1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại việt nam

152 798 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam, xác định mức độ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN SỬ DỤNG HỆ THỐNG ERP CỦA NGƯỜI

DÙNG CUỐI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 06 năm 2012

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS NGUYỄN THANH BÌNH

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS LÊ THANH VÂN

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG MSHV: 10320921

Ngày, tháng, năm sinh: 01/08/1981 Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý Mã số: 603448

I TÊN ĐỀ TÀI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối tại Việt Nam

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Xác định các yếu tố ảnh huởng đến sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của nguời dùng cuối và mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố đó

2 Ðánh giá mức độ chấp nhận sử dụng của nguời dùng cuối đối với hệ thống ERP

3 Kiến nghị để cải thiện việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của nguời dùng cuối

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2012

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/06/2012

V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN THANH BÌNH

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trong luận văn này tôi xin gửi đến TS NGUYỄN THANH BÌNH, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này lòng biết

ơn chân thành và sâu sắc nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính và Phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia TP.HCM đã tham gia giảng dạy, quản lý lớp học, đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, 30-06 - 2012

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 5

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam, xác định mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố này và đưa ra những kiến nghị để cải thiện mức độ chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối

Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính bằng cách tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý, nhà tư vấn triển khai ERP và người dùng cuối nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận ERP của người dùng cuối Từ đó, bổ sung, hiệu chỉnh thang đo cũng như mô hình nghiên cứu Số người phỏng vấn sâu là n=8 Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi bằng giấy và khảo sát qua hệ thống trực tuyến đối với người dùng cuối tại các công ty có sử dụng ERP Số mẫu hợp lệ là n = 234 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy rằng yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối (sắp xếp theo mức độ giảm dần về mức ảnh hưởng) (1) Kỳ vọng kết quả thực hiện, (2) định hướng dài hạn, (3) tính tập thể, (4) chia sẻ niềm tin, (5) khoảng cách quyền lực, (6) truyền thông – đào tạo, (7) Hỗ trợ của đồng nghiệp

Như vậy, để gia tăng sự chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối thì các doanh nghiệp cần nên tập trung cải thiện theo thứ tự ưu tiên của các yếu tố này Nghiên cứu này còn góp phần vào hệ thống thang đo mức độ chấp nhận sử dụng công nghệ mới của người dùng cuối tại Việt Nam

Trang 6

ABSTRACT

This study aims to determine the factors that affect on attitude of acceptance of Enterprise Resource Planning (ERP) systerm of enduser in Viet Nam, measure the influence of these factors on the samples as well as recommend some solutions in order to improve attitude of acceptance of ERP systerm of enduser

The study was carried out through two steps: (1) Preliminary analysis and (2) primary research

The preliminary research is implemented by in-depth interviews with managers, ERP implementing and supporting solutions culsultors and ERP endusers in order

to explore factors that affect on attitude of acceptance of ERP systerm of enduser as well as adjust scale and model research Numer of respondents are n=8 The primary research is implemented by quantitative research through paper-questionnaire and online survey systerm Respondents in primary research are ERP endusers in these companies that using ERP systerm, total valid samples are 234 Analysis results indicated that the following factors affect on attitude of acceptance

of ERP ( in order of influence level): (1) Performance Expectancy, (2) Long term orientation, (3) Collectivism, (4) Shared belief, (5) Power distance, (6) Project comumication – Training, (7) Support from colleague

In conclusion, organisations should be focused on these factors in implementing and improving effectiveness of ERP systerm to get higher acceptance attitude of their endusers

This study is takes part in scale systerm of new technology acceptance attitude of endusers in Viet Nam

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi

tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện Những dữ liệu được thu thập và xử lí một cách khách quan và trung thực

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ii

ABSTRACT iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC THUẬT NGỮ iv

LỜI CAM ĐOAN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu đề tài 1

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về tình hình ứng dụng ERP 1

1.1.2 Tổng quan về ứng dụng ERP tại Việt Nam 4

1.2 Cơ sở hình thành đề tài 5

1.3 Mục tiêu và nội dung đề tài 6

1.4 Ý nghĩa đề tài 7

1.5 Phạm vi, giới hạn đề tài 7

1.6 Bố cục luận văn 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9

2.1 Khái niệm về hệ hoạch định nguồn nhân lực 9

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về ERP và lịch sử phát triển 9

2.1.1.1 ERP (Enterprise Resource Planning): 9

2.1.1.2 Lợi ích và thách thức khi triển khai ERP 10

2.1.2 Các đặc điểm chính của hệ thống ERP 13

2.1.3 Phân loại ERP 14

2.2 Lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ mới 15

2.3 Tổng quan về việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP 18

Trang 10

2.4 Các yếu tố then chốt trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống 19

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 24

2.5.1 Mô hình đề xuất 24

2.5.2 Các thành phần của mô hình 25

2.5.2.1 Thành phần Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy): 25

2.5.2.2 Thành phần Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy): 25

2.5.2.3 Thành phần Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): 26

2.5.2.4 Thành phần Các điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions): 26

2.5.2.5 Thành phần văn hóa: 26

2.5.3 Các giả thuyết 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Phương pháp nghiên cứu 32

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) 32

3.1.2 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) 33

3.1.3 Quy trình nghiên cứu 33

3.2 Nguồn thông tin 36

3.2.1 Dữ liệu sơ cấp 36

3.2.2 Dữ liệu thứ cấp 37

3.3 Nghiên cứu định tính 37

3.3.1 Thang đo Kỳ vọng kết quả thực hiện 38

3.3.2 Thang đo Kỳ vọng nỗ lực 39

3.3.3 Thang đo Truyền thông trong dự án 39

3.3.4 Thang đo Đào tạo 40

3.3.5 Thang đo Chia sẻ niềm tin 41

3.3.6 Thang đo Khoảng cách quyền lực 42

3.3.7 Thang đo Định hướng dài hạn 42

3.3.8 Thang đo Hỗ trợ của đồng nghiệp 43

3.3.9 Thang đo Tính tập thể 44

Trang 11

3.3.10 Thang đo Ảnh hưởng xã hội 44

3.3.11 Thang đo Chấp nhận hệ thống 45

3.4 Nghiên cứu định lượng 46

3.5 Xử lý mẫu 46

3.5.1 Biến và thang đo 46

3.5.2 Giá trị biến 46

3.5.3 Làm sạch biến 46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 47

4.1.1 Phương pháp lấy mẫu 47

4.1.2 Các thống kê mô tả 48

4.2 Đánh giá thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha 55

4.3 Phân tích nhân tố 58

4.3.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập 58

4.3.2 Phân tích nhân tố các biến phụ thuộc 60

4.3.3 Đặt tên biến và hiệu chỉnh mô hình 60

4.3.4 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 62

4.3.5 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 63

4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu 64

4.4.1 Phân tích tương quan 64

4.4.2 Phân tích hồi quy 65

4.4.3 Kiểm định mô hình 66

4.5 So sánh các nhóm cá nhân 68

4.5.1 Kiểm định ảnh hưởng của giới tính đến sự chấp nhận hệ thống ERP 68

4.5.2 Kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến sự chấp nhận hệ thống ERP 69

4.5.3 Kiểm định ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm đến sự chấp nhận hệ thống ERP 70

4.5.4 Kiểm định ảnh hưởng của nhân viên làm việc ở các phòng ban khác nhau đến sự chấp nhận hệ thống ERP 71

Trang 12

4.5.5 Kiểm định ảnh hưởng của nhân viên làm việc ở các phân hệ khác nhau đến sự chấp

nhận hệ thống ERP 72

4.5.6 Kiểm định ảnh hưởng của nhân viên làm việc trên các sản phẩm ERP khác nhau đến sự chấp nhận hệ thống ERP 72

4.5.7 Kiểm định ảnh hưởng của nhân viên làm việc ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau đến sự chấp nhận hệ thống ERP 73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

