1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017

41 180 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 187 KB

Nội dung

Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái

Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đãchuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Sự thay đổi này

đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế Để duy trì và phát triển doanhnghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh phải có hiệu quả

Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh

tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình

độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuấtnhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạthiệu quả cao nhất

1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá

Hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) có thể được đánh giátheo nhiều chỉ tiêu khác nhau Theo mức độ của hiện tượng ta chiathành nhóm chỉ tiêu tuyệt đối và nhóm chỉ tiêu tương đối

1.1.2.1 Chỉ tiêu tuyệt đối

Là những chỉ số biểu hiện cho quy mô, khối lượng của các hiệntượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

a Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được dotiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạtđộng khác của doanh nghiệp Trong kinh tế học, doanh thu thườngđược xác định bằng giá bán nhân với sản lượng

b Chi phí

Trang 2

Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của việc kinh doanh vàtrong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạtđược một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, hay theophân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiệncác hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua đượccác loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinhdoanh Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí về laođộng, chi phí về tài sản, chi phí về đất đai.

c Lợi nhuận

Lợi nhuận=Doanh thu−Chi phí

Theo hoạch toán doanh nghiệp, lợi nhuận từ kết quả sản xuất kinhdoanh có 3 loại như sau:

Lợi nhuận gộp (GP) = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng

Lợi nhuận trước thuế (PBT) = Lãi gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế (PAT) = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

d. Tài sản

Tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát,nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản đó

Tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái vật chất nhưnhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiệndưới hình thái vật chất nhưu bản quyền, bằng sáng chế

e Nguồn vốn

Trang 3

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị

có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tàisản cho đơn vị Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có

và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tàisản đó

1.1.2.2 Chỉ tiêu tương đối

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làmột vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh, (lao động, tư liệu lao động, đối tượnglao động); doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các yếu tố

cơ bản này được sử dụng có hiệu quả

Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thống kê cần phải xâydựng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, hoàn chỉnh vừa phản ánh một cáchtổng hợp, vừa phản ánh được mức sinh lợi, và phản ánh hiệu quả củatừng yếu tố sản xuất, từng loại vốn đầu tư v.v Để đảm bảo yêucầu trên, ngoài các chỉ tiêu tuyệt đối chúng ta còn cần phối hợp sửdụng các chỉ tiêu tương đối là kết quả so sánh giữa các chỉ số tuyệtđối với nhau để có thể thống kê một cách chính xác nhất

a Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quảnhư thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấydoanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọngnhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơnnếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho cógiá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng khôngtốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều,nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp

bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm

Trang 4

nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuấtkhông đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ sốvòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sảnxuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Vòng quay hàng tồnkho= Giá vốn hàng bán

Hàng tồnkho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2.

b. Vòng quay các khoản phải thu

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tíndụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng Chỉ số vòngquay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợcàng nhanh Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mấtkhách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩmcủa các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Vànhư vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số Khi sosánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể

là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng vàcũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức

Vòng quay các khoản phảithu= Doanh số thuần hàng năm

Các khoản phảithutrung bình Trong đó: Các khoảng phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2.

c. Vòng quay tổng tài sản

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu

từ việc đầu tư vào tổng tài sản Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : vớimỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra

Trang 5

được 3 đô la doanh thu Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụngvốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với cácdoanh nghiệp khác.

Vòng quay tổng tài sản= Doanhthu thuần

Vòng quay vốn chủ sở hữu= Doanhthu thuần

Vốn chủ sở hữubình quân

f Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà khôngquan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ số này được tính bằng cách lấylợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo ( có thể là 1tháng, 1 quý, 1 năm) chia chop bình quân tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp trong cùng kỳ Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợinhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh Còn giá trịtài sản được lấy từ bẳng cân dối kế toán Chính vì lấy từ bảng cân đối

kế toán, nên được tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp

Trang 6

Tỷ suất lợi nhuận ròng trêntài sản= Lợi nhuận ròng

Bình quân tổng giátrị tài sản

g Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanhthu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chínhdùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần Nó phản ánhquan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu củacông ty Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định đượctính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳchia cho doanh thu trong kỳ Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều cóthể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu= Lợi nhuậnròng

Khi vận dụng phương pháp hồi quy và tương quan để biểu hiện vàphân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế - xãhội, cần thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản:

Trang 7

Xác định phương trình hồi quy phản ánh mối liên hệ tương quan giữa những tiêu thức nghiên cứu;

Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan đó.

