê về thị trường lao động ở Việt Nam từ năm 1995 trở lại đây, nguồn lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu

Trang 10

làm việc và những người thuộc tình trạng khác( những người nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước tuổi theo quy định)

Lực lượng lao động, theo quan điểm của ngành lao động, gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế, không phân biệt là

có việc làm hay đang thất nghiệp

Từ khái niệm nguồn nhân lực nói chung như trên, nguồn nhân lực du lịch theo nghĩa hẹp được hiểu là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong ngành du lịch

1.1.1.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Cho đến nay, xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau nên khi bàn về phát triển nguồn nhân lực vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng, phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc bao gồm hay cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm có hiệu quả, cũng như thõa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân

Liên hiệp quốc nghiêng về quan điểm phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế, xã hội

Từ quan niệm đó, nếu xét nguồn nhân lực du lịch là tiềm năng con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có thể đóng ghóp vào sự phát triển của ngành, thì phát triển nguồn nhân lực du lịch chính là quá trình biến đổi nguồn nhân lực nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng của con người; là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt trí tuệ, thể chất, phẩm chất, tâm lý

xã hội và điều chỉnh về số lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu

Trang 11

về nguồn nhân lực cho sự phát triển du lịch

Ngày nay, chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng trở thành cuộc đua tranh giữa các nước, đặc biệt là những nước mà tri thức và du lịch được xem là ngành kinh tế mủi nhọn Tùy tình hình phát triển mỗi nước mà có những bước đi và giải pháp khác nhau nhưng nhìn chung xu hướng có tính phổ biến trong phát triển nguồn nhân lực là:

- Xem nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh

1 1.2 Vai trò của nguồn nhân lực du lịch đối với sự phát triển du lịch

Nguồn nhân lực là một trong bốn nguồn lực được xác định để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Các nguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và khoa học công nghệ Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định Vai trò quyết định của nguồn nhân lực thể hiện trên hai mặt Thứ nhất, các nguồn lực như vốn, tài nguyên không có sức mạnh tự thân Chúng sẽ cạn kiệt và chỉ phát huy tác dụng, ý nghĩa xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người Thứ hai, con người với trí tuệ của mình là nguồn nhân lực không bao giờ cạn kiệt, ngược lại nó có khả năng phục hồi, tự tái sinh và phát triển Nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể, đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng, khai thác, tái tạo và phát triển các nguồn lực khác

Kinh nghiệm thế giới ngày càng cho thấy rõ, nước nào biết sử dụng tiềm năng nguồn lao động, biết phát huy nhân tố con người thì nước đó đạt được tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội

Trang 12

Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển mỗi quốc gia, địa phương, ngành hoặc mỗi đơn vị, tổ chức Đối với ngành du lịch vai trò đó lại càng quan trọng hơn, thể hiện:

- Nguồn nhân lực là nhân tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ Khác với các ngành kinh tế khác, hoạt động dịch vụ du lịch khó có thể cơ khí hóa và tự động hóa nên phần lớn công việc được thực hiện thông qua lao động trực tiếp của người phục vụ Nhu cầu của khách du lịch lại rất phong phú, đa dạng nên càng đòi hỏi nguồn nhân lực

du lịch lớn với các trình độ, ngành nghề đào tạo khác nhau

Mặt khác, do đặc thù của hoạt động kinh doanh du lịch , dịch vụ do con người phục vụ cung cấp trực tiếp cho khách, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Vì vậy, nguồn nhân lực du lịch là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ

- Nguồn nhân lực là nhân tố chính quyết định sự thõa mãn của khách du lịch trong quá trình cung cấp dịch vụ

Dịch vụ du lịch tồn tại chủ yếu ở dạng phi vật chất Điều này đã làm cho khách hàng không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước Đối với du khách dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng Thêm vào đó, dịch vụ du lịch rất phong phú và đa dạng Vì vậy, vai trò của nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch rất quan trọng Trong quá trình tiếp xúc, nhân viên là người phát hiện ra nhu cầu và sự mong đợi của khách từ đó mới cung cấp dịch vụ phù hợp, đảm bảo sự thõa mãn của khách

và làm cho khách quyết định mua dịch vụ đó

- Nguồn nhân lực là nhân tố chính đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch

Chất lượng dịch vụ là sự thõa mãn của khách hàng được đánh giá bằng cách so sánh cảm nhận thực tế trong quá trình tiêu dùng dịch vụ với mong đợi của họ trước khi mua sản phẩm dịch vụ Chất lượng dịch vụ cung cấp cho

Trang 13

khách hàng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm hàng hóa, trang thiết bị mà còn phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, kỹ năng nghề và thái độ phục

vụ của nhân viên

Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, cảm nhận của khách hàng thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự giao tiếp giữa họ với nhân viên phục vụ Mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của nhân viên trực tiếp tạo cho khách hàng một cảm nhận, một sự đánh giá về chất lượng dịch vụ Khách hàng không chỉ mua các sản phẩm dịch vụ hiện hữu mà còn mua cả dịch vụ phục vụ khách của nhân viên trong quá trình cung cấp dịch vụ Sản phẩm hàng hóa có thể kiểm tra chất lượng trước khi phục vụ khách hàng Thái độ kỷ năng phục vụ của nhân viên chỉ bộc lộ trong quá trình khách hàng tiêu dùng, không thể kiểm tra trước chất lượng Đặc trưng này đòi hỏi phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt

Như vậy, chính nhân viên là người tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, là người trực tiếp tạo ra cảm xúc, tình cảm nơi khách hàng, là tác nhân chính quyết định chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đó Điều này chứng minh rằng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch, của các doanh nghiệp du lịch

Từ thực tế trên, việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để trong hoạt động thực tiễn của ngành, sự đầu tư, quan tâm đúng mức đến công tác phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp nói riêng muốn phát triển cần phải quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trực tiếp; đồng thời cần có chính sách nhằm thu hút và duy trì những lao động có trình độ tay nghề cao, nhiệt huyết, yêu nghề

1 1.3 Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội Vì

Trang 14

vậy, nó mang những đặc điểm của nguồn nhân lực xã hội

- Có tính kế thừa

Nguồn nhân lực du lịch tham gia vào các hoạt động sản xuất luôn luôn

mang trong mình những kinh nghiệm và tri thức đã đúc kết được trong quá khứ Mỗi hành vi, cử chỉ, tác phong của họ đều thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc những cái cũ và cái mới, cái tiến bộ của nơi khác du nhập vào Tính kế thừa làm cho nguồn nhân lực giữ được những nét riêng truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc bên cạnh cái tiến bộ văn minh của thời đại; đặc biệt trong ngành du lịch yếu tố văn hóa lịch sử dân tộc càng được lưu trữ và tôn vinh

