Hành động

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 59)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.Hành động

Cái đặc sắc của Lục Vân Tiên là tính chất hành động của nó rất phong phú. Lục Vân Tiên không có, hay có rất ít những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật giống như trong Truyện Kiều; nhà thơ cũng không mấy khi trực tiếp mổ xẻ tính cách nhân vật, hay có những đoạn phát biểu có tính chất trữ tình ngoại đề giúp người đọc hiểu sâu hơn hoàn cảnh hoặc tâm trạng của nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà tính cách và cá tính của nhân vật bị mờ nhạt. Trái lại, chính thông qua hành động của

nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu đã đạt được kết quả ấy một cách xuất sắc”[39;325]. Ông luôn cho các nhân vật của mình vào hành động, vì thế sự xuất hiện của các động từ, nhóm động từ hoặc những tập hợp từ tương đương để miêu tả là không nhỏ. Những động từ được dùng kết hợp với những từ phụ như: liền, ngay, thẳng tới, tức thì…làm cho hành động của nhân vật trở nên dứt khoát, mau lẹ, mạnh mẽ. “Đồng thời cũng tạo nên được nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương trong thơ và tạo nên một thời gian nghệ thuật chuyển động nhanh trong tác phẩm” [7;426]. Nguyễn Đình Chiểu không cho Vân Tiên suy nghĩ nhiều khi nhận được thơ nhà cho hay mẹ mất, không cho chàng phân vân giữa việc tiếp tục thi hay về chịu tang mẹ mà cụ đã cho nhân vật của mình về làm nhiệm vụ người con. Thử hỏi nếu như ở đoạn đó tác giả miêu tả tâm trạng ở hay về của Tiên thật nhiều thì tin chắc rằng tấm gương hiếu thảo của chàng không có gì đặc sắc. Một con người có tạo nên tên tuổi cho mình hay không phù thuộc rất nhiều vào hành động. Chẳng hạn khi biết được có bọn cướp làm hại người dân lương thiện, chàng liền xông pha giải nguy cho dân làng, sau đó được đền ơn nhưng Tiên đã từ chối. Ra tay giúp đỡ, được đền ơn nhưng liền từ chối tất cả các hành động đó diễn ra liên tục, không ngắt đoạn càng làm tôn lên vẻ quân tử của chàng trai. Hay ở người bạn của chàng là Hớn Minh khi thấy con quan huyện ra tay làm hại gái nhà lành, liền ra tay giải nguy cho cô gái và còn tự“Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng” (Câu 1164)

Đây chỉ là trong số ít nói về hành động của các nhân vật. Trong tác phẩm các nhân vật đặc biệt là chính diện có số lần thể hiện suy nghĩ của mình qua việc làm tương đối nhiều. Ông Ngư, ông Tiều hay bà lão không ngần ngại cứu giúp người trong cơn khốn cùng nhưng lại không suy nghĩ lợi, hại. Ông Quán sẵn sàng mắng chửi những tên tiểu nhân mà không sợ mất khách. Nàng Nguyệt Nga nguyện chung thủy với Lục Vân Tiên cho dù bản thân không có chút danh phận với chàng. Tiểu đồng che chòi giữ mả cho chủ. Kim Liên thay tiểu thơ cống Hồ…Tất cả họ tạo nên một chuỗi hành động và những việc làm ấy bộc lộ tính chất chính nghĩa. Hành động nào càng dứt khoát, diễn ra nhanh chóng thì chứng tỏ nhân vật đó hoàn toàn làm việc nghĩa không hề nghĩ đến thiệt hại bản thân. Họ hành động vì phương châm sống của mình.

Khi tìm hiểu những câu thơ miêu tả hành động của các nhân vật ta còn bắt gặp sự xuất hiện của các tổ hợp động từ liên tiếp. Trong đó có những câu thơ xuất hiện tới bốn động từ chỉ hành động kế tiếp như:bẻ cây, làm gậy, nhắm làng, xông vô. Với

việc sử dụng như thế làm cho bình diện hoạt động của các nhân vật thêm phần đề cao hơn.

Điều đáng chú ý trongLục Vân Tiên là việc miêu tả hành động của các nhân vật. Dường như nhà thơ muốn gửi cả hoài bão, ước mơ của một con người luôn khao khát hành động nhưng số phận không cho phép cụ thực hiện nó. Từ khi theo học“cửa Khổng sân Trình” Đồ Chiểu mong rằng mình sẽ lấy sức tài của mình mà phục vụ cho đời nhưng số phận đã không cho phép cụ làm điều đó, cho nên không khó hiểu khi tác giả lại xây dựng một đội ngũ nhân vật là“những con người nghĩa vụ” của thời đại. Họ là lực lượng đại diện cho chân lý và hành động để làm sáng tỏ nó. Cho nên không thể khác khi mà các nhân vật trong tác phẩm phải luôn thực hiện nhiệm vụ đó. Mọi tài ba,

đức độ, phẩm chất đạo đức của nhân vật được biểu hiện thông qua hành động. “Hơn

nữa, xây dựng nhân vật bằng cách nặng về miêu tả hành động cũng là một con đường rất phù hợp với phong cách sáng tác có tính dân gian - phong cách thường thấy trong truyện Nôm khuyết danh”[7;428]. Như đã nói Lục Vân Tiên xây dựng nên để kể, hoặc nói cho nên người nghe buộc phải chú ý nhiều đến hành động. Người lao động Nam Bộ hiểu hành động hơn lời nói và họ thích noi theo những việc làm chứ không phải bằng lý thuyết.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 59)