Những tác động ảnh hưởng đến sự nhìn.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 39)

- Trong mỗi bản thể con người, dưới ảnh hưởng của chính xã hội, nơi mình đang sống điều đó có những cách nhìn riêng để tạo ra được những tiếng nói riêng của mình về thời đại mình đang sống. Cách nhìn nhận đó khiến ta có thể thấy được một cách rõ ràng qua cách diễn tả của những họa sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình.

Có thể nói, môi trường sống, không gian văn hóa của từng đất nước, từng vùng miền đều có những phản ánh rất riêng biệt và đặc trưng tác động tới nhìn nhận, tư duy sáng tác của họa sĩ, dự cú những thể hiện khác nhau về hình thức và nội dung của tác phẩm. Trong từng thời đại phát triển của nghệ thuật tạo hình, màu sắc, hình khối là lý do để người nghệ sĩ đưa tư duy, rung cảm về cuộc sống, những suy tưởng về sự vật trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ đến với tác phẩm. Dù Phương Đông hay Phương Tõy hoặc ở bất cứ nơi nào thỡ đú chớnh là những điểm mốc của xã hội, xã hội mỗi thời kỳ tác động vào chính tác phẩm của họ.

Như trong thời kỳ cách mạng tháng 8-1945 thành công, dân tộc ta bước vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, theo lời Đảng gọi tầng lớp văn nghệ sĩ lại thâm nhập vào thực tế cuộc đấu tranh của dân tộc, dùng vũ khí là những phương tiện ngôn ngữ hội họa để cổ vũ, tuyên truyền, động viên mọi người và đã khắc họa được chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với những tác phẩm mang đậm nét sử thi và hoành tráng.

Tác phẩm: “Trái tim và nũng sỳng” -1963 (Hình 17 trang 63). Vẽ về đề tài đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, tác giả đã vận dụng thủ pháp tương phản về hình mảng và màu sắc để xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ. Toàn cảnh bức tranh là khung cảnh rất điển hình, tương phản mạnh: Một bên là sự sống và một bên là cái chết; Một bên là sức sống sôi sục và một bên là sự lãnh lẽo vô hồn; Sự tương phản giữa trái tim màu đỏ và nòng súng màu đen. Bức tranh được nhuốm đỏ bởi một màu đỏ truyền thống của chất liệu sơn mài, trong đó tất cả các sắc độ của màu đên chỗ thì gay gắt, chỗ thì xám xịt. Phải chăng toàn bộ bức tranh toỏt lờn một sức mạnh ? Một sức nóng có thể thiờu chỏy kẻ thù, nhưng cũng có thể là ánh lửa tàn bạo từ những nòng súng đen ngòm mà kẻ thù đã dội lên làng xóm. Có lẽ màu đỏ đó cũng là màu máu của bao nhiêu con người vô tội đã thấm đẫm mảnh đất quê hương.

Trong bức tranh, tác giả đã đưa ra hai nhóm nhân vật đối lập: Một bên là những người phụ nữ kiên cường, võy kớn khẩu pháo, một phía là nhóm lính Mỹ ngụy đang lùi dần, chính giữa bức tranh là hình ảnh của một người phụ nữ đang ngồi trong tư thế vững chắc vươn ra phía trước vẻ thách thức, lưng chắn ngang nũng phỏo, đôi mắt rực lửa nhìn về phía tên lính Mỹ. Phía bên phải có một tên lính Mỹ to lớn có dáng vẻ hung dữ, dọa nạt nhưng tư thế lại không vững chắc, hơi ngã về phía sau, tay cầm khẩu súng ngắn nhưng nòng súng chúc xuống đất, tay buôn lỏng thể hiện sự khiếp sợ và bất lực..Với tư thế này tờn lớnh chỉ có bước lùi dần, khiếp sợ. Như vậy, thông qua thủ pháp tương phản tác giả đã mô tả sức mạnh và khí thế tiến công, thắng lợi thuộc về những người phụ nữ kiên cường. Với tác phẩm “Trỏi tim và nũng sỳng” – Huỳnh Văn Gấm, đã nêu bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam. Bức tranh phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Những người phụ nữ tưởng chừng như mềm yếu nhưng lại rất kiên cường, bất khuất, sắn sàng hy sinh thân mình để ngăn chặn tội ác, mang lại yên bình cho xóm làng, quê hương.

Hay tác phẩm "Đức Mẹ hồn xác lên trời", (Hình 18 trang 63) Tuy được xem là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật Gothic phương Tây, gần với tự nhiên và giàu tính trang trí. Khi xem tác phẩm này, chúng ta dễ có cảm tưởng họa sĩ đang vẽ cảnh các thiên thần đang xuống đón Đức Mẹ về trời. Và, cái

"vật thể" có hình ụ-van mà Đức Mẹ đang ngồi trong đó, có vẻ như là một

"phương tiện" di chuyển đặc biệt...! Thực ra, đây là một biểu tượng cách điệu từ hình ảnh trái hạnh nhân. Trong nền văn hóa Do Thái (ảnh hưởng sang văn hóa Ý) cây hạnh nhân là biểu tượng của sự sống, và trái hạnh nhân là biểu tượng của tình yêu, của sự kiên trinh. Liên hệ từ biểu tượng này, chúng ta dễ hiểu, không phải tác giả đang thể hiện hình ảnh Đức Mẹ lên trời, mà đang thể hiện tình cảm tôn vinh Đức Mẹ ở ý nghĩa gắn liền với sự sống trường tồn, với tình yêu cao cả và bất diệt...- một tình cảm vượt qua sự sống - chết và các giới hạn trần tục...

Thời Phục Hưng là thời kỳ của tôn giáo, cho nên hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nghệ sĩ, và từ đó, rất nhiều kiệt tác đã ra đời. Theo nhiều nhà phê bình nghệ thuật, và một số nhà thần học, sự lên ngôi của chủ đề "Đức Mẹ hồn xác lên trời" không thuần túy chỉ là sự lên ngôi của một niềm tin tôn giáo, mà còn đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng - hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời trở thành nguồn an ủi và hy vọng lớn lao của con người thời đó.

- Vậy khi chúng ta sống ở những nơi khác nhau như; đất nước khác nhau, vùng miền khác nhau, hoàn cảnh xã hội khác nhau... dẫn đến sự ảnh hưởng cách nhìn, cách nghĩ khác nhau cho nên thể hiện trong các tác phẩm cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w