luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ VĂN THUẤN
THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ TỰ KỶ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Bahr Weiss
Ths Trần Văn Công
HÀ NỘI - 2013
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABA: Applied Behavior Analysis
Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng BIO: Biomedical Treatments for Autism
Trị liệu y sinh CARS: Childhood Autism Rating Scale
Thang đánh giá tự kỷ trẻ emCDC: Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CHAT: The Checklist for Autism in Toddlers
Test sàng lọc tự kỷ cho trẻ từ 18 – 36 tháng tuổi DIR: Developmental, Individual-Difference, Relationship-based
Phương pháp chơi dưới sàn DSM – IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders –
Fourth Edition Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ
ICD – 10: International Classification of Diseases
Bảng phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới WHO
M - CHAT: The Modified Checklist for Autism in Toddlers
Test sàng lọc tự kỷ cho trẻ từ 16 – 30 tháng tuổi
Trang 4PECS: Picture Exchange Communication System
Phương pháp hệ thống giao tiếp trao đổi tranh RDI: Relationship Development Intervention
Phương pháp Can thiệp Phát triển Quan hệ xã hội
TEACCH: Treatment and Education Autistic Children
Communication Handicap Điều trị và giáo dục cho trẻ tự kỷ và khuyết tật giao tiếp THPT: Trung học phổ thông
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng khách thể ở 5 trường mầm non 43
Bảng 2.2 Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu 45
Bảng 2.3 Một số đặc điểm của khách thể 46
Bảng 3.1 Mức độ nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ 52
Bảng 3.2 Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ 52
Bảng 3.3 Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ 56
Bảng 3.4 Nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ 57
Bảng 3.5 Nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán trẻ tự kỷ 60
Bảng 3.6 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ 62
Bảng 3.7 Nhận thức của giáo viên về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ 63
Bảng 3.8 Nhận thức của giáo viên về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ 65
Bảng 3.9 Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 66
Bảng 3.10 Tình cảm của giáo viên với trẻ tự kỷ 69
Bảng 3.11 Hành vi của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ trong lớp học 71
Bảng 3.12 Hành vi của giáo viên mầm non khi tiếp xúc với trẻ tự kỷ 73
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Cấu trúc ba thành phần của thái độ 18
Biểu đồ 3.1 Nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ 52
Biểu đồ 3.2 Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ 55
Biểu đồ 3.3 Nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển 59
Biểu đồ 3.4 Nhận thức của giáo viên về khả năng phục hồi 64
Biểu đồ 3.5 Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập 68
Biểu đồ 3.6 Tình cảm của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ 70 Biểu đồ 3.7 Hành vi của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ trong lớp học 72
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ iv
Mục lục v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu về tự kỷ 5
1.1.2 Các nghiên cứu về thái độ với trẻ tự kỷ 7
1.2 Tổng quan về thái độ 9
1.2.1 Các thuyết về thái độ 10
1.2.2 Khái niệm thái độ 12
1.2.3 Đặc điểm của thái độ 15
1.2.4 Cấu trúc của thái độ 16
1.2.5 Chức năng của thái độ 18
1.2.6 Các cơ chế hình thành thái độ 19
1.2.7 Các yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển thái độ 21
1.3 Tổng quan về tự kỷ 22
1.3.1 Khái niệm tự kỷ 22
Trang 81.3.2 Chẩn đoán tự kỷ 25
1.3.3 Nguyên nhân của tự kỷ 30
1.3.4 Phân loại tự kỷ 32
1.3.5 Giáo dục và điều trị cho trẻ tự kỷ 32
1.4 Tổng quan về giáo viên mầm non 35
1.4.1 Định nghĩa về giáo viên, giáo viên mầm non 35
1.4.2 Vai trò của giáo viên mầm non 36
1.4.3 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên mầm non 37
1.4.4 Cấu trúc nhân cách của người giáo viên mầm non 39
1.4.5 Phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non 40
1.4.6 Thái độ của giáo viên mầm non về tự kỷ 42
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 43
2.1.1 Trường mầm non Cầu Diễn – Huyện Từ Liêm – Hà Nội 43
2.1.2 Trường mầm non Hoàng Gia – Quận Cầu Giấy – Hà Nội 44
2.1.3 Trường mầm non Vườn Tài Năng – Quận Ba Đình – Hà Nội 44
2.1.4 Trường mầm non Tân Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội 44
2.1.5 Trường mầm non Tuổi Hồng – Quận Hoàng Mai – Hà Nội 45
2.2 Mẫu nghiên cứu 45
2.3 Tiến trình nghiên cứu 46
2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận 46
Trang 92.3.2 Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu 47
2.4 Phương pháp nghiên cứu 47
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 47
2.4.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 47
2.4.3 Phương pháp thống kê toán học 49
2.5 Đạo đức nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về tự kỷ 51
3.1.1 Nhận thức của giáo viên về tự kỷ 51
3.1.2 Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ 52
3.1.3 Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ 55
3.1.4 Nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ 57
3.1.5 Nhận thức của giáo viên về cáchchẩn đoán trẻ tự kỷ 60
3.1.6 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ 61
3.1.7 Nhận thức của giáo viên về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ 63
3.1.8 Nhận thức của giáo viên về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ 64
3.1.9 Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 66
3.1.10 Mối quan hệ giữa nhận thức của giáo viên với những đặc điểm cá nhân của giáo viên 68
3.2 Cảm xúc của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ 69
3.3 Hành vi của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ 71 3.4 Mối quan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi của giáo viên
Trang 10với trẻ tự kỷ 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Khuyến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tự kỷ là một dạng rối loạn về phát triển và đang nhận được sự quan tâm ngày càng sâu rộng của giới khoa học và xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Trẻ bị rối loạn tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày
Tỷ lệ trẻ tự kỷ trên thế giới ngày càng gia tăng Vào tháng 3/2012, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC1) đã rà soát lại một cách kỹ lưỡng tỉ lệ ước lượng số người mắc rối loạn tự kỷ trong nước Mỹ Con số mới là 1trong 88 trẻ em Con số này đại diện cho sự gia tăng 23% so với báo cáo vào năm 2009 của CDC, là 1 trong 110 trẻ em Tỷ lệ này tăng 78% so với kết quả báo cáo năm 2007, ước tính là 1 trong 150 Tương đồng với những con số ước lượng trước đây, những con số mới vẫn nghiêng về các trẻ nam, ước lượng tỉ lệ số trẻ nam mắc rối loạn này là 1 trong 54, so sánh với
tỉ lệ trẻ nữ có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ là 1 trong 252 trẻ [27]
Cho đến nay,Việt Nam chưa có điều tra thống kê chính thức về số lươ ̣ng trẻ tự kỷ Nếu ước lượng theo tỷ lệ của nước Anh thì Việt Nam hiện có 83 triệu dân, sẽ có khoảng trên 160.000 người tự kỷ Thạc sỹ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Từ năm 2008–2011, trong tổng số