Việc nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các tiêu thứcbằng phương pháp hồi quy tương quan, thường thực hiện qua 5bước:

Bước 1: Phân tích định tính về sự tồn tại thực tế của mối liên hệ giữa

các tiêu thức;

Bước 2: Xác định hình thức, tính chất mối liên hệ;

Bước 3: Lập phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ;

Bước 4: Tính toán các tham số cảu phương trình hồi quy, giải thích ý

Từ phương pháp trên, để xác định tham số a, b trong phương trìnhhồi quy tuyến tính yx = a + bx, giải hệ phương trình:

Trang 8

Trong đó x là giá trị tiêu thức nguyên nhân, y là trị số tiêu thức kết quả, n là số đơn vị nghiên cứu.

Để xác định tham số a,b,c trong phương trình hồi quy parabol bậc 2:

yx = a + bx + cx2, giải hệ phương trình:

Để xác định tham số a, b trong phương trình hypebol yx = a + b/x,

giải hệ phương trình:{ ∑ y =na+∑1x

x y=a∑ 1x+b∑ 1

x2

Sau khi xác định được phương trình hồi quy, để đánh giá độ chặt chẽcủa mối liên hệ tương quan, tùy theo từng dạng liên hệ để dùng hệ

số tương quan hoặc theo tỷ số tương quan

a Hệ số tương quan (r) dùng trong liên hệ tương quan tuyến tínhgiữa 2 tiêu thức

b Tỷ số tương quan (η) dùng trong trường hợp liên hệ tương quan) dùng trong trường hợp liên hệ tương quanphi tuyến tính

Trang 9

1.2.2 Phân tích dãy số thời gian

1.2.2.1 Khái niệm:

Dãy số thời gian là dãy các trị số cảu chỉ tiêu thống kê đượcsắp xếp theo thứ tự thời gian Dãy số thời gian cho phép nghiên cứuđặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian, vạch rõ xuhướng và tính quy luật của sự phát triển, dự đoán các mức độ hiệntượng trong tương lai

Dãy số thời gian gồm 2 loại: Dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.

a Mức độ bình quân qua thời gian:

+ Đối với dãy số thời điểm:

TH1: Dãy số thời điểm có khoảng cách bằng nhau:

TH2: Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau:

+ Đối với dãy số thời kỳ:

Trang 10

b Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Ý nghĩa: Phản ánh sự thay đổi tuyệt đối của chỉ tiêu giữa 2 thời gian

Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua

thời gian bằng số tương đối

Trang 11

+ Tốc độ tăng giảm bình quân

e Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)

Ý nghĩa: Phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc

giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.Công thức:

biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng

 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian

Trang 12

 Phương pháp số bình quân trượt

Trang 13

Dạng tổng quát: I y=I x 1 × I x2 ×… × I xi × … × I xn

1.2.3.3 Phương pháp chỉ số trong phân tích nhân tố

Bản chất của phân tích nhân tố là việc xác định tổng thểnghiên cứu do những nhân tố nào cấu thành và tính toán tác độngcủa từng nhân tố đối với tổng thế nghiên cứu Có thể sử dụng cácphương pháp phân tích nhân tố là Phương pháp phân tích liên hoànhoặc Phương pháp phân tích biến động riêng biệt

Trang 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (2013 – 2017)

2.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiềnthân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, trực thuộc Công TyThực phẩm miền Bắc, được thành lập vào cuối những năm 1990 Quátrình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thực phẩm HữuNghị gắn liền chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của Công tythực phẩm Miền Bắc

Sau khi được lắp đặt và chạy thử dây chuyền công nghệ sản xuấthiện đại, Ban Giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã công bốquyết định số 1260 ngày 08/12/1997 đưa một nhà máy của công tychính thức đi vào hoạt động với tên gọi Nhà máy bánh kẹo cao cấpHữu Nghị Nhà máy ra đời với mục tiêu sản xuất các loại bánh quy,bánh kem xốp,… và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu,huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư đổi mớicông nghệ, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự của người laođộng, của các cổ đông, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanhnghiệp, nhà đầu tư và người lao động, ngày 27/06/2005 theo Quyếtđịnh 1744/QĐTM của Bộ Thương mại, Nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị,tên giao dịch quốc tế Friendship High Quality Confectionery Joint –Stock Company, trở thành một công ty, trở thành công ty hoạt độnghoàn toàn độc lập Tháng 12/2016, Công ty chính thức đi vào hoạtđộng với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn được bán cho cán bộ, côngnhân viên của công ty

Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Hữu NghịFood đã trải qua rất nhiều bước ngoặt và thử thách Tuy nhiên ở thời

Trang 15

điểm nào, công ty cũng tự tin vững bước và luôn kiên trì với mục tiêuban đầu là mang đến những sản phẩm bánh kẹo chất lượng, bổdưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt từ đó đạtđược nhiều thành tựu nổi bật.

