Hai là cỏi nhìn của người được đào tạo (lý tính).

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 36)

Cái nhìn lý tính là cái nhìn dựa trên những cơ sở có tính khoa học để phân tích sự vật hiên tượng… cũng như người hiểu được đặc điểm tâm sinh lý thị giác thi khi quan sát một bức tranh họ biết cảm nhận nó và phân tích nó qua sự so sánh về tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, đặc điểm để tìm ra cái đẹp và có thể nói ra nguyên nhân tạo ra cái đẹp.

Sức cuốn hút của một tác phẩm hội họa là tìm thấy một vẻ đẹp tổng thể hài hòa mà lại mang tính toàn bộ (tương quan), tạo cho người xem khi đứng trước một bức tranh sẽ không cảm thấy rối mắt hay bất hợp lý chỗ nào.

Trong những hòa sắc hài hòa, việc chọn màu và cách xếp đặt hầu như đều tuân theo quy luật thăng bằng của thị giác, tạo sẵn điều kiện để mắt người thưởng thức ở trang thái nghỉ nên khi nhìn vào ta luụn cú cảm thấy dễ chịu.

Khi xem một bức tranh, đứng trước một hình tượng chúng ta sẽ không hỏi

“ Đây là ai, cảnh đó ở đâu? ”

Mà nói “ Cảnh đó được nhìn như thế nào? vẽ ra sao?……..do ai vẽ? ”

Những nét chấn phá, những hình vẽ đơn giản hóa, cách điệu hóa và những không gian ước lệ mang tính gợi tả, màu sắc ánh sáng có thể thay thế bằng những hương sắc mới không giống thực nhưng đủ để làm tôn lên vẻ đẹp của tranh và lôi cuốn người thưởng thức.

Không phải ai cũng có con mắt xem tranh hay đánh giá chuẩn mực về một tác phẩm. Như một bức tranh đưa ra có người thích, có người không thích. Nếu nhìn theo cảm tính thì người ta chỉ cần biết nội dung trong đó là vẽ cái gì, nói về cái gì, thế là đủ. Đối với con mắt người biết thưởng thức tinh tường, họ hiểu được nội dung tinh thần, ý nghĩa của tác phẩm, thông qua sự phân tích có định hướng về đường nét, màu sắc, hình khối… thấy đước cái đẹp trong tác phẩn.

Nếu xem tranh mà có con mắt họa sĩ (con mắt hội họa) thì rút ra được nhiều điều bí ẩn (nội tâm) tác giả, mà các tác giả muốn nói lên trong tác phẩm của mình, và đó cũng chính là cái hay của mỗi tác phẩm. Có những tác phẩm tồn tại hàng trăm năm người ta càng xem thì càng phát hiện ra những cái mới mà không thể hết được. Cũng như có người nói với họa sĩ Phạm Công Thành sau khi ụng bỏn bức tranh. “Bức tranh của ông ngày nào tôi cũng phát hiện được những điều mới và tất nhiên bức tranh đú tụi treo ở một nơi rất trang trọng…”. Qua đó tác giả đã ngẩm hiểu được số phận của tác phẩm của mình và thái độ của người thưởng thức ra sao và dẫn đến sự coi trọng giá trị của bức tranh. Rất nhiều người trong chúng ta khi được tặng một bức tranh của một họa sĩ thực thụ, nhưng tác phẩm không được trân trọng. Vì chúng ta chưa nhìn thấy, cảm nhận hết cái đẹp trong tác phẩm.

Chiếc bè của Medusa” (Hình 16 hình 62) Thộodore Gộricault cũng đấu tranh cho người bị áp bức, và Medusa của ông dựa trên một sự kiện có thực khủng khiếp xảy ra năm 1816. Chính phủ Phỏp đó tung ra Medusa, một con tàu không an toàn và nó bị đắm ngoài khơi bờ biển châu Phi. Trong khi thuyền trưởng cùng phi hành đoàn thoát chết trong xuồng cứu sinh thì những hành khách không may đã làm một chiếc bè từ trục vớt được. Những người sống sót trờn bố trải qua sự đau đớn khủng khiếp đến chết và ăn thịt người. Gộricault đó thể hiện được khoảnh khắc đặc biệt cảm động khi những người sống sót nhìn thấy một con tàu đi qua và vẫy tay ra hiệu một cách yếu ớt nhằm gây sự chú ý của những người trên tàu.

Chúng ta nhìn sẽ thấy sự mô tả mang tính hiện thực là chiếc bè đầy người trong tình trạng hoảng loạn. Những gì chúng ta thấy chính là những gì chúng ta thu nhận được trong bức tranh được vẽ với phong cách gần chủ nghĩa hiện thực nhiếp ảnh. Khi chúng ta nhìn vào Chiếc bè, nhưng tất cả các giác quan khác cũng hoạt động về mặt tâm lý. Chúng ta không chỉ "nghe" âm thanh mà còn có thể ngửi thấy mùi biển và sự thối rữa của các cơ thể đang mục nát, nếm mùi không khí mặn chát và cảm nhận nước biển mát mẻ khi nó bắn lên chiếc bè. Những cảm giác thị giác chính này gây phản ứng tâm lý, bao gồm các phản ứng cảm xúc, cái phản ánh tình trạng căng thẳng không ngừng thay đổi và sự hòa hợp vốn có trong bức tranh. Chúng ta nhìn thấy sâu hơn và nhận ra được tư tưởng cũng như ý thức vĩ đại của tác giả.

Họa sĩ không chỉ tạo ra một cảnh thực tế nặng trĩu với sự cảm động đầy tính nhân văn, mà quan trọng không kém, ụng đó biểu tượng hóa hai phẩm chất cơ bản trong tinh thần con người: Một bên là niềm hy vọng, một bên là sự tuyệt vọng. Chúng ta “cảm thấy” sự căng thẳng mang tính tâm lý giữa ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của cái chết được mô tả cho chúng ta bằng cách các hình tam giác có tổ chức trong bức tranh. Màu sắc nâu trắng trong bức tranh của Gộricault làm thành một tổng thể ảm đạm và thậm chí mạnh mẽ về mặt cảm giác.

Hiểu được như vậy đòi hỏi người thưởng thức phỏi cú cái nhìn tinh tuờng và sự hiểu biết nhất định nào đó về hội họa, để họ biết cảm nhận nó, phõn tớch nó qua tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, đặc điểm để tìm ra cái đẹp trong tác phẩm hội họa.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 36)