- Có tính linh hoạt

Nguồn nhân lực có thể tự thay đổi các giá trị của chính họ để phù hợp với những yêu cầu của sự biến đổi kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch Số lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực theo giới, độ tuổi, ngành nghề,

trình độ…luôn có sự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới

- Có tính toàn diện trong quá trình phát triển

Tính toàn diện của nguồn nhân lực thể hiện bằng các chỉ tiêu về thể chất, trí tuệ, nhân cách sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mà

họ đang sống

Trong phát triển toàn diện nguồn nhân lực, đào tạo nghề nghiệp là yêu cầu rất quan trọng, đồng thời phải hình thành những phẩm chất đạo đức, sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Tính toàn diện của nguồn nhân lực cũng không thể nằm ngoài những đặc điểm khoa học công nghệ, đặc điểm quá trình hội nhập, toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay

- Có quá trình vận động lâu dài trong sự thay đổi

Nguồn nhân lực du lịch là một bộ phận của dân số, luôn vận động và thay đổi theo thời gian, không gian Nguồn nhân lực hiện nay là kết quả của quá trình vận động và phát triển trong quá khứ Sự vận động của nguồn nhân

Trang 15

lực du lịch không bao giờ thõa mãn yêu cầu của hoạt động kinh tế - xã hội và

hoạt động du lịch Mỗi khi nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu này, thì lại

có những yêu cầu mới nảy sinh Xu thế này tạo nên sự vận động không ngừng của nguồn nhân lực và là yếu tố tạo nên sự tiến bộ xã hội

- Có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế

Nguồn nhân lực du lịch vừa là lực lượng tham gia vào các hoạt động du lịch vừa là người tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội do đó sự phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực có mối quan hệ nhân quả với cấp độ sau cao hơn cấp độ trước Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu mới mà nguồn nhân lực cần phải đáp ứng, đồng thời đem lại điều kiện vật chất cho sự phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận phương tiện học tập, lao động tiên tiến, phát huy hết khả năng sáng tạo Những yếu tố này làm cho nguồn nhân lực có chất lượng hơn

và nguồn nhân lực có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh những đặc điểm chung đó, lao động trong ngành du lịch còn

có những đặc thù riêng do đặc trưng riêng của ngành du lịch

- Trong hoạt động du lịch, đặc tính cơ bản là thuộc lĩnh vực sản xuất phi vật chất, hoạt động mang tính chất phục vụ Do đó, lao động trong ngành

du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ hay còn gọi là lao động sản xuất phi vật chất

- Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao Nó tạo ra nhiệm

vụ và chức năng cho từng khâu, từng bộ phận khác nhau Mỗi bộ phận đều giữ một vai trò nhất định trong hệ thống sản xuất cung ứng dịch vụ nên bất cứ sự thay đổi nào của từng bộ phận cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống, ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất dịch vụ

- Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian, thói quen, tâm lý của du

Trang 16

khách Bất kể thời gian nào khách đến cũng phải đón tiếp và phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách Vì vậy, thời gian làm việc không cố định, đặc biệt lao động trong ngành du lịch phải làm việc nhiều giờ trong mùa du lịch, trong các ngày nghỉ, ngày lễ

- Hoạt động trong ngành du lịch, lao động nữ, đội ngũ lao động trẻ chiếm tỉ trọng cao do công việc đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, nhã nhặn…Đồng thời do hoạt động du lịch có tính thời vụ cao nên số lượng lao động thời vụ trong ngành cao hơn các ngành khác

- Lao động trong ngành du lịch thường chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường phức tạp do tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có trình độ, nghề nghiệp, tính cách, đặc điểm tiêu dùng khác nhau

- Ngành du lịch là một ngành hoạt động kinh doanh phục vụ tổng hợp, bao gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau và mang tính chất khác nhau (tính chất sản xuất công nghiệp, tính chất thương nghiệp, dịch vụ, phục vụ, tính chất văn hóa…) Vì vậy, lao động trong ngành du lịch cũng có cơ cấu rất phức tạp, bao gồm khá nhiều ngành nghề và trình độ chuyên môn khác nhau

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

1.2.1 Dân số

- Quy mô, cơ cấu và sự biến động dân số

Quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, cơ cấu tuổi, giới của nguồn lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội

Sự biến động dân số gây ra những ảnh hưởng đến nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng Tốc độ gia tăng dân số hằng năm cao hay thấp, góp phần tăng hoặc giảm số lao động và sức ép đối với giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe…Nếu gia tăng dân số không đi đôi với phát triển kinh

tế thì sẽ dẫn đến việc gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành du lịch nói riêng; hạn chế phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Chất lượng dân số

Trang 17

Yếu tố di truyền, sức khỏe, sinh sản, dinh dưỡng, tuổi thọ ảnh hưởng đến thể lực và trí lực của người lao động Đó là sức chịu đựng, sự dẻo dai, bền

bỉ trong công việc, khả năng học tập, nâng cao trình độ của người lao động

Trình độ dân trí có tác động tích cực tới sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch, là cơ sở, nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình

độ chuyên môn kỹ thuật cao Đồng thời, trình độ dân trí cao còn là yếu tố thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, dẫn đến sự phát triển lao động của ngành

- Sự phân bố dân cư

Sự phân bố dân cư là kết quả của sự tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử Những nơi có lịch sử lâu đời, nền kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông thì nguồn nhân lực du lịch được cung cấp sẽ có chất lượng cao do có điều kiện thuận lợi để phát triển và mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng Ngược lại, những nơi dân cư ít sinh sống, xa xôi, nghèo nàn, nguồn nhân lực cung cấp cho hoạt động du lịch rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng

1.2.2 Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa

- Giáo dục - đào tạo

Giáo dục - đào tạo tác động và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người Thông qua giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động

Nguồn nhân lực du lịch phát triển ở mức độ nào liên quan đến quy mô, chất lượng giáo dục và đào tạo Trong quá trình giáo dục và đào tạo không chỉ truyền đạt những hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc, những kỹ năng cần thiết trong ngành du lịch mà còn khơi dậy và phát huy khả năng, năng lực sáng tạo và năng lực làm chủ những tri thức mới, những lĩnh vực mới Nói cách khác quá trình giáo dục và đào tạo làm tăng giá trị nguồn nhân lực về mặt trí tuệ, đạo đức, tâm hồn phát huy tối đa tiềm năng của con người

