Một thực tế quá rõ ràng đó là việc ôn thi tốt sẽ tạo nên mộtnền tảng kiến thức vững chắc, giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp thu cácmôn học sau thì một số sinh viên đã chưa thực
Trang 1I LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành nghiên cứu
Ngày nay, thống kê là một công cụ quản lý vĩ mô cực kỳ quan trọng trong việcđánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn Đồng thời, các con số thống kê cũng
là những cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chínhsách đó Thống kê học là một môn khoa học xã hội, đối với sinh viên các chuyênngành khối kinh tế, bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế đã trở thành môn học cơ sở
hỗ trợ cho sinh viên những kĩ năng cần thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trườngcũng như nhiều lĩnh vực khác, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế vànhững lĩnh vực cần thiết trong cuộc sống, đồng thời tạo ra cho xã hội lực lựơngnghiên cứu thị trường, khảo sát các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng và xã hội
để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Hiện nay ở nhiều trường đại học, vấn đề học và thi đối với các sinh viên đạihọc, cao đẳng đang là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi đối với Bộ Giáo dục vàĐào tạo và các giảng viên bộ môn khi thái độ học tập và ôn thi của các sinh viênvẫn là đối phó với điểm Một thực tế quá rõ ràng đó là việc ôn thi tốt sẽ tạo nên mộtnền tảng kiến thức vững chắc, giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp thu cácmôn học sau thì một số sinh viên đã chưa thực sự tập trung cho việc ôn thi, cónhững bạn thì đến lớp chỉ để ngủ hoặc nói chuyện, không lắng nghe bài giảng, bạnthì vì mải tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc vì những lý do khác mà đến lớpkhông đầy đủ nên không nắm được hệ thồng bài trên lớp, khiến cho quá trình ôn thigặp nhiều khó khăn, đồng thời không có sự phân bổ thời gian hợp lý và phươngpháp ôn thi chưa thích hợp nên kết quả học tập không cao
Trước tình trạng này, chúng em đã thống nhất chọn đề tài nghiên cứu “Về quá
trình ôn thi và kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngoại Thương" với mongmuốn tìm hiểu về việc ôn thi của chính các bạn sinh viên trường Đại học NgoạiThương và tìm ra giải pháp giúp các bạn sinh viên sẽ cải thiện tình trạng này, cóđược một cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc học tập và ôn thi Sắp xếp cân đối lịch
ôn bài sau mỗi buổi học, lịch ôn thi cũng như tìm cho mình những phương pháp ônthi thực sự thích hợp để có được mùa ôn thi tới thật hiệu quả, một kỳ học qua điđầy niềm vui và ý nghĩa
Trang 2Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do khả năng cũng như những hiểu biếtcủa nhóm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng
em luôn mong chờ nhận được sự góp ý từ phía cô giáo và các bạn để có một bàilàm hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho các bài nghiên cứu sau này
2 Mục đích nghiên cứu đề tài.
Có được những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê
Đưa ra cái nhìn khách quan về và bài học kinh nghiệm cho các bạn sinhviên về việc học tập và ôn thi hiệu quả
3 Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát.
Đối tượng khảo sát: Quá trình ôn thi cuối kỳ của sinh viên
Đơn vị khảo sát: Sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương
Phạm vi khảo sát: Khảo sát việc được thực hiện trong phạm vi trường Đạihọc Ngoại thương
Thời gian khảo sát: Khảo sát này được thực hiện trong tháng 4 năm 2012
4 Nội dung nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, chúng em đã nghiên cứu dựa trên các nội dung đề cậptrong 150 phiếu điều tra, thông qua đó, thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và phântích số liệu để rút ra những đặc điểm chung của việc ôn thi cuối kỳ của sinh viên,qua đó đưa ra kết luận về những tác động của quá trình này tới kết quả học tập
5 Các phương pháp thống kê sử dụng để nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện bằng 5 phương pháp thống kê, đó là:
Thiết kế phiếu điều tra
Thu thập thông tin
Tổng hợp thông tin
Bảng thống kê, biểu đồ
Tham số phân tích thống kê
6 Tổng quan tình hình khảo sát (nêu các biến nghiên cứu)
Theo hiểu biết của chúng em thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu:“ Về
quá trình ôn thi và kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngoại Thương”.