Công ty hiện nay là thành viên của Tổng công ty Thuốc lá ViệtNam (VINATABA) và có trụ sở chính tại 122 Định Công, Hoàng Mai,

Hà Nội

* Vị trí của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trên thị trường

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, dù phải đối mặt với thách thức

và cạnh tranh rất lớn từ nhiều hãng bánh kẹo trong nước và quốctế nhưng Hữu Nghị Food vẫn có chỗ đứng, dấu ấn riêng trong lòngngười tiêu dùng Việt Nam Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhậpkinh tế quốc tế, từ năm 2009, công ty đã chú trọng triển khai hoạtđộng quảng bá quốc tế bằng cách tham gia các hội chợ thương mạiquốc tế về thực phẩm với mục đích mang những sản phẩm của HữuNghị Food đến gần hơn với các gia đình trên thế giới, đặc biệt là cácnước trong cùng khu vực Đến nay, sản phẩm bánh kẹo Hữu NghịFood đã có mặt tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thịtrường lớn và tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Năm 2017, công ty chủ trương mở rộng thị trường quốc tế tại cácnước Trung Đông, thị trường tiềm năng đối với ngành bánh kẹo Vớikim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 triệu USD và khôngngừng tăng trưởng, vị thế của Hữu Nghị Food ngày càng được khẳngđịnh trên thị trường bánh kẹo trong nước và khu vực

Trang 16

2.2 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê đánh giá hiệu quả SXKD của công ty.

2.2.1 Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích mối liên hệ giữa tổng nguồn vốn và doanh thu.

Dựa theo số liệu nghiên cứu của Hữu Nghị Food, ta có bảngtổng hợp theo doanh thu và nguồn vốn của Công ty Cổ phần tronggiai đoạn 2013 đến 2017 như sau:

Năm Nguồn vốn (Tỷ đồng) Doanh thu (Tỷ đồng)

Biểu đồ thể hiện doanh thu và tài sản của Hữu Nghị Food trong giai đoạn 2013 - 2017

Nguồnvốn Doanh thu

Sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liên hệ

Từ những số liệu trên ta có thể giải thích được sự tồn tại thực tếgiữa nguồn vốn và doanh thu Bản chất của mối liên hệ giữa nguồnvốn và doanh thu là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, trong đótiêu thức nguyên nhân là nguồn vốn, tiêu thức kết quả là doanh thu

Trang 17

Hình thức, tính chất mối quan hệ.

Hình thức của mỗi liên hệ giữa nguồn vốn và doanh thu là mốiliên hệ thuận, vì khi nguồn vốn tăng lên thì doanh thu cũng có xuhướng tăng lên Từ năm 2013 đến năm 2016, nguồn vốn của Công ty

Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị tăng 26,837 tỷ đồng, song song vớinguồn vốn, doanh thu cũng tăng 9,234 tỷ đồng trong giai đoạn này

Như vậy tính chất của mối liên hệ giữa doanh thu và nguồn vốn

là mối liên hệ tuyến tính Nếu nguồn vốn của Công ty Cổ phần HữuNghĩ tăng lên thì kéo theo đó doanh thu kỳ sau của công ty cũngtăng lên một lượng nhất định

Tổng nguồn vốn tăng dẫn đến tổng doanh thu tăng có sự ảnhhưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồnvốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Cónguồn vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh,mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trongtương lai, bên cạnh đó nguồn vốn tăng dẫn đến doanh thu tăng Vậyyêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý

và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triểnvốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vữngmạnh Như vậy, Công ty Hữu Nghị đã có sự quản lý và sử dụngnguồn vốn hiệu quả, biểu hiện bằng việc nguồn vốn tăng lên qua cácnăm dẫn đến doanh thu qua các năm tăng lên, kéo theo đó kết quảhoạt động kinh doanh cũng tăng lên

2.2.1.1 Phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa Nguồn vốn

và Doanh thu.