Trang 18

Do vậy quy mô lớn đủ các ngành nghề, chất lượng giáo dục và đào tạo về du lịch tốt thì nguồn nhân lực được đào tạo ra có chất lượng cao, có cơ cấu ngành nghề đa dạng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội Một khi nguồn nhân lực du lịch phát triển với chất lượng cao, nó lại thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển du lịch

- Y tế

Hoạt động y tế đảm bảo tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực, làm

tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả trong hiện đại và tương lai Thể lực là yếu tố nền tảng, cơ sở là điều kiện để phát triển các tiềm năng về trí tuệ, năng lực, phẩm chất của người lao động Đây là yếu tố phải được quan tâm đầu tiên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch

Người lao động được chăm sóc, khám chữa bệnh thường xuyên và kịp thời sẽ đảm bảo tình trạng sức khỏe, từ đó có thể mới phát huy tốt tài năng, sức sáng tạo trong học tập và công tác Chất lượng nguồn nhân lực, nhờ vậy, cũng được tăng cao

- Văn hóa

Hoạt động văn hóa góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân Một mặt nó phục vụ đời sống tinh thần, mặt khác nó có mục đích tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của người dân

Hoạt động văn hóa, lễ hội dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành du lịch của nước ta, có sức thu hút đặc biệt với du khách Lao động trong ngành du lịch ngoài những kỹ năng chuyên môn còn đòi hỏi cần

có sự hiểu biết về nét văn hóa truyền thống của dân tộc Các hoạt động văn hóa luôn được sự quan tâm của nhà nước, của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội Bằng con đường này không những nâng cao được trình độ của người lao động mà còn nâng cao mặt bằng dân trí chung của người dân

1.2.3 Các hoạt động kinh tế và hoạt động du lịch

Cơ cấu và tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng tác động trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực du lịch Nền

Trang 19

kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiên tiến theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ góp phần nâng cao mức sống, tăng phúc lợi xã hội và ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật, tri thức tiến bộ vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia, của địa phương…Đây là những thuận lợi chung cho sự phát triển nguồn nhân lực xã hội và cho từng ngành cụ thể

Tình hình và đặc điểm phát triển của ngành du lịch là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định đến sự phát triển của nguồn nhân lực của ngành Hoạt động du lịch xác định số lượng, cơ cấu, trình độ lao động Du lịch phát triển đem lại những điều kiện vật chất cho sự phát triển của nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho lao động trong ngành tiếp cận với những phương tiện học tập, lao động tiên tiến; tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao trình độ tay nghề; phát huy hết năng lực lao động và khả năng sáng tạo

Du lịch phát triển vững mạnh góp phần tạo công ăn, việc làm ổn định, thu nhập cao, điều kiện việc làm tốt, có nhiều cơ hội thăng tiến…Những điểm nêu trên đã làm tăng sức hút đối với lao động trong ngành, tạo ra động lực phấn đấu đối với mỗi lao động; dẫn đến tự mỗi người có ý thức phấn đấu hoàn thiện mình Ngoài chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành thì yếu tố ý thức là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng để nguồn nhân lực phát triển cả về chất lượng cũng như là số lượng

Sự phát triển của ngành còn tạo ra những yêu cầu mới đối với nhân lực

và hướng sử dụng nó Du lịch càng phát triển thì cơ cấu ngành nghề càng đa dạng đòi hỏi khả năng thích ứng càng cao của nguồn nhân lực cả về thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, lối sống, tác phong trong công việc Điều này sẽ dẫn đến việc mỗi lao động phải

cố gắng tích lũy kinh nghiệm, học tập để nâng cao trình độ…nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra Chất lượng nguồn nhân lực vì vậy ngày càng được nâng cao

Như vậy, các hoạt động kinh tế, cụ thể nhất là hoạt động du lịch trực tiếp quy định chiều hướng cũng như mức độ phát triển của nguồn nhân lực du

Trang 20

lịch

1.2.4 Chính sách và các tổ chức xã hội

Chính sách quốc gia, chủ trương của vùng và địa phương có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch Nó xác định hướng phát triển của ngành du lịch trong tương lai, từ đó có những định hướng phát triển riêng đối với nguồn nhân lực Các chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch định hướng cho đào tạo, sử dụng nhân lực

Việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi phải có một quá trình phát triển lâu dài ở tầm vĩ mô Vì vậy, đòi hỏi phải hoạch định chính sách mang tầm nhìn chiến lược với những giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn

Có như vậy nguồn nhân lực mới thực sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của

sự phát triển

Ngoài chính sách phát triển nguồn nhân lực, các chính sách khác như chính sách dân số, chính sách y tế, bảo vệ sức khỏe, chính sách về giáo dục đào tạo, chính sách thể dục thể thao…đều có sự tác động tăng hoặc giảm của nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng

Các tổ chức xã hội bằng hoạt động tuyên truyền đạo đức, nếp sống văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên…trong cộng đồng dân cư; đặc biệt ở những nơi xa xôi có các tài nguyên du lịch đã góp phần nâng cao nhận thức người dân, làm người dân hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 1.3.1 Trên thế giới

Vai trò của nguồn nhân lực và việc quản lý hiệu quả trong việc tạo dựng chất lượng dịch vụ đã được công nhận là một trong những nhân tố tăng cường tính cạnh tranh của ngành, của các đơn vị kinh doanh Liên hợp quốc (1996) công bố rằng sự cần thiết phát triển vốn con người là khởi điểm của mọi sự phát triển Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo nghề được

Trang 21

nhìn nhận trên toàn thế giới là phương thức quan trọng nhất Một số nước, đặc biệt là những nước phát triển, rất quan tâm và đầu tư cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao nền tảng kiến thức và trình độ của nguồn nhân lực Những thành công các nước này đạt được trong việc phát triển nguồn nhân lực là rất đáng học tập Sau đây là một vài nghiên cứu thành công điển hình của một số nước, khu vực trên thế giới trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Kerala - Ấn

Độ

Đây là một trường hợp thành công đặc biệt về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại cộng đồng nông thôn Kinh nghiệm của Kerala tạo ra một hình mẫu làm thế nào để khu vực nhà nước khởi xướng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần phát triển du lịch nông thôn, tạo ra các hoạt động nhận khoán tại khu vực và nâng cao hình ảnh của du lịch