Đề tài của chúng em được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin qua phiếuđiều tra, phỏng vấn từng đối tượng và phát bảng câu hỏi có chọn lọc trước
Trang 3Tiểu luận sử dụng các loại thang đo: Định danh, tỷ lệ và thang đo khoảng.
I
1 Thời gian để ôn bài sau mỗi buổi học Tỷ lệ
II
III
II NỘI DUNG
Trang 4Phần 1: Về thời gian ôn thi
1 Thời gian ôn bài sau mỗi buổi học
Qua việc điều tra thời gian ôn thi và điểm trung bình tín chỉ ta có đồ thịmối quan hệ giữa điểm trung bình tín chỉ với thời gian ôn thi:
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
Đồ thị mối quan hệ giữa điểm trung bình tín chỉ với thời gian ôn thi
Thời gian ôn (giờ)
Với thời gian ôn thi trung bình của sinh viên: x =39,73333 (Giờ) Và điểm
trung bình tín chỉ tích lũy trung bình của sinh viên: ´y= 3,1932
Tiếp theo, ta sẽ phân tích ảnh hưởng của thời gian ôn thi đến kết quả học tậptheo mô hình hồi quy đơn dựa trên tiêu thức nguyên nhân là thời gian và tiêu thứckết quả là điểm trung bình tín chỉ tích luỹ và sử dụng phương pháp OLS, có dạngchung:
y = a + b*x
Với y là điểm trung bình tích luỹ, x là thời gian ôn thi
Từ số liệu điều tra ta có: σ x= 711,6356
Trang 5Phân tích kết quả thu được :
Hệ số tương quan tuyến tính r=0,77906 cho ta kết luận rằng thời gian ôn thi vàkết quả học tập có mối tương quan dương và tương đối chặt chẽ Thời gian đầu tưcho việc ôn thi nhiều hơn thì kết quả đạt được theo đó cũng sẽ tăng lên Do đó lờikhuyên cho các sinh viên ngoại thương là đồng thời với việc cải thiện phương pháphọc lập, tài liệu học tập thì việc tăng cường đầu tư thời gian vào việc ôn thi phảinên được chú trọng nhiều hơn
2 Số ngày ôn thi.
Số ngày ôn thi Số sinh viên Tần suất (%)
Trang 6Kết quả điều tra, phân tích ở trên, cho ta thấy sinh viên ngoại thương thườngtập trung ôn tập vào 7-14 ngày trước khi thi với tỉ lệ là khoảng 42% , khoảng 23%dành nhiều hơn 2 tuần để ôn thi và 5% sinh viên ôn thi trước hơn một tháng, điềunày chứng tỏ khối lượng thời gian mà sinh viên ngoại thương dành cho việc ôn thi
là tương đối nhiều trung bình là khoảng 10,12 ngày, tuy nhiên kết quả điều tra cũngcho ta thấy một con số đáng báo động là 30% sinh viên chỉ dành chưa đến 1 tuầncho việc ôn tập lại kiến thức trước khi thi, nguyên nhân một phần là do lười học vàmột phần cũng có thể là do trong quá trình học trên lớp sinh viên đã tập trung nghegiảng, hiểu bài kỹ nên thời gian họ dành cho việc ôn thi có thể là ít hơn
3 Số giờ ôn bài mỗi ngày
1; 36.00%
2; 64.00%
Biểu đồ về thời gian ôn bài của mỗi sinh viên sau buổi học
Ta có thể thấy lượng sinh viên ôn lại bài sau mỗi buổi học là 64% và
số sinh viên không ôn lại bài là 36%, số sinh viên ôn lại bài sau mỗi buổi học chiếm gần 2/3 số sinh viên được hỏi Với môi trường trong các trường đại học như hiện nay, nơi mà việc ôn bài không chịu bất cứ sự ép buộc nào từ phía nhà trường, thấy cô, thì con số 64% sinh viên ngoại thương vẫn ôn bài sau mỗi buổi học là con số đáng mừng Đối chiếu với
Trang 7kết quả đã phân tích ban đầu để thấy rằng trong quá trình học tập, sinh viên ngoại thương đã chịu khó ôn bài, vì thế mà đến trước kì thi, thời
