Tác động qua lại giữa nội tâm và ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 30)

Người họa sĩ chỉ vẽ những điều mình thấy thì chưa đủ, mà phải là những gì mình nắm bắt được một cách chắc chắn. Một người nói năng lưu loát, phải là người làm chủ được ngôn ngữ, khi đú cỏch truyền đạt có thể rất đa dạng và bất cứ một đối tượng nào cũng đều có hình thức phù hợp khiến ái cũng có thể cảm nhận được một cách dễ dàng, chính vì vậy người sáng tác hội họa cũng phải nắm bắt đối tượng mà mình muốn thể hiện một cách thấu đáo và phải tìm ra được cách diễn đạt của ngôn ngữ hội họa sao cho đúng ý mình mà vẫn cuốn hút được người xem. Một họa sĩ đã từng phát biểu; “Muốn vẽ được cây trúc cho ra trỳc thỡ khi cầm bút phải có hàng vạn cây trúc ở trong lòng ”, qua đó thấy rằng: họa sĩ phải dày công quan sát tìm hiểu những thực tế tới mức nhập tâm và trải nghiệm đến mức thuần thục mới có thể làm chủ được những gì mình vẽ ra. Ta thấy tranh “Tụm” (Hình 12 trang 60) của Tề Bạch Thạch: Trông rất sinh động, thế nhưng khi vẽ những con tôm này, tuy khụng nhỡn trực tiếp vào đối tượng nhưng ông đã xem xét khá kỹ lưỡng, mà ông chỉ đưa lên tranh những gì mình nắm bắt được về hình dáng, đặc điểm của loài tôm.

Do ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là đường nét hình khối màu sắc và sắc độ phối hợp diện tích giới hạn của mặt phẳng, việc diễn đạt tình ý ở đây không giống như văn thơ, âm nhạc, sân khấu,… có những điểm rất dễ biểu hiện ở nghệ thuật này, nhưng lại rất khó ở nghệ thuật khác. Chẳng hạn ở bức tranh “Hứng dừa” (Hình 13 trang 61) chỉ có thể thành công trong hội họa với ý liên tưởng rất đặc biệt mà trong thơ, âm nhac, thể hiện nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn: Sự kiện “Hứng dừa” như trong bức tranh là hoàn toàn không có thực trong thực tế, vì những trái dừa to nặng có thả từ trên cao xuống cũng không bị dập nỏt thỡ cần gì phải hứng, nhất là lại hứng vào tà váy mềm mại đang mặc trên người, vừa nguy hiểm lại vừa không cần thiết. Nhưng ở đõy chủ đề chính lại không phải là chuyện hứng dừa mà là những tình ý hóm hỉnh mang ý nghĩa gợi tưởng như hình thù hai trái dừa với những cỏi rõu trờn núm quả dừa được phóng to gợi liờn tưởng đến một vật gì đó tương tự và hai trái dừa khi rơi xuống thì điều gì xẩy ra – mặc đó là một chuyện không thể có. Nếu cho rằng đây chỉ là một ý tưởng thì chưa hiểu hết được phong tục, nếp sinh hoạt, ăn mặc của người nông dân thời xưa.

Người ta nói bức tranh “Gà đàn” (Hình 14 trang 61) là biểu thị cho cuộc sống sung mãn, êm ả như trong câu thành ngữ “gà đàn lợn nái” có người thì cho rằng: Đõy là biểu thị tình mẫu tử nhưng chưa có đủ lời giải thích, cũn tạp chí nước ngoài lại bình luận rằng: Gà mẹ luôn cảnh giác bảo vệ an toàn cho đàn con khi nguy hiểm xuất hiện, gà mẹ lập tức tiêu diệt mối nguy hiểm đó, để giữ yên ổn cho đàn gà con đang nhốn nháo. Dù sao đây cũng là ý kiến của những người quá vô tư không hiểu rõ thực tế của đời sống bình dị đồng quê – con bọ đó chỉ là món ăn ngon của đàn gà, không thể làm cho lũ gà con hoảng sợ, mà gà mẹ đang chia phần cho đàn con. Vậy chỉ có những người dày công quan sát tìm hiểu những thực tế tới mức nhập tâm và trải nghiệm đến mức thuần thục mới có thể lý giải được những điều muốn nói trong bức tranh: Gà mẹ là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam chăm chút đàn con, những miếng ngon đều dành tất cả cho con, nhưng gọi mãi chẳng thấy đứa nào chạy tới vỡ chỳng đó được nuôi dưỡng no đủ nên cũng chẳng cần chạy đến nhận phần. Hình tượng gà mẹ trong tranh là biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Trong câu ca dao:

Bắt được con cá rô trê Cầm cổ lôi về nấu nước làm lông

Miếng ngon thì để phần chồng, Miếng nạc phần mẹ, miếng lòng phần con

(Ca dao việt nam)

Ở bài ca dao trên chúng ta thấy: Mọi người đều có phần cả mà chỉ riêng có người vợ là khụng cú gỡ cả!! Điều đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Như ở Phương Tõy ta cũng gặp nhiều tác phẩm trong đó cho ta thấy bất hợp lý mà lại có lý: Như bức tranh sơn dầu “Nụ hôn” của Klimt. (Hình 15 trang 62). mô tả một đôi lứa đang ôm hôn nhau, thân thể họ trong trang phục như thành một khối vàng với bố cục, màu sắc và các chi tiết trong tranh thể hiện phong cách Art Nouveau (Tân Nghệ Thuật) của Vienna mà tác giả là đại diện lớn nhất. Có người cho rằng ông vẽ chính mình với nàng Emilie Flửge, người yêu của ụng dự chưa có cơ sở hay bằng chứng nào khẳng định điều ấy. Lại có người cho rằng nhân vật nữ trong tranh là nàng “Hilda Đỏ” - một người mẫu mà Klimt yêu thích, thường vẽ. Nhưng người nào đi chăng nữa thì chắc tác giả cũng rất yêu mến hoặc tác giả phải nhập tâm vào vai người đàn ông trong tranh thỡ ụng mới thể hiện được khoảnh khắc đôi trai gai hôn nhau như vậy, cô gái, chàng trai như đang bay lơ lửng trong không gian, thực tế lại không như vậy, những niềm hưng phấn của họ có thể tin là không sai, bởi đó là giây phút lâng lâng, khoan khoái hạnh phúc tràn trề - đẹp như trong mơ đã cuốn hút sự đồng cảm của người xem, khiến sự vô lý đó lại trở thành có lý hoàn toàn. (Hiện tranh được lưu giữ tại Bảo tàng ệsterreichische trong cung điện Belvedere ở thủ đô Vienna của Áo).

Qua những vấn đề nêu trên trong một quá trình sáng tạo nghệ thuật, luụn cú sự tác động qua lại giữa ngoại cảnh và nội tâm hay đó là sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa hiện thực thẩm mỹ khách quan với chủ thể sáng tạo.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 30)