Những năm đầu thập niên 80, sự phát triển của Kerala có thể mô tả như hiện tượng ngược đời của một tốc độ tăng trưởng xã hội nhanh không đi cùng các thành quả tương tự cho sự phát triển kinh tế Thất nghiệp đã trở thành một vấn nạn kinh tế - xã hội nghiêm trọng nhất ở Kerala

Trước tình hình đó, phát triển du lịch mang định hướng bền vững là một trong những lựa chọn về kinh tế cho Kerala

Vào cuối những năm 80 Chính quyền đã công nhận du lịch là một ngành mủi nhọn vào năm 1986, mở cửa cho tất cả các ưu đãi và mở rộng ra các ngành khác Tiếp đến là công bố những khuyến khích hoạt động đầu tư vào ngành du lịch của chính quyền Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch thể hiện rất nhiều phương pháp hoạt động phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở cấp quốc gia

Cho tới những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước, vẫn chưa có một cơ

sở đào tạo lĩnh vực quan trọng của du lịch như vận hành tour, quy hoạch du lịch, quảng bá du lịch và quản lý du lịch Chính quyền đã coi phát triển nguồn

Trang 22

nhân lực du lịch là một trong bốn trọng điểm tập trung phát triển Về phát triển nguồn nhân lực du lịch chính quyền đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và khuyến khích đào tạo du lịch trong bang Đây là nơi đầu tiên trong cả nước thành lập Viện phát triển nguồn nhân lực cho du lịch – Viện nghiên cứu du lịch lữ hành Kerala (KITTS) Viện này đã tạo ra những cán bộ chuyên môn chất lượng và đào tạo kỹ càng để quản lý ngành và phục vụ khách Du lịch đã trở thành một lựa chọn nghề hàng đầu trong bang

Vào năm 1995, chính quyền bang đã tiến hành kế hoạch cấp chứng chỉ

du lịch ở các trường vì chứng chỉ sẽ tạo độ tín nhiệm Đồng thời việc tham gia của cơ quan du lịch của chính quyền dưới hình thức một cơ quan quản lý chất lượng cũng được xem xét như một bước tích cực để đảm bảo chất lượng trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực Thông qua KITTS và các trường cung cấp dạy nghề, sở du lịch bang đã đảm bảo nhiều chương trình đào tạo đáp ứng các nhu cầu da dạng của du lịch Hiện nay Kerala có thể tự hào có nguồn nhân lực du lịch dồi dào, được đào tạo với trình độ cao [19]

Qua xem xét kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Kerala,

có thể rút ra được bài học:

- Đảm bảo mạng lưới cơ sở đào tạo với đầy đủ các ngành nghề

- Chương trình và kế hoạch đào tạo phải đáp ứng tiêu chuẩn nhất định trong ngành và nhu cầu đa dạng của du khách

- Hệ thống tiêu chuẩn của nghề quốc gia nhằm kiểm tra trình độ của lao động và do cơ quan du lịch chịu trách nhiệm giám sát

- Tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao nhận thức về du lịch và đào tạo du lịch trong cộng đồng

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Macao

Cũng giống như các nước khác, để phát triển nguồn nhân lực du lịch Macao hướng trọng tâm vào vấn đề giáo dục, đào tạo Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực lực du lịch của Macao cũng là kinh nghiệm trong vấn đề đào tạo du lịch, điểm đặc biệt là hình thức đào tạo liên quốc gia rất thành công

Trang 23

Năm 1995, Viện nghiên cứu du lịch (IFT) được thành lập là một cơ sở giáo dục công để đào tạo du lịch Đây là cơ sở đầu tiên được chứng nhận đạt tiêu chuẩn TedQual theo chương trình của WTO trong lĩnh vực giáo dục du lịch, đưa ra các chương trình đào tạo các cấp về quản lý du lịch cũng như đào tạo chuyên môn

Nhiệm vụ của viện là trở thành cơ sở giáo dục nâng cao lựa chọn đối với ngành du lịch theo đặc trưng Châu Âu, không chỉ đem lại lợi ích cho Macao mà còn cho cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Nó trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn và chuyên ngành kỹ thuật để chuẩn bị trách nhiệm lãnh đạo tương lai trong ngành Viện hoạt động học tập, chuyên giáo dục nâng cao và đào tạo nghề trong quản lý du lịch Viện phối hợp việc phát triển lý thuyết tốt nhất với đào tạo chuyên môn ở nước ngoài, chủ động khuyến khích các hoạt động trao đổi về lý thuyết và giao lưu với sinh viên Những thành công trong hoạt động của viện được thế giới công nhận là đóng góp lớn vào sự phát triển nguồn nhân lực ở Macao và cho cả khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương, công nhận về cam kết tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho ngành du lịch

Việc đào tạo của viện ngoài việc chú trọng đến chất lượng cũng luôn quan tâm đến nhu cầu hiện tại và tương lai Sau khi Macao được ghi vào danh sách di sản thế giới, sức thu hút của Macao ngày càng tăng Với nhân tố trên Viện đề ra chiến lược việc giáo dục gấp người dân bản xứ và những người làm trong ngành du lịch về di sản văn hóa Macao Để đáp ứng nhu cầu đó, Viện đã giới thiệu hai khóa học về “Một lời giới thiệu về di sản văn hóa Macao” và “Khóa hướng dẫn du lịch di sản Macao” nhằm giúp người dân địa phương biết hơn về văn hóa và lịch sử của đất nước để giới thiệu cho du khách

Một số điểm thành công nổi bật trong hoạt động của IFT có thể kể đến như sau: Năm 1997, IFT được công nhận là “Trung tâm đào tạo các đào tạo viên” cung ứng dịch vụ đào tạo và tư vấn cho các thành viên của hệ thống các

Trang 24

Viện Giáo dục và Đào tạo du lịch Châu Á- Thái Bình Dương; huy chương vàng về “Giáo dục và đào tạo” của Hiệp hội Lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương Năm 2000, IFT trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên được trao “CHứng nhận TedQual” của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) vào năm 2004, IFT lại tiếp tục gia hạn chứng chỉ này đến năm 2008 Điều này khẳng định tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục và đào tạo của IFT

Với những thành công của mình, IFT được thế giới công nhận đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch và là nơi đề ra các chương trình giảng dạy và đào tạo tạo viên nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho Macao và cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.[19]

