Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
6,04 MB
Nội dung
TÓM LƯỢC Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược. TPBank mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ. Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững, TPBank buộc phải có những chiến lược phát triển và bước đi mới, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển thương hiệu Ngân hàng. Vì vậy, em chọn đề tài : “ Hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của ngân hàng TPBank và cuối cùng là hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TPBank. Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương 1. Một số lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu: các khái niệm, chức năng, vai trò, các thành tố thương hiệu của doanh nghiệp; các chiến lược phát triển thương hiệu và các tiến trình phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp. Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu của TPBank: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong; Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu và Đánh giá chung về hoạt động phát triển thương hiệu, đưa ra những thành công, những mặt hạn chế còn tồn tại của TPBank Chương 3. Một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của ngân hàng TPBank, những định hướng phát triển trong tương lai của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mục tiêu phát triển của TPBank, nêu lên một số đề xuất nhằm phát triển thương hiệu Ngân hàng Tiên Phong trong thời gian tới. 1 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Marketing, trường Đại học Thương Mại, và sự đồng ý của thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Minh em đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong”. Để thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng Tiên Phong, các thầy cô giáo bộ môn của khoa Marketing đã cung cấp kiến thức, bài giảng vô cùng quý báu và cần thiết trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn đến anh GĐ. Nguyễn Đức Toàn, cùng các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng Tiên Phong đã tạo điều kiện cho em học hỏi và tìm hiểu kiến thức thực tế, những người đã cung cấp tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do mới buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu, cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Mai Hoàng Anh 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Danh mục Trang 1 Bảng 1.1. Các phương thức phân loại thương hiệu 2 Bảng 2.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của TPBank trong năm 2012, năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 3 Bảng 2.2. Số lượng nhân sự của TPBank 4 Biểu đồ 2.1. Xu hướng huy động dư nợ thị trường 1 và số lượng KH qua các năm 5 Biểu đồ 2.2. Các phương tiện truyền thông của TPBank năm 2013 6 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nhân sự của TPBank qua độ tuổi 7 Biểu đồ 2.4. Mức độ đánh giá slogan của Ngân hàng Tiên Phong 8 Biểu đồ 2.5. Thanh điểm đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của TPBank 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Nội dung 1 TMCP Thương mại cổ phần 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 3 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ 4 CBNV Cán bộ nhân viên 5 NH Ngân hàng 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 NXB Nhà xuất bản 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và hệ thống thông tin, nền kinh tế của chúng ta cũng phát triển sôi động từng ngày, từng giờ. Các doanh nghiệp để có được thị phần khách hàng của mình,việc cạnh tranh rất gay gắt trên từng đoạn thị trường một là vấn đề thiết yếu. Hầu hết các doanh nghiệp được đánh giá là thành công hiện nay, một phần là nhờ có hệ thống kĩ thuật cao, và một phần không thể thiếu được là nhờ thương hiệu của doanh nghiệp mạnh, có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, vấn đề thương hiệu không còn xa lạ với các doanh nghiệp và người tiêu dùng nữa. Đứng trước sự lựa chọn của hàng trăm nghìn các sản phẩm, việc lựa chọn của người tiêu dùng cũng rất khó khăn, bởi vậy mà sản phẩm có thương hiệu được nhiều người quan tâm chú trọng hơn. Ngân hàng là dòng máu của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân hàng sung mãn thì sẽ phân bổ vốn hiệu quả cho phát triển đầu tư, kinh doanh, dịch vụ của cả nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, có hơn 110 ngân hàng khác nhau đang hoạt động. Với số lượng lớn các ngân hàng như vậy tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn. Do vậy, việc phát triển thương hiệu của ngân hàng là vấn đề quan trọng cần được chú trọng đến. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu nhận biết các ngân hàng với nhau, mà quan trọng hơn, đó là cơ sở để khẳng định vị thế của ngân hàng trên thương trường, cũng như uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tố chức tín dụng, theo đó lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng cần được thưc hiện. Do vậy việc phát triển và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là thật sự gay cấn và là mục tiêu lớn nhất. Hiện nay, các nghiệp vụ, sản phẩm của các ngân hàng rất đa dạng và có phần giống nhau, sản phẩm của ngân hàng này nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ có một ngân hàng khác thay thế. Để luôn giữ được và mở rộng thị phần nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển ngân hàng cần phải tạo dựng một thương hiệu riêng biệt và phát triển thương hiệu đó lên một tầm nhất định. 5 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng trẻ, mới được thành lập năm 2008. Giai đoạn phát triển 7 năm đến nay, TPBank gần như chưa có thương hiệu trên thị trường. Để tồn tại và phát triển được, ngân hàng TPBank cần nỗ lực rất nhiềukhi mà trên thị trường có rất nhiều các ngân hàng mạnh đang phát triển như vậy. Việc xây dựng và phát triển một thương hiệu ngân hàng Tiên Phong