Do mối liên hệ giữa doanh thu và nguồn vốn là mối liên hệtuyến tính nên phương trình hồi quy có dạng tổng quát là:

y x=a+bx

Trang 18

Trong đó: x là tiêu thức nguyên nhân (Nguồn vốn)

y x là tiêu thức kết quả (Doanh thu)

a là tham số tự do nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhânkhác ngoài x đối với y

b là hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của x đối với y, cụ thể mỗikhi x tăng 1 đơn vị thì y tăng bình quân 1 đơn vị

(nghìn tỷ)

x.y(nghìn tỷ) x

2(nghìn tỷ) y2(nghìn tỷ)

69,643 68,854 4795,199 4850,147 4740,87372,207 69,030 4984,449 5213,851 4765,14189,181 72,941 6504,951 7953,251 5320,38996,480 78,088 7533,93 9308,39 6097,73688,550 82,950 7345,223 7841,103 6880,703

x =¿416.0

61 ∑ y=371,863 xy ≈ 31263,752x2≈ 35166.742y2≈ 27804,842

Trang 19

Bảng 2: Bảng tính toàn lập phương trình hồi quy

Thay vào hệ phương trình ta được:

{31263,752=416,061 ×a+35166,742× b 371,863=5 a+416,061× b

 {a ≈ 25,516 b ≈ 0,587

Phương trình hồi quy là:

y=25,516+0,587 x

Dựa trên phương trình hồi quy trên ta có thể thấy, a là hệ số tự

do nói lên mức ảnh hưởng của các nguyên nhân khác Nguồn vốn đếnDoanh thu của Công ty Hữu Nghị, mức ảnh hưởng là 25,516 tỷ đồng

Hệ số hồi quy b nói lên ảnh hưởng của Nguồn vốn đến Doanh

thu của công ty Ở đây ta có thể thấy, khi Nguồn vốn của Công ty Cổphần Hữu Nghị tăng lên 1 nghìn tỷ đồng thì Doanh thu sẽ tăng lên0,326 nghìn tỷ đồng

2.2.1.2 Tính chặt chẽ của mỗi liên hệ.

Trang 20

Với việc tính toán bên trên ta có r = 0.952, như vậy mối quan

hệ giữa doanh thu và nguồn vốn là liên hệ tương quan thuận, bêncạnh đó hệ số tương quan r tiến gần đến 1 như vậy nguồn vốn vàdoanh thu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Khi nguồn vốn tăng thì doanh thu cùng có xu hướng tăng và khinguồn vốn giảm thì doanh thu cũng sẽ giảm xuống Cụ thể là từ năm

2013 đến 2016 thì nguồn vốn tăng đều hàng năm từ 69,643 tỷ đồnglên 96,480 tỷ đồng thì doanh thu trong những năm này cũng tăng từ68,854 tỷ đồng lên 82,950 tỷ đồng

Như vậy có thể thấy, một sự thay đổi của Công ty Cổ phần thựcphẩm Hữu Nghị đến nguồn vốn, sẽ được phản ánh chặt chẽ nhất đếndoanh thu, dẫn đến sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty

Nhìn chung xu hướng doanh thu được dự đoán của công ty sẽtăng đều và ổn định

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Thị Kim Anh (2012), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý kế toán
Tác giả: PGS.TS Trần Thị Kim Anh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
2. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích kinh doanh
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
3. TS Nguyễn Trung Hải (2012), Giáo trình Nguyên lý thống kê, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý thống kê
Tác giả: TS Nguyễn Trung Hải
Nhà XB: NxbThời đại
Năm: 2012
4. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích Báo cáo Tài chính, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích Báo cáoTài chính
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2011
5. cafef.vn, HNF: CTCP Thực phẩm Hữu Nghị-Tin tức và dữ liệu doanh nghiệphttp://s.cafef.vn/upcom/HNF-ctcp-thuc-pham-huu-nghi.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: HNF: CTCP Thực phẩm Hữu Nghị-Tin tức và dữ liệu doanhnghiệp

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dựa theo số liệu nghiên cứu của Hữu Nghị Food, ta có bảng tổng hợp theo doanh thu và nguồn vốn của Công ty Cổ phần trong giai đoạn 2013 đến 2017 như sau: - tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017
a theo số liệu nghiên cứu của Hữu Nghị Food, ta có bảng tổng hợp theo doanh thu và nguồn vốn của Công ty Cổ phần trong giai đoạn 2013 đến 2017 như sau: (Trang 16)
Bảng 2: Bảng tính toàn lập phương trình hồi quy - tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017
Bảng 2 Bảng tính toàn lập phương trình hồi quy (Trang 18)
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tuyệt đối trên BCTC của công ty cổ phần thực - tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017
Bảng 3 Một số chỉ tiêu tuyệt đối trên BCTC của công ty cổ phần thực (Trang 22)
Bảng 4: Các chỉ tiêu phân tích doanh thu bằng phương pháp dãy số thời gian - tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017
Bảng 4 Các chỉ tiêu phân tích doanh thu bằng phương pháp dãy số thời gian (Trang 24)
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2013 – 2017 - tiểu luận nguyên lý thống kế doanh nghiệpnghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2013 2017
Bảng 5 Một số chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2013 – 2017 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w