76 trẻ được chẩn đoán xác định là tự kỷ ởđộ tuổi từ 20 tháng đến 7 tuổi vào điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thì tỷ lệ trẻ có rối loạn
tự kỷ là 8 bé trai/1 bé gái và trẻ ở thành thị có rối loạn tự kỷ nhiều hơn trẻ ở nông thôn.Tuổi thấp nhất khi nhập viện lần đầu của trẻ là 20 tháng tuổi và tuổi lớn nhất là 68 tháng tuổi; khoảng 12% số trẻ được phát hiện các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ trước 2 tuổi; 19,74% số trẻ được phát hiện là do cô giáo chứ không phải là bố mẹ hay ông bà; 56,58% trẻ được phát hiện rối loạn nhờ dấu hiệu trẻ chậm nói[28]
1
Centers for Disease Control and Prevention www.cdc.gov
Trang 12Ở Việt Nam, dư luận bắt đầu quan tâm tới tự kỷ cách đây hơn 10 năm,
do vậy vấn đề này còn khá mới mẻ với đa số người dân Thông tin về tự kỷ tràn lan trên thông tin đại chúng, khiến cho người dân nói chung, các bậc phụ huynh có con em mắc hội chứng tự kỷ hoang mang và không tránh khỏi những nhầm lẫn trong khi tiếp cận vấn đề này Ngoài gia đình của trẻ tự kỷ, giáo viên mầm non là những người đầu tiên tiếp xúc với trẻ đồng thời chăm sóc, giáo dục trẻ Họ là những người có cơ hội để phát hiện sớm những trẻ có biểu hiện của rối loạn tự kỷ Như chúng ta đều biết, việc phát hiện, chẩn đoán
và can thiệp sớm là chìa khóa cho sự hòa nhập và tiến bộ của trẻ tự kỷ Nếu giáo viên có thể phát hiện, tư vấn kịp thời và đúng đắn cho phụ huynh từ đó có những biện pháp đánh giá và có hướng can thiệp phù hợp Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên mầm non nào cũng có những hiểu biết, nhận thức đúng đắn về tự kỷ và phản ứng phù hợp đối với trẻ tự kỷ Điều này có thể gây nên thái độ kỳ thị, sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như việc hòa vào cộng đồng, đây là một thiệt thòi cho các em và cho gia đình
Thực tế cũng có quá ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này Phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về thái độ của cha mẹ trẻ tự
kỷ, các phương pháp giáo dục hay bàn luận đến các biện pháp hỗ trợ trẻ tự
kỷ hòa nhập nhưng lại chưa chú ý đến lĩnh vực nhận thức của các giáo viên
về vấn đề này
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, số trẻ trong độ tuổi mầm non khá lớn vì thế việc giáo viên mầm non có nhận thức đúng đắn về tự kỷ là điều cần thiết Bởi đây là cấp học đầu đời của trẻ, sự giáo dục trẻ ở giai đoạn này là nền móng cho trẻ phát triển sau này Mặt khác, lứa tuổi mầm non cũng là độ tuổi
có thể chẩn đoán, nhân biết trẻ tự kỷ rõ ràng và trẻ có thể tiến bộ nếu được
nhận biết và can thiệp sớm Với những lý do trên thì tôi lựa chọn đề tài: “Thái
độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Thành Phố Hà Nội về tự kỷ”
Trang 132 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng sự hiểu biết và thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn tự kỷ, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về tự kỷ
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 116 giáo viên mầm non hiện đang giảng dạy ở
5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Trường mầm non Cầu Diễn – Huyện Từ Liêm; Trường mầm non Hoàng Gia – Quận Cầu Giấy; Trường mầm non Vườn Tài Năng – Quận Ba Đình; Trường mầm non Tuổi thơ – Phường Hoàng Văn Thụ - Quận Hoàng Mai; Trường mầm non Tân Mai – Phường Tân Mai – Quận Hoàng Mai
- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của giáo viên mầm non về tự kỷ ở trẻ
4 Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, một bộ phận giáo viên mầm non có nhận thức sai lệch về rối loạn tự kỷ ở trẻ và có thái độ kỳ thị với trẻ và cha mẹ có con bị rối loạn tự kỷ
- Nếu giáo viên mầm non có được nhận thức đúng đắn về rối loạn tự kỷ,họ sẽ có cảm xúc và hành vi phù hợp hơn với trẻ và gia đình
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu lý luận:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tự kỷ, nhận thức và thái độ của giáo viên mầm non về tự kỷ Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các khái niệm về tự kỷ,
về thái độ và về giáo viên mầm non
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu, tìm hiểu thực trạng thái
độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội về tự kỷ
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thái độ cho giáo viên mầm non
Trang 146 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nhận thức của giáo viên mầm non
- Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội
- Khách thể: 116 giáo viên mầm non đang giảng dạy trên địa bàn thành phố Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về tự kỷ, thái độ, thái độ về tự kỷ ở giáo viên bằng việc tham
khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, v.v
7.2 Điều tra bằng bảng hỏi
Một phiếu hỏi về thái độ đối vớitự kỷ sẽ được xây dựng để điều tra trên khách thể nghiên cứu của đề tài này – là các giáo viên mầm non Kết quả thu được từ phiếu hỏi tìm hiểu thực trạng thái độ và cách ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ Phiếu hỏi này bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm tìm hiểu từng khía cạnh trong thái độ của giáo viên với tự kỷ
7.2.1 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả thu được từ bảng hỏi
Các thông tin sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
kỷ trong các gia đình có một người bị tự kỷ là 4,5% đến 10% (Landa R – 2006) Các nghiên cứu gần đây không tìm ra mối liên quan giữa tỷ lệ mắc tự
kỷ với đẳng cấp xã hội hoặc màu da (Yeargin – Allsopp và cộng sự - 2003) Theo Formbonne (2003) tỷ lệ bại não ở trẻ tự kỷ là 2%, hội chứng Down là 1,3%, khiếm thính và khiếm thị là 1,7% Folstein và Mankoski (2000) tìm thấy mối liên quan giữa tự kỷ và rối loạn nhiễm sắc thể 7q31 Buxbaum và cộng sự (2001) nhận thấy bất thường nhiễm sắc thể số 2 gặp trong trẻ tự kỷ
Tỷ lệ tự kỷ cũng thay đổi theo thời gian Baird và cộng sự năm 2002 đưa ra tỷ lệ mắc là 3,08‰ nhưng đến năm 2006 thì tỷ lệ này đã tăng lên 3,89‰ và đến năm 2007 theo Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh của Mỹ (CDC) là 6,6‰
* Nghiên cứu về phát hiện sớm tự kỷ:
Các nghiên cứu về phát hiện sớm tự kỷ có một vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả can thiệp Do vậy đã có nhiều công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ Baird và cộng sự đã sử dụng thang đo M-CHAT
để sàng lọc 16.000 trẻ ở lứa tuổi 18 tháng cho thấy M-CHAT có độ nhạy thấp (40%), tuy nhiên độ đặc hiệu lại rất cao (98%) M-CHAT đã được sử dụng để
Trang 16phát hiện rối loạn tự kỷ nhưng không dùng cho tất cả các rối loạn phát triển lan tỏa M-CHAT – 23 cho kết quả độ nhạy của công cụ này là 99,9% Virgina.W
và cộng sự (2004) đã sàng lọc 213 trẻ nhỏ tuổi từ 18 đến 24 tháng ở Trung Quốc bằng M-CHAT – 23 cho thấy bảng kiểm này có độ nhạy 93,1% và độ đặc hiệu 84,8% Dumont – Mathieu T (2005) đã sử dụng M-CHAT – 23 để sàng lọc 1.293 trẻ và tìm thấy độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 99% Như vậy có thể thấy M-CHAT – 23 là một công cụ sàng lọc tin cậy trong chẩn đoán sớm tự kỷ
Chẩn đoán sớm tự kỷ liên quan nhiều đến việc phát hiện của cha mẹ về