Hình thức học này vừa đem lại hiệu quả trong quá trình học và vừa giảm bớt áp lựctrong quá trình ôn thi nên việc phát huy nó là điều đáng khuyến khích
Phân tích trong 64% sinh viên ôn bài sau mỗi buổi học thì nhóm chúng emtiếp tục thu được bảng thống kê và đồ thị sau đây:
BẢNG SỐ LIỆUThời gian (Giờ) Số sinh viên Tần suất (%)
>3
Thời gian ôn thi trung bình´x= 1.09
Thời gian bài trung bình sau mỗi buổi học là 1.09 giờ, một con số tương đốithấp, việc ôn lại bài là rất cần thiết nhưng có đến 61% sinh viên bỏ ra không đến 1tiếng để ôn lại bài là điều đáng buồn Khoảng thời gian lý tưởng cho việc ôn lại bài,tổng kết lại những gì đã học được trên lớp là từ 1 đến 2 giờ, tuy nhiên số lượng sinhviên nằm trong nhóm này là không nhiều chỉ có 23% Tiếp tục với 12% sinh viên
ôn bài từ 2 tiếng đến 3 tiếng và 4% sinh viên ôn thi từ 3 tiếng trờ lên, đây là nhữngsinh viên chú trọng rất nhiều đến việc học tập cũng như đến điểm số do đó kết quảhọc tập cao là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên do quá chú trọng vào việc học nên
họ chưa hoặc ít quan tâm đến các chương trình ngoại khóa khác, đây chình là mộttrong số những nguyên nhân cho việc khá nhiều sinh viên ngoại thương tốt nghiệpvới bằng giỏi, xuất sắc, nhưng lại thiếu những kỹ năng thực tế
Trang 8Số giờ ôn thi một ngày
Số giờ ôn thi
(h)
Trị số giữa(xi)
Số sinh viên Nhân trị số giữa với
Trang 9Qua biểu đồ trên cho thấy gần một nửa số sinh viên ĐH Ngoại Thương HN –47%, đã có sự cân đối thời gian giữa học tập và hoạt động ngoài giờ học, bằng cáchlựa chọn số lượng giờ ôn thi trong một ngày ở mức tương đối vừa phải
Tuy nhiên, số lượng sinh viên có lượng thời gian ôn thi trong 1 ngày tương đối
ít, từ 0 đến 3 giờ, đang chiếm một tỷ lệ khá cao như vậy là một điều không tốt, chothấy gần 30% số sinh viên đang lơ là nhiệm vụ chính của mình là học tập, nghiêncứu, và dành đại đa số thời gian cho các việc cá nhân khác, hoặc là họ đang lãngphí thời gian của chính mình
Với 17% số sinh viên đầu tư lượng thời gian tương đối nhiều cho việc ôn thi làcon số chấp nhận được, ta hoàn toàn có thể nhận định rằng số sinh viên này cóđộng lực và mục tiêu phấn đấu khá rõ ràng, đồng thời họ cũng không quên giànhthời gian để tham gia các hoạt động khác để thư thái sau thời gian ôn thi căngthẳng
Cuối cùng, đáng chú ý nhất là nhóm sinh viên có lượng thời gian ôn thi trongmột ngày là lớn nhất 9 đến 12 giờ, tương đương với nửa ngày, số sinh viên này rấtđáng được biểu dương và khích lệ vì học tập, nghiên cứu với họ là đam mê, là sởthích Và chắc chắn rằng, kết quả học tập của họ sẽ rất tốt, tuy nhiên, nếu có mộtvài bạn đạt kết quả chưa cao thì thực sự nên có sự điều chỉnh lại, không nên quá gò
ép mà nên tìm cho mình một phương pháp làm việc có hiệu quả và tương xứng vớilượng thời gian đã bỏ ra
4 Thời điểm ôn thi trong ngày
Thời điểm học bài trong
Trang 10Kết hợp bảng số liệu và biểu đồ đã nêu trên, có thể nhận định một cách tươngđối rằng số lượng sinh viên trong 5 nhóm thời điểm ôn thi là tăng dần đều từsáng, đêm và cho tới “học nhiều hơn 2 buổi”.