5.1 Kết quả nghiên cứu 75

5.1.1 Tóm tắt lại nội dung nghiên cứu 75

5.1.2 Kết luận 75

5.1.3 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước 76

5.1.4 So sánh với nhận xét của chuyên gia (ở phần phân tích định tính) 78

5.2 Kiến nghị 78

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Phụ lục A: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI 87

Phụ lục B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 95

Phụ lục C: THANG ĐO GỐC 97

Phụ lục D: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 99

Phụ lục E: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU DỮ LIỆU 106

Phụ lục F: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO 111

Phụ lục G: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN ĐỘC LẬP 122

Phụ lục H: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC 126

Phụ lục I: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY 127

Phụ lục J: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP 131

Phụ lục M: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP 135

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 137

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp những nghiên cứu về chấp nhận sử dụng ERP 24

Bảng 3.1: Phương pháp nghiên cứu 32

Bảng 3.2: Thang đo kỳ vọng kết quả thực hiện 39

Bảng 3.3: Thang đo Kỳ vọng nỗ lực 39

Bảng 3.4: Thang đo Truyền thông trong dự án 40

Bảng 3.5: Thang đo Đào tạo 41

Bảng 3.6: Thang đo Chia sẻ niềm tin 41

Bảng 3.7: Thang đo Khoảng cách quyền lực 42

Bảng 3.8: Thang đo Định hướng dài hạn 43

Bảng 3.9: Thang đo Hỗ trợ của đồng nghiệp 43

Bảng 3.10: Thang đo Tính tập thể 44

Bảng 3.11: Thang đo Ảnh hưởng xã hội 45

Bảng 3.12: Thang đo Chấp nhận hệ thống 45

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu 48

Bảng 4.2: Bảng thống kê mẫu theo loại hình doanh nghiệp 50

Bảng 4.3: Bảng thống kê phân bố mẫu theo sản phẩm ERP 51

Bảng 4.4: Bảng phân bố mẫu giới tính theo độ tuổi 51

Bảng 4.5: Bảng phân bố mẫu theo phòng ban khác 53

Bảng 4.6: Bảng phân phối mẫu theo các phân hệ khác trên ERP 54

Bảng 4.7: Bảng thống kê phân bố mẫu theo các sản phẩm ERP khác 55

Bảng 4.8: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha cuối cùng 57

Bảng 4.9: bảng phân tích nhân tố EFA lần 1 59

Bảng 4.10: Bảng tên biến đặt lại 61

Bảng 4.11: Bảng các biến độc lập sau khi phân tích EFA 62

Bảng 4.12: Bảng ma trận tương quan 64

Bảng 4.13: Kết quả bảng hồi quy 65

Bảng 4.14: Thống kê theo giới tinh 68

Trang 14

Bảng 4.15: Kiểm định T-test theo giới tinh 69

Bảng 4.16: Bảng Levene Test theo độ tuổi 69

Bảng 4.17: Bảng anova theo độ tuổi 70

Bảng 4.18: Levene Test theo số năm kinh nghiệm 70

Bảng 4.19: Bảng Anova cho số năm kinh nghiệm 71

Bảng 4.20: Kiểm định T-test theo phòng ban 71

Bảng 4.21: Kiểm định T-test theo phận hệ ERP 72

Bảng 4.22: Levene test theo sản phẩm ERP 72

Bảng 4.23: Phân tích sâu Anova theo sản phẩm ERP 73

Bảng 4.24: Levene test theo loại hình doanh nghiệp 73

Bảng 4.25: Phân tích sâu Anova theo loại hình doanh nghiệp 74

Bảng 5.1: Bảng so sánh kết quả với nghiên cứu trước 77

Trang 15

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Danh sách những nhà cung cấp ERP được chọn nhiều nhất 2

Hình 1.2: Thị phần của các nhà cung cấp ERP 2010 3

Hình 1.3: Thị phần doanh thu của các công ty cung cấp giải pháp ERP năm 2011 3

Hình 1.4: Mức độ hài lòng khi sử dụng ERP năm 2011 4

Hình 1.5: Doanh thu và nhu cầu phần mềm ERP 5

Hình 2.1: Mô hình tổng quát ERP 10

Hình 2.2: Kết quả nghiên cứu của Panorama 13

Hình 2.3: Mô hình TRA 15

Hình 2.4: Mô hình TPB 15

Hình 2.5: Mô hình TAM 16

Hình 2.6: Mô hình UTAUT 17

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 33

Hình 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính 49

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố mẫu theo cấp bậc 50

Hình 4.3: Phân bố mẫu theo độ tuổi 51

Hình 4.4: Biểu đồ thời phân bố mẫu thời gian sử dụng ERP 52

Hình 4.5: Biểu đồ phân bố mẫu theo phòng ban làm việc 52

Hình 4.6: Biểu đồ phân bố mẫu theo phân hệ làm việc trên ERP 54

Hình 4.7: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 62

Hình 4.8: Mô hình hồi quy 67

Trang 16

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu đề tài

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về tình hình ứng dụng ERP

Trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải vận hành trong một môi trường năng động và thay đổi liên tục Việc quản lý thông tin hiệu quả đóng một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát, phối hợp hiệu quả được tất cả các hoạt động xuyên suốt của mình, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất, đẩy mạnh kinh doanh, nâng cao vị thế và phát triển bền vững Bill Gates trong tác phẩm Business @ The speed of thought đã từng nói: “Tôi có một niềm tin đơn giản nhưng hết sức mãnh liệt Cách duy nhất có thể làm cho công ty của mình khác với đối thủ cạnh tranh, đưa mình vượt lên phía trước là phải biết xử lý thông tin hiệu quả Cách thu thập thông tin sẽ quyết định sự thành bại của công ty ”

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý thông tin, các doanh nghiệp thường chọn cho mình một giải pháp sở hữu một hệ thống thông tin quản lý ERP Trong nền kinh tế ngày nay, 5 xu thế sau được đánh giá là quan trọng: một là xu thế internet thay đổi thế giới từng ngày, hai là xu thế toàn cầu hóa làm cho các nước lạc hậu, kém phát triển phải đi theo các nước tiên tiến, ba là xu thế về tốc độ thay đổi ngày càng cao (thay đổi mẫu mã, số lượng sản phẩm ), bốn là xu thế về quyền lợi của khách hàng ngày càng được các doanh nghiệp xem trọng và cuối cùng là xu thế

về sự hình thành nền kinh tế trí thức hay còn gọi là xã hội hóa thông tin, trong đó ERP là xu thế tất yếu vì bản thân xu thế này là hệ quả của 5 xu thế quan trọng trên Việc nhận thức đúng các xu thế thời đại và kịp thời thay đổi cho phù hợp với các xu thế đó là phần quan trọng nhất trong việc hoạch định chiến luợc của mỗi công ty (Lê Hưng - 2009)[20]