sự khác thường của trẻ Chẩn đoán sớm tự kỷ liên quan nhiều đến việc phát hiện của cha mẹ về sự khác thường của trẻ, có thể kể đến các nghiên cứu của Bron – Cohen (2000) và Siklos, Kerns (2007), De Giacomo và Fombonne (1998), Filipek (2000), Conrod và cộng sự (2004) Các nghiên cứu này đều chỉ
ra việc cha mẹ có lo lắng đầu tiên về trẻ là sự chậm phát triển ngôn ngữ và có
sự lo lắng về bất thường trong quan hệ xã hội
Để đánh giá mức độ tự kỷ, CARS được xem là công cụ có giá trị với độ nhạy 92 – 98% và độ đặc hiệu 85%
Hiện nay thế giới đang có xu hướng nghiên cứu để phát hiện tự kỷ ở trẻ sơ sinh Như vậy, phát hiện sớm tự kỷ vẫn còn là lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu
* Nghiên cứu về can thiệp sớm Y tế và giáo dục:
- Can thiệp y học: Thuốc, chế độ dinh dưỡng (cho trẻ kiêng một số thực phẩm chứa các chất gây hại cho hoạt động của hệ thần kinh), công nghệ hóa – sinh (giải độc hoặc điều chỉnh những chất gây ảnh hưởng đến hoạt động của
hệ thần kinh) Các biện pháp can thiệp này xuất phát từ quan điểm xem rối loạn phổ tự kỷ xuất phát từ các nguyên nhân về thể chất
- Can thiệp sớm phục hồi chức năng: Can thiệp sớm có ý nghĩa quan trọng với bản thân trẻ có rối loạn tự kỷ, gia đình và xã hội Can thiệp sớm có ý nghĩa quan trọng với bản thân trẻ có rối loạn tự kỷ, gia đình và xã hội Hiện nay có hơn 30 phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong can thiệp cho
Trang 17trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, có thể kể ra các phương pháp như ABA, TEACCH, PECS, RDI, DIR v.v Riêng nghiên cứu về phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) từ năm 1987 – 2006 đã có hơn 500 công trình nghiên cứu được công bố
- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là hình thức giáo dục trong đó, trẻ có rối tự kỷ học cùng lớp với trẻ em bình thường Giáo dục hòa nhập được xem là mục tiêu cao nhất mà can thiệp cho trẻ có tự kỷ hướng tới và cũng là hình thức giáo dục ưu việt nhất cho sự phát triển của đa số trẻ có rối loạn tự kỷ
Mặc dù chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn về một số vấn đề cơ bản liên quan đến tự kỷ (như nguyên nhân dẫn đến trẻ có rối loạn tự kỷ, xem rối loạn tự kỷ là một rối loạn phát triển thể chất hay tinh thần v.v.) song có thể nói rằng những thành tựu trong nghiên cứu về tự kỷ là rất đáng kể, điều này được thể hiện qua các phương pháp ngày càng hoàn thiện
1.1.2 Các nghiên cứu về thái độ với trẻ tự kỷ
1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
L.Wing đã thống kê một số quan điểm tranh luận về các yếu tố ảnh hưởng tới cách thức ứng xử của trẻ tự kỷ
- Cách ứng xử có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thường là dở hơn khi ở nhà do cha mẹ có những đòi hỏi dồn dập bắt trẻ phải chú ý và khá hơn khi ở trường hoặc buồng bệnh có tổ chức hơn
- Cách ứng xử có thể thay đổi tùy theo người với đối tượng trẻ tự kỷ Cách ứng xử sẽ khá hơn nếu người đó có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tự
kỷ hơn là khi người đó chưa có kinh nghiệm hoặc là khi đối tượng ở trong các nhóm không có sự sắp xếp theo trật tự
- Quá trình giáo dục có tác động tới mẫu hình ứng xử Khi nhận biết điều này, cha mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu được rằng việc trẻ tự kỷ thiếu khả năng ứng xử xã hội có liên quan tới việc chúng không được yêu thương chăm sóc [21]
Trang 18Gregor và Campbell (2001) đã nghiên cứu về thái độ của giáo viên Scotland về việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ vào trường bình thường Họ làm nghiên cứu trên 23 chuyên viên và 49 giáo viên trong đó 22 giáo viên có kinh nghiệm làm việc với tự kỷ và 27 người không có kinh nghiệm Người tham giađược hỏi về những thuận lợi và khó khăn của việc hòa nhập cho trẻ mắc chứng tự kỷ và khả năng học tập, phát triển của trẻ Một số ít giáo viên cho rằng trẻ cần được học hòa nhập khi có thể Những người có kinh nghiệm làm việc với tự kỷ thì tự tin rằng có thể ứngphó với trẻ tự kỷ hơn là các giáo viên chưa có kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ Nhiều giáo viên lo ngại rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến những học sinh bình thường khác, song họ cũng sẵn sàng giúp trẻ tham gia học hòa nhập Những giáo viên có kinh nghiệm cũng thừa nhận những bất lợi mà cả 2 nhóm học sinh gặp phải và nhấn mạnh rằng sự thành công của việc học hòa nhập phụ thuộc vào mỗi cá nhân
Trong một nghiên cứu về thái độ của giáo viên đối với trẻ em mắc tự kỷ
ở Tây Ban Nha, các tác giả Park, Chitiyo (2010) tìm ra rằng thấy hầu hết các giáo viên có thái độ tích cực với trẻ có chứng tự kỷ
Cũng tại Tây Ban Nha, vào năm 2006, nhóm tác giả Rodríguez, Saldaña, và Moreno thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu thái độ của giáo viên giáo dục đặc biệt đối với học sinh có rối loạn tự kỷ Có 69 giáo viên giáo dục đặc biệt đã được phỏng vấn về nhận thức về việc giáo dục trẻ tự kỷ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một cái nhìn tích cực và sự mong đợi của giáo viên liên quan đến giáo dục trẻ tự kỷ
Zaid (2006) đã thực hiện nghiên cứu trường hợp trên hai giáo viên về thái độ của giáo viên đặc biệt đối với học sinh mắc chứng tự kỷ tại trường ở Cô-oét Nghiên cứu này đã khuyến nghị bộ giáo dục Cô-oétvà các trường học cải thiện chương trình giáo dục để có thể hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục trẻ
Trang 191.1.2.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Liên - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội năm 2009, với đề tài “Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ” Trong luận văn tác giả đã chỉ
ra một số kết luận về thái độ, bao gồm nhận thức, tình cảm và hành vi của cha
- Về hành vi: Cha mẹ thương yêu, chăm sóc, chiều chuộng hơn những người con khác tuy nhiên thường ít cho các con tham gia liên hoan, vui chơi cùng gia đình, cộng đồng Cha mẹ chăm sóc con thiếu khoa học và đa số cha mẹ đưa con đến trung tâm y tế hoặc cơ sở chăm sóc giáo dục đặc biệt,
mà chưa tìm ra được mô hình chăm sóc con hợp lý là kết hợp chăm sóc giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội nhằm tạo điều kiện để phát triển hiệu quả nhất
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Hương trường Đại học
sư phạm Hà Nội với đề tài: “Nghiên cứu Stress ở các bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ” Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra rằng: Mức độ Stress ở cha mẹ thường xuyên diễn ra bởi sự lo lắng về sức khỏe cũng như sự
kì thị của xã hội tới các con
1.2 Tổng quan về thái độ
Thái độ là một nhân tố cơ bản và quan trọng trong đời sống tâm lý con người, vì vậy nó đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu từ rất lâu Nhiều tác giả đã đưa ra lý thuyết cũng như cấu trúc của thái độ
Trang 201.2.1 Các thuyết về thái độ
Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein phát triển lý thuyết hành động hợp lý trên cơ sở giả định rằng con nguời thường hành xử theo cách nhạy cảm, tính đến thông tin và thái độ của mình trong hành động
