Một là cái nhìn của người không được đào tạo (cảm tính).

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 35)

Qua cái nhìn biểu hiện thái độ của tình cảm, yờu, gột, vui, buồn là những biểu hiện không hoàn toàn dựa trên lý trí. Nên khi nhìn về một sự vật hay hiện tượng họ thường không phân tích bằng lý trí mà sử dụng luôn biểu hiện tỡnh cảm chủ quan của bản thân là đẹp hay không đẹp.

Cái nhìn cảm tính có thể xét theo ba cách

+ Tự quy ước theo cách nhìn của mỗi cá nhân. Như mỗi con người bản thân đều thích một màu sắc, đồ vật nào đó, chẳng hạn như trẻ em thường thớch cỏc màu sáng rực rỡ, bắt mắt; vàng, đỏ… và yờu cỏc con vật nghộ nghĩnh, giới trẻ thường thích các màu mang tính tự nhiên như: Xanh, trắng… Người lớn tuổi thường thớch những màu trầm, nhe nhàng như: Mầu nõu…. Sự yêu thích này không phải xuất phát từ lý luận thực tiễn mà do biểu hiện tình cảm chủ quan của bản thân của từng đối tượng đưa lại.

+ Chạy theo xu hướng của xã hội và những người xung quanh. Như trong cuộc sống mỗi người thể hiện tình cảm yêu hay gột, thích hay không thích, là do xã hội, hay những người xung quanh đều có cùng một thái độ giống nhau. Như ta thích một bức tranh không phải do sự thẩm định quan sát và phân tích bức tranh đó để đưa ra kết luận đẹp hay không đẹp, mà sự yêu thích này được đem lại bởi ta thấy người bên cạnh hoặc nhiều người thích nó và khen nó đẹp.

+ Vấn đề nữa là do ngoại cảnh tác động là sự nhận định đó bị tác động bởi ngoại cảnh bên ngoài. Tình cảm của con người có sự gắn kết và chi phối rất nhiều bởi cảnh vật xung quanh. Như cảm giác của chúng ta khi xem một bức tranh ở một phòng tranh khác với khi xem một bức tranh ở phòng khách gia đình hay khi xem một bức tranh vào một buổi sáng với những tia nắng ban mai với một tâm trang thoải mái và một bức tranh trong một ngày ảm đạm mưa gió kèm theo đó là tâm trạng đang không được vui vì một lý do nào đó. Thì đem đến sự cảm nhận khác nhau.

Những trạng thái tình cảm này hoàn toàn bị chi phối bởi ngoài cảnh chứ không phải dựa trên sự phân tích đánh giá có tính khoa học sách vở. Qua mắt nhìn họ thấy được vẻ đẹp khách quan nhưng khi hỏi vì sao thì họ không thể trả lời được. Chúng ta có thể thấy được rằng đây là cái nhìn mang tính cảm giác hay gọi là cảm tính (cái nhìn cục bộ).

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w