Theo số liệu khảo sát về ứng dụng ERP 6/2010 thì các lợi ích mà ERP mang lại cho doanh nghiệp như sau[26]

:

 Đối với 20% các doanh nghiệp hoạt động tốt trong ngành:

Trang 17

 Giảm 21% chi phí hoạt động

 Giảm 19% chi phí quản lý

 Giảm 17% số tồn kho

 Tăng 16% thực hiện phù hợp với lịch định

 Tăng 17% hoàn thành giao hàng và đúng hạn

 Đối với 30% các doanh nghiệp hoạt động kém trong ngành:

 Giảm 9% chi phí hoạt động

 Giảm 5% chi phí quản lý

 Giảm 11% số tồn kho

 Tăng 13% thực hiện phù hợp với lịch định

 Tăng 7% hoàn thành giao hàng và đúng hạn Cho đến nay, có rất nhiều hãng phần mềm nổi tiếng về ERP như Oracle, Microsoft, IBM Ngoài ra còn có các giải pháp dành cho công ty vừa và nhỏ như Baan, Epicor, Exact, IFS, Infor, Lawson, Netsuite, Sage, Syspro và nhiều hãng khác

Hình 1.1: Danh sách những nhà cung cấp ERP được chọn nhiều nhất

(Nguồn: 2011 ERP report, Panorama Consulting Group)[22]

Trong đó, Oracle, SAP và Microsoft được xem như là ba nhà cung cấp hàng đầu chiếm thị phần lớn nhất

Trang 18

Hình 1.2: Thị phần của các nhà cung cấp ERP 2010 (Nguồn: ERP report 2011, Panorama Consulting Group)[22] Thị truờng của ERP đã có sự bùng nổ từ 1 tỷ USD vào năm 2000 đến 350 tỷ USD vào năm 2004 (AMR Research, 2000; IDC, 2003-2004) [27]

Giai đoạn 2000-2003, ERP phát triển và tập trung tại thị truờng các nuớc phát triển, giai đoạn sau đó đến nay thì bắt đầu bùng nổ tại thị truờng các nuớc đang phát triển: Châu Á, Phi, Trung Ðông, Nam Mỹ, trong đó Châu Á đánh dấu sự phát triển mạnh với tốc độ tăng truởng 19%, Bắc Mỹ 16% và Châu Âu 12% Số luợng công ty trên thế giới ứng dụng giải pháp này cung ngày càng gia tăng, cho đến nay có khoảng xấp xỉ 100.000 công ty đã đưa hệ thống này vào hoạt động (theo AMR Research, 2005)[28]

Hình 1.3: Thị phần doanh thu của các công ty cung cấp giải pháp ERP năm 2011

(Nguồn: ERP report 2011, Panorama Consulting Group) [22]

Trang 19

Theo kết quả khảo sát của tổ chức Panorama Consulting Group năm 2011 về

sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các giải pháp ERP của các nhà cung cấp thì mức rất hài lòng và hài lòng chiếm tỷ trọng khá cao, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra 13,5% khách hàng không nhìn thấy được lợi ích của việc triển khai ERP[22]

Hình 1.4: Mức độ hài lòng khi sử dụng ERP năm 2011 (Nguồn: 2011 ERP market share – vendor evaluation, Panorama Consulting Group)[22]

1.1.2 Tổng quan về ứng dụng ERP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam năm 2006 (VCCI), chỉ có 1.1% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng ERP[29]. Năm 2009, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được việc triển khai ERP là yêu cầu bắt buộc và là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc

tế Doanh nghiệp tự ý thức được rằng nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ

có thuận lợi là dễ triển khai và doanh nghiệp sớm đi vào nề nếp, doanh nghiệp nào chậm trễ ứng dụng ERP, doanh nghiệp đó sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ Vì thế số lượng các doanh nghiệp ứng dụng ERP cũng đã tăng rõ rệt

Trang 20

Theo một báo cáo của hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh ( HCA) – 2010 về bức tranh các doanh nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin 2010, thị trường ERP

2010 với các hợp đồng lớn đa số đều thuộc về SAP Những đề án thành công có sự hợp tác với các đơn vị tư vấn nước ngoài[30]

Hình 1.5: Doanh thu và nhu cầu phần mềm ERP (Nguồn: Báo cáo của HCA)[30]

Tuy nhiên, trong các năm gần đây, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng thành công ERP lại chưa được thống kê đầy đủ Một số dự án được triển khai rầm rộ nhưng sau đó lại tạm ngưng Khó khăn về kinh tế năm 2011 tạo nên một cản trở rất lớn kìm hãm sự phát triển của thị trường ERP Trong tình hình khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải hoãn kế hoạch ERP của mình Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2012 đầu tư ERP là xu hướng tất yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quốc phòng do nhận thức sự đầu tư này là sự đầu tư cần thiết và nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tái cấu trúc, cải thiện nội lực,tối ưu hóa quy trình nội

bộ, tiết kiệm chi phí đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch phát triển lâu dài sau khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng

1.2 Cơ sở hình thành đề tài

Theo Hà Nguyễn[16], một phần mềm ERP tốt cũng chỉ quyết định chưa đến 50% sự thành công của dự án triển khai ERP cho doanh nghiệp Yếu tố chủ quan của từng doanh nghiệp quyết định tới trên 50% sự thành bại của dự án bởi việc triển khai ERP sẽ đòi hỏi việc sắp xếp lại quá trình kinh doanh, làm thay đổi quy trình

Trang 21

thực hiện công việc của nhân viên Từ đó, ERP làm thay đổi những thói quen làm việc hằng ngày của nhân viên

Các nhà quản lý cần hiểu rõ việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của nguời dùng cuối được hình thành từ những yếu tố nào Từ đó, chú trọng đến các yếu tố then chốt, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nguời dùng chấp nhận sử dụng

hệ thống ERP trong công việc

Bên cạnh đó, xuất phát tự thực tế triển khai ERP tại doanh nghiệp cũng như quá trình hỗ trợ người dùng cuối sử dụng phần mềm ERP của tác giả nhận thấy rằng việc chấp nhận sử dụng ERP của họ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá dự

án có thành công hay không

Với những lý do trên, đề tài “Các yếu tố ảnh huởng đến sự chấp nhận sử dụng

hệ thống ERP của nguời dùng cuối ở các doanh nghiệp Việt Nam” được hình thành

1.3 Mục tiêu và nội dung đề tài

Mục tiêu của chính của đề tài:

 Xác định các yếu tố ảnh huởng đến sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của nguời dùng cuối và mức độ quan trọng tương đối của các yếu

Nội dung đề tài tập trung vào khảo sát những yếu tố sau:

 Tính hữu ích mà hệ thống ERP mang lại cho người dùng cuối trong việc xử lý công việc

 Cảm nhận về tính dễ sử dụng của hệ thống của người dùng cuối

Trang 22

 Ảnh hưởng từ niềm tin của lãnh đạo doanh nghiệp, của các thành viên trong doanh nghiệp cũng như niềm tin của người dùng cuối vào lợi ích của hệ thống đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