Trong mô tả này xuất phát từ sự kết hợp hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là thái độ của cá nhân trái với hành vi hay những quan điểm của họ Thứ hai là nhận thức áp lực xã hội của cá nhân phải thực hiện hay không thực hiện hành động, điều này gọi là tiêu chuẩn chủ quan Có nghĩa là chúng ta chú ý thực hiện một hành vi nếu chúng ta đánh giá nó tích cực và thấy rằng hành vi đó đã được xã hội chấp nhận, ủng hộ, chúng ta thuờng hành động theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn thuờng có trong xã hội Những điều này dựa vào kinh nghiệm của bản thân truớc một sự vật hiện tượng nào đó, trên cơ sở kinh nghiêm gắn kết với hành vi của chúng ta theo một tình huống cụ thể, từ đó đánh giá hành
vi đó là hợp lý hay không hợp lý, khi đó sẽ hình thành nên thái độ của cá nhân
Những tiêu chuẩn xã hội này chủ yếu nằm trong một nhóm xã hội cụ thể Và khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội nào đó sẽ cũng thực hiện theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực này
Thuyết cân bằng của Heider: Ông cho rằng tìm hiểu nhận thức hay quan điểm của con người về các mối quan hệ của họ là tiền đề để tìm hiểu các hành
vi xã hội của họ Theo ông con nguời luôn có mong muốn thái độ của mình sẽ luôn nhất quán với nhau, do đó nếu nó không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng nhận thức, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng cho con nguời, vì vậy họ sẽ luôn có xu huớng tìm kiếm sự cân bằng trong thái độ
Heider áp dụng nguyên tắc cân bằng bộ đôi và bộ ba trong việc tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân và tìm hiểu thái độ Mối quan hệ dễ chịu giữa hai nguời là cân bằng bộ đôi, nếu mối quan hệ mất cân bằng sẽ gây nên sự hiểu lầm, căng thẳng và có thể phá vỡ mối quan hệ Ông cho rằng căng thẳng tạo nên bộ ba, mất cân bằng cũng tạo ra áp lực thay đổi sao cho chúng ta lấy lại sự
Trang 21cân bằng nhận thức Những điều này liên quan đến những tình huống trực tiếp
và cụ thể khác nhau
Sau này, các nhà nghiên cứu thường có cái nhìn tích cực hơn so với bộ
ba và đánh giá rằng con người chúng ta thường có thái độ tích cực nhiều hơn
là tiêu cực Chúng ta thấy bộ ba có thái độ tích cực giữa một cá nhân với một đối tượng thái độ dễ học và dễ nhớ hơn
Thuyết đồng hoá tương phản: Sherif và Hovland cho rằng con người thường sử dụng kinh nghiệm cá nhân của riêng mình như mọt chuẩn đánh giá các phát biểu khác Vì thế nếu cá nhân đó nhận thấy rằng việc đó là có thể chấp nhận được sẽ đánh giá có lợi hơn và tích cực hơn giống với suy nghĩ của
họ so với thang điểm chung Điều này gọi là tác dụng đồng hoá
Từ đó hai ông dự đoán rằng có tác dụng tương phản tức là ta sẽ có đánh giá và phát biểu mang tính cực đoan tiêu cực hơn nếu nó trái với nhìn nhận kinh nghiệm của cá nhân ta Và nếu những phát biểu này mang tính kinh nghiệm cá nhân trong một giới hạn nhất định nào đó thì ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ đó được, và nó nằm trong một phạm vi gọi là phạm vi chấp nhận được Con người cũng sẽ dễ dàng thay đổi những quan niệm của mình về một sự vật hiện tượng nào đó để những phát biểu và hành vi của mình trở nên phù hợp hơn so với người khác và so với những chuẩn mực chung Thái độ này dễ dàng thay đổi nếu những quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của họ về một điều gì đó là không được chắc chắn lắm
Đôi khi phát biểu rất cực đoan tạo ra tác dụng mà Sherif và Hovland gọi là tác động dội lại Sự tương phản được hình thành do sự khác nhau giữa phát biểu và giá trị riêng của cá nhân mạnh đến mức tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trái ngược với thái độ theo chủ ý Mặc dù hầu hết nhũng tác động dội lại là không phổ biến, chúng ta thường có những khuynh hướng bị những phát biểu rơi vào phạm vi chấp nhận tác động vì chúng ta đang đồng hóa chúng dễ hơn
Trang 221.2.2 Khái niệm thái độ
Cũng như những khái niệm khác là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
“thái độ” có nội hàm hết sức phức tạp Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, thì đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía cạnh của thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này Mỗi nhà nghiên cứu dựa vào giả thuyết nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của mình đã đưa ra những định nghĩa khác nhau
Khi nói tới định nghĩa về thái độ từ trước tới nay, chúng ta không quên nhắc lại khái niệm thái độ đã được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918 của hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki Hai nhà tâm lý học
này cho rằng: “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”
Khi đó thái độ được coi là trạng thái xúc động của cá nhân đối cới các giá trị,
ý nghĩa, lý tưởng của đối tượng xã hội cụ thể hoặc là trạng thái ý thức của cá nhân phù hợp với một số giá trị xã hội Như vậy, W.I.Thomas và F.Znaniecki
đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân
Năm 1935, trong tác phẩm “Sổ tay tâm lý học xã hội”, G.W.Allport đã cho rằng khái niệm thái độ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm lý học hiện đại của Mỹ Trong một bài viết tổng kết các nghiên cứu
về thái độ, Allport đã liệt kê 17 định nghĩa về thái độ Từ đó, ông cho rằng:
“Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với các phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà
nó quan hệ” [5, tr.319]
Như vậy, trong định nghĩa này Allport đã quy thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt thần kinh cho hoạt động của chủ thể, thái độ là sự định hướng, chuẩn bị cho hoạt động của chủ thể Định nghĩa này đã được khá nhiều nhà tâm lý học thừa nhận vì nó đã trả lời được các vấn đề: Thái độ là gì, nguồn gốc
Trang 23thái độ ở đâu, thái độ có vai trò chức năng gì? Tuy nhiên, tác giả lại chưa đề cập đến vai trò của nhu cầu, động cơ cá nhân và môi trường xã hội đối với quá trình hình thành thái độ
Trong từ điển Sinh học: “Thái độ là dáng vẻ, cách, những biểu hiện bên
ngoài của tình cảm ý nghĩa của một người nào đó đối với công việc hay đối với người khác”[15, tr.537]
Trong khi đó, khi nghiên cứu về thái độ, một nhà tâm lý học Xô Viết
không sử dụng khái niệm “thái độ” mà dùng thuật ngữ tương đương là “tâm
thế” khi giải thích hành vi của con người, mà điển hình là D.N.Uznatze với
“thuyết tâm thế” D.N.Uznatze cho rằng “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đối lập lại với các trạng thái tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó
là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể v.v Tính khuynh hướng năng động mà tâm thế là một yếu tố toàn vẹn theo một khuynh hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định Đó là sự phản ánh cơ bản, đầu tiên đối với tác động của tình huống, mà trong đó, chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”[5, tr.321]
Như vậy, hầu hết các định nghĩa đều giải thích “thái độ” dưới góc độ chức năng của nó Thái độ định hướng hành vi, ứng xử của con người Nó thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản ứng của con người tới đối tượng có liên quan
Trong từ điển “Các thuật ngữ Tâm lý và phân tâm học” xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng:“Thái độ là một trạng thái ổn định, bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ta ra sao mà chúng ta được nhận thức ra sao Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động, có liên quan đến đối tượng”[2, tr.12]