là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Do vậy, em chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong” để làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Một số nghiên cứu tiêu biểu như là: 1. “ Quản trị thương hiệu cấp cao từ tầm nhìn chiến lược đến định giá” của tác giả Paul Temporal (2008). NXB Trẻ. 2. “ Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu” của tác giả Richard Moore (2009). NXB Văn hóa thông tin. 3. “ Thương hiệu lớn, rắc rối lớn !” (Big Brand Big Trouble) của tác giả Jack Trout (2011). NXB Lao động - Xã hội. 2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 1. “ Thương hiệu với nhà quản lý” của các tác giả Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2009). NXB Lao động - Xã hội. 2. “ Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu” của các tác giả An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Thu Hường. NXB Lao động - Xã hội. 3. “ Xây dựng thương hiệu mạnh” của tác giả Nguyễn Văn Dung. NXB Giao thông vận tải. 3. Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu Ngân hàng thương mại Tiên Phong” nhằm mục đích : Tập hợp, tổng hợp một cách khái quát các nội dung liên quan đến thương hiệu và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển thương hiệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong một cách khách quan và trung thực, đồng thời chỉ ra những thành công và các mặt còn hạn chế trong hoạt động phát triển thương hiệu của ngân hàng. 6 Dựa vào những hạn chế được đưa ra, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. 4. Phạm vi nghiên cứu Là đề tài nghiên cứu khóa luận của sinh viên, do vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu chỉ mang tầm vĩ mô của doanh nghiệp và trong thời gian ngắn. Cụ thể : Về mặt không gian: bài khóa luận được khảo sát thực tế hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trên địa bàn tại Hà Nội. Về mặt thời gian: bài khóa luận nghiên cứu tình hình phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ khi thành lập năm 2008 đến nay. Những đề xuất hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của TPBank cho giai đoạn 2015-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong bài khóa luận này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. 5.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê và so sánh. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu bên ngoài: dữ liệu thống kê trên báo chí, ấn phẩm liên quan, website doanh nghiệp, tổ chức có liên quan… Nguồn dữ liệu bên trong: các báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch và mục tiêu được truyền thông… Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Sau khi thu thập được, các dữ liệu thứ cấp sẽ được tập hợp và sàng lọc sau đó sử dụng phương pháp mô tả, phân loại là chủ yếu. Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận trong chương 2. 5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Sử dụng các phương pháp thu thập cơ bản như: Phỏng vấn chuyên sâu: tiến hành phỏng vấn trưởng phòng và nhân viên marketing 7 Phát phiếu điều tra, câu hỏi được tiến hành đối với nhóm khách hàng mục tiêu trên địa bàn Hà Nội; với kích thước mẫu là 100 phần tử. Phương pháp quan sát: quan sát trong các chương trình, sự kiện của doanh nghiệp, trong hoạt động truyền thông, hoạt động thường ngày tại một số văn phòng giao dịch của ngân hàng TPBank. Các cuộc điều tra được tiến hành trong 1 tháng, từ ngày 5/3/2015 đến 5/4/2015 tại khu vực Hà Nội. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Sau khi thu hồi được các phiếu điều tra, tiến hành rà soát xem có đạt yêu cầu hay không, nhằm loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu. Sử dụng các phần mềm, cách thức tổng hợp phù hợp để tiết kiệm thời gian và chi phí. 6. Kết cấu đề tài Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Chương 3. Một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1. Khái quát chung về thương hiệu 1.1.1. Các cách tiếp cận về thương hiệu 8 Hiện nay, thuật ngữ “ thương hiệu” đã và đang trở nên gần gũi hơn và được sử dụng rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông dại chúng. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, lại có những cách tiếp cận về thuật ngữ thương hiệu không giống nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, thương hiệu chính là nhãn hiệu của hàng hóa. Cũng có ý kiến thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hay thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý… Dưới đây là một số định nghĩa về thương hiệu của các cá nhân và tổ chức có uy tín trong giới marketing và thương hiệu: Theo định nghĩa về thương hiệu của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “ Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.” Theo Philip Kotler: “ Thương hiệu có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng để xác định sản phẩm, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán nhằm để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Theo Al Ries- tác giả thuyết “ Định vị thương hiệu” cho rằng “ Thương hiệu là khái niệm duy nhất trong đầu khách hàng khi họ nghe đến công ty bạn.” Nhìn chung, các quan điểm trên đều được xác định trên một khía cạnh nhất định nào đó của thương hiệu, nhưng để có được khái niệm cơ bản nhất về thương hiệu cần có sự phân tích, tập hợp từ nhiều quan điểm khác nhau. Thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các khái niệm về thương hiệu, có thể đưa ra cách hiểu về thương hiệu một cách tương đối như sau : “ Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”. Nói đến thương hiệu không chỉ là 9 nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ mà quan trọng hơn, thiết thực hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, là nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. 