Việc ôn thi thường rất căng thẳng và đòi hỏi sự kiên trì rất cao nên hiếm cósinh viên nào có thể ngồi ôn bài liền một mạch trong 1 thời điểm nhất định nàotrong ngày; hơn thế nữa, để nhớ được nhiều thì nhất định cần phải có quá trình và
sự lặp lại thường xuyên, đều đặn; thêm vào đó là những yếu tố khách quan ít nhiềucũng có tác động tới quá trình ôn thi của các sinh viên; chính vì vậy, tỷ lệ cao 43%
số sinh viên học ôn trên 2 buổi/ngày là con số hợp lý, có xu hướng ổn định cao, vàđây cũng là cách chọn thời điểm ôn thi đúng đắn và hiệu quả nhất
Lượng sinh viên chọn ôn thi vào tối 25%, và vào đêm 17% là một tỷ lệ khácao, vì trong thực tế 2 thời điểm này rất yên tĩnh chính nhờ đó mà họ có được sựtập trung cao độ vô cùng quý giá cho việc ôn tập và ghi nhớ Tuy nhiên, cũng nênphân bổ thời gian cho hợp lý để đảm bảo giấc ngủ và sức khỏe cho cả kỳ thi dài vớinhiều môn thi gần nhau
Và tất nhiên, đối lập lại là thời điểm sáng và chiều, chính sự hấp dẫn của cuộcsống thường nhật và những công việc, hoạt động khác đã chiếm lấy tâm trí và thờigian của sinh viên, khiến họ không hứng thú, hoặc đơn giản là không có thời giancho việc ôn thi nữa Từ đó, có thể nhận định rằng tỷ lệ 8% và 7% ứng với hai thờiđiểm trên là có cơ sở thực tế và tính ổn định cũng là tương đối cao Tuy nhiên, nêntăng tỷ lệ ôn thi vào buổi sáng cao hơn nữa, vì thức dạy sớm rất có lợi cho sức khỏe
và là một thói quen tốt, nhất là thời điểm đó chúng ta có khả năng tiếp thu rất cao,đồng nghĩa với hiệu quả ôn thi và khả năng ghi nhớ sẽ được cải thiện đáng kể
Trang 11Phần 2: Về phương pháp ôn thi
1 Cách thức ôn thi
BẢNG SỐ LIỆUCách ôn thi Số sinh viên Phần trăm
Kết hợp học một mình và học theo nhóm
Khác
Từ bảng số liệu và biểu đồ nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng,phong cách mang đậm truyền thống đại học Ngoại Thương vẫn được duy trì vàphát huy tương đối tốt, đó là sự thông minh, tự tin, năng động, tự lập cao gắn liềnvới hợp tác tích cực trong học tập cũng như các hoạt động thanh niên ngoài giờ
Trang 12học Điều này được thể hiện qua số lượng sinh viên học theo phương thức “mộtmình” và “ kết hợp giữa tự học và học nhóm” chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt theo thứ
tự là 50,67% và 43,33% Lý do nhiều sinh viên chọn hình thức tự học đó là sự tậptrung, nhập tâm suy nghĩ , nhớ lâu hơn và đạt hiệu suất cao hơn khi họ làm việcmột mình; tuy nhiên, trong quá trình tự học không thể tránh khỏi những vướngmắc, khó để tự tìm ra lời giải đáp nên hệ quả kéo theo đó là nhu cầu thắc mắc vàđược giải đáp thắc mắc, chính vì vậy, 43,33% số sinh viên đã chọn cách học là “kếthợp tự học và học nhóm” lại với nhau để thu được lợi ích tối ưu và hiệu quả tốtnhất cho việc học; và đây có thể nói là một lựa chọn thông minh, khá hợp lý, rấtđáng được quan tâm, và khuyến khích vận dụng trong cộng đồng sinh viên
2 Hình thức học nhóm
BẢNG SỐ LIỆU
Tự đọc và nghiên cứu trước khi
Hiện tượng này, xét trên tổng thể lớn có thể coi là tốt và chấp nhận được, con
số 82% số sinh viên thường “đọc và nghiên cứu trước khi học nhóm” khẳng địnhnhận thức tốt và đúng đắn về cách học nhóm của sinh viên ĐH Ngoại Thương, vìtrong thực tế, nếu không có sự có sự tranh luận, cùng xem xét, cùng giải quyết thìhọc nhóm bị sẽ phản tác dụng, mà tất cả những điều này chỉ có thể có khi các thànhviên trong nhóm đưa ra chính kiến của mình từ việc họ đã tự đọc và nghiên cứutrước đó
