1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

85 3,2K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 855,91 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 1 Cần Thơ, 5/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  DƯƠNG THÙY LINH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. PHAN THỊ MỸ HẰNG Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 2 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái quát truyện thơ 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ 1.1.3. Phân loại truyện thơ 1.2. Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác 1.2.2. Tóm tắt cốt truyện 1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa 2.1.1. Nhân nghĩa 2.1.2. Hiếu nghĩa 2.1.3. Tình nghĩa 2.1.4. Ơn nghĩa 2.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên phê phán bất nhân, bất nghĩa 2.2.1. Sự nham hiểm, gian trá 2.2.2. Sự mù quáng, bất công 2.3. Truyện thơ Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng lý tưởng của nhân dân 2.3.1. Niềm tin về sự thắng lợi của đạo lý- chính nghĩa thắng gian tà Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 3 2.3.2. Niềm tin về một xã hội phong kiến lý tưởng- vua sáng, tôi hiền CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 3.1. Sự kết hợp nhiều hình thức ngôn ngữ 3.1.1. Ngôn ngữ bình dân 3.1.2. Ngôn ngữ bác học 3.1.3. Ngôn ngữ địa phương 3.2. Một số phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Ngoại hình 3.2.2. Tính cách 3.2.3. Hành động 3.2.4. Tâm trạng 3.3. Vận dụng sáng tạo một số thể loại của văn học dân gian 3.3.1. Thành ngữ, tục ngữ 3.3.2. Ca dao, dân ca 3.3.3. Truyện cổ tích 3.4. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố 3.4.1. Điển cố mượn những câu chuyện về những nhân vật lịch sử và các triều đại 3.4.2. Điển cố mượn những dẫn chứng tích cũ, lời xưa trong thơ cổ Trung Quốc 3.4.3. Điển cố mượn những địa danh trong văn chương Trung Quốc 3.4.4. Điển cố mượn từ Hán Việt kết hợp với từ Thuần Việt PHẦN 3: KẾT LUẬN Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 4 LỜI CẢM ƠN    Bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã cho chúng tôi nhiều kiến thức mới mẻ mà lúc còn phổ thông chưa có dịp tiếp cận. Và cho đến khi nhận đề tài nghiên cứu về Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên chính là bước thử thách sau cùng để chúng tôi hoàn thành khóa học. Từ lâu rồi ba chữ Lục Vân Tiên cùng với cái tên Nguyễn Đình Chiểu đã trở nên quen thuộc với chúng tôi, thế nên khi tiếp xúc đề tài đã tạo nên một tâm trạng khó tả. Chúng tôi mừng vì được trực tiếp nghiên cứu một tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng cũng như nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, nỗi lo vẫn có vì kiến thức của chúng tôi phần nào đó còn bị hạn chế. Thế nhưng, nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Phan Thị Mỹ Hằng chính là niềm tin, và điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô vì sự giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Cũng không quên cảm ơn tất cả các thầy cô của hai bộ môn Ngữ Văn thuộc Khoa Khoa học Xã Hội và Nhân Văn cùng Khoa Sư Phạm đã cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu từ khi bước vào trường Đại Học Cần Thơ. Gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân luôn ở bên, ủng hộ, động viên và giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để khắc phục những thiếu sót của đề tài. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Dương Thùy Linh Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 5 PHẦN MỞ ĐẦU Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 6 1. Lí do chọn đề tài Nam Bộ - một miền đất mới của đất nước Việt Nam - ở đây không chỉ có những cánh đồng lộng gió, có tôm, có cá, có nhiều đặc sản quý báu, mà vùng đất đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của những người con tận cùng của Tổ quốc. Và đặc biệt nơi đó còn có những con người hào sảng, biết sống vì nghĩa, chết vì tình. Cũng chính miền đất thành đồng ấy đã sinh ra một người con ưu tú, người đã vượt qua số phận bất hạnh của bản thân để phục vụ cho đời. Có thể nói khi nhắc đến miền Nam ta không nhắc đến tên của ông, một chí sĩ yêu nước đã dùng ngòi bút chống lại những bất công trong cuộc sống, giành lại những giá trị tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc là một điều thiếu sót. Cái tên ấy đã trở thành niềm tự hào của con người miền Nam, đó không ai khác chính là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, được nhân dân Nam Bộ gọi bằng một cái tên trìu mến: cụ Đồ Chiểu. Nghe cách gọi ta cũng biết được những con người nơi đây yêu mến Nguyễn Đình Chiểu như thế nào, họ đã xem