Nối với cuộn dây điều khiển.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 41)

2.2.3.3. Hệ thống đánh lửa ắcqui - CDI

Gồm ắcqui, khoá điện, cụm CDI, máy phát điện, bụbin, bugi...

Máy phát điện không có cuộn dây lửa và các bộ phận khỏc cú cấu tạo tương tự máy phát điện của hệ thống đánh lửa máy phát điện – CDI.

Cụm CDI được lắp ráp từ các linh kiện điện tử và có sơ đồ chân (hình 2.13) - Khi mở khoá điện, dòng điện từ dương ắcqui qua cầu chì qua điụụt D1

cung cấp năng lượng điện cho mạch dao động (DĐ) và mạch khuyờụch đại công suất (KĐ). Hai mạch điện này tạo ra nguồn điện xoay chiều và được đưa vào cuộn dây sơ cấp máy biến thế (BA). Trên cuộn dây thứ cấp máy biến thế (BA), tại điểm O có hiệu điện thế xoay chiều khoảng 100V. Khi điểm O có điện thế dương, mạch thứ cấp của máy biến áp (BA) xuất hiện dòng điện đi từ O → điụụt D2 → Tụ điện C → Cuộn dây sơ cấp bụbin W1 → Mát. Dòng điện này nạp năng lượng điện cho tụ điện C.

Khi cựa điều khiển trờn vụlăng từ quay qua cuộn dây điều khiển, cuộn dây điều khiển xuất hiện một hiệu điện thế, khi điện thế dương đặt vào cực G làm cho SCR dẫn điện, tụ điện C phóng điện từ cực dương tụ C → P → A → K → mát → cuộn dây sơ cấp bụbin W1 → Cực âm tụ điện C. Dòng điện tụ C phóng với tốc độ biến thiên lớn, cuộn dây W1 sinh ra một từ trường biến thiên với tốc độ cao, cuộn dây thứ cấp bụbin W2 xuất hiện một hiệu điện thế lớn và được dẫn đến bugi để bật tia lửa điện

Hình 2.14 - Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI- Ắcqui 1.ắcqui; 2.cầu chì 3.khoá điện 4.Cụm CDI 5.Bôbin 6.Bugi 7. Cuộn dây điều khiển 8. Cuộn dây đèn 9. Bộ nạp điện 10. Vôlăng từ

Khi tắt khoá điện, năng lượng điện cung cấp cho mạch dao động bị cắt, dòng điện xoay chiều không xuất hiện, tụ điện C không được nạp năng lượng điện, động cơ ngừng hoạt động.

2.3. Hệ thống truyền lực trên xe máy2.3.1. Li hợp 2.3.1. Li hợp

2.3.1.1. Nhiệm vụ

Li hợp được lắp giữa trục khuỷu động cơ và hộp số, làm nhiệm vụ cắt hoặc nối truyền động từ động cơ đến hộp số

- Cắt truyền động khi sang số và khi xe tạm dừng. - Nối từ từ truyền động khi xe bắt đầu chuyển bánh. - Nối hoàn toàn truyền động khi tăng tốc xe.

2.3.1.2. Phân loại

a) Phân loại li hợp theo cơ cấu điều khiển

- Li hợp có tay điều khiển

- Li hợp điều khiển tự động (li hợp tự động)

b) Phân loại li hợp theo điều kiện bôi trơn

- Li hợp ướt - Li hợp khô

c) Phân loại theo trạng thái ban đầu

- Li hợp thường đóng - Li hợp thường mở

d) Phân loại theo số lượng đĩa

- Li hợp 1 đĩa - Li hợp nhiều đĩa

2.3.1.3. Li hợp có tay điều khiển

Li hợp có tay điều khiển cúa xe máy thường là li hợp ướt. Người điều khiển xe máy sử dụng tay điều khiển để thay đổi trạng thái của li hợp: cắt hoặc nối truyền động từ động cơ đến trục khuỷu.

a) Cấu tạo

Cơ cấu điều khiển

Gồm có tay . li hợp, dây cáp, trục điều khiển, cam, cụm điều chỉnh.

Hộp li hợp

Gồm các chi tiết như hình 2.15

Đĩa thép trơn (hình 2.15, chi tiết số 5) có then hoa khớp với đĩa giới hạn, được làm bằng thép, mặt đĩa có lỗ nhỏ để thoát bụi, được lắp ở phần bị động cùng với đĩa giới hạn.

Đĩa ma sát (hình 2.15, chi tiết số 4) có then hoa lắp khớp với vỏ li hợp, được làm bằng vật liệu gốm ma sát, lắp ở phần chủ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đĩa ép (hình 2.15, chi tiết số 6) có then hoa để lắp với đĩa thép, được lắp ở phần bị động. Mặt đĩa có 4 trụ để lắp với mặt bích

Hình 2.15- Li hợp có tay điều khiển

1. Đệm, 2. Vỏ li hợp, 3. Đĩa giới hạn, 4. Đĩa ma sát, 5. Đĩa thép trơn, 6. Đĩa ép chính7. Mặt bích, 8. Trục điều khiển, 9. Lò xo, 10. Bulụng, 11. Đai ốc, 12. Đệm, 13. Vòng bi 7. Mặt bích, 8. Trục điều khiển, 9. Lò xo, 10. Bulụng, 11. Đai ốc, 12. Đệm, 13. Vòng bi

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 41)