 Ảnh hưởng của công tác truyền thông và đào tạo đến việc chấp nhận

sử dụng ERP của các thành viên trong tổ chức

 Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa (khoảng cách quyền lực, định hướng dài hạn, tính tập thể và sự hỗ trợ của đồng nghiệp) đến việc chấp nhận sử dụng ERP của ngưởi dùng cuối

1.4 Ý nghĩa đề tài

Ðề tài chỉ ra các yếu tố có ảnh huởng đến sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

Ðể nguời dùng chấp nhận hệ thống ERP, các doanh nghiệp chuẩn bị triển khai ERP

sẽ hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh huởng đến tiến trình triển khai ERP sắp tới

Các doanh nghiệp đang sử dụng ERP sẽ cải tiến hơn nữa quá trình khai thác lợi ích từ ERP, phát huy tối đa thế mạnh của ERP

Đối với nhà tư vấn khiển khai, đây là những thông tin hữu ích giúp họ hiểu hơn về người dùng cuối, từ đó có những hoạt động tư vấn hợp lý cho doanh nghiệp khách hàng, giúp dự án thành công

Việc sắp xếp mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố giúp các nhà quản lý tập trung cải tiến những yếu tố có ảnh huởng nhiều nhất đến sự chấp nhận sử dụng

hệ thống ERP

1.5 Phạm vi, giới hạn đề tài

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối ở Việt Nam

Ðối tuợng nghiên cứu là những nhân viên sử dụng hệ thống ERP (nguời dùng cuối) Mẫu nghiên cứu là các nhân viên làm việc ở các công ty hoạt động tại Việt Nam có sử dụng hệ thống ERP

Trang 23

1.6 Bố cục luận văn

Bố cục của luận văn này bao gồm năm chương:

Chương 1: Giới thiệu - Giới thiệu tổng quan về ứng dụng ERP tại Việt Nam và lý

do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu của luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu – Trình bày tổng quan về cơ sở

lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước đây và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu về xây dựng và đánh giá thang đo, nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề xuất

Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính

Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Kết luận từ kết quả nghiên cứu, nêu lên những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống ERP, sau đó xem xét các nghiên cứu

đã thực hiện, cái khái niệm liên quan đến sự chấp nhận công nghệ mới và các yếu

tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất

2.1 Khái niệm về hệ hoạch định nguồn nhân lực

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về ERP và lịch sử phát triển

2.1.1.1 ERP (Enterprise Resource Planning):

Theo Wikipedia, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP ) ban đầu để chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp[23] Một hệ thống ERP điển hình bao hàm tất cả các chức năng cơ bản trong tổ chức (là công ty, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ ) ERP tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất và liên thông các chức năng đó lại với nhau thay vì phải sử dụng những phần mềm độc lập riêng lẽ (như phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự - tiền lương, quản trị sản xuất )

ERP được định nghĩa là “một hệ thống ứng dụng đa phân hệ” (Multi Module Software Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng đa phân hệ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác nghiệp của nhân viên[36]

ERP là một sự kết hợp các quá trình hoạt động của doanh nghiệp riêng lẻ thành một tổng thể, nó sắp xếp hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất, hệ thống đó được gọi là hệ thống ERP (Joseph Bradley và cộng sự (2007)[32]

Trang 25

ERP là một tập hợp các module giúp các tổ chức tích hợp các dòng thông tin

và quy trình kinh doanh bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu duy nhất, lưu trữ dữ liệu trong thời gian thực trên một giao diện người dùng được tiêu chuẩn hóa (Ibrahim M Al-Jabri and Ahmad Al-Hadab)[6]

ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng để hỗ trợ cho các chức năng cốt lõi của doanh nghiệp (theo Kakoli Bandyopadhyay)[5]

Có thể thấy rằng, có rất nhiều định nghĩa khác nhau từ nhiều nhà nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau về ERP, tuy nhiên điểm chung nhất từ những định nghĩa này chính là xem ERP như một phần mềm ứng dụng tích hợp nhằm hoạch định và quản lý nguồn lực doanh nghiệp

Hình 2.1: Mô hình tổng quát ERP

(Nguồn: ERPvietnam [36])2.1.1.2 Lợi ích và thách thức khi triển khai ERP

Theo Kakoli Bandyopadhyay[6] hệ thống ERP giúp các tổ chức giảm chi phí điều hành và cải thiện quản lý quá trình kinh doanh thông qua việc tích hợp chức năng kinh doanh và thông tin lại với nhau

Hệ thống ERP giúp giảm chi phí và nâng cao tính chính xác của quy trình kinh doanh Vì vậy, khi hệ thống ERP thực hiện thành công ERP sẽ có tác động tích

Trang 26

cực về hiệu quả làm việc của nhân viên và ảnh hưởng tích cực lên năng suất của một tổ chức (Hisham Alhirz, Kamaljeet Sandhu, Sajeev)[7]

Theo Pythis, một trong những doanh nghiệp triển khai ERP hàng đầu ở Việt Nam, thì lợi ích mà ERP mang lại cho một doanh nghiệp như sau[21]

:

 Truy cập thông tin nhanh chóng, an toàn và ổn định: hệ thống ERP cho phép người sử dụng truy cập nguồn dữ liệu của doanh nghiệp nhanh chóng Có khả năng phân quyền sử dụng dữ liệu và dạng dữ liệu nào được phép sử dụng trong phạm vi quyền hạn được phân bổ

 Giúp đồng bộ các nguồn dữ liệu và quy trình xử lý trùng lặp: Các nguồn dữ liệu trong doanh nghiệp khi được đồng bộ sẽ làm giảm sự trùng lặp và tăng tính thống nhất cho dữ liệu

 Giảm thời gian lưu chuyển và xoay vòng nhanh: Hệ thống ERP đảm bảo làm giảm thiểu thời gian chậm trễ trong việc chuyển thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

 Giảm chi phí vô lý: Hệ thống ERP giúp các quy trình xử lý dùng các nguồn lực có sẵn và các kết quả xử lý luôn được sẵn sàng cho một quy trình khác

 Khả năng tương thích nhanh với quy trình kinh doanh: Hệ thống ERP đáp ứng tốt cho việc thay đổi các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp

 Tăng cường khả năng bảo trì hệ thống: giúp nhà phân phối và triển khai bám sát các yêu cầu thay đổi hệ thống từ phía doanh nghiệp

 Tăng cường khả năng mở rộng hệ thống: Các hệ thống ERP thường được yêu cầu có khả năng tích hợp với những hệ thống có sẵn của doanh nghiệp hoặc những hệ thống được thêm vào như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng hay hệ thống quản lý chuỗi cung ứng

 Đáp ứng yêu cầu thương mại điện tử và kinh doanh số: Nguồn dữ liệu của doanh nghiệp thông qua cơ chế bảo mật và phân quyền có thể đáp ứng trực

Trang 27

tiếp yêu cầu thương mại điện tử của doanh nghiệp Hệ thống ERP còn giúp rút ngắn khoảng cách địa lý trong môi trường cộng tác

