Cam, 2 Trục cam 3 Cần cam

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 47)

3. Cần cam 4. bản lề 5. Đĩa giới hạn, 6. Đĩa ma sát 7. Đĩa trơn 8. Đĩa ép 9. Bánh răng li hợp 10. Lò xo 11. Mặt bích 12. Vòng bi 13. Trục điều khiển.

Trạng thái nối truyền động của li hợp

Khi nhả tay li hợp, lò xo làm trục cam hồi vị, cam li hợp quay ngược lại một góc, lò xo ép (10) hồi vị đẩy mặt bích làm cho đĩa ép tiến gần đĩa giới hạn. Đĩa ép và đĩa giới hạn ép các đĩa thép trơn và đĩa ma sát. Mụmen được truyền từ đĩa ma sát sang đĩa thép nhờ lực ma sát. Tức là mụmen được truyền từ trục khuỷu tới trục chủ động hộp số.

2.3.1.4. Li hợp tự động

a) Li hợp tự động hai hộp (hình 2.20)

Li hợp được điều khiển tự động có hai hộp lắp ráp nối tiếp với nhau: hộp li hợp li tâm – li hợp khóa (hộp thứ nhất) và hộp li hợp sang số (hộp thứ hai)

- Hộp li hợp thứ nhất: gồm li hợp li tâm và li hợp khóa.

+ Li hợp li tâm được thay đổi trạng thái do lực li tâm, có nhiệm vụ truyền mụmen từ trục khuỷu đến li hợp sang số, cắt hoàn toàn truyền động khi xe tạm dừng.

+ Li hợp khóa thay đổi trạng thái khi phần chủ động và phần bị động quay với tốc độ góc khác nhau. Li hợp nối truyền động khi giảm ga (xe giảm tốc độ)

- Hộp li hợp thứ hai: li hợp sang số được điều khiển nhờ lực tác dụng vào cần sang số, có nhiệm vụ cắt truyền động khi sang số.

Hình 2.20 - Li hợp tự động 2 hộp 1. Bulông, 2. Cacte phụ 3. Vòng bi, 4. Đai ốc 5. Hộp li hợp sang số 6. Bạc lót, 7. Đệm khóa 8. Đệm then hoa, 9. Đòn bẩy 10. Cam đĩa, 11. Trục cần số 12. Nắp, 13. Đệm, 14. Đai ốc 15. Cụm quả văng

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 47)