1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thái Lan

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thái Lan đạt được

là kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục du lịch

Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cho giáo dục cả về trang thiết bị

kĩ thuật, đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế là mục đích hướng tới của giáo dục du lịch ở Thái Lan, điển hình tại trường Tổng hợp Prince of Songkla (PSU), Phuket Campus) Động thái của PSU tại Phuket Campus là để hỗ trợ ngành du lịch và đào tạo các sinh viên tốt nghiệp

đủ năng lực để nâng cao lên cấp lãnh đạo trong lĩnh vực khách sạn

Vì du lịch là một ngành liên quan toàn thế giới nên chỉ có một lựa chọn là chương trình quản lý khách sạn mang tiêu chuẩn quốc tế Chương trình này bao gồm cả lý thuyết, những nguyên tắc cơ bản của quản lý vận hành khách sạn và những kỹ năng nghề nghiệp Chương trình quản lý khách sạn đã tạo được giáo trình quản lý, nhấn mạnh vào quan hệ tương đồng giữa các vấn đề tại Viện với kỹ năng kỹ thuật hay còn gọi kinh nghiệm trao tay Thiết lập một chương trình quốc tế sử dụng tiếng Anh như phương tiện chỉ đạo cần thiết cho

sự tự vấn hay chương trình chuẩn để học

Nhân tố thắng lợi quan trọng nhất của cơ sở giáo dục là đội ngũ giáo viên Năm 1991, không có chương trình tốt nghiệp giáo dục du lịch ở Thái

Trang 25

Lan Những người tốt nghiệp từ nước ngoài hợp đồng với các nhà tài trợ học bổng hay kinh doanh tại gia Chương trình không thể tuyển dụng giáo viên trong nước nên phải đào tạo giáo viên Sau 8 năm hoạt động, chương trình đã

có 14 giáo viên tốt nghiệp cấp thạc sĩ tại nước ngoài Một số đã tốt nghiệp và tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ ở nước ngoài

Về tỉ lệ tuyển dụng trong những năm 1997 – 2004, sinh viên tốt nghiệp tại trường đã chiếm hàng đầu Những điểm nổi bật của các sinh viên tốt nghiệp từ trường là khả năng sử dụng tiếng Anh, sự tự tin, khả năng hợp tác với đồng nghiệp và khả năng sống tập thể

Kinh nghiệm tốt nhất trong giáo dục - đào tạo du lịch ở PSU, Phuket Campus là nổ lực kiểm tra nhận thức về hoạt động của ngành du lịch và giải trình với sinh viên và nhân viên ở các mức độ khác nhau nhằm đạt sự thấu hiểu hoàn toàn Điều này đã giúp PSU có được những quan hệ làm việc tích cực và trở thành trường đứng đầu trong viện ngành du lịch [19]

1.3.1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Trung Quốc

Với việc gia nhập WTO và chính sách mở cửa nền kinh tế, sự quan tâm chú ý tập trung ngày càng nhiều vào Trung Quốc Nhận thấy được vai trò của nguồn nhân lực trong sự đẩy mạnh phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập, Trung Quốc đã chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ…cho lao động trong ngành du lịch, chính phủ Trung Quốc đã nổ lực xúc tiến nhiều biện pháp thông qua giáo dục

- đào tạo du lịch

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở của chiến lược phát triển du lịch trong từng giai đoạn 5 năm

- Xây dựng mạng lưới các trường đào tạo về du lịch với mục tiêu trao đổi thông tin về lĩnh vực đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học, trao đổi giáo viên và học sinh cũng như chương rình đào tạo Bên cạnh đó thành lập hội đồng đào tạo nghiệp vụ du lịch Trung Quốc nhằm liên kết các đào tạo về

Trang 26

du lịch trong cách học khác nhau với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Lựa chọn chiến lược quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ du lịch Hằng năm, ngành du lịch Trung Quốc đã gửi những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài Mặt khác, ngành

đã hợp tác với các trường du lịch của nước ngoài và mời các chuyên gia, giáo viên nước ngoài qua bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho lao động trong ngành

- Hoàn thiện chiến lược kết hợp giữa đào tạo du lịch với đánh giá cá nhân Ngành du lịch Trung Quốc đòi hỏi người tốt nghiệp trường trung cấp du lịch phải có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ và chứng chỉ về ngoại ngữ

Ở cấp quốc gia, Trung Quốc thực hiện việc kiểm tra và cấp chứng chỉ không chỉ cho các hướng dẫn viên du lịch mà có cả các nhà quản lý của các công ty

lữ hành và khách sạn Cục du lịch quốc gia Trung Quốc có một trường bồi dưỡng các cán bộ tại thành phố Thiên Tân thực hiện chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả các cán bộ, nhân viên làm trong ngành du lịch để lấy chứng chỉ hành nghề Chứng chỉ hành nghề chỉ có hạn trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó đòi hỏi người hành nghề tiếp tục đi bồi dưỡng nghiệp vụ để lấy chứng chỉ mới [18]

Chính sự tập trung đầu tư vào chất lượng giáo dục - đào tạo với một chiến lược hợp lý, lâu dài đã tạo dựng một nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu lòng tự hào với lịch sử truyền thống dân tộc, kỷ luật nghiêm, tận tụy với công việc

1.3.2 Ở Việt Nam

Thị trường du lịch Việt Nam chuyển biến ra sao, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là điều không dễ hình dung Trong xu thế chung, du lịch Khánh Hòa sẽ bước vào một sân chơi mới với những luật lệ cạnh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa trong cạnh tranh Một vấn đề cạnh tranh

Trang 27

trước mắt giữa các doanh nghiệp ở Khánh Hòa hiện nay là cạnh tranh nguồn nhân lực, do nguồn nhân lực phát triển không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành du lịch Khi các doanh nghiệp từ nước ngoài vào, cuộc cạnh tranh

sẽ xảy ra quyết liệt hơn về chiến lược kinh doanh, thị trường khách, tình trạng vốn…và một thiệt hại nữa là các đơn vị du lịch ở Khánh Hòa sẽ phải gánh chịu tình trạng mất nguồn nhân lực Trước tình trạng đó, các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa một mặt đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, mặt khác tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chiến lược để giữ được những người có năng lực để làm việc cho mình