Đối nghịch với sự tích cực của 82% số sinh viên nêu trên là 16% số sinh viên
“không xem bài trước khi học nhóm”, tỷ lệ này nên giảm thiểu hơn nữa, xuốngmức càng nhỏ thì càng tốt, vì một khi chưa có cái nhìn tối thiểu và sơ lược về vấn
đề cần giải quyết, thì học nhóm chỉ giống như một bữa tiệc đầy ngẫu hứng, không
lý do, không tiến trình, và cuối cùng là hậu quả: tiêu tốn thời gian vô ích, hiệu quảmang lại không cao
3 Tài liệu ngoài giáo trình
Trang 13Nguồn tài liệu ôn thi Số Sinh viên Tỉ lệ trong mẫu (%)
Giáo trình + Tài liệu ngoài 138 92
Dựa vào số liệu ta có biểu đồ sau:
Chỉ riêng giáo trình Giáo trình + Tài liệu khác 0
Nguồn tài liệu
Trong số 150 sinh viên được hỏi , có 12 sinh viên chỉ đọc giáo trình ( 8%),
138 sinh viên còn tìm đọc thêm tài liệu khác (92%) Điều này cho thấy hầu hết sinhviên đều có ý thức tìm đọc nguồn tài liệu ngoài giáo trình Đây là một dấu hiệu rấttốt trong tư duy của sinh viên FTU Rõ ràng với mỗi bộ môn những kiến thức tronggiáo trình chưa thể giúp sinh viên nắm bắt hết kiến thức và đạt kết quả cao được
4 Nguồn tài liệu
BẢNG SỐ LIỆUNguồn tài liệu ngoài Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu
Trang 14Từ 2 cách trở lên
Nhận xét: Phần lớn các sinh viên đều sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu ngoài( 63,1%) , và nguồn tài liệu từ internet được sử dụng nhiều nhất Điều này là hợp lý
vì một sinh viên muốn có kết quả tốt cần vận dụng tối đa các nguồn tài liệu có thể
có Và internet hiện nay là phương tiện hỗ trợ không thể thiếu với việc học tập củasinh viên Đây là nguồn tài liệu vô cùng phong phú, rộng lớn, chỉ cần ngồi ở nhàvới một chiếc máy tính và mạng internet là đã có thể tìm được tài liệu vô cùngnhanh chóng Tuy nhiên, có thể thấy rằng một bộ phận ( 12,4 %) sinh viên đã bỏqua nguồn tài rất hiệu quả này Vậy đối với những bạn chưa trang bị mạng internetcho mình thì cần nhanh chóng lắp đặt vì đây là công cụ không thể thiếu đối với sinhviên, nhất lại là sinh viên kinh tế Có 8,7 % sinh viên chỉ học ở giáo trình và tìm tàiliệu ở quán photocopy Đây là nguồn tài liệu phổ biến, sát với môn học, chẳng hạnnhư tuyển tập đề thi, các sách bán chạy,… Tuy nhiên phạm vi lại hẹp và chưa cậpnhật bằng internet Có 3,6 % sinh viên chỉ học giáo trình kết hợp với tài liệu từ thầy
cô bạn bè Trên thực tế tài liệu từ nguồn này rất có ích, sát với chương trình hơn sovới tự mày mò qua internet Tuy nhiên,sinh viên lại lâm vào tình trạng bị động, nếu
có được tài liệu thì học, còn không thì bỏ qua
Như vậy mỗi nguồn tài liệu đều có ưu điểm và nhược điểm, cách học thôngminh nhất là kết hợp tất cả các nguồn tài liệu Mới chỉ có khoảng 2/3 số sinh viên( chưa kể số chỉ học qua giáo trình) làm được điều này Vậy những bạn còn lại nênthay đổi phương pháp, nhất là khi bước sang năm thứ ba và thứ tư Không những làtài liệu phục vụ cho kì thi, những kiến thức thực tế rất quan trọng với các bạn tronggiai đoạn này, nó sẽ hỗ trợ vô cùng lớn cho các bạn khi ra trường Hãy tận dụnginternet, nguồn tài liệu vô cùng hữu ích, bên cạnh đó tham khảo thầy cô cũng làmột cách hay để các bạn nắm vững môn học