Sự khác biệt giữa cái nhìn Phương Đông và Phương Tõy.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 42)

Xuất phát từ hoàn cảnh địa lý, từ nhân sinh quan, vũ trụ quan mà trong nhận thức người Phương Đông và Phương Tõy có những quan niệm đặc trưng riêng. Người Phương Đông thiên về tư duy trực giác (hoà nhập) coi trọng cái

“hư” (không), nhận thức đi từ bản thể vào vũ trụ, từ bên trong ra bên ngoài. Tư duy người Phương Đông xuất phát từ ba nguồn tư tưởng chính gọi là: (Tam giáo đồng nguyên) là Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật.

Người Phương Tõy luụn cú tư duy khúc chiết, cụ thể, khách quan, đi từ vũ trụ đến thế giới tự nhiên, đi từ ngoài vào trong. Người Phương Tây luôn tranh luận về vật chất có trước hay tinh thần có trước, từ đó mà sinh ra duy tâm, duy vật, biện chứng. Phương Tây coi trọng cái hữu hạn, hữu hình, cái cụ thể, cái phần hiện diện và luôn cố gắng để đạt được cái thực như ta thấy.

Từ cách nhìn vũ trụ quan và nhân sinh quan mà có sự khác biệt trong nếp nghĩ người Phương Đông và Phương Tây. Trong biểu hiện hội hoạ cũng vậy.

Phương Tây coi khách quan là xuất phát điểm ban đầu để mà cố gắng diễn đạt tất cả những cái nhìn của con mắt để phản ánh cuộc sống khách quan ở bên ngoài một cách sâu sắc, tinh tế, lấy cái cụ thể mà diễn đạt. Đấy gọi là cái nhìn cụ thể.

Trong tác phẩm “The Virgin with the Infant St. John Adoring the Infant Christ” của Leonado de Vinci (Hình 19 trang 64) ta thấy từng chi tiết nhỏ trong tranh đều được quan sát kỹ càng và được thể hiện một cách tỉ mỉ. Nhân vật trong tranh được tả một cách chủ động, hình vẽ được thể hiện chính xác về cơ bắp, về khối, ỏnh sỏng… những chi tiết nhỏ nhặt như cây hoa trờn đỏ cũng được ông quan sát, nghiên cứu thực tế rồi phác thảo kĩ càng mới đưa ra thể hiện.

Trong biểu hiện không gian hội hoạ, Phương Tây áp dụng luật thấu thị theo đường chân trời và một điểm tụ để biểu thị không gian viễn, cận. Đối tượng vẽ càng gần thì càng lớn, càng chi tiết, hình và màu càng ở xa thì càng nhỏ, mờ, ít chi tiết. Như một số tác phẩm “ Trường học Athen” của Rafael

“Bữa ăn cuối cựng” Leonardo da Vinci.v.v(Hình 20 trang 64, 65) Phương Tây quan niệm chủ thể luụn tớnh, quan sát đối tượng với gúc nhỡn cố định, và đối tượng được vẽ (khách thể) cũng như dừng lại trong giây lát. Nhìn chung, tranh Phương Tây thể hiện sự vật ở một hướng nhất định, trong 1 khoảnh khắc nhất định và thời gian, không gian đều trong trạng thái tĩnh, nên tranh có một điểm thấu thị duy nhất và nhìn rất sâu.

Từ thời Phục Hưng đến thời kỳ ấn tượng, các hoạ sỹ Phương Tây, họ luôn cố tìm hiểu màu sắc, ánh sáng, hình thể với những mối tương quan tỷ lệ để mà diễn đạt cho đỳng cỏi không gian cũng như hình thể và cấu trúc những vật thể trong mối tương quan của tỷ lệ và ánh sáng. Dần dà đến thời kỳ Ấn Tượng người ta còn phát hiện ra ánh sáng trắng có 7 màu và mối tương quan nú đó bắt đầu hình thành ra những yếu tố tạo hình với những sắc nóng - lạnh của 7 màu để tạo ánh sáng có sự chuyển biến khác nhau. Từ đấy, dần dần người ta đi vào một chiều hướng là phủ nhận những cái nhìn thấy của không gian để đi tìm đến những thế giới bên trong của nội tâm. Người ta tìm đến siêu thực và trừu tượng, tức là phản ánh những “ý niệm” ở bên trong nhưng vẫn bằng những hình thức của những màu sắc, ánh sáng và chất cảm ở bên ngoài.

Ngược lại, người Phương Đông từ đầu đã coi hai thế giới khác nhau (là thế giới bên ngoài và thế giới bên trong) luụn cú sự phối hợp giữa chủ thể và khách thể. Con người là chủ thể của sự cảm nhận những thế giới khách quan phản ánh của bên trong và bên ngoài, nó xuyên qua 3 thế giới:

- Thế giới của cảm giác - Thế giới của cảm xúc

- Thế giới của trí tuệ

+ Đối cảnh sinh tình + Mượn cảnh để tả tình +Tình cảnh giao hoà Nhưng dều là mượn tình để tả ý

Đối với hội hoạ, người Phương Tây coi khách quan là một thế giới khỏc, nú tỏch hẳn với người nghệ sĩ trung thực phản ánh cách nhìn của khách quan như là một cái máy ảnh. Họ coi thế giới bên ngoài là một cái nhìn rất khách quan, nó hoàn toàn tách biệt với cảm xúc của con người. Họ cố gắng phân tích kỹ ánh sáng, bóng tối, màu sắc, chất cảm của cảnh để mà diễn đạt nó cho đỳng, cũn tình cảm của mỡnh thỡ nén lại. Mãi sau này, Ce’ zan có nói là “ Tôi lúc này không vẽ phong cảnh với sáng, trưa, chiều tối nữa, mà tôi bắt đầu vẽ là những cảm giác của tôi, những trạng thái cảm xúc của tôi trên cảnh”. Trước đây ông vẽ với 3 cảnh sắc sáng, trưa, chiều tối thì đấy là phản ánh một cách trung thực, nhưng bây giờ ông bảo “Tụi không vẽ những trạng thái ấy nữa mà tôi vẽ những trạng thái cảm xúc của tôi trên cảnh”. Như vậy là “tụi” không bị phụ thuộc vào cảnh nữa mà “tụi” cố gắng diễn đạt cái tâm trạng của “tụi” khi nhìn cảnh.

Người Phương Đông thì vẽ theo lối chủ quan, người ta không hoàn toàn tôn trọng cái khách quan. Người Phương Đông thấy rằng giữa chủ thể và khách thể nú cú một mối tương quan nào đấy. Đối với người Phương Đông, tất cả những cái bên ngoài gồm phong cảnh, sự vật, con người….đều được gọi là cảnh (khách thể) còn những cái bên trong của họ - trạng thái tâm hồn - gọi là tình (chủ thể) như vậy, chủ thể và khách thể có một mối giao hoà với nhau.

Bộ mặt độc đáo của nghệ thuật Phương Đông là do quan niệm nghệ thuật và phương pháp sáng tác của nó quy định. Nhưng quan niệm và phương pháp của nghệ thuật Phương Đông đều không phải là lấy khoa học thực chúng là cơ sở. Về mặt này nghệ thuật Phương Đông có sự khác biệt rất lớn so với nghệ thuật Phương Tây, nhất là nghệ thuật Phương Tây cận đại có quan hệ mật thiết với kho học thực chứng. Ví dụ: Cách giải quyết các vấn đề không gian, hình thể, màu sắc…Trong hội hoạ, thường là lấy khoa học thực chứng (hình học, quang học) làm tham chiếu, nhưng cách giải quyết những vấn đề này của hội hoạ Phương Đông thỡ dựng phương pháp của triết học, thông qua việc xử lý một cách biện chứng các quan hệ xa - gần, lớn - nhỏ, cao - thấp, hư - thực, chủ - thứ, sâu - rộng, đậm - nhạt…mà thực hiện. Do đó, nếu nói nghệ thuật Phương Tây có tinh thần khoa học lớn hơn, thì nghệ thuật Phương Đông có màu sắc triết học hơn. Màu sắc triết học này có mối quan hệ trực tiếp, thậm chí có thể nói là sâu rễ bền gốc với tư duy biện chứng về sự biến hoá, phát triển của sự sống vũ trụ.

Nghệ thuật Phương Đông vừa không phải là sự tái hiện cũng không phải là sự biểu hiện một cách đơn thuần, biểu hiện. Khi nói đến sáng tạo nghệ thuõt, cỏc nhà nghệ thuật Phương Đông của bao giờ phủ định nguồn gốc khách quan của nghệ thuật, cũng chưa bao giờ bài trừ biểu hiện tình cảm chủ quan. Nhưng họ vừa phản đối sự tái hiện một cách chính xác, thuần tuý, khách quan, vừa phản đối sáng tạo nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào những xung đột cảm tính cho đến bản năng. Đối với người Phương Đông “tỡnh” với “cảnh”, con người với tự nhiên là không thể tách rời. Do đó, những điều mà các nhà nghệ thuật Phương Đông nhấn mạnh vừa không phải là “vật” đơn thuần, vừa không phải là “tỡnh” đơn thuần, mà là sự biểu hiện sức sống dồi dào của trời đất, muôn vật và loài người, dựa trên cơ sở tình và cảnh giao hoà lẫn nhau, con người và tự nhiên thống nhất hài hoà.

Theo quan niệm triết học Phương Đông, vạn vật sinh trưởng và biến hoá không ngừng, cách nhìn này đã cung cấp chỗ dựa triết học sâu sắc cho sáng tác nghệ thuật cổ đại Phương Đông. Những nghệ thuật gia có thành tựu Phương Đông cổ đại xưa nay đều nhấn mạnh bắt chước thiên nhiên, nhưng điều mà họ muốn nhấn mạnh không phải là vẽ hình thể, diện mạo của sự vật tự nhiên, mà là biểu hiện sự vận động, tiết tấu và khí thế của sự vật tự nhiên. Yêu cầu cao dối với nghệ thuật gia Phương Đông cũng không phải là “hỡnh tự” (giống hình dáng) mà là

“thần tự” (giống cái thần) không phải là hình thức đơn thuần, ngưng lặng mà là ý cảnh sinh động, hấp dẫn.

Hoạ sĩ Lưu Chí Khế (thời Đường – Trung Quốc) cú núi:

“Vẽ núi non lớp lớp, nếu đi đường, làng bản, chùa chiền có thể phân được ẩn hiện rõ rệt thì không những nghệ thuật gần – xa rõ ràng mà cũng thú vị vô cùng. Nếu chỗ tàng ẩn nhiều hơn chỗ biểu lộ thì càng thú vị hơn. Người khéo ẩn chứa thì không bao giờ lộ thì càng thú vị hơn. Người khéo ẩn chứa thì không bao giờ lộ, người khéo lộ thì chưa bao giờ ẩn chứa. Khi ẩn tới mức độ tinh diện thì người xem không biết trước núi, sau nỳi, bờn tả, bên hữu có bao nhiêu bước đất, có bao nhiêu rừng cõy”.

Câu này có nghĩa là, trong một bức họa, có rất nhiều cảnh vật. Xử lý những cảnh vật này không thể vẽ chúng ra từng cảnh một, mà phải làm cho chúng đan xen, trùng điệp lẫn nhau, có ẩn, có hiện như thế mới có thể phõn rừ xa gần, cao thấp, và khiến cho người xem tĩnh hội được ý vị vô cùng “cảnh ở ngoài” “hỡnh tượng ngoài hình tượng”.

Nghệ thuật cổ đại Phương Đông xưa nay coi trọng cái đẹp của kết cấu và cái đẹp của vận luận theo tiết tấu, vừa nhấn mạnh sự thống nhất hài hoà, lưu thông chiếu ứng của các yếu tố đối lập, đồng thời lại nhấn mạnh sức mạnh, khí thế và sinh mệnh thông qua sự biến hoá của tiết tấu để biểu hiện sự vật.

“Nỳi là đại vật. Hỡnh nú muốn vỳt lờn, muốn sà xuống, muốn mở rộng, muốn thu lại, muốn ngóng trông, muốn vái chầu, muốn trờn cú tỏn, muốn dưới có xe, muốn trước có chỗ giữ, muốn sau có chỗ dựa, muốn từ trên mà ngó xuống, muốn bơi ở dưới mà chỉ huy. Đó là đại thể của núi.

Nước là vật sống. Hỡnh nú muốn sâu lặng, muốn mềm trơn, muốn mênh mông, muốn vũng vốo,muốn béo ngậy, muốn trào tuôn, muốn xụ lờn, muốn nhiều nguồn, muốn chảy ra, muốn thác nước chọc trời, muốn chảy tuôn vào đất, muốn người đều vui vẻ, muốn cây cỏ tốt tươi, muốn mang may khói đẹp tươi, muốn soi khe hang rực sáng. Đó là thể sống của nước.

Núi lấy nước làm huyết mạch, lấy cây cỏ làm tóc, lông; lấy khúi mõy làm thần thái. Cho nên, nỳi cú sụng thỡ sinh động, có cây cỏ thì đẹp tươi, có khói mõy thỡ mỹ lệ. Sông lấy núi làm khuôn mặt, lấy đình, tạ làm mi mắt, lấy người cầu làm tinh thần. Cho nên, sông có núi thì đẹp, có gia đình, có tạ thì vui vẻ, có người đánh ca thì mơ màng. Đó là sự bố trí của núi sông.

Lại nói: “Đỏ là xương của trời đất, xương quý ở bền, sâu mà không nổi. Nước là máu của trời, máu quý ở chảy đều mà không ngưng trệ”.

Qua đây cho ta thấy cách nhìn phổ biến của các nhà nghệ thuật cổ Phương Đông. Cũng như vậy là những tác phẩm nghệ thuật làm theo hay bắt chước tự nhiên, trong con mắt các nhà nghệ thuật Phương Đông, chúng không thể là một đống vật chất chết mà phải là một vật thể hữu cơ sống, “gồm đủ hình, thần”, “ sinh động tươi tắn”, “sống động như sinh”; như nhà văn học thời Bắc Tống Tô Thức nói: “Viết phải có thần, khí, xương, thịt, máu. Trong năm thứ ấy mà thiếu một là không thành”. Đây cũng là cách nhìn phổ biến đối với tác phẩm nghệ thuật mà các nhà nghệ thuật cổ đại Phương Đông đã áp dụng.

Trong tranh sơn thuỷ Trung Hoa, (Hình 21 trang 65)“sơn” không hẳn chỉ là núi, “thuỷ” không hẳn chỉ là nước. Khi nói tới “cao sơn lưu thuỷ” cũng có nghĩa là núi cỏi không gian không cùng và thời gian bất tận trong vũ trụ. Người Phương Đông quan niệm “vũ” là không gian. “Cao sơn” là núi cao thì trong tranh chỉ vẽ đỉnh núi, phía dưới còn lại là sương mù, hơi nước, mây bay để nói tới chiều cao.

“Lưu thuỷ” là dòng chảy của nước thì chỉ vẽ gợn vân sóng nước chứ không vẽ bóng nước. Đó thực chất là hệ tư tưởng có tính triết học ảnh hưởng tới tranh Phương Đông (mà trước hết phải nói tới là học thuyết Âm dương – Ngũ hành).

Hội hoạ là một loại hình nghệ thuật dùng hình tượng cụ thể để vẽ nên, để tái hiện sinh vật khách quan bên ngoài. Là một nghệ thuật tạo hình không gian, nghệ thuật tuy nói không giới hạn ở mô phỏng tái hiện tự nhiên bên ngoài, nhưng “giọt mực sa xuống, thì hình tượng do đó mà được dựng lờn”, hình tượng là điều kiện quan trọng hàng đầu để nó được thành lập. Mà hình tượng hội hoạ, dù là hình tượng cụ thể hay trừu tượng đều có hay phải có căn cứ hiện thực.

Con người nhìn khách quan để nhận thức chủ quan. Lối nhìn nhận của phương Đông, Phương Tây tuy có phần đối lập song thực chất chỉ là một mà thôi. Nếu phương Đông dẫn giải từ ý – tượng – hình thì Phương Tây ngược lại, đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng. Nếu phương Đông quy về Âm dương, (Tư tưởng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập: nước - lửa, xa - gần…) không quy định sự tồn vong, vạn vật luôn biến đổi thì Phương Tây với chủ nghĩa Mác theo quản điểm đấu tranh và hoà bình.

Các hoạ gia Phương Đông vẽ tranh không chỉ vẽ theo cái đã thuộc, mà hơn thế nữa, họ còn nêu ra trong đó sự nhận thức cũng như ý niệm, ý niệm của họ về nhân sinh quan, thế giới quan. Nếu như Cộzannes hay Gụganh (Hình 22 trang 66) mô tả trái núi với dòng sông, rặng cây, ngọn cỏ thì đơn thuần là một bức tranh phong cảnh đẹp. Hạ Khuờ, Mó Viễn, Lý Thành Hekusai, Hiroshige (Hình 23 trang 67)

vẽ cảnh núi non, sông nước là những bức vẽ nhưng thiên về gợi hơn tả. Người Phương Đông ở một góc độ nào đó khi nhìn tranh biết là không đúng so với thực tế nhưng vẫn cứ vẽ vỡ nú đẹp, dẫu sao cũng là một cách để bộc lộ cõi lòng mình, giãi bày tâm trạng để gửi gắm vào thiên nhiên. Nó hoàn toàn không mang tính nguyên tắc, đo lường, tả kể như trong tranh Phương Tây. Người Phương Đông cũng không bày mẫu khi vẽ, họ vẽ theo ấn tượng đã nhớ, đã thuộc. Con tôm của Tề Bạch Thạch tuy hình thể có độ chớnh xác cao, song đó lại là kết quả của cả một quá trình quan sát nhìn nhận và phác hoạ ở trong đầu. Bức tranh là sự xuất thần sau khi đã nhập tâm.

Người phương Đông vẽ cái bên ngoài để biểu đạt được cái ẩn chứa bên trong. Bởi vậy, các hoạ sĩ rất coi trọng những vấn đề thuộc quy luật phát triển và quan hệ hội hoạ với thực tế khách quan cùng những quan niệm và thái độ lao động nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Trên cơ sở thực tiễn sáng tác, Phương Đông sớm phát triển hội hoạ và lý luận về hội hoạ có giá trị thúc đẩy và nâng cao sáng tác cùng phê bình nghệ thuật. Các trường phái triết học và nâng cao sáng tác cùng phê bình nghệ thuật. Các trường phái triết học Khổng, Lão, Phật đều có ảnh hưởng tới những quan điểm trọng hội hoạ.

“Lục pháp luận” của Tạ Hách - một kiệt tác lý luận hội hoạ - có hệ thống hoàn chỉnh mang giá trị khoa học, đó là sỏu phộp cơ bản trong phép sáng tác hội hoạ Phương Đông.

 Khí vận sinh động (Phải tạo được sắc thái vào khí sống động như thật).

 Cốt pháp dụng bút (Phải dựng được cấu trúc bằng nét bút).

 Ứng vật tượng hình (Phải tả được hình tướng của sự vật).

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w