Thành công điển hình trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty

du lịch Hải Dương – một đơn vị thành viên của Công ty Thương mại – Đầu tư Khánh Hòa, hiện đang quản lý 3 khu nghỉ mát cao cấp ở Khánh Hòa là Ana Mandara, Sunrise, Evason Hideaway và một khu nghỉ mát ở Đà Lạt đã nhận thức rõ vấn đề này và có chiến lược từ rất lâu Theo ông Lâm Duy Anh Cường – Phó giám đốc Công ty Du lịch Hải Dương: “Để tạo thế mạnh cho Công ty Du lịch Hải Dương trên bước đường hội nhập cam go và đầy cạnh tranh, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ Và hiện tại, Công ty có một đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng động và ham học hỏi”

Công ty Du lịch Hải Dương có một phòng quản lý đào tạo, chuyên tổ chức các lớp đào tạo miễn phí về nghiệp vụ và tiếng Anh cho nhân viên của 4 khu nghỉ mát Phần đào tạo về nghiệp vụ do chuyên viên tập đoàn Six Senses hướng dẫn Đặc biệt, công tác đào tạo tiếng Anh được công ty rất chú trọng vì

sự cần thiết và tầm quan trọng của nó Theo bà Trương Thị Dạ Lý, trưởng phòng quản lý đào tạo Công ty Du lịch Hải Dương: “ Tiếng Anh là cầu nối giữa nhân viên với khách, làm sao nhân viên có thể làm hài lòng khách khi không hiểu khách muốn nói gì và cần gì? Hơn nữa sử dụng tiếng Anh tốt, nhân viên còn có cơ hội học hỏi về văn hóa của các nước, nâng cao trình độ chuyên môn khi tham dự các lớp huấn luyện của các giảng viên nước ngoài và

Trang 28

luôn tự tin trong mọi tình huống Nhờ thế, thương hiệu của công ty ngày càng được khẳng định ở trong nước và trên thế giới”.[22]

Từ thực tiễn Khánh Hòa cho thấy, các nhà quản lý cần có kế hoạch xây dựng mới liên kết, phối hợp chặt chẽ trong việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lẫn trình

độ ngoại ngữ tạo ra sức cạnh tranh bằng chính đội ngũ lao động, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc cạnh tranh gay gắt để tồn tại và đưa ngành du lịch phát triển bền vững

*

* *

Trang 29

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

Bảng 2.1 Hiện trạng dân số Quảng Bình 2000 -2009

Tăng trưởng BQ 2000-

Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với 84,9% tổng số dân, thành thị chỉ chiếm 15,1% tổng số dân Tốc độ đô thị hóa thấp, chỉ đạt dưới 3%/năm

Đại bộ phận dân cư Quảng Bình là người Kinh trên 98% và 15 tộc

Trang 30

người thiểu số sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ Trong những năm qua Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm đầu tư giúp đỡ cho các dân tộc này nên nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng lên đáng kể

2.1.1.2 Lực lượng lao động

2.1.1.2.1 Quy mô lao động

Quảng Bình là tỉnh có nguồn lực lao động tương đối dồi dào Năm

2009 số người trong độ tuổi lao động khoảng 470 nghìn người, chiếm 55,4% tổng số dân, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 452,14 nghìn người với mức tăng trưởng là 2,8%/năm (giai đoạn 2006-2009)

Dự kiến đến năm 2010 quy mô dân trong độ tuổi lao động khoảng 472 ngàn người và số người lao động cần bố trí việc làm là 470 nghìn người

Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp

Sự phân bố lao động giữa các vùng chưa cân đối, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Vùng đồi núi chiếm trên 85% diện tích với tài nguyên phong phú nhưng chỉ có gần 30% lao động trong toàn tỉnh Vùng đồng bằng chật hẹp chỉ có gần 15% diện tích tự nhiên nhưng nguồn lao động tập trung trên 70% trong tổng số lao động toàn tỉnh

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, chất

Trang 31

lượng không cao, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế

2.1.1.2.2 Cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế

Cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế của Tỉnh có xu hướng chuyển dịch lên ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm khu vực nông lâm ngư nghiệp Điều này phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Tuy nhiên

xu hướng chuyển dịch chưa thực sự rõ nét

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế của tỉnh Quảng Bình

Theo kết quả điều tra lao động và việc làm của bộ lao động thương binh

và xã hội, lực lượng lao động của tỉnh có trình độ học vấn với số lượng và cơ cấu năm 2009 như sau:

Bảng 2.4 Số lượng và cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm

2009

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Trang 32

Tốt nghiệp THCS 90.915 17,62 16.975.015 26,39

Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Qua bảng số liệu có thể thấy, trình độ học vấn của Tỉnh thấp hơn so với

cả nước Tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của tỉnh chiếm 22,28 % trong khi tỷ lệ này của cả nước là 16,48 %

Đây là sự hạn chế của lực lượng lao động tỉnh khi muốn tham gia đào tạo, nâng cao trình độ ở bậc trung học, cao đẳng và đại học

2.1.1.2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh năm 2009 được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5 Số lượng và cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm

2009

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Bình

Nhìn chung, lực lương lao động tỉnh Quảng Bình khá dồi dào (chiếm

gần 53,3% tổng số dân – số liệu năm 2009), trình độ lao động ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động mù chữ, chưa

Trang 33

qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn… Đặc biệt, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm

tỷ lệ rất lớn và lớn hơn so với cả nước Do vậy, trong tương lai cần tập trung cho đào tạo để nâng cao hơn chất lượng của nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu

của sự phát triển

2.1.2 Hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình

2.1.2.1 Điều kiện phát triển

2.1.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Bình phát triển du lịch, dễ dàng kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh, thành phố liền kề như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hay các điểm

du lịch nổi tiếng của Lào

- Địa hình: Quảng Bình nằm phía Đông Trường Sơn, địa hình hẹp và dốc từ

phía Tây sang phía Đông, đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và

bị chia cắt bởi nhiều sông suối có độ dốc cao Sự phong phú và đa dạng địa hình của tỉnh Quảng Bình là điều kiện để phát triển nền kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp như: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có động Phong Nha được coi là “đệ nhất động”, Đá Nhảy… điều kiện để phát triển các loại hình du lịch; khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Bang, Bảo Ninh, Hòn La có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và thiết lập cảng nước sâu

Trang 34

Tuy nhiên, đặc điểm địa hình cũng gây ra không ít khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch

- Khí hậu: Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng

của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở miền Bắc Khí hậu Quảng Bình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 - 250C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm Nhìn chung, các đặc điểm khí hậu của Quảng Bình không quá khắc nghiệt và phù hợp với hoạt động sinh hoạt và du lịch của con người Tuy nhiên, mưa, lũ lụt, bão hàng năm gây ra nhiều khó khăn đối với việc xây dựng, phát triển, bảo dưỡng cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

