Hoàn thiện chiến lược giá.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Marketing (Trang 46)

- Phải có các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ

3.2.2. Hoàn thiện chiến lược giá.

Giá cả là một vấn đề khá nhạy cảm với hầu như mọi khách hàng hiện nay. Khi đi du lịch người ta sợ nhất là cảm giác bị “chặt chém” – một vấn nạn nổi tiếng ở các bãi biển nổi tiếng của nước ta. Cảm giác không tin tưởng làm

người ta cảm thấy e ngại khi chọn một quán hàng nào đó để dừng chân. Vì vậy làm sao lấy được lòng tin của khách hàng là điều quan trọng nhất. Từ những khách hàng tin tưởng đó, họ sẽ là những nhà quảng cáo lý tưởng nhất cho ta. Vì vậy chiến lược giá là một trong những chiến lược khá quan trọng.

Nhà hàng cũng nên đưa ra chính sách giá cho gói sản phẩm, khi khách hàng sử dụng trọn gói tất cả sản phẩm như ăn uống và nghỉ ngơi thì có chính sách giá ưu đãi dành cho đối tượng khách hàng đó. Điều này thúc đẩy động cơ tiêu dùng của khách cũng như nâng cao mức độ thoả mãn của khách hàng.

Vào những dịp đặc biệt, như những ngày lễ hay vào những sự kiện quan trọng của đất nước thì số lượng khách hàng thường đông hơn, và xu hướng chung là các nhà hàng, nhà nghỉ đều tăng giá. Nhà khách cũng có thể tạo ra sự khác biệt cho mình trong khi thực hiện chiến lược giá bằng cách giữ nguyên giá không thay đổi nhà hàng cũng sẽ có những chính sách giá ưu đãi đối với những ngày này nhằm mục đích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu và lôi kéo những khách hàng mới tới với nhà hàng mình. Còn mùa vắng khách thì có thể giảm giá cho khách hàng.

Hoặc nhà khách cũng có thể áp dụng hình thức làm giá phân biệt đó là hình thức áp dụng cho những đối tượng khách đã sử dụng dịch vụ của nhà hàng nhiều lần như hình thức cấp thẻ khách hàng với các màu sắc phân biệt sẽ được hưởng các hình thức chăm sóc ưu đãi dành cho họ, và khác biệt giữa giá dành cho nhà môi giới trung gian – mang tới những hợp đồng với số lượng khách hàng lớn.

Tiết kiệm chi phí hợp lý : Tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm nhân lực vào những thời điểm không cần thiết nhiều. Ngoài ra nhà khách có thể cắt giảm chi phí dựa trên đầu mục chi phí biến đổi của nhà hàng như chi phí điện,

nước, chi phí khác… Việc cắt giảm này cũng phải dựa trên bản kế hoạch chi phí, thái độ tiết kiệm chi phí của nhân viên trong nhà hàng. Việc tiết kiệm chi phí này khi mà nhà hàng tăng cường kiểm tra chặt chẽ giá cả nguyên vật liệu nhập vào, xuất ra của nhà hàng. Nhà hàng nên đưa ra bản kế hoạch chi phí, liệt kê thật chi tiết các khoản mục chi phí và những chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của nhà hàng để từ đó đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí thích hợp. Việc trao đổi và phổ biến đối với nhân viên nhà hàng về chính sách tiết kiệm chi phí và ý thức tiết kiệm chi phí của mỗi nhân viên trong nhà hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Marketing (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w