Kết quả nghiên cứu của Panorama đã chỉ ra những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp thường hay gặp phải trong quá trình triển khai một dự án ERP bao việc thiếu hụt nhân sự là vấn đề lớn nhất mà các đội dự án hay gặp phải (38%) 33% nhận thấy việc thiếu hụt kiến thức chuyên môn về ERP là thách thức lớn nhất, trong khi 19% cho rằng vấn đề là thiếu các nguồn lực cho dự án 10% còn lại liên quan đến ngân sách Ngoài ra, 98% dự án ERP bị kéo dài hơn dự kiến, chỉ 7% các dự án hoàn thành đúng thời gian đặt ra 93% cho biết đã triển khai lâu hơn dự kiến, trong

đó 68% “lâu hơn nhiều” Ngoài ra, chỉ 21% doanh nghiệp hiện thực hóa được 50% các lợi ích mà họ mong chờ từ hệ thống ERP Ngoài ra, hơn một nửa các doanh nghiệp (57%) vấp phải tình trạng các hoạt động nghiệp vụ bị xáo trộn khi go-live hệ thống Tuy vậy ở mặt tích cực, 2/3 các doanh nghiệp được khảo sát (70%) nhận thấy việc tối ưu hóa được đội ngũ nhân sự của mình khi triển khai ERP[22],[19]

Như vậy, trong khi phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn dành cho ERP thì hầu như không thể đảm bảo những lợi ích mà hệ thống có thể đem lại Thêm vào đó, rủi ro trong quá trình triển khai còn có thể gây ra sự xáo trộn trong các hoạt động nghiệp

vụ cốt lõi của doanh nghiệp

Trang 28

Hình 2.2: Kết quả nghiên cứu của Panorama (Nguồn: Tạp chí PCWord[15] ) Tuy nhiên, Rubina Adam (2010)[13] cho rằng các lợi ích của việc thực hiện một hệ thống ERP lớn hơn nhiều so với những thách thức thực hiện và sử dụng hệ thống ERP

2.1.2 Các đặc điểm chính của hệ thống ERP

Các đặc điểm chính cấu hình nên ERP bao gồm: ERP sử dụng cùng một cơ

sở dữ liệu cho tất cả các phân hệ, hỗ trợ duy trì chỉ một cơ sở dữ liệu cho tất cả quy trình kinh doanh, đồng thời cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu cho người dùng, Sử dụng công nghệ máy chủ - máy trạm, phần mềm trung gian và tích hợp với internet đáp ứng nhu cầu kinh doanh năng động (Al-Mashan, Al-Midumigh, Zairi, 2002)[20] Ngoài ra, kiến trúc hệ thống mở của ERP cho phép một phân hệ có thể được kết nối hoặc không kết nối vào hệ thống mà không ảnh hưởng đến các phân

hệ khác Hệ thống cũng là một kho chứa nắm bắt tất cả các thuật ngữ trong quy trình kinh doanh, đối tượng kinh doanh và cấu trúc công ty Sau đây là những đặc điểm chính của một hệ thống ERP:

 Đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ: Kế toán tài chính, Nhân sự tiền lương, Quản

lý kho, Mua sắm, Bán hàng, Quản lý dự án, Quản lý sản xuất, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị mối quan hệ khách hàng, Cung ứng, hậu cần, Thương mại điện tử

Trang 29

 Tích hợp hoàn toàn – Dữ liệu tập trung: Các phân hệ được xây dựng theo thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống nhất trên một CSDL duy nhất

Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, chia sẻ, thống nhất và xuyên suốt

 Tự động hóa quy trình tác nghiệp: Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ việc nhập liệu cho các cán bộ nghiệp

vụ ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng cường kiểm soát luồng dữ liệu

 Kiến trúc và công nghệ tiên tiến: Kiến trúc 3 lớp (máy trạm, ứng dụng và cơ

sở dữ liệu (CSDL)), môi trường và kiến trúc tính toán Internet CSDL và nền công nghệ hàng đầu thế giới, hầu như không giới hạn về khối lượng lưu trữ

và xử lí dữ liệu

 An toàn, bảo mật cao: An ninh và an toàn dữ liệu rất cao, phân quyền phù hợp với vai trò, vị trí và nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị

2.1.3 Phân loại ERP

Theo cách phân chia phổ biến trên thế giới, các hệ thống ERP được phân loại theo hai cách: theo kích thước (quy mô) doanh nghiệp mà hệ thống phục vụ và theo tính chuyên biệt

 Theo kích thước: có thể chia ra ERP loại lớn (high-end) chuyên dành cho các tập đoàn đa quốc gia, loại trung (mid-range) dành cho các công ty thông thường có doanh thu nhỏ hơn 500 triệu USD (theo cách phân loại nước ngoài), loại nhỏ (small si e) dành cho các công ty tư nhân, cửa hàng với doanh thu dưới 50 triệu USD Ngoài ra một số hệ thống còn xếp mình vào loại “Trung-lớn” (upper mid-range) khi cho rằng sản phẩm của họ nằm trong khoảng giữa loại trung và loại lớn

 Theo tính chuyên biệt: Có những hệ thống ERP “đa dụng” (general purpose)

và các hệ thống ERP thiết kế riêng (industry specific) cho ngành dệt may, ngành dầu khí, ngành bán lẻ, ngành dược, ERP dạng đa dụng thường có

Trang 30

giá rẻ và dễ sử dụng Các hệ thống ERP chuyên dụng thông thường thuộc loại lớn hoặc trung lớn Các hệ thống ERP hạng trung thường chỉ dừng ở mức đa dụng, các ERP loại nhỏ là các phần mềm kế toán

2.2 Lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ mới

Nhận thức của người dùng cuối đóng vai trò quan trọng trong sự chấp nhận ban đầu của một công nghệ thông tin đặc thù Tuy nhiên, khi mà người dùng có kinh nghiệm về công nghệ thì nhận thức này có thể thay đổi

 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) là mô hình nghiên cứu theo quan điểm tâm lý xã hội nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành vi có ý thức Được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Aj en (1975, 1980), đây được xem như là nghiên cứu tiền đề cho các lý thuyết về thái độ Trong mô hình này hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành động tiêu dùng, ngoài ra còn

2 yếu tố khác là yếu tố thái độ và chuẩn chủ quan của con người[31]

Hình 2.3: Mô hình TRA

 Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được Aj en xây dựng từ lý thuyết TRA và

bổ sung thêm yếu tố nhận thức hành vi, yếu tố này được xem như là những

kỹ năng cần thiết, những nhận thức của riêng từng cá nhân hướng tới việc đạt kết quả Mô hình này được xem như tối ưu hơn mô hình gốc trong việc

dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một hoàn cảnh nghiên cứu

Hình 2.4: Mô hình TPB

Trang 31

 Mô hình TAM (technology acceptance model) được xây dựng bởi Fred Davis(1989) và Richard Bago i (1992) đã dựa trên nên tảng của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối liên hệ giữa các biến để giải thích hành vi của con người trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống thông tin[31]

Hình 2.5: Mô hình TAM Trong mô hình này, nhận thức tính hữu ích (ích lợi cảm nhận) của công nghệ được định nghĩa là mức độ mà người dùng cảm nhận được sự hữu ích do công nghệ mang lại, họ tin rằng nhờ công nghệ sẽ làm tăng lên thành quả công việc của họ Con người có dùng hay không dùng một ứng dụng nào đó thì dựa vào việc ứng dụng đó có giúp họ thực hiện công việc của họ tốt hơn hay không Nhân tố < biến bên ngoài> góp một phần quan trọng trong việc giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng

Theo Bhattacherjee, người dùng cuối sẽ thỏa mãn hơn với sản phẩm dịch vụ khi họ nhận thấy nó hữu ích hơn các sản phẩm dịch vụ khác Vì thế, nhận thức tính hữu ích là nhân tố chính trong hành vi chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối[32]

Nhận thức tính dễ sử dụng (dễ sử dụng cảm nhận) là nói đến mức độ mà người dùng cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi học và sử dụng công nghệ Người dùng cuối cho rằng một ứng dụng được đưa ra rất hữu ích, nhưng cùng thời điểm đó, ứng dụng quá khó để sử dụng, thì lợi ích mang lại từ việc sử dụng ứng dụng không đủ

bù đắp cho nỗ lực sử dụng nó

Ngoài ra một hệ thống sẽ được chấp nhận nhanh chóng nếu người dùng cuối

có thể học cách sử dụng một cách dễ dàng Một hệ thống nâng cao đặc tính này sẽ

Trang 32

làm tăng sự thỏa mãn của người dùng cuối Vì thế, yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng được mong đợi là một yếu tố quan trọng về sự chấp nhận

Việc sử dụng công nghệ sẽ hiệu quả hơn khi công nghệ làm cho nhân viên có thể sử dụng được thông tin và tự họ quyết định cách sử dụng công nghệ trong việc

Mô hình chấp nhận công nghệ kết hợp thuyết hành vi dự định (C-TAM-TPB, Taylor, Todd 1995), Thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT – Moore và Benbasat, 1991), thuyết nhận thức xã hội (SCT – Compeau Higgins, 1995), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU – Thompson, Higgins, Howell 1991) Trong đó TRA, TPB và TAM có ảnh hưởng nhiều nhất đến UTAUT[8]

Hình 2.6: Mô hình UTAUT

Trang 33

Mô hình UTAUT bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp tới ý định hành vi (BI):

 Hiệu quả mong đợi (PE): mức độ mà cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống

sẽ giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn

 Nỗ lực mong đợi (EE): mức độ dễ dàng sử dụng hệ thống

 Ảnh huởng xã hội (SI): mức độ cá nhân nhận thức nguời khác tin rằng nên

sử dụng hệ thống mới

 Ðiều kiện thuận lợi (FC): mức độ mà cá nhân tin rằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống là yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng (UB)

 Giới tính (G), tuổi tác (A), kinh nghiệm (E) và tự nguyện sử dụng (VU) là các yếu tố gián tiếp tác động đến các yếu tố chính về ý định và hành vi sử dụng (Venkatesh và các cộng sự, 2003)

Mô hình UTAUT giải thích đuợc 70% các truờng hợp trong ý định hành vi sử dụng tốt hơn các mô hình truớc Mô hình UTAUT được dùng nhiều trong các

nghiên cứu về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới

2.3 Tổng quan về việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

Khi doanh nghiệp tiến hành triển khai ERP, thông thường phải đối mặt với các khó khăn do sự thay đổi lớn về công nghệ, quản lý và tổ chức Do vậy, nhiều tổ chức đều vận dụng phương pháp thực hiện căn cứ các yếu tố thành công then chốt

để vượt qua các khó khăn này Các nghiên cứu về yếu tố thành công then chốt chỉ ra rằng công ty tập trung trên các yếu tố thành công của cá nhân và mọi người trong tổ chức sẽ đạt được thành công (Davenport, 1998; Bingi, Maneesh&Jayantt, 1999; Pudmana Bhan, 1999)[34], tuy nhiên, thường thì các công ty sẽ không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc quản lý các vấn đề về con người và tổ chức trong chu

kỳ thực hiện ERP

Trang 34

Một nghiên cứu khác của Hawking & Stein (2004)[33]

khảo sát người dùng ERP từ nhà cung cấp SAP, kết quả cho thấy các lợi ích mà hệ thống đã đáp ứng được mong đợi bao gồm: giảm chu kỳ tài chính, cải thiện quản lý đơn hàng, quản lý tiền mặt, giảm tồn kho, cắt giảm cung ứng và vận chuyển, gia tăng doanh thu/ lợi nhuận ngoại trừ: cải thiện năng lực sản xuất, cắt giảm chi phí thu mua, phát hành đúng lúc, giảm nhân viên, giảm chi phí công nghệ thông tin, giảm bảo trì Các rào cản chính cho việc triển khai bao gồm: thiếu một quy luật hành động, không quản lý

sự thay đổi, huấn luyện không đầy đủ, thủ tục báo cáo đơn giản, thiết kế quy trình không đầy đủ, tiện ích không đúng chỗ, nhân viên không đáp ứng, không ưu tiên nguồn lực thực hiện, chức năng phần mềm kém, không hỗ trợ liên tục, năng lực kinh doanh kém, đội dự án thiếu năng lực, quản lý ứng dụng tồi và không chú trọng nâng cấp hệ thống

Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng sự chấp nhận hệ thống

và mức độ của việc sử dụng hệ thống là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công hệ thống ERP vào doanh nghiệp (Lisa Seymour, Wad anai Makanya, Simon Berrangé)[3]

Theo Rubina Adam chấp nhận công nghệ có thể được xem như một thái

độ hướng tới một công nghệ, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố[13]

Chấp nhận công nghệ được xem như là điểm bắt đầu khi một người sử dụng công nghệ trở nên nhận thức của công nghệ và có ý định sử dụng công nghệ

2.4 Các yếu tố then chốt trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống

Các tác giả Lisa Seymour và Wad anai Makanya, Simon Berrange (2007)[3]nghiên cứu và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống ERP dựa trên mô hình UTAUT được đề xuất bởi Venkatesh và các cộng sự ( 2003)[21], không xét đến yếu tố tự nguyện sử dụng Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy yếu tố <giới tính> không có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối mà các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm:

Trang 35

Kỳ vọng nỗ lực, đào tạo, chia sẻ niềm tin và truyền thông trong dự án, tuổi và kinh nghiệm làm việc

Võ Thị Xuân Nhung (2008)[17]

, nghiên cứu các yếu tố về văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam Nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh huởng của các yếu tố về văn hóa của Hofstede đến sự chấp nhận của nguời dùng cuối đối với hệ thống ERP bao gồm các yếu tố: định hướng dài hạn, khoảng cách quyền lực, tính tập thể và mức độ hỗ trợ của đồng nghiệp Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa vì theo báo cáo của hội tin học thành phố

Hồ Chí Minh, các ERP ngoại – chủ yếu là các nước phương tây - vẫn chiếm ưu thế cho đến thời điểm này, vì thế sẽ có những khó khăn khi ứng dụng một phần mềm được xây dựng trên một nền văn hóa phương tây vào nền văn hóa phương đông như Việt Nam

Kwasi Amoako-Gyampah, A.F Salam (2003)[4], dùng mô hình TAM 2 (TAM

mở rộng) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hường chấp nhận ERP, nghiên cứu này quan tâm đến hai yếu tố: đào tạo người dùng cuối và truyền thông trong dự án ERP Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng của các biện pháp quản lý, chẳng hạn như đào tạo và truyền thông, ảnh hưởng đến sự chấp nhận của các hệ thống đồng thời nhận thức độ hữu dụng và tính dễ sử dụng của người dùng về hệ thống cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng ERP

Panorama consultant group (2010)[11] trong bài nghiên cứu nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp làm thế nào để tăng sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP đã kết luận rằng việc người dùng hiểu được rằng tại sao doanh nghiệp mình triển khai hệ thống có tương quan đến 40% với việc chấp nhận sử dụng hệ thống Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: kỹ năng tin học của người dùng, niềm tin của người dùng đối với dự án, sự quan tâm của người dùng đối với hệ thống

Muhammad Zubair Aslam (2010)[12], có nghiên cứu về “Sự kháng cự của nguời dùng ERP sau giai đoạn cài đặt hệ thống (User resistance in Post ERP

Trang 36

implementation stage)” Nghiên cứu này khảo sát những nguyên nhân nào làm cho nguời sử dụng cuối kháng cự hệ thống ERP Các tác giả này cho thấy sự kháng cự của nguời dùng cuối có ảnh huởng đến sự chấp nhận hệ thống Các tác giả này đã đưa ra tóm tắt các yếu tố của sự kháng cự thay đổi của nguời dùng cuối từ các nghiên cứu truớc, gồm có các yếu tố: thay đổi công việc (change job content), mất địa vị (loss of status), thay đổi mối quan hệ (relationship altered), mất quyền lực (loss of power), thay đổi cách ra quyết định (change in decision–making approach),

sự không chắc chắn (uncertainty), công việc bấp bênh (job insecurity) Kết quả của nghiên cứu này có ba yếu tố của sự kháng cự thay đổi của nguời dùng cuối có ý nghĩa, gồm có: thay đổi công việc (change job content), thay đổi cách ra quyết định (change in decision–making approach), sự không chắc chắn (uncertainty)

Hisham Alhirz[7] cho rằng yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới nhận thức muốn kháng cự hay sử dụng ERP của người dùng cuối khi ông nhận thấy rằng việc chấp nhận một công nghệ mới đòi hỏi giá trị và niềm tin rằng sự đổi mới có thể mang lại cùng với những thay đổi có ý nghĩa Bên cạnh đó, ảnh hưởng các yếu tố văn hóa theo lý thuyết của Hofstede là khác giữa những nước khác nhau như Saudi Arabia có khoảng cách quyền lực cao hơn và cá nhân thấp hơn, trong khi Úc và Trung Quốc có khoảng cách quyền lực thấp hơn, giá trị cá nhân cao hơn

và mức độ chấp nhận ERP ở các nước khác nhau trên thế giới là không thống nhất Nishapa Pontue (2003) có nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa

tổ chức đến sự chấp nhận hệ thống ERP tại Thái Lan (Effects of organizational culture factors on the adoption of enterprise resource planning (ERP) system by organizations in Thailand)[35] với đối tượng khảo sát là các người dùng cuối có

sử dụng hệ thống ERP Nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố

về văn hóa của Hofstede đến sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP Đó là các yếu tố: khoảng cách quyền lực (power distance), né tránh sự không chắc chắn (uncertainty avoidance), tính tập thể (collectivism) và định hướng dài hạn (long term orientation) Nishapa Pontue cho rằng các khía cạnh văn hóa của Hofstede chưa đủ để phản ánh các yếu tố văn hóa của tổ chức ảnh hưởng

Trang 37

đến sự chấp nhận ERP của người dùng cuối Thêm vào đó, tác giả đưa ra kết luận

là ngoài những yếu tố về văn hóa của Hofstede, những tố yếu tố ảnh hưởng đến

sự chấp nhận của người dùng cuối nữa là yếu tố sự kháng cự thay đổi (resistance to change) và yếu tố sự hỗ trợ của đồng nghiệp và cấp trên (support of upper management and colleage)[17]

Các tác giả Miller, Stacy, Batenburg, Ronald, Van de Wijngaert, Lidwien thông qua phân tích dữ liệu khảo sát khoảng 6.500 công ty từ 14 quốc gia đã kết luận rằng (1) những quốc gia có tính tự chủ cao trong công việc và suy nghĩ thì có

tỷ lệ chấp nhận cao hơn trong hệ thống ERP, trong khi (2) các quốc gia có tính bảo thủ cao thì tỷ lệ chấp nhận ERP thấp hơn Những kết quả này chứng minh rằng một nền văn hóa cởi mở sẽ sẵn sàng thích ứng với tình huống hiện tại hơn[10]

Theo Woosang Hwang, Jungsik Jeong, Udayan Nandkeolyar[35], khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP và chọn 5 case study ở 5 công ty khác nhau đã rút ra kết luận: Các vấn đề lãnh đạo, thông tin liên lạc, và nhân sự là ba yếu tố quan trọng liên quan với sự sẵn sàng của người dùng khi

sử dụng hệ thống

Thomas Lauer & Balaji Rajagopalan[25] cho rằng niềm tin của người sử dụng cuối là yếu tố quan trọng cho việc có chấp nhận sử dụng hệ thống hay không

Nhóm tác giả E.W.T.Ngai, C.C.H Law, F.K.T[24] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố thành công quan trọng (CSFs) trong việc thực hiện ERP trên

10 quốc gia/khu vực khác nhau bằng cách xem xét các tạp chí, biên bản hội nghị, luận án tiến sĩ, sách giáo khoa từ 10 quốc gia /vùng lãnh thổ khác nhau Kết quả nghiên cứu đã xác định được 18 CSFs với hơn 80 yếu tố để thực hiện thành công ERP, trong đó văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng

Sử dụng mô hình TAM mở rộng, Kwasi Amoako-Gyampah, A.F.Sala đã nhận thấy rằng niềm tin về tính hữu ích của hệ thống ERP là rất quan trọng trong việc hình thành thái độ tích cực của người dùng đối với hệ thống Nếu người quản

Trang 38

lý có thể thực hiện các bước thích hợp để tác động tích cực yếu tố niềm tin sẽ mang lại thái độ tích cực mà sau đó sẽ dẫn đến việc chấp nhận sử dụng ERP Một

cơ chế ảnh hưởng đến cấu trúc niềm tin là thông qua đào tạo Tác giả thấy rằng đào tạo có tác động tích cực đến sự hình thành của niềm tin được chia sẻ về lợi ích của hệ thống Bằng cách cung cấp một môi trường đào tạo phù hợp, nơi người dùng có khả năng tương tác với hệ thống, các nhà quản lý nên có thể tạo ra sự ảnh hưởng đến việc hình thành của niềm tin về tính hữu dụng nhận thức và lợi ích của

hệ thống ERP Truyền thông trong dự án cũng được xem là một yếu tố quan trọng trong việc giúp mọi người thay đổi thái độ và hành vi

Ibrahim M Al-Jabri, Ahmad Al-Hadab[6] trong nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng ERP ở người dùng cuối nghiên cứu trên bốn yếu tố: Độ hữu dụng cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận, Giá trị mong đợi, Năng lực mong đợi Kết quả cho thấy rằng cả bốn yếu tố trên đều có ý nghĩa

Truyền thông bao gồm cung cấp và thu thập thông tin và tạo ra sự hiểu biết giữa các thành viên tổ chức dẫn đến sự hình thành của niềm tin chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức Do đó các nhà quản lý nên tạo ra cơ chế giao tiếp trong quá trình hiện thực hệ thống nhằm tạo một ảnh hưởngtích cực đến niềm tin chia sẻ về lợi ích của dự án, mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong việc chấp nhận công nghệ Ngoài ra còn có các yếu tố khác bên cạnh việc đào tạo, dự

án truyền thông, và chia sẻ niềm tin, như tính chất của công nghệ cũng ảnh hưởng đến ý định hành vi của người dùng cuối

Trang 39

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp những nghiên cứu về chấp nhận sử dụng ERP

Nguồn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử

dụng ERP

Võ xuân Nhung[17] Khoảng cách quyền lực, Định hướng dài

hạn, Hỗ trợ của đồng nghiệp, Tính tập thểLisa Seymour và Wadzanai

Makanya, Simon Berrange (2007)[3]

Kỳ vọng kết quả thực hiện, Kỳ vọng nỗ lực, Đào tạo, Chia sẻ niềm tin

Kwasi Amoako – Gyampah,

Hadab[6]

Độ hữu dụng cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận, Giá trị mong đợi, Năng lực mong đợi

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Mô hình đề xuất

Tác giả Lisa Seymour, Wad anai Makanya và Simon Berrange (2007) đã dựa trên mô hình UTAUT để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận hệ thống ERP của người dùng cuối Đây là mô hình có đầy đủ các yếu tố liên quan đến

kỳ vọng của người sử dụng ERP đối với dự án, yếu tố liên quan đến kỹ năng của người dùng (đào tạo), các yếu tố về ảnh hưởng xã hội

Từ những mô hình trên và tham khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến văn hóa và sự chấp nhận về công nghệ mới, kết hợp với kinh nghiệm đã từng tiếp xúc với người dùng cuối bài nghiên cứu này chọn vậy mô hình UTAUT

để nghiên cứu

Trang 40

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, yếu tố văn hóa là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng một hệ thống mới mà hệ thống này có thể làm thay đổi phong cách, văn hóa làm việc đã được xây dựng từ lâu đời của doanh nghiệp Do đó, bài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm một số yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối

Mô hình đề xuất như sau:

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.5.2 Các thành phần của mô hình

2.5.2.1 Thành phần Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy):

Kỳ vọng kết quả thực hiện (Hiệu quả mong đợi) được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong thực hiện công việc (Venkatesh và các cộng sự , 2003).[31]

Điều kiện thuận tiện

Định hướng dài hạn Khoảng cách quyền lực

Yếu tố văn hóa

Ngày đăng: 04/05/2015, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Lao Động, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
[2]. Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh
[3]. Lisa Seymour, Wad anai Makanya, Simon Berrange’, End- users’ Acceptance of Enterprise resource planning systems: an investigation of Antecedents, University of Cape Town, South Africa, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acceptance of Enterprise resource planning systems: an investigation of Antecedents
[4]. Kwasi Amoako-Gyampah, F. Salam, An extension of the technology acceptance model in an ERP implementation environment, Information Systems and Operations Management Department, Bryan School of Business and Economics, University of North Carolina at Greensboro, Greensboro, NC 27402, USA, 10 August 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An extension of the technology acceptance model in an ERP implementation environment
[5]. Kakoli Bandyopadhyay, User Acceptance of ERP Systems in the United States, Information Systems and Analysis Department, Lamar University Sách, tạp chí
Tiêu đề: User Acceptance of ERP Systems in the United States
[6]. Ibrahim M. Al-Jabri and Ahmad Al-Hadab, end user adoption of erp systems: investigation of four beliefs, King Fahd University of Petroleum &amp;Minerals, College of Industrial Management Department of Accounting and MIS, Dhahran 31261 – Saudi Arabia Sách, tạp chí
Tiêu đề: end user adoption of erp systems: investigation of four beliefs
[7]. Hisham Alhirz, Kamaljeet Sandhu and Sajeev, User Adoption and Acceptance of Enterprise Resource Planning, (2000). 24(1), 115–139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: User Adoption and Acceptance of Enterprise Resource Planning
Tác giả: Hisham Alhirz, Kamaljeet Sandhu and Sajeev, User Adoption and Acceptance of Enterprise Resource Planning
Năm: 2000
[8]. Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi, Đề xuất mô hình chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Hội nghị nghiên cứu khoa học và công nghệ lần thứ 12, Đại học Bách Khoa TPHCM, 26-28/10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất mô hình chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
[10]. Stacy Miller, Ronald Batenburg, Lidwien van de Wijngaert, National culture influences on European ERP adoption, ECIS 2006 Proceedings, 1-1- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: National culture influences on European ERP adoption
[11]. Panorama consultant group, A guide to increasing user acceptance of ERP system, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A guide to increasing user acceptance of ERP system
[12]. Muhammad Zubair Aslam, User resistance in Post ERP implementation stage, Master thesis, 15 credits, INFM02, in Informatics, June, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: User resistance in Post ERP implementation stage
[13]. Rubina Adam , Paula Kotzé, Alta van der Merwe, Acceptance of enterprise resource planning systems by small manufacturing enterprises [14]. Ravi Nath, Vasudeva N.R. Murthy, Factors for Global Diffusion of the Internet, IGI Global, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acceptance of enterprise resource planning systems by small manufacturing enterprises" [14]. Ravi Nath, Vasudeva N.R. Murthy, "Factors for Global Diffusion of the Internet
[15]. Lê Hưng (2009). Toàn cảnh ứng dụng ERP 2008, Tạp chí Pcworld. Internet: http://www.pcworld.com.vn/b/quan-tri/quan tri / 2009 / 06 / 1194161/toan-canh-ung-dung-erp-2008-phan1-hien-trang-trien-khai-erp/,1/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh ứng dụng ERP 2008
Tác giả: Lê Hưng
Năm: 2009
[16]. Hà Nguyễn, Ứng dụng ERP vào doanh nghiệp Việt Nam, Internet: http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Quan-ly/Ung_dung_ERP_vao_doanh_nghiep_Viet_Nam/, 1/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng ERP vào doanh nghiệp Việt Nam
[17]. Võ Thị Xuân Nhung, Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận văn cao học, ĐHBK TPHCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận văn cao học
[19]. Panorama-consulting (2012), 2012 ERP report, http://panorama- consulting.com/Documents/2012-ERP-Report.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2012 ERP report
Tác giả: Panorama-consulting
Năm: 2012
[20]. Majed Al-Mashari a, Abdullah Al-Mudimigh a, Mohamed Zairi Enterprise resource planning: A taxonomy of critical factors, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enterprise resource planning: A taxonomy of critical factors
[21]. Các lợi ích của hệ thống ERP. Internet: http:// perp. Vn / Advice .aspx ? id=701, 1/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lợi ích của hệ thống ERP
[22]. Panorama-consulting (2011), ERP market share – vendor evaluation 2011. Internet: http://whatiserp.net/erp-report/erp-market-share-and-vendor-evaluation-2011/, 1/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ERP market share – vendor evaluation
Tác giả: Panorama-consulting
Năm: 2011
[26]. Số liệu khảo sát về ứng dụng ERP tháng 6.2010. Internet: http://fast.com.vn/he-thong-thong-tin-doanh-nghiep/giai-phap-erp/567-so-lieu-khao-sat-ve-ung-dung-erp-thang-6-2010.html, 1/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu khảo sát về ứng dụng ERP tháng 6.2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w