- Thủy văn: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1

km/km2 Trên địa bàn tỉnh có 5 con sông chính đổ ra biển Đông đó là: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ với tổng lưu vực 7.977km2, chiều dài 343km, lượng dòng chảy khá phong phú và thuộc vào lớn nhất ở Việt Nam Tuy nhiên, địa hình dốc, dòng chảy ngắn nên thường xảy ra

lũ lụt đột ngột, gây ngập úng nặng ở nhiều vùng Tỉnh có hệ thống hồ, nước ngầm khá phong phú Đây là điều kiện để Quảng Bình có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, giáo dục môi trường

- Sinh vật: Nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu

hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm Về động vật, có 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ Về thực vật, có 138 họ, 401 chi,

Trang 35

640 loài khác nhau Nổi bật và đặc trưng cho hệ sinh thái đa dạng của Quảng Bình là khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được WWF thừa nhận khu vực vườn quốc gia này có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh0

1

Sự đa dạng của hệ sinh thái Quảng Bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như: du lịch sinh thái, giáo dục môi trường

b Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn với điều kiện tự nhiên đa dạng tạo thành những khu vực tài nguyên du lịch tự nhiên thuộc loại độc đáo và có giá trị lớn nhất của Việt Nam

- Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì

"là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đang diễn ra đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn"1

2 Những giá trị lớn nhất của Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở hệ thống hang động và sự đa dạng sinh thái Bên cạnh đó trong khu vực Phong - Nha Kẻ Bàng còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách như Khu du lịch nguyên

sinh suối nước Moọc, các bản dân tộc Rục, thôn Chày Lập

Trong những năm qua, Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đã trở thành địa chỉ yêu thích của du khách Số lượng khách du lịch đến tham quan Phong Nha - Kẻ Bàng ngày càng tăng, nhất là khi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, tuyến du lịch độc đáo “Con đường Di sản Miền Trung” hình thành và lan rộng, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch

1 http://vi.wikipedia.org

2 http://whc.unesco.org/en/list/951

Trang 36

- Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến: Đây là khu du lịch phía Bắc của tỉnh,

nổi tiếng với những bãi biển đẹp và sạch, vịnh nước sâu Hòn La và nhiều di tích thắng cảnh

- Tài nguyên du lịch nước khoáng: Trên địa bàn Quảng Bình đã phát hiện

được nhiều nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 6 nguồn đã được thống kê trong “Danh bạ các nguồn nước khoáng - nước nóng Việt Nam” bao gồm: Nguồn Thanh Lâm (Nô Bồ) xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá; nguồn Troóc thuộc xóm Vực Tròn, làng Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch; nguồn Đông Nghèn thuộc thôn Đông Nghèn, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch; nguồn Bang thuộc xóm Bang, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ; nguồn nước khoáng Thạch Bàn, xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ; nguồn nước nóng khe nước Sốt, xã Quảng

Lưu, huyện Quảng Trạch

Trong số các nguồn nước khoáng trên, suối nước khoáng nóng Bang thuộc xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ là một nguồn nước khoáng có những giá trị độc đáo, là nguồn nước khoáng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun đạt đến 105 oC Hiện nay, nguồn nước khoáng Bang đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh có quy mô lớn

- Bãi Đá Nhảy: Bãi Đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi biển, dưới chân

đèo Đá Nhảy, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình “trống - mái”, hình hổ quỳ, voi phục đùa giỡn với

sóng nước…

- Cửa biển Nhật Lệ: Cửa Nhật Lệ là một thắng cảnh tuyệt vời của tỉnh Quảng

Bình Bãi tắm Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, trong xanh, nơi tắm biển tuyệt vời, nơi an dưỡng nghỉ mát lý tưởng đối với du khách khi về với Đồng

Hới, với cửa Nhật Lệ của Quảng Bình

- Các khu vực khác: Ngoài ra ở Quảng Bình còn rất nhiều khu vực có tiềm

Trang 37

năng du lịch tự nhiên hấp dẫn khách du lịch như: Bãi biển Quảng Phú (huyện Quảng Trạch), Bãi biển Bảo Ninh (TP Đồng Hới), Động Sơn Đoòng, Động

Thiên Đường, Sông Chày, Thắng cảnh Đèo Lý Hòa, Hồ Bàu Sen…

Tất cả đều có những giá trị độc đáo về mặt cảnh quan, mặt nước, bãi biển hay khí hậu để phát triển được nhiều loại hình du lịch độc đáo như nghỉ dưỡng, tham quan, sinh thái, thể thao, nghỉ biển…

2.1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

a Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong mười năm qua (2000 - 2010) là giai đoạn phát triển ổn định, tốc

độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó dịch vụ tăng từ 38,2% năm 2005 lên hơn 40% năm

2010 Tổng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt 11%, là giai đoạn có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, cao hơn 2,44% so với thời kỳ 2001-2010 GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng, đến năm 2010 đạt khoảng 14,8 triệu đồng

B ảng 2.6.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đv tính: tỷ VND

2010

Tăng trưởng BQ 2000-

2 Cơ cấu kinh tế

2.1 Nông nghi ệp 35,0% 28,8% 27,1% 22,7% 21,7% -3,8% -5,7%

Nguồn: Niên giám thống kê 2009

& Báo cáo s ố 158/BC-UBND ngày 02/12/2010

Trang 38

Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn

diện, quy mô nền kinh tế được nâng lên một bước quan trọng, nền kinh tế

Quảng Bình tạo ra những điều kiện thuận lợi cũng như các nguồn lực xã hội thúc đẩy du lịch phát triển Những năm qua, cơ sở hạ tầng xã hội như: hệ

thống giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa

học công nghệ…được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế - xã hội và du lịch phát triển

Con người Quảng bình cần cù, chịu thương chụi khó, ham học hỏi Nguồn lao động dồi dào và khá trẻ, khả năng tiếp cận với công nghệ mới Ngoài dân tộc Kinh, Quảng Bình có nhóm dân tộc ít người, mỗi dân tộc là nét

của Tỉnh

b Tài nguyên du lịch nhân văn

Quảng Bình là một trong những vùng đất được hình thành từ lâu trong quá trình "nam tiến" của dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử Với bề dày lịch sử như vậy, Quảng Bình là nơi đã hội tụ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc

có khả năng khai thác phát triển du lịch như:

- Các di tích lịch sử cách mạng: Nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc tạo

thành những điểm tham quan du lịch có giá trị như Bến phà Long Đại, đường

Hồ Chí Minh huyền thoại, Cổng Trời… trong đó nổi bật là: Hang Tám Thanh niên xung phong (hang Tám Cô,) Khu du lịch sinh thái văn hoá Vực Quành Đây là địa chỉ độc đáo, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế

Trang 39

- Danh nhân văn hóa: Quảng Bình là vùng đất gắn với nhiều danh nhân nổi

tiếng trong lịch sử Việt Nam như Hoàng Hối Khanh, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cảnh, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp… những con người này đã là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc, những dấu tích gắn với các danh nhân này cũng là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo Trong số đó nổi bật là: Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An

Xá, xã Lộc Thủy, khu di tích Hoàng Hối Khanh

- Văn hoá và lễ hội: Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá,

Quảng Bình ngày nay hội đủ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ Bên cạnh đó, mảnh đất này cũng còn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội như: Hội vật (Quảng Trạch), hội bơi trải truyền thống (Lệ Thuỷ, Đồng Hới, Quảng Ninh), cầu mùa (Bảo Ninh), cầu ngư (Cảnh Dương), lễ hội Rằm tháng Ba (Minh Hóa), hát bài Chòi, lễ hội đập trống của người Macoong… Quảng Bình vẫn còn lưu giữ những làn điệu dân ca như hò khoan Lệ Thuỷ, hát Kiều Quảng Kim, hát “sim”

của người Bru - Vân Kiều

- Làng nghề truyền thống: Quảng Bình có những làng nghề nổi tiếng, hình

thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử Cảnh Dương, Bảo Ninh, Quang Phú được biết đến như những làng nghề chế biến hải sản hảo hạng Sản xuất mặt hàng mây tre đan của Thọ Đơn (Quảng Trạch); chiếu cói làng An Xá, nón lá Quy Hậu (Lệ Thuỷ), chế biến bún, bánh đúc làng Tân An (Quảng Trạch)… Sản phẩm của các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần có giá trị sử dụng mà ở đó còn kết tinh những giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn Đối với du lịch, những làng nghề là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị cao có khả năng tạo

thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch

- Làng du lịch Bảo Ninh: Với một vị trí có một không hai, phía Đông là biển,

phía Tây là sông Nhật Lệ, phía Bắc là cửa biển Nhật Lệ, làng chài Bảo Ninh

Trang 40

địa điểm lý tưởng cho phát triển du lịch Đến với Bảo Ninh du khách còn có thể viếng thăm nhiều di tích lịch sử văn hoá như Luỹ Trường Sa, quê hương

Mẹ Suốt anh hùng, lễ hội dân gian truyền thống

Ngoài ra trên đất Quảng Bình còn rất nhiều những tài nguyên du lịch nhân văn khác có khả năng phát triển thành các điểm tham quan du lịch như:

Di chỉ Bàu Tró (vừa có cảnh quan đẹp, vừa là di chỉ khảo cổ với những hiện vật về nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn), Làng tộc người Arem, Làng tộc người Rục

2 1.2.2 Quá trình phát triển

2.1.2.2.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1989

Ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh khó khăn, tuy có tiềm năng về tài nguyên du lịch, nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vận hành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, du lịch Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn để tạo dựng và duy trì hoạt động; đặc biệt trong bối cảnh đất nước bị đế quốc bao vây, cấm vận, kinh tế - xã hội khủng hoảng

Trong những năm 1975 – 1989 ngành đã hình thành được một đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, tu bổ và phục hồi các tài nguyên du lịch đã bị chiến tranh tàn phá Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt lịch sử, những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội, du lịch Quảng Bình thời kì này phát triển chậm, lạc hậu, chưa phải là một ngành kinh tế thực

sự, du lịch mang tính chất chính trị nhiều hơn kinh doanh nên đóng ghóp của ngành vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh rất hạn chế Từ năm 1990 trở

đi, du lịch Quảng Bình mới thực sự có bước chuyển mình

2.1.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Từ năm 1990 đến nay, việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển du lịch Giai đoạn từ năm 1990 đến nay, du lịch không còn được xem là một hoạt động văn hóa xã hội mà là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] . Bộ lao động thương binh và Xã hội, số liệu thống kê lao động việc làm ở Vi ệt Nam 1996 - 2000, 2003, 2004, 2005, 2006, NXB Lao động - Xã hội - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: số liệu thống kê lao động việc làm ởViệt Nam 1996 - 2000, 2003, 2004, 2005, 2006
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội - Hà Nội
[2] . Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt Namcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[3] . Nguyễn Hữu Dụng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam , NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dụng
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2003
[4] . Học viện hành chính quốc gia (2000), Quản lý nguồn nhân lực , NXB Giá Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn nhân lực
Tác giả: Học viện hành chính quốc gia
Nhà XB: NXB Giá Dục
Năm: 2000
[5]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 307-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010
[6]. Chi ến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010 được phê duyệt tại Quy ết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính ph ủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010
[7]. Ngh ị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XV (nhi ệm kỳ 2010 - 2015), Qu ảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XV
[8]. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015
[9]. Trương Thị Minh Sâm (Chủ biên), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những luận cứ khoa học của việc pháttriển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Nhà XB: NXB Khoa học - Xã hội
[10] . Phạm Xuân Lâm (2004), Hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liệu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhânlực tỉnh Bạc Liệu
Tác giả: Phạm Xuân Lâm
Năm: 2004
[12]. Du l ịch Quảng Bình - sách hướng dẫn du lịch - Sở Văn hóa Thể thao và Du l ịch Quảng Bình phát hành 12-2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Quảng Bình
[14] . Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Bình (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợpquy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Tác giả: Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Bình
Năm: 2011
[17] . Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Nguyễn Thanh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
[18] . Tổng cục du lịch, Tạp chí du lịch số 9/2004 , H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí du lịch số 9/2004
[19] . Tổng cục du lịch (2005), Hội nghị thường niên 2005 phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị thường niên 2005 phát triển nguồnnhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực
Tác giả: Tổng cục du lịch
Năm: 2005
[20]. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta , NXB Chính t rị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực kinhnghiệm thế giới và thực tiễn nước ta
Tác giả: Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
[21] . Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.[22]. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của một số vấn đềtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầmnhìn đến 2020
Tác giả: Viện chiến lược phát triển
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[11]. S ở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Bình (2010), Báo cáo tình hình th ực hiện Kế hoạch năm 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm Khác
[15]. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w