Trang 24Ở Việt Nam cũng có những tác giả và tài liệu đề cập đến thái độ Từ
điển Tiếng Việt doHoàng Phê chủ biên đưa ra định nghĩa“Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự kiện nào đó trước một vấn đề” [14, tr.940]
Trong Từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện, tác giả đưa ra khái
niệm về thái độ là “Trước một số đối tượng nhất định, như hàng hóa nào đó hoặc một ý tưởng nào đó (chính trị, tôn giáo, triết lý v.v.) nhiều người có những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối, như đã sẵn có những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó”[20, tr.356]
Như vậy, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ có khác nhau nhưng các định nghĩa đều có điểm chung cho rằng Thái độ là cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, vấn đề xã hội nhất định
Qua đó ta thấy cả trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ, mỗi định nghĩa thường tiếp cận dưới một góc độ
nhưng đều có những điểm chung nhất định về khái niệm thái độ
Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ do sự khác nhau khi xuất phát, nhưng những quan điểm trên đều có điểm chung:
- Thái độ là trạng thái tinh thần có tính chất đặc trưng của con người
- Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng và là trạng thái luôn gắn bó với một đối tượng, một tình huống nào đó có liên quan tới chủ thể
- Thái độ có được dựa trên kinh nghiệm có trước
- Thái độ có chức năng điều khiển, tác động tới hành vi con người Qua việc phân tích khái niệm của các tác giả về thái độ, nắm bắt được những nội hàm cơ bản trong khái niệm thái độ, chúngtôi xin rút ra khái niệm
thái độ cho đề tài của mình như sau:“Thái độ là trạng thái tâm lý của cá nhân gắn liền với một đối tượng, một tình huống cụ thể nào đó mà qua đó cá nhân biểu hiện hành động của mình theo một định hướng nhất định Thái độ có tác
Trang 25dụng điều chỉnh, ảnh hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống và khách thể mà nó tham gia sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng”
1.2.3 Đặc điểm của thái độ
Năm 1957 G.W.Allport đã đưara 5 đặc điểm của thái độ:
- Thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh
- Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng
- Thái độ là trạng thái có tổ chức
- Thái độ đựoc hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ
- Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi
Ngoài ra theo các nhà tâm lý học, không phải tất cả các thái độ đều giống nhau mà giữa các chủ thể khác nhau, có thể có thái độ khác nhau về cùng một đối tượng hoặc cùng một chủ thể nhưng có thể lại có thái độ rất giống nhau về các đối tượng khác nhau Tuy nhiên, mỗi thái độ đều có những đặc điểm quan trọng như sau:
- Tính phân cực: Thái độ với cùng một đối tượng nhưng với các chủ thể khác nhau, mỗi người có thể có thái độ tích cực, ủng hộ hay phản đổi
- Tính mức độ: Ủng hộ hay phản đối nhiều hay ít Một nhóm chủ thể cùng có thái độ ủng hộ với đối tượng nào đó nhưng mức độ nhiều hay ít ở một chủ thể lại khác nhau
- Cường độ:Liên quan tới tính mức độ và sự thể hiện hành vi Một chủ thể có cường độ thể hiện thái độ tích cực đối với đối tượng càng nhiều thì mức
Trang 26khiến chủ thể đó luôn có xu hướng thể hiện thái độ đó ra ngay cả khi không được hỏi về nó
Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyết định hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ ở bên ngoài hay những cảm xúc bên trong cá nhân Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ của con người
1.2.4 Cấu trúc của thái độ
Sự tồn tại của nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về thái độ dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của thái độ Có người cho rằngthái
độ gồm cấu trúc bên trong và bên ngoài Cấu trúc bên trong của thái độ bao gồm những thuộc tính tạo nên mặt nội dung của thái độ như nhu cầu, hứng thú, niềm tin, tình cảm, kinh nghiệm Cấu trúc bên ngoài bao gồm những yếu
tố tạo nên phương thức biểu hiện của thái độ nhưkhí chất, thói quen, trạng thái tâm sinh lý v.v.Cả nội dung và phương thức thể hiện của thái độ chỉ được bộc
lộ khi được biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bằng hành vi, cử chỉ, lời nói, nét mặt
Tuy nhiên phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với cấu trúc 3 thành phần của thái độ do Smith (1942) đưa ra Theo ông thái độ bao gồm nhận thức, cảm xúc và hành vi của cá nhân với đối tượng
+ Yếu tố nhận thức: Nhận thức là kiến thức của cá nhân về đối tượng
của thái độ, cho dù kiến thức đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không.Nhận thức là yếu tố tiền đề, đầu tiên của thái độ, klhi đứng truóc một đối tượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không biết gì
về đối tượng đó
Con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác, ở mức độ cao là nhận thức lý tính bao gồm tư duy, tưởng tượng Hai mức độ này có mối quan hệ
Trang 27chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người Nhận thức trong cấu trúc của thái độ thể hiện chủ yếu ở những quan điểm, những đánh giá của chủ thể về đối tượng của thái
độ Đặc biệt một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhận thức của thái
độ là quan điểm và đánh giá về mối quan hệ mà đối tượng của thái độ có được đối với mục đích quan trọng nào đó.Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức kinh nghiệm, nhờ tri thức có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc
và có khả năng đánh giá đối tượng
+ Yếu tố cảm xúc: Cảm xúc là thái độ rung cảm của cá nhân đối với sự
vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con người Thể hiện ở sự hài lòng, dễ chịu, đồng cảm, vui sướng, mừng rỡ hoặc khó chịu, bất bình, tức giận v.v tức là có cảm tình hay không có cảm tình với đối tượng và ở sự rung động, quan tâm chú ý đến đối tượng.Cảm xúc là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện tượng xảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết đến việc thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu của cá nhân
Cảm xúc thúc đẩy con người trong hoạt động, giúp họ vượt qua khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cá nhân nhận thức về đối tượng Chính xúc cảm tình cảm đã làm cho tư duy về đối tượng tốt hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ Vì vậy yếu tố cảm xúc được xem như một chỉ bảo quan trọng khi nghiên cứu về thái độ.Tuy nhiên trong quan hệ với đối tượng, cảm xúc luôn luôn mang sắc thái chủ quan của cá nhân Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối tượng những thuộc tính mà có thể đối tượng không
có, tạo nên sự nhân thức sai lệch về đối tượng “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, phản ánh rõ ràng ảnh hưởng của tình cảm với nhận thức
+ Yếu tố hành vi: Hành vi được coi như là một cấp độ của thái độ, đó là những
biểu hiện ra bên ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân với đối tượng của thái độ và chia làm hai loại làhành vi tích cực và hành vi tiêu cực Hành vi có thể biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá còn thái độ bên trong
Trang 28đối tượng với hành vi đó của bản thân được thể hiện ở sự tự đánh giá theo chuẩn mực mà chủ thể đã cảm nhận
Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau Trong thực tế yếu tố tình cảm thường chứa đựng các yếu tố ý thức và yếu tố hành vi có các khía cạnh của yếu tố tình cảm Có nghĩa là nếu một người nào đó thích đối tượng của thái độ (Yếu tố tình cảm) thì tin rằng đối tượng sẽ dẫn đến một điều gì đó tốt đẹp, (yếu tố ý thức) và có xu hướng hành động một cách tích cực với đối tượng, có những hành vi mang tính tích cực nhiều (Yếu tố hành vi) Tuỳ theo tình huống mà một thành phần nào đó chiếm vị trí chủ đạo chi phối hành vi cá nhân Cấu trúc 3 thành phần là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu về vấn đề này
Ba thành phần nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Tuỳ theo từng tình huống từng hoàn cảnh mà các thành phần này có mức độ tham gia nhiều hay ít, thành phần nào giữ vai trò chủ đạo Chi phối hành vi cá nhân Cấu trúc ba thành phần này là cơ sở cho cho việc xây dựng các thang đo về thái độ [12, tr.596]
Biểu đồ 1.1 Cấu trúc ba thành phần của thái độ 1.2.5 Chức năng của thái độ
Con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động đa dạng của môi trường chính là nhờ khuôn mẫu các thái độ mà chúng ta có Điều này
Xúc cảm
Thái
độ
Trang 29có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân Qua các nghiên cứu ta
có thể thấy thái độ có một số chức năng cơ bản sau:
a Chức năng thích nghi: Nhằm đạt mục đích đề ra từng trường hợp cá
nhân thay đổi thái độ tác động của môi trường (chẳng hạn thái độ a dua, lựa chiều do tác động ý kiến số đông)
b Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm sức lực, năng lực thần
kinh cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình thành
c Chức năng thể hiện giá trị: Thông qua sự đánh giá một cách có chọn
lọc về đối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành động, cũng như sẵn sàng hành động, cá nhân thể hiện giá trị nhân cách của mình
d Chức năng tự vệ: Trong tình huống có xung đột nội tâm (giữa các suy
nghĩ, niềm tin, có khi là giữa các thái độ và hành vi) con người thường tìm cách bào chữa, tìm lí do giải thích, thậm chí tìm một người nào đó chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp lí hoá hành vi của mình Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng Thái độ mới sẽ giúp con người giảm bớt “bất đồng nội tâm”
e Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng được các
nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả vì ảnh hưởng của thái độ đảm bảo sự tham gia của cá nhân vào cuộc sống xã hội, qui định phương thức hành động, mối quan hệ của cá nhân với người khác [13,tr.495] Và do đó, quyết định tính chất
và mức độ tham gia của họ vào sự phát triển xã hội
1.2.6 Các cơ chế hình thành thái độ
Trên cơ sở nghiên cứu về thái độ với tư cách là một khái niệm trước hết
là của tâm lý học xã hội, H.Hipsơ và F.Phorvec đã đi đến phân tích và kết
luận Theo hai ông: “Thái độ có được về cơ bản thông qua bốn cơ chế tâm lý
xã hội khác nhau là: bắt chước, đồng nhất hoá, dạy bảo và hướng dẫn”[6,
tr.172]
Trang 30Tuy nhiên cần đặc biệt nhấn mạnh rằng trong đời sống thực tế, các cơ chế này dĩ nhiên không bao giờ bắt gặp riêng rẽ và dưới hình thức thuần tuý Thực tế là sự hoà trộn linh hoạt những cơ chế này tuỳ theo lứa tuổi, đặc tính hoạt động của nhóm v.v
a Bắt chước: là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát Trong
đó con người học các phương thức hành vi mà không cần sử dụng những kĩ thuật giáo dục, giáo dục theo một phương thức nào đó Bắt chước là một quá trình luyện tập tự phát và những năng lực theo nghĩa đen của nó- là sự bắt chước được tiếp thu từ khi còn rất nhỏ
Thông thường trong xã hội, những người có nhiều kinh nghiệm, những người thành thạo trong một lĩnh vực nào đó thường được người khác bắt chước theo Ví dụ: Các ca sĩ, cầu thủ bóng đá hay các danh nhân nổi tiếng thường được nhiều người học và làm theo những cách ăn mặc, cách nói chuyện hay học cách đi của anh ta, chị ta hoặc ông ta v.v
b Đồng nhất hoá: là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với các
cá nhân khác của nhóm này hay nhóm khác dựa trên mối dây liên hệ cảm xúc
và qua đó chuyển những chuẩn mực, những giá trị vào thế giới nội tâm của mình Đồng nhất hoá là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc tính, tình cảm, mong muốn của mình
Đồng nhất hoá là sự tự đặt mình vào người khác, chuyển dịch bản thân mình vào phạm vi không gian và hoàn cảnh của người khác để đẫn đến việc đồng nhất hoá ý nghĩa cá nhân của người đó Kiểu đồng nhất này cho phép mô hình hoá phạm vi có ý nghĩa của đối tượng giao tiếp, đảm bảo quá trình hiểu biết lẫn nhau
c Giảng dạy (tập luyện): là một hình thức hình thành thái độ trong đó
cá nhân được người khác tác động đến một cách chủ động, có mục đích, bằng cách: trực tiếp thông báo, truyền thụ những vấn đề cần thiết Giảng dạy là một hình thức truyền đạt thông tin đặc biệt
Trang 31d Chỉ dẫn (Sự hướng dẫn): là một phương thức xây dựng thái độ có
hiệu quả nhất nhưng cũng khó nhất Ở đây yêu cầu người được hướng dẫn phải tiến hành dạng hoạt động nhất định, tích cực theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn Có như thế, họ mới phát triển những thái độ nhất định (cần thiết) mà người hướng dẫn không cần trực tiếp chỉ dẫn về việc xây dựng thái
độ hay không cần can thiệp
1.2.7 Các yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển thái độ
a Thái độ hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu
Người ta sẽ hình thành thái độ tích cực với các khách thể có lợi, tiêu cực với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả mãn các nhu cầu nhất định của họ
b Thái độ được hình thành bởi các thông tin
Các thông tin mới thường hình thành nên các thái độ phù hợp, hài hoà với các thái độ có liên quan đã tồn tại trước đó (theo Cart Wright, Harary) Ngoài ra, không phải thái độ nào cũng phản ánh đúng thực tế Ví dụ: Một số thái độ thành kiến, khuôn mẫu, mê tín dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng, phần nhiều các thái độ kiểu này không có tính hợp lý vì thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, một chiều (do vô tình hay cố ý) Thông tin loại này gây nguy hiểm
và mang lại những tai hại lớn Trong một số trường hợp thiếu thông tin còn tệ hại hơn khi không có thông tin Với mọi người, nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi của nhóm dân cư
c Giao tiếp là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành thái độ
Mỗi cá nhân đều là thành viên của nhiều nhóm khác nhau Thái độ của anh ta thường phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành viên Chuẩn mực nhóm không chỉ xác định hành vi nào là “đúng” hoặc
“sai” mà còn xác định thái độ nào là đúng là sai nữa Thông qua cơ chế thưởng
Trang 32- phạt nó tạo một áp lực ép các cá nhân phải tuân theo Chúng ta được thưởng (động viên, khuyến khích về vật chất hay tinh thần) khi có thái độ và hành vi đúng; ngược lại, bị trừng phạt khi có thái độ và hành vi sai Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng vai trò của các nhóm, nhất là nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè v.v.) trong việc hình thành ý thức cá nhân là cực kỳ quan trọng Nhưng các cá nhân tiếp nhận thái độ phổ biến trong nhóm một cách có lựa chọn trong quá trình thoả mãn nhu cầu của anh ta Trong quá trình này, nhân cách của cá nhân đóng vai trò đáng kể
