- Li hợp khóa (hình 2.24)
+ Phần chủ động là trống li hợp, nhận mụmen từ li hợp sang số, có bề mặt làm việc là mặt trụ nhỏ
Khi vận tốc góc của trống (2) lớn hơn vận tốc góc của lõi (4), con lăn sẽ chuyển động từ A sang B (về vị trí có khe hở hẹp). Con lăn nêm vào khe của lõi và trống làm cho phần chủ động và phần bị động nối cứng với nhau (nối). Ngược lại, khi vận tốc góc của lõi (4) lớn hơn hoặc bằng vận tốc góc của trống (2), con lăn sẽ lăn từ B về A và tách rời phần chủ động và phần bị động (cắt). Hình 2.24 - li hợp khóa 1. Lò xo 2. li hợp khóa ngoài 3. Con lăn 4. Lõi li hợp khóa b) Li hợp tự động một hộp
Hình 2.25 -- li hợp tự động xe máy Honda Cub
1. Gurụng điều chỉnh, 2. Đĩa định vị, 3. Đòn bẩy, 4. Trục cần số, 5. Cam đĩa6. Nắp bộ lọc dầu, 7. Hộp li hợp, 8. Bánh răng li hợp. 6. Nắp bộ lọc dầu, 7. Hộp li hợp, 8. Bánh răng li hợp.
Gồm cơ cấu điều khiển li hợp sang số và hộp li hợp
- Cơ cấu điều khiển li hợp sang số (hình 2.25)
Tương tự li hợp tự động hai hộp, cơ cấu điều khiển gồm trục cần số, đòn bẩy, cam đĩa, đĩa định vị...
- Hộp li hợp (hình 2.25)
Các chi tiết: lõi trong (13), lõi ngoài (6), đĩa 8a, đĩa 8c thuộc phần bị động các chi tiết còn lại trên hình 56 thuộc phần chủ động
Quả văng được lắp với vòng chốt, khi hộp li hợp quay với vận tốc lớn quả văng quay trên vòng chốt và sinh ra lực li tâm tác dụng vào đĩa ép.
Lõi trong có chốt ăn khớp với rãnh xoắn của lõi ngoài tạo thành cơ cấu điều khiển của li hợp khóa.
Hình 2.26 - Hộp li hợp tự động xe máy Honda Cub
1. Đệm, 2. Lò xo giảm chấn, 3. Lò xo đĩa ép, 4. Vỏ li hợp, 5. Quả văng, 6. Lõi ngoài,7. Đĩa ép li hợp li tâm, 8. Đĩa ma sát, 9. Đĩa giới hạn, 10. Vòng hãm, 11. Lò xo li tâm, 7. Đĩa ép li hợp li tâm, 8. Đĩa ma sát, 9. Đĩa giới hạn, 10. Vòng hãm, 11. Lò xo li tâm, 12. chốt, 13. Lõi trong, 14. Vòng chốt quả văng, 15. Đĩa ép li hợp sang số, 16. Vòng chốt.
- Đĩa ma sát có cốt thép, ngoài được bọc lớp vật liệu gốm ma sát. Đĩa (8b) có then hoa ngoài ăn khớp với vỏ li hợp và các đĩa (8a), (8c) có then hoa
trong ăn khớp với lõi li hợp ngoài (phần bị động). Mụmen được truyền từ trục khuỷu sang hộp số nhờ lực ma sát ở các mặt đĩa 8a, 8b, 8c
Khi sang số, bàn đạp cần số làm quay trục cần số quay, đòn bẫy làm quay cam đĩa, cam đẩy vào nắp bộ lọc dầu làm cho vỏ li hợp dịch chuyển sang phải.
Vỏ li hợp có lực tác dụng nó dịch chuyển từ trái sang phải, lò xo (3) bị nén lại, đĩa ép (15) cách xa đĩa giới hạn, li hợp ở trạng thái cắt hoàn toàn
Khi tốc độ trục khuỷu lớn hơn 1500 vòng /phút, lực tác dụng của quả văng li tâm lớn hơn lực đẩy của các lò xo (11), đĩa ép (7) làm các đĩa ma sát với nhau để truyền mụmen. Ngược lại tốc độ trục khuỷu nhỏ hơn 1500 vòng /phút, lực đẩy từ các lò xo (11) lớn hơn lực li tâm của các quả văng làm cho các đĩa tách xa nhau
Khi giảm ga để giảm tốc độ xe máy, lõi trong quay với vận tốc hơn lõi ngoài, rãnh xoắn sinh ra lực đẩy tác dụng vào đĩa (8a), đĩa (8a), (8b), (8c) và đĩa (9) được ép chặt với nhau, mụmen được truyền từ đĩa (8a), (8c) sang đĩa (8b), làm cho xe giảm tốc độ nhanh hơn.
2.3.2. Hộp số
Phân loại theo cơ cấu điều khiển
- Hộp số điều khiển cơ khí - Hộp số điều khiển tự động
Phân loại theo cấp số
- Hộp số có cấp
- Hộp số vụ cấp (dùng cho xe ga)
Hộp số được lắp ráp sau li hợp, nhận truyền động từ trục khuỷu qua li hợp và truyền mụmen qua xích tải làm quay bánh xe sau
Cơ cấu khởi động tiếp nhận mụmen từ cần khởi động truyền qua hộp số và li hợp để cung cấp mụmen khởi động cho động cơ
Hộp số 4 cấp tốc độ điều khiển cơ khí
Gồm bánh răng - trục truyền và cơ cấu điều khiển Hình 2.27 - Hộp số và cơ cấu khơi động 1. Trục thứ cấp 2. Trục sơ cấp 3. Trục khuỷu 4. Li hợp li tâm 5. Li hợp sang số 6. Trục khởi động a) Bánh răng và trục truyền (hình 2.28)
- Trục sơ cấp được lắp các bánh răng sơ cấp A1, A2 …
- Trục thứ cấp có lắp các bánh răng sơ cấp B1, B2 …
Mỗi cấp số gồm hai bánh răng luôn luôn ăn khớp với nhau, trong đó một bánh răng lắp then hoa với trục và bánh răng còn lại quay trơn với trục. Ngoài ra bánh răng còn có đĩa để lắp với càng gạt số và còn có chốt hoặc lỗ để thực hiện khóa bánh răng quay trơn với trục (khi cần gài số).
Ví dụ: bánh răng của cấp số 2 (B6) được lắp then hoa với trục, có đĩa lắp càng gạt số và hai đầu bánh răng đều có chốt. Khi càng gạt số đẩy bánh răng (B6) ăn khớp với bánh răng của cấp số 1 (B5) thì hộp số sẽ truyền mụmen với tỉ số truyền của cấp số 1…
Hình 2.28- Trục truyền hộp số 4 cấp tốc độ
1. Bánh răng A1, 2. Bánh răng A2, 3. Bánh răng A3 , 4. Trục sơ cấp, 5. Bánh răng B1