Ca dao, dân ca

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 64)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.Ca dao, dân ca

Từ xa xưa những câu ca dao, dân ca đã thấm sâu vào từng thớ thịt, xương tủy của người dân Việt Nam. Đó là những câu hát của người bình dân, được sáng tạo trong lao động hoặc trong những buổi sinh hoạt truyền thống. Qua những câu hát ấy ta có dịp tiếp nhận vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của một dân tộc. Người Việt dùng ca dao để thổ lộ lòng mình, đấu tranh chống lại những bất công trong xã hội bởi thế ta sẽ không bao giờ thắc mắc được vì sao một người lao động bình thường nhưng họ cũng có thể nói những câu nghe êm tai. Và Nguyễn Đình Chiểu đã mang ca dao, dân ca vào trongLục Vân Tiên cũng do một phần tâm hồn ông là của một người bình dân.

Cái tài của Nguyễn Đình Chiểu chính là ở cách vận dụng thể loại văn học dân gian này. Có lúc ông sử dụng nguyên bản một câu ca dao, dân ca làm cho lời thơ

thêm duyên dáng, nhuần nhị, ngọt ngào. Cũng giống như người dân lao động, ông đã sử dụng ca dao để thể hiện những điều mà bản thân muốn nói trong tác phẩm. Khi đọc

Lục Vân Tiên,ta sẽ bị ngỡ ngàng và khó khăn khi có lúc không phân định được đâu là lời thơ của tác giả với ca dao. Chẳng hạn như câu:

Người đời như bóng phù du, Sớm còn tối mất công phu lỡ làng.

(1301 - 1302)

Như Xuân Diệu từng nhận xét về câu thơ trên:“câu này, cụ Đồ Chiểu lấy từ ca dao đưa vào sách viết, hay dân chúng đã lấy từ sách viết ra làm ca dao?”[39;607]. Quả đúng như vậy, trong toàn bộ 2082 câu thơ lục bát của Lục Vân Tiênmà chúng tôi khảo sát đôi lúc cũng gặp trường hợp như Xuân Diệu đề cập đến.

Bên cạnh những câu ca được sử dụng nguyên vẹn, ta còn bắt gặp một trường hợp đặc biệt trongLục Vân Tiên khi tác giả vận dụng ca dao trong tác phẩm của mình. Khác với trường hợp trên, mối quan hệ của truyện với ca dao ở đây là gián tiếp,

“những văn liệu dân gian đã thấm sâu trong ký ức bật ra những âm điệu, những hình ảnh và từ đó tác giả bổ sung, gọt giũa, cải đổi chúng thành những câu thơ diễn đạt những ý tưởng phù hợp với các tình tiết trong truyện thơ của mình”. [27;197] Đó là những câu lấy ý từ ca dao cổ hay mang âm điệu của những câu hát dân gian. Sự tham gia của ca dao cổ vào tác phẩm còn đi tới một chiều sâu hơn. Giữa hàng trăm câu ca dao lưu hành trong đời sống tinh thần của nhân dân miền Nam, có những câu rất quý:

Lên non bẻ lá họa hình,

Họa cho thấy mặt kẻo tình nhớ thương. Tượng linh dầu rách cũng thờ, Lỡ thì chịu lỡ cũng chờ đợi anh.

Tượng linh dầu rách cũng thờ, Lòng thương quân tử bao giờ cho quên.

Việc xuất hiện ca dao cổ như vậy càng chứng minh sức uyên thâm của tác giả. Ông biết vận dụng một kho kiến thức đồ sộ“từ cổ chí kim” vào tác phẩm làm cho

Lục Vân Tiên vừa tiếp thu tính hiện đại nhưng không mất đi vẻ đẹp của những câu hát xa xưa.