d Nhân cách và sự hình thành thái độ
Cá nhân có thể tiếp nhận thái độ một cách có lựa chọn và theo mức độ, cách thức khác nhau chính là nhờ sự khác nhau về nhân cách của mỗi cá nhân Qua các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: cá nhân có xu hướng tiếp nhận thái độ phù hợp với nhân cách của mình Tuy nhiên, nhân cách của con người không phải là một hệ thống hoàn toàn thống nhất Chính
vì thế nó có thể tiếp nhận các thái độ mâu thuẫn lẫn nhau bởi sự giáo dục khác nhau, bởi sự giao tiếp trong các nhóm xung đột nhau, cũng có thể bởi cả sự xung đột các nhu cầu của chính cá nhân đó
Qua sự phân tích các yếu tố hình thành thái độ ta thấy: thái độ chủ yếu được hình thành bởi yếu tố xã hội
Trang 33Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy,
là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”
Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại trong cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ
có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”
Quan niệm của trường phái nhận thức: “Tự kỷ là những sự thiếu hụt liên quan tới các quá trình tượng trưng hóa, nhất là về trí nhớ và những suy yếu trong sự bộc lộ hoặc trong sự thấu hiểu tình cảm”
Theo tác giả Lê Khanh thì “Chứng tự tỏa (hay tự kỷ), gọi chung là hiện tượng tự tỏa theo nguyên nghĩa là Tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của mình với bên ngoài Việt Nam còn gọi là Tự kỷ hay Tự bế… Tình trạng này có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.” [9]
Theo ICD – 102: Một rối loạn lan toả phát triển được xác định bởi một
sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi,
và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tác động xã hội qua lại, giao tiếp, và tác phong thu hẹp, lặp lại Rối loạn này xuất hiện ở con trai nhiều hơn con gái 3, 4 lần
Hiện nay định nghĩa tự kỷ được công nhận và sử dụng rộng rãi là định nghĩa của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trong DSM-IV3
Trang 34A Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của Nhóm (1), (2)
và (3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3)
(1) Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
(a) Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ
đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ mang tính chất xã hội
(b) Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển
(c) Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, các mối quan tâm hay các thành tích đạt được với người khác (ví dụ như không bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem thứ mình thích)
(d) Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội
(2) Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong
số những biểu hiện sau:
(a) Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ điệu bộ thuộc kịch câm)
(b) Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì hội thoại
(c) Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường
(d) Thiếu những trò chơi đóng vai đa dạng, tự phát và bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại và rập khuôn, và thể hiện ít nhất ở một trong các biểu hiện sau:
Trang 35(a) Quá bận tâm đến một số những mối quan tâm có tính chất rập khuôn
và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường
(b) Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng
(c) Những biểu hiện vận động mang tính lặp lại hoặc rập khuôn (ví dụ
gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp),
đi trên các đầu ngón chân
(d) Bận tâm dai dẳng với các bộ phận cơ thể
B Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3: (1) - tương tác xã hội, (2) - sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, (3) - chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng
C Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay Rối loạn Bất hoà nhập Thời kỳ ấu thơ [18]
1.3.2 Chẩn đoán tự kỷ
Không có trắc nghiệm y tế nào để chẩn đoán tự kỷ Tuy nhiên do có nhiều vấn đề về hành vi của trẻ tự kỷ giống phổ triệu chứng của một số hội chứng khác nên cần tiến hành một số xét nghiệm y tế để chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán tự kỷ một cách chính xác thường dựa và sự quan sát về mức
độ giao tiếp, hành vi và phát triển của từng trẻ Những nguồn thông tin này do cha mẹ hoặc người chăm sóc cung cấp rất quan trọng cho chẩn đoán đúng
Chẩn đoán sớm (Early Diagnostic) Các nghiên cứu cho thấy việc chẩn đoán sớm liên quan chặt chẽ với sự tiến bộ tuyệt vời của trẻ tự kỷ Trẻ tự kỷ càng được chẩn đoán sớm bao nhiêu, càng được can thiệp sớm bằng nhiều hướng khác nhau mang lại hiệu quả càng tốt
Các triệu chứng không đặc hiệu: trước 12 tháng tuổi
(1) Tăng động: trẻ kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị
“cơn đau quặn” bụng no đầy hơi, khó chịu không lý do
Trang 36(2) Hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha
(1) Mất đáp ứng với âm thanh (có thể bị điếc hoặc khiếm thính)
(2) ít hoặc không cười trong giao tiếp
(3) Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (không hoặc ít bập bẹ)
(4) Khó tham gia vào các trò chơi
(5) Các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động giảm
(6) Hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng, chán không nhìn v.v.) (7) Giọng nói với âm thanh lặp đi lặp lại đơn điệu
(8) Bị cuốn hút mạnh mẽ với một vật nhất định
(9) Tham gia kém vào những hoạt động thông thường mang tính xã hội Viện Sức khoẻ Trẻ em Quốc gia và Sự phát triển con người Mỹ đã đưa
ra 5 vấn đề về hành vi nếu trẻ có thì đó là dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám:
- Trẻ không bập bẹ khi 12 tháng tuổi
- Trẻ không ra dấu hiệu (chỉ tay, vẫy tay, nắm tay) khi 12 tháng tuổi
- Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi
- Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất cứ lứa tuổi nào Khi trẻ có một trong 5 vấn đề trên không có nghĩa là trẻ bị tự kỷ Song trẻ cần được đánh giá bởi nhiều cán bộ chuyên khoa khác nhau như: bác sỹ thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng nhi, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, kỹ thuật viên về giáo dục v.v
Trang 37Từ những tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của ICD-10 và DSM-IV, người ta
đã phát triển một số bộ công cụ sàng lọc để chẩn đoán trẻ tự kỷ như CARS4
, hiện đang được dùng phổ biến ở Việt Nam; Thang điểm đánh giá tự kỷ ở trẻ
em của Eric Schopler (1970);CHAT5- Bảng liệt kê tự kỷ ở trẻ tập đi của Simon Baron - Cohen (1990), The Autism Screening Questionnaire - Bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ gồm 40 mục, The Screening Test for Autism in Two - Years Olds - Trắc nghiệm trẻ tự kỷ 2 tuổi của Wendy Stone
Những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn tự kỷ chính là sự xuất hiện tình trạng đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong phối hợp và giao tiếp xã hội cũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích đặc biệt hạn hẹp Dạng biểu hiện của tình trạng rối loạn này rất khác nhau, phụ thuộc vào mức phát triển và tuổi của cá nhân Thông thường những trẻ em tự kỷ có thể được phát hiện qua những biểu hiện ở một số mặt như sau:
- Những vấn đề trong thiết lập tương tác xã hội: khiếm khuyết trong tương tác xã hội mang tính qua lại có thể được biểu hiện trong các tình huống như không thích được âu yếm, thờ ơ hoặc ghét tiếp xúc cơ thể (không hưởng ứng khi
bố mẹ bế lên), thiếu sự tiếp xúc bằng mắt, không đáp ứng lại lời của cha mẹ (khiến lúc đầu cha mẹ có thể lo lắng rằng con mình bị điếc) Các trẻ này thường
có cách xử sự với người lớn một cách máy móc, không có khả năng và cũng không quan tâm tới việc thiết lập các mối quan hệ tay đôi phù hợp với tuổi phát triển (chứ không phải là tuổi đời) Ít hoặc không quan tâm tới việc kết bạn Thích ngồi xa các trẻ khác, thích các hoạt động một mình, hoặc nếu tham gia hoạt động với trẻ khác thì chỉ xem chúng là người trợ giúp máy móc hoặc như công cụ chơi của mình (ví dụ như đẩy bạn chỉ vì muốn nhìn thấy bạn khóc hay ngã) Khi muốn chơi cùng các bạn thì lại không hiểu luật chơi và cách phối hợp qua lại Không nhận thức được việc cần giao tiếp với người xung quanh và cũng không nhận thức được sự đau khổ của người khác
Trang 38- Những vấn đề trong giao tiếp: những vấn đề trong giao tiếp có thể được biểu hiện như chậm hoặc hoàn toàn không có ngôn ngữ (không đi kèm với nỗ lực sử dụng các phương pháp thay thế, ví dụ như cử chỉ Những cá nhân nói được thì lại gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc hội thoại (thường chỉ nói chuyện theo cách rất hạn chế, ví dụ như đòi vật gì đó bằng cách gọi tên vật, phản đối bằng cách nói “không” nhưng lại không đưa ra các dạng giao tiếp qua lại), mắc chứng nhại lời (chỉ nhại lại đúng những gì chúng vừa nghe được một cách vô nghĩa) Ví dụ, khi người khác hỏi: “Con có muốn uống nước không?”, thay vì trả lời một câu có nghĩa, các trẻ này thường trả lời bằng cách lặp lại đúng câu hỏi vừa rồi Ngoài ra, chúng thường nhại lại một bài báo nào đó hoặc một đoạn quảng cáo Giọng của chúng thường cao một cách bất bình thường và không có khả năng hiểu những câu hỏi, các chỉ dẫn hay những câu chuyện cười đơn giản Đồng thời, chúng thiếu các kỹ năng bắt chước xã hội, thiếu những kỹ năng đa dạng dể tạo lòng tin
Tại Mỹ, những nghiên cứu gần đây cho thấy 83% số trẻ em tự kỷ có thể
có ngôn ngữ và các nhà khoa học ở nước này cho rằng con số này sẽ ngày càng tăng vì ngày càng có nhiều trẻ tự kỷ nhận được sự giáo dục và đạo tạo được cấu trúc hoá và có chất lượng ngay từ khi còn nhỏ
- Những kiểu hành vi, sở thích hay mối quan tâm và những hoạt động rập khuôn hoặc lặp lại: ví dụ như: bận tâm quá mức tới các bộ phận của một vật thể nào đó (ví dụ như chiếc cúc áo, hoặc một chiếc bánh xe ô tô đồ chơi), thích thú sự chuyển động và kiên định với mọt hoạt động lặp đi lặp lại (ví dụ như chỉ ăn một món ăn hay mặc chỉ một bộ quần áo), có những cử động rập khuôn (ví dụ như lắc người liên tục, hoặc liên tục đưa tay dụi mắt), có những
tư thế bất thường (mặt và mắt chuyển động bất thường), có các kỹ năng vận động toàn thân cứng nhắc, đi trên các đầu ngón chân, kiên định với sự giống nhau và phản đối hoặc nổi cơn giận dữ thái quá mỗi khi có sự thay đổi, chăm chú nhìn vào một vật bất động nào đó
Trang 39Khi trẻ có nhiều biểu hiện rối loạn của tự kỷ nhưng không mang tất cả các tiêu chí trên thì trẻ thường được chẩn đoán là “Phổ tự kỷ” (autistic - like) hoặc thông thường gọi là rối loạn phát triển diện rộng chưa xác định (pervasive developmental disorder not otherwise specified, viết tắt là PDD - NOS)
Theo ICD - 10 (Bảng phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới WHO):Thường không có giai đoạn đầu phát triển bình thường rõ rệt, nhưng nếu có, những bất thường biểu hiện trước 3 tuổi Luôn luôn có những tật chứng về chất lượng trong các mối quan hệ xã hội qua lại Những biến đổi này dưới dạng một sự đánh giá không thích hợp các biểu hiện cảm xúc xã hội, như thiếu đáp ứng với những cảm xúc của người khác và không có tác phong biến đổi cho thích ứng với bối cảnh xã hội, kém sử dụng các tín hiệu xã hội và kém chỉnh hợp các tác phong giao tiếp, xã hội và cảm xúc, và đặc biệt thiếu cảm xúc xã hội qua lại Tương tự như vậy, các tật chứng về chất lượng trong giao tiếp cũng luôn luôn có Chúng ở dưới dạng thiếu sót trong cách sử dụng về mặt bất kể kỹ năng ngôn ngữ nào; có tật chứng trong lĩnh vực trò chơi bắt chước xã hội, hoặc trò chơi giả vờ; trong khi trò chuyện trao đổi thiếu tính đồng thời và tính qua lại; kém mềm dẻo trong biểu hiện lời nói và tương đối thiếu tính sáng tạo và tính tưởng tượng trong các quá trình tư duy; thiếu đáp ứng cảm xúc đối với những đề nghị bằng lời hay không bằng lời của những người khác; giảm sút trong việc sử dụng các biến đổi về nhịp và sự nhấn mạnh
để biểu hiện các biến thái trong sự giao tiếp; và một thiếu sót tương tự các cử chỉ kèm theo nhằm nhấn mạnh và giúp thêm ý nghĩa trong khi giao tiếp bằng lời nói
Trạng thái bệnh cũng có đặc trưng là các mô hình tác phong, thích thú
và hoạt động định hình, lặp lại và thu hẹp Các rối loạn này ở dưới dạng một khuynh hướng làm cho nhiều khía cạnh của hoạt động thường ngày trở nên cứng nhắc, đầy thủ tục; thông thường các rối loạn này xuất hiện trong những hoạt động mới cũng như trong những thói quen thường ngày và trong các trò
Trang 40chơi Đặc biệt trong thời kỳ trẻ em nhỏ có thể xuất hiện một sự gắn bó đặc biệt đối với các đồ vật không thông thường, điển hình là những đồ vật rắn Những đứa trẻ này có thể yêu cầu thực hiện các nghi lễ đặc biệt không có tính chất chức năng; có thể có những mối quan tâm định hình như ngày tháng, những đường đi hay những thời gian biểu; thường có những định hình vận động; thường có một sự quan tâm đặc biệt đối với nhân tố không chức năng của đồ vật (như mùi vị, hay cảm giác xúc giác); cũng có thể có sự chống lại với các thay đổi có liên quan đến thói quen hay đến những chi tiết của môi trường cá nhân (như di chuyển bàn ghế hay đồ trang trí trong nhà ở)
Ngoài các nét chẩn đoán đặc hiệu, thường những đứa trẻ tự kỷ có những vấn đề khác không đặc hiệu như sợ/ ám ảnh sợ, các rối loạn giấc ngủ hay ăn uống, các cơn nổi giận vô cớ và xâm phạm Tự gây thương tích (cắn vào cổ tay) cũng khá phổ biến, đặc biệt khi có thêm chậm phát triển tâm thần nặng
Đa số trẻ em tự kỷ thiếu tính hồn nhiên, sáng kiến và tính sáng tạo trong việc
tổ chức thời gian nhàn rỗi của chúng và có khó khăn khi áp dụng các khái niệm để ra quyết định trong công việc (cả khi các nhiệm vụ phù hợp với khả năng của chúng) Biểu hiện của các thiếu sót đặc trưng cho tự kỷ biến đổi khi trẻ lớn lên nhưng các thiếu sót này vấn tiếp tục biểu hiện cho đến tuổi thành niên với những loại vấn đề tương tự về xã hội hoá, giao tiếp và mô hình thích thú Các nét bất thường của sự phát triển phải xuất hiện trước 3 tuổi để có thể làm chẩn đoán, nhưng chẩn đoán này vẫn có thể làm bất cứ lứa tuổi nào
1.3.3 Nguyên nhân của tự kỷ
Không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra tự kỷ, song nhìn chung người ta chấp nhận rằng tự kỷ gây nên bởi bất thường về chức năng của cấu trúc não hoặc bất thường về chức năng của não Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy một số bất thường về hình dáng, cấu trúc của não trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường