Người xưa cú cõu: “Nhỡn ở mắt, hiểu ở lòng, ứng ra tay, hiện ra bỳt”.
Như vậy, điều đầu tiên quan trọng đối với người vẽ là phải có con mắt biết nhìn ra cái đẹp và có khả năng biểu hiện được nó. Trong nghệ thuật, người họa sĩ không phải là một chiếc máy chụp hỡnh, mà phải là người vẽ, sáng tạo nên một sự vật của riêng mình. Sự sao chép máy móc dưới mọi hình thức sẽ giết chết nghệ thuật. Vì thế khi vẽ một bức tranh, một sinh viên Mỹ Thuật hay một danh họa cũng đều phải có sự tính toán nhất định, nhằm tạo ra một bố cục thuận mắt, hay cao hơn nữa là sự cuốn hút, lôi kéo người xem. Bất cứ ai khi thưởng thức một bức tranh cũng đều có một “khoảng cỏch tõm lý” hay nói nôm na là tầm nhìn đối với bức tranh đang quan sát đó. Đối với một người biết nhỡn thỡ họ sẽ hòa mình vào với bức tranh, hay thiên nhiên mà mình đang thưởng thức, để hiểu ý đồ của tác giả cũng như chắt lọc những cái hay, cái đẹp, cái dở để loại bỏ. Có như vậy thì chúng ta mới có thể nhận thức đúng đắn về giá trị của một tác phẩm hay một phong cảnh đẹp.
Có thể thấy rằng cái nhìn có quan hệ mật thiết giữa tác giả và tác phẩm. Nếu ta nhỡn đỳng về thế giới khách quan, thì ta sẽ dễ dàng phản ánh, tái hiện lại thế giới khách quan đó vào trong tác phẩm, chớnh sự nhỡn đỳng đó góp phần lớn tạo nên giá trị của tác phẩm. Và cũng ngược lại với những người không biết nhìn khi thể hiện tác phẩm sẽ dễ dẫn đến những cái nhìn lệch lạc và phiếm diện.
Một số tác phẩm hội họa thoạt nhìn qua thì thấy có vẻ gống nhau chẳng hạn như bức tranh vẽ về cùng một đề tài, cùng một chất liệu như một loạt các tác phẩm mang tên: “Đức mẹ” của Leonardo da Vinci của Ra-pha-en…(Hỡnh 24 trang 68) như vậy cách thưởng thức cũng giống nhau chăng? Hoàn toàn không phải vậy. Tuy rằng đề tài là chung, hình ảnh trong tranh có thể gần giống nhau nhưng mỗi bức vẽ đều có ý nghĩa riêng, tâm hồn và sự cảm nhận của mỗi tác giả cũng khác nhau, không ai giống ai (một trăm người xem cùng một tác phẩm sẽ tạo ra một trăm phiên bản khác nhau). Một phần là do tác phẩm, phần khác là phụ thuộc vào cảm nhận của từng người. Đôi lúc lại phụ thuộc vào tâm trạng, mỗi lúc của người xem. Cái nhìn của anh, cái nhìn của tôi cái đó có thể phụ thuộc vào thị hiếu thẩm mỹ của người thưởng thức.
Một nhà sư phạm cú núi “Học vẽ là học nhỡn”, cú nhỡn thỡ mới hiểu, mới chủ động được những gì mình làm. Họa sĩ Trần Văn Cẩn nói “Ngày nào cũng phải vẽ, nếu không vẽ được thỡ nhỡn” hay Tề Bạch Thạch “Ngày nào tôi cũng vẽ, tôi nghỉ một ngày thỡ tụi biết, tôi nghỉ ba ngày bạn bè tôi biết, tôi nghỉ 10 ngày thì những người xung quanh tôi biết và tôi nghỉ một thỏng thỡ tất cả mọi người đều biết”. Do vậy chúng ta phải luôn luôn phải luyện nhìn nhất là với những người học mỹ thuật.
Qua bài nghiên cứu này tôi có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm tâm sinh lý thị giác, để có cái nhìn đúng đắn hơn, có chọn lọc hơn về thế giới khách quan cũng như trong thưởng thức nghệ thuật.
KẾT LUẬN
Nhờ sự tinh nhạy của đôi mắt, hàng ngày ta không biết tiếp nhận bao nhiêu ảnh của thể giới hiện hữu, nhưng đối với người vô tình thì chẳng qua chỉ là
“Cưỡi ngựa xem hoa”, thấy đấy rồi lại quên ngay nếu như sự vật không liên quan gì đến công việc của mình.
Còn đối với người họa sĩ thì lại tìm thấy ở đó những nguồn cảm hứng cùng với sự liên tưởng và đôi khi có cả những hình ảnh được lưu giữ trong trí nhớ.
Còn những thứ gặp nhiều thành quen mắt, dần dần trở thành nhàm chán, không muốn để ý tới, song cũng có những thứ tưởng như thấy rõ, hiểu rõ mà thật ra chỉ là cỏi búng, khụng ai nắm bắt được. Như vậy, đủ biết rằng muốn thấy cho đúng cần phải có sự hiểu biết về sự quan sát.
Trong sáng tác hội hoạ, không gì khổ hơn là phải truyền đạt mô tả những điều mình chưa thấu đáo trong khi mọi thứ lại đang có mặt quanh ta. Do vậy chúng ta cần phải hiểu rõ đặc điểm của tâm sinh lý thị giác, biết được những ưu điểm của nó để phát huy, hạn chế những nhược điểm để tránh không bị đánh lừa bởi thị giác nhằm nâng cao sự nhìn với thế giới khách quan hay trong một tác phẩm hội họa.
Biết nhìn, biết quan sát rất quan trọng đối với những người làm việc trong ngành hội họa vì nghệ thuật được bắt đầu từ cái nhìn và cảm nhận, song nếu không có tri thức về khoa học, hình khối, tỉ lệ, màu sắc…..khụng có kỹ thuật điêu luyện của bàn tay thỡ dự tình cảm tinh tế đến đâu cũng bị tê liệt. Những yếu tố đó cực kì quan trọng, người nào biết vận dụng, thành công sẽ nhanh chóng đến với họ.
Tóm lại, cái thật và cái đẹp chỉ bộc lộ với những ai biết nhìn. Sáng tác tranh chính là truyền đạt sự hiểu về thực tế và cảm quan của người hoạ sỹ, vì vậy khi xem một bức vẽ, người ta thấy tác giả của nó có thật biết nhìn hay không.