Ngoài sử dụng sáng tạo những câu ca dao, tác giả còn đem vào tác phẩm của mình một hệ thống những câu hát dân ca. Câu“Ví dầu còn nhớ tích xưa” (Câu 2035),

nghe giống như những câu hát ru quen thuộc trong dân gian mà bà và mẹ thường cất lên khi dỗ cho con ngủ:

Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo, ghập ghềnh khó đi,

Còn ở đoạn thơ miêu tả đạo sĩ Trà Hương Thôn làm phép thì rõ ràng không chỉ có âm điệu, mà cả nội dung của lời thơ không khác mấy với bài Thỉnh tổ - chầu mời trong hát bóng rỗi, một hình thức diễn xướng nghi lễ ở Nam Bộ. Cũng do ảnh hưởng như thế từ dân gian nên người lao động dễ dàng nhận thấy tiếng nói phê phán của tác phẩm.

Ngoài ra, ảnh hưởng của diễn xướng dân gian trong truyện Lục Vân Tiên

đậm nhất, và rất dễ nhận ra thể hiện rõ rệt nhất ở cách phân truyện ra làm sáu lớp minh bạch.

- Truyện nàng sau hãy còn lâu, Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra.

(287 - 288)

- Đoạn nầy đến thứ Nguyệt Nga.(Câu 1265)

- Thứ nầy đến thứ Vân Tiên,(Câu 931)

Cách sắp đặt cốt truyện thành từng khối rõ ràng, việc kết thúc từng đoạn nhanh gọn đã làm cho người nghe khỏi phải chờ đợi, nội dung tác phẩm cũng dễ nắm bắt. Điều này phục vị đắc lực cho việcnói thơ haykể Lục Vân Tiên trong sinh hoạt dân gian.

Mặt khác, cách giới thiệu nhân vật không khác so với lối bạch lối xướng

trong tuồng, điều này phần nào phản ánh tính thẳng thắn và lai lịch xuất thân của nhân vật

“ Ngoài ra, cũng có thể thấy dấu ấn của lời văn hát bội trong không ít câu thơ truyện cũng như cách diễn đạt, cách biểu hiện tình cảm có khi đậm tính hành động, tính diễn xuất - một đặc tính cơ bản của nghệ thuật sân khấu”[27;199]. Những sự việc như: Vân Tiên nhận được thư nhà, hay tin mẹ mất, tiếp theo đó chàng liền

cho Hớn Minh rồi từ biệt thì chàng họ“quỳ gối lạy liền”. Khi gặp lại Nguyệt Nga ở nhà lão bà, được biết qua mọi việc thì “Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay” (Câu 1856). Những lời khoác lác của thầy lang Triệu Ngang, của thầy bói “ở đầu Tây Viên”, của thầy pháp với Tiểu đồng làm người đọc dễ dàng nghĩ đến các trò lễ trong những đêm diễn tuồng đồ. Hay ở đoạn Vân Tiên gặp lại Nguyệt Nga khiến ta có cảm giác là đang xem cảnh Vân Tiên và Nguyệt Nga giãi bày tâm sự thì bên trong có tiếng reo hò của quân lính và sân khấu đổi cảnh mới. Điều này cũng dễ hiểu bởi“từ đầu thế kỷ XVII, XVIII đến thế kỷ XIX, thời đại của Nguyễn Đình Chiểu, hát bội rất thịnh hành và chiếm được vị trí vững vàng trong đời sống văn hóa miền Nam. Điều đó, trong Tuy Tỉnh tử tạp ngôn, Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí đều có đề cập đến. Do đó, những yếu tố nghệ thuật gần gũi với tuồng là một trong những nhân tố làm cho truyện thơ này phù hợp với thị hiếu đông đảo công chúng”.[27;200]

Sức ảnh hưởng của ca dao, dân ca đối với các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu nói chung và nhất làLục Vân Tiên là không nhỏ. Ta không khó nhận thấy rằng nhịp điệu của lời thơ trong tác phẩm nó rất gần với những câu hát ca dao. Cách tạo dựng truyện cũng từ những loại hình sinh hoạt hát hò truyền thống. Tất cả những điểm trên phần nào thấy được mối liên hệ mật thiết giữa tác phẩm với đời sống văn hóa truyền thống dân gian. Và chính ở đây, truyện Lục Vân Tiên đã bộc lộ sức mạnh lớn lao của nó. Sức ảnh hưởng và độ bền của tác phẩm trong lòng quần chúng, cũng như trong nền văn học thời kỳ sau này là không có gì bàn cãi được.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 64)