ông như thầy, và là một trong số ít người có ảnh hưởng lớn đối với quê hương miền Nam. Không chỉ người dân nơi này ngưỡng mộ cụ mà hầu như những ai yêu thích văn chương, có hứng thú trong việc tìm hiểu về văn học Việt Nam đều có chung một nhận định: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Người ta yêu mến cụ Đồ Chiểu không chỉ vì ông là người Nam Bộ mà còn là một con người đã hiểu thấu tình cảm của họ. Người đọc tìm thấy trong tác phẩm của cụ những giá trị không gì thay thế được, họ còn lấy những tác phẩm đó làm nền tảng cho mọi hành động của mình. Nổi bật là truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói sau Truyện Kiều của Nguyễn Du thì Lục Vân Tiên xứng đáng xếp hàng thứ hai trong kho tàng truyện Nôm của dân tộc Việt Nam. Yêu mến Nguyễn Đình Chiểu bao nhiêu thì ta không thể nào quên được chàng Lục Vân Tiên và nàng Kiều Nguyệt Nga của ông - hai con người trong truyện thơ Lục Vân Tiên - chính là tấm gương cho những thanh niên miền Nam bấy giờ noi theo. Ngoài ra những con người lao động yêu nó cũng bởi vì chính Lục Vân Tiên nói lên những gì mà họ mong ước. Cho nên sức sống của tác phẩm đối với người dân Nam Bộ nói riêng, và những người con của Việt Nam nói chung vẫn còn mãi đến ngày nay. Nếu như Truyện Kiều được xem là tác phẩm làm nên ngôn ngữ thơ ca dân tộc thì Lục Vân Tiên là bức tranh về con người Việt Nam nhân nghĩa, tiết hạnh, trọng nghĩa khinh tài… Vì thế là những người con của đất nước ngàn năm văn hiến, đặc biệt là một Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 7 người đã sinh ra và lớn lên ở vùng cực Nam của Tổ quốc, chúng tôi càng thêm yêu quý những giá trị mà cha ông ta để lại trong đó có nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Và cũng chính vì sự yêu mến tác phẩm Lục Vân Tiên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm của nó. Như chúng ta đã biết truyện thơ Lục Vân Tiên có những giá trị vô giá đã được cụ Đồ Chiểu viết lên bằng cả tâm huyết. Những vẻ đẹp tiềm tàng ấy không phải chỉ trong một thời gian ngắn mà ta có thể hiểu hết. Vì thế chọn đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu và bảo tồn tác phẩm quý báu này. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của Việt Nam, tác phẩm của cụ có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và lịch sử văn học dân tộc. Vì thế, như những ngôi sao trên trời ta không thể chỉ nhìn mà phải biết đi sâu tận bên trong mới hiểu được hết nội tại của nó. Văn thơ của cụ cũng là một ngôi sao, rất cần có những con người tâm huyết đi tìm những giá trị ẩn bên trong mà không dễ gì chúng ta có thể nhìn thấy. Trong đó nổi bật là truyện thơ Lục Vân Tiên. Từ khi Lục Vân Tiên ra đời cho đến nay các tác giả như: Hà Như Chi, Xuân Diệu, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lộc, Phong Nam, Trần Nghĩa, Hoài Thanh, Lê Trí Viễn, Nguyễn Quang Vinh… đã cùng tham gia tìm hiểu về tác phẩm. Ngoài ra truyện đã thu hút sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu nước ngoài đặc biệt là người Pháp. Từ đó thấy được giá trị quý báu của Lục Vân Tiên đối với văn học và con người là không phủ nhận. Tuy các bài viết của những tác giả chỉ bàn vài khía cạnh về Lục Vân Tiên nhưng qua đó thấu hiểu nỗi lòng của Đồ Chiểu gởi gắm qua từng câu chữ của tác phẩm. Quyển Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], có các bài viết của nhiều tác giả bàn về Lục Vân Tiên như: Dương Quảng Hàm, Trần Nghĩa, Nguyễn Quang Vinh, Lâm Vinh… Các nhà nghiên cứu tuy có những cách viết khác nhau và vấn đề bàn luận nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung đều có những đánh giá cao giá trị của tác phẩm. Họ xem Lục Vân Tiên là một vũ khí để chống lại những bất công, cái phi nghĩa hành hạ con người. Quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [37], tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu về Lục Vân Tiên. Chẳng hạn Lục Vân Tiên trong hát hò Nam Trung Bộ Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 8 [37;351], Nguyễn Quý Thành đã nhấn mạnh sức ảnh hưởng của truyện thơ đối với cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của nhân dân lao động. Bảo Định Giang trong bài viết Trở lại truyện thơ Lục Vân Tiên [37;357] giải thích được lí do quần chúng lao động yêu thích và say mê Lục Vân Tiên đến như vậy. Quyển Lịch sử văn học Việt Nam tập 4A [33], có giới thiệu bài viết của Phan Côn và Lê Trí Viễn về đạo đức trong truyện thơ Lục Vân Tiên: “ Người ta thấy rằng lý tưởng mà các nhân vật mang trong tim trong óc đã được bộc lộ dưới những khái niệm đạo đức nhân nghĩa của nhà nho nhưng bản chất lại chính là lý tưởng đạo đức của nhân dân, của dân tộc. Ai nấy đều biết: đối với giai cấp thống trị, nhân nghĩa chẳng qua là chiêu bài để lừa bịp, nhất là giai cấp thống trị trong thời kỳ phản động của nó. Nhưng ở trong những con người ưu tú của thời đại, những con người tuy xuất thân từ hàng ngũ phong kiến hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của Nho giáo, nhưng lại tiếp nhận được truyền thống đạo đức nhân dân thì nhân nghĩa đạo đức vẫn có ý nghĩa thực tiễn.”[33;51]. Qua đó ta thấy được nhân nghĩa trong tác phẩm nó không xa rời mà rất gần với cuộc sống thường nhật của quần chúng. Quyển Lục Vân Tiên tác phẩm và lời bình [27] đã tập hợp nhiều bài viết bình luận và phê bình về tác phẩm. Bài viết Lục Vân Tiên [27;215] của Phong Nam có viết: “Truyện Lục Vân Tiên sở dĩ được quần chúng mến mộ vì bản thân nó có sức hấp dẫn lớn. Sức hấp dẫn đó nằm cả trong sự phong phú của nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện đặc sắc” [27;215]. Ý kiến ấy đã phần nào xóa bỏ những nhận định cho rằng Lục Vân Tiên chỉ đặc sắc về nội dung nhưng về nghệ thuật còn hạn chế. Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Lục Vân Tiên ở hai mặt nội dung và hình thức. Nhưng mỗi phương diện chỉ đi sâu đề cập đến một số lĩnh vực của tác phẩm. Các cứ liệu trên là nguồn tài liệu phong phú cho những ai muốn đi sâu khám phá truyện thơ Lục Vân Tiên một cách toàn diện. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp, sự hiểu biết chưa thật vững vàng như các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng chúng tôi hy vọng với đề tài này sẽ góp phần vào kho tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, Nguyễn Đình Chiểu cùng với truyện thơ Lục Vân Tiên đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học cũng như quần chúng nhân dân. Người Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 9 dân lao động chẳng những yêu thích tác phẩm mà còn xem nó là kim chỉ nam trong nếp sống của mình. Do đó, với đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi thử tìm hiểu và làm sáng tỏ những giá trị thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm. Qua đó phần nào xác định sức sống lâu bền của truyện thơ trong lòng quần chúng lao động, đồng thời khẳng định sức ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết cũng góp một phần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Lục Vân Tiên. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức để nâng cao khi tìm hiểu chuyên sâu về tác giả trong chương trình giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này của chúng tôi. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên”, đối tượng khảo sát chủ yếu thuộc về hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện trong tác phẩm. Dẫn chứng tác phẩm được vận dụng chủ yếu trong quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [37] và một số tư liệu có liên quan như quyển: Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại [36], Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX [25]… Cấu trúc luận văn gồm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm ba chương: Chương 1 - Một số vấn đề chung. Chương 2 - Đặc điểm nội dung truyện thơ Lục Vân Tiên. Chương 3 - Đặc điểm hình thức truyện thơ Lục Vân Tiên. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài chúng tôi đã tổng hợp các bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả trong và ngoài nước viết về Lục Vân Tiên. Trong đó có sự chọn lọc một số ý kiến có liên quan đến đề tài để lập luận thêm sức thuyết phục. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để dễ dàng liên hệ giữa thực tiễn với tác phẩm. Phương pháp trực giác nhằm đưa ra nhận định, đánh giá những đóng góp của Lục Vân Tiên. Sử dụng phương pháp lôgic giúp cho chúng tôi có những đánh giá đúng theo bản chất của truyện. Ngoài ra chúng tôi đã kết hợp các thao tác so sánh, chứng minh, bình luận, tổng hợp. Thao tác so sánh nhằm làm nổi bật những điểm tương đồng và dị biệt của Lục Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh 10 Vân Tiên với những truyện thơ khác. Chứng minh để thấy rằng quan điểm, nhận định ấy của tác giả là chính xác trong mọi hoàn cảnh. Thao tác bình luận và tổng hợp giúp chúng tôi rút ra được những nhận xét đúng theo bản chất của sự việc, đồng thời biết tổng kết những ý kiến từ bên ngoài với tác phẩm. [...]... tác của truyện thơ Nôm là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên của hai tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu 1.1.3 Phân loại truyện thơ Như đã biết truyện thơ là một thể loại tiểu thuyết viết bằng thơ dưới thể văn vần Để phân loại nó giới nghiên cứu đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau: Tiêu chí thứ nhất thì Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường dựa vào thể thơ dùng để sáng tác, lúc đó hai ông phân truyện thơ. .. tích, điển cố chỉ nhằm nêu bật lên phần nội dung của tác phẩm mà thôi 22 Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 2.1 Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa Là truyện thơ được tác giả Nguyễn Đình Chiểu xây dựng trên nền tảng đạo đức Nho giáo, nên mỗi hành động, cử chỉ hay lời nói của các nhân vật chính diện đều là những tấm... Hai người ra trận, đánh tan quân giặc Vân Tiên do đuổi theo tướng giặc một mình lạc vào rừng sâu Nhân vào nhà bà lão dệt vải hỏi thăm đường, chàng gặp lại Nguyệt Nga Vân Tiên về triều tâu rõ mọi sự với vua, kẻ gian ác bị trị tội, người nhân nghĩa được đền đáp Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sum vầy, hạnh phúc 1.2.3 Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên Truyện thơ Lục Vân Tiên là một hiện tượng văn học đáng... của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc để viết nên Truyện Kiều thì việc Nguyễn Đình Chiểu lấy truyện Tây minh sáng tạo ra truyện thơ Lục Vân Tiên thì không có gì đáng bàn luận cả Trong bài viết Thử bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên [39;435], Trần Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh nguồn gốc của truyện Cũng theo công trình đó tác giả đã dẫn ra ý kiến của Trần Nguyên Hanh cho rằng hai chữ Tây minh là... chữ Nôm mà đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du Tác phẩm này mang trong mình một vẻ đẹp của một loại hình văn học dân tộc với chữ viết của nó “Với truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm có tên tác giả, nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du con người trong văn học Việt Nam đã được ý thức một cách sâu sắc, mới mẻ” [36;433] 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển truyện thơ Truyện thơ là một... thời cần nhìn nhận Lục Vân Tiên được cụ Đồ Chiểu viết ra bằng cả tâm huyết của mình trong giai đoạn đầu và là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất trong văn thơ trung đại Tác phẩm là lời tâm sự của chính tác giả đối với cuộc đời cũng như hy vọng của ông về sự hồi phục nền tảng Nho giáo đang có dấu hiệu suy tàn 1.2.2 Tóm tắt cốt truyện Truyện thơ Lục Vân Tiên bao gồm 2082 câu thơ lục bát, được phân... gốc của truyện mà chỉ dừng lại ở hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Cho dù Lục Vân Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không thì đây được xem là bản tự truyện của bản thân tác giả Sau khi đường công danh bị gián đoạn vì cụ gặp phải những bất hạnh lớn trong cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu dạy học và làm thuốc với hy vọng bản thân sẽ giúp ích cho đời Với một tác phẩm mang dáng dấp tự truyện, Nguyễn Đình Chiểu. .. định rằng thể loại văn học cổ đặc sắc này đã có ảnh hưởng không nhỏ trong nền văn học dân tộc 1.2 Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên 1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác Lục Vân Tiên là một trong những truyện thơ có ảnh hưởng đến sự phát triển văn học ở Việt Nam, đây cũng là tác phẩm truyện Nôm bác học có nhiều dị bản nhất Có thể nói việc tìm hiểu nguồn gốc văn bản cũng như xuất xứ của truyện là cả một vấn đề đối... chối, thế là từ đó nàng đã trả ơn cho Lục Vân Tiên bằng cả tấm chân tình của một người con gái Trong truyện Lục Vân Tiên mối quan hệ của các nhân vật chính diện trở nên tốt đẹp cũng một phần do họ biết sống ơn nghĩa, không lấy oán báo ân hoặc quên hẳn những việc người khác giúp mình trong lúc khốn khó Đó là sự ghi nhớ công ơn gia đình ông Ngư, ông Tiều của Lục Vân Tiên Việc quay lại trả ơn sau khi thi... giá nhân cách của một con người Một người tốt không chỉ biết gia ơn cho người mà còn biết nhớ đến ơn nghĩa mà người khác tạo cho mình Bởi vì không một ai trong cuộc sống này mà không cần sự giúp đỡ của người khác 2.2 Truyện thơ Lục Vân Tiên phê phán bất nhân, bất nghĩa Không chỉ ngợi ca chính nghĩa, miêu tả nhân vật chính diện một cách đặc sắc, tiêu biểu mà tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên còn lột . Hoàn cảnh sáng tác 1.2.2. Tóm tắt cốt truyện 1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa 2.1.1 tác của truyện thơ Nôm là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên của hai tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu. 1.1.3. Phân loại truyện thơ Như đã biết truyện thơ là một thể loại tiểu thuyết viết bằng thơ. cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, Nguyễn Đình Chiểu cùng với truyện thơ Lục Vân Tiên đã có ảnh hưởng

Ngày đăng: 08/05/2015, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w