1.1.2. Chức năng của thương hiệu Nhắc đến thương hiệu, nhiều người cho rằng thương hiệu chỉ đơn thuần là những dấu hiệu để nhận biết và phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trên thực tế thì chức năng của thương hiệu không chỉ có vậy mà còn được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nữa. Có thể liệt kê các chức năng cơ bản của thương hiệu như sau: - Chức năng nhận biết và phân biệt Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu. Có thể nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt và nhận biết. Khả năng nhận biết của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Với chức năng này, yếu tố “dấu hiệu” như tên gọi, biểu trưng, biểu tượng, logo, khẩu hiệu, màu sắc và kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa và bao bì…chính là căn cứ để nhận biết và phân biệt các loại hàng hóa khác nhau. Ngoài ra, thương hiệu còn đóng góp rất tích cực trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những kì vọng và thu hút sự chú ý của những tập khách hàng khác nhau. Khi mà hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của một thương hiệu. Do vậy mà một thương hiệu được thiết lập, nhưng nếu thiếu vắng chức năng phân biệt và nhận biết sẽ không được công nhận dưới góc độ pháp lý và có thể dẫn đến thất bại trong chiến lược của doanh nghiệp. - Chức năng thông tin và chỉ dẫn Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu được thể hiện ở chỗ, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng 10 [...]... hơn, từ đó hình ảnh thương hiệu cũng vì thế được nâng cao 25 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG (TPBANK) 2.1 Khái quát chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TPBank 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TPBank Quá trình hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong Tên giao dịch : Tiên Phong Commercial Joint... kết quả của quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ của TPBank, cũng như nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời, khuyến khích phát triển linh hoạt từ phía NHNN 2.2 Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TPBank 2.2.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống nhận diện thương hiệu của TPBank Năm 2013, Ngân hàng TMCP Tiên Phong thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới Theo đó, logo mới của Tiên Phong Bank... thương hiệu Tiêu chí phân loại Loại thương hiệu Thương hiệu sản phẩm Đối tượng mang thương hiệu Vai trò chủ đạo của thương hiệu Hình thái thể hiện của thương hiệu Thương hiệu dịch vụ Thương hiệu chính Thương hiệu phụ TH truyền thống TH điện tử TH địa phương Khu vực thị trường triển khai TH toàn cầu TH cá biệt Mức độ bao trùm của thương hiệu TH gia đình TH tập thể TH quốc gia 1.1.5 Các thành tố thương hiệu. .. thương hiệu trong hoạt động truyền thông Kiểu dáng cá biệt: kiểu dáng rất riêng của hàng hóa, của bao bì hàng hóa Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể 1.2 Vấn đề phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu là tập hợp các hoạt động. .. cận của quản trị thương hiệu, người ta có thể chia thành thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp… hoặc thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ; thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương 14 hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định Bảng 1.1: Các phương thức phân loại thương. .. vị theo lợi ích Tái định vị thương hiệu Các trường hợp tái định vị thương hiệu: • • • 1.2.3.4 Sự biến động của thị trường Hình ảnh thương hiệu trở nên mờ nhạt (ấn tượng xấu về sản phẩm/TH…) Đưa sản phẩm mới ra thị trường Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu - Phương pháp lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu: từ sứ mệnh thương hiệu và mục tiêu phát triển thương hiệu, phân tích môi trường... tế cho thương hiệu Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ làm cho giá của thương hiệu tăng lên gấp bội, và đó chính là chức năng kinh tế của thương hiệu Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của doanh nghiệp Đôi khi giá của một thương hiệu còn phụ thuộc rất nhiều vào sự bức bách phải sở hữu được thương hiệu của một... đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới Theo đó, logo mới của Tiên Phong Bank có dạng hình tam giác khép kín với 3 đỉnh cũng thể hiện 3 tiêu chuẩn trong phong cách phục vụ mà ngân hàng luôn hướng tới : “Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hướng đến khách hàng 31 Hình 2.3: Quầy giao dịch của Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2.2.2 Hoạt động truyền thông thương hiệu của TPBank TPBank là một ngân hàng TMCP trẻ, mới được... mạnh thương hiệu • Sức mạnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua các tiêu chí về giá • trị thương hiệu Sức mạnh của thương hiệu trên hệ thống phân phối qua các tiêu chí về độ • bao phủ, thị phần Sức mạnh của thương hiệu về mặt tài chính thể hiện qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận Bảo vệ thương hiệu Tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, ngăn chặn tất cả các xâm phạm đến thương hiệu như hàng. .. nghiệp có thể tiến hành mua lại một thương hiệu sản phẩm cùng loại được ưa chuộng trên thị trường 1.2.3 Tiến trình phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp 1.2.3.1 Xác định mục tiêu phát triển thương hiệu Khi doanh nghiệp tiến hành phát triển thương hiệu sản phẩm của mình, họ sẽ căn cứ vào các nhóm mục tiêu phát triển khác nhau Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp sẽ có những nhóm mục . phát triển một thương hiệu ngân hàng Tiên Phong là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Do vậy, em chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên. hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1. Khái quát chung về thương hiệu 1.1.1 hoạt động phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trên địa bàn tại Hà Nội. Về mặt thời gian: bài khóa luận nghiên cứu tình hình phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong