Hoạt động của bộ truyền động:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 61)

6. Bánh răng B2, 7 Bánh răng B3, 8 Bánh răng B4, 9 Lò xo, 10 Chống số, 11 Trục bị động

2.3.4.2.Hoạt động của bộ truyền động:

a) Động cơ đang ơ chế độ ralăngti

Hình 2.36 - sơ đồ truyền lực khi xe ơ chế độ ralăngti

Động cơ đang ở chế độ ralăngti

Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lũxũ của cỏc mỏ ma sát nờn mỏ ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy, lực kéo và chuyển động không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.

b) Bắt đầu khơi hành và chạy ơ tốc độ thấp:

Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kộo nờn cỏc mỏ ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi li hợp. Nhờ lực ma sát giữa cỏc mỏ ma sát và nồi li hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.

c) Khi chạy ơ tốc độ trung bình:

Hình 2.38 - sơ đồ truyền lực khi xe chạy tốc độ trung bình

Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp văng ra xa hơn ộp mỏ puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nờn phớa puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.

d) Khi chạy ơ tốc độ cao:

Hình 2.39 - Sơ đồ truyền lực khi xe chạy tốc độ cao

Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ộp mỏ puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại, phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.

Động lên bánh xe sau lớn, puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe tiếp tục tăng ga thì momen tác động lờn mỏ puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phớa mỏ puli thứ cấp cố định làm tăng tỷ số truyền động giỳp chốn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) xe leo dốc dễ dàng.

f) Hộp giảm tốc cuối (hộp cầu sau):

Để tạo ra lực kéo và tốc độ xe thích ứng với công suất động cơ cũng như kích thước của bánh xe, cũn cú bộ truyền bánh răng giảm tốc. Bộ giảm tốc này thường được thiết kế với hai cấp giảm tốc. Do tốc độ của cao nhất của các bánh răng trong bộ giảm tốc lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của trục khuỷu động cơ nên để đảm bảo độ bền sử dụng và giảm độ ồn lúc ăn khớp của các bánh răng, thường bộ giảm tốc dùng bánh răng có dạng răng nghiêng.

Hình 2.41 - Kết cấu hộp giảm tốc xe ga

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Ứng dụng động cơ đốt trong trên xe máy (Trang 61)