NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ CÁI ĐẸP.

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 52)

Lịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại.

Vậy chuẩn mực của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có chuẩn mực nghệ thuật là vì thị hiếu của con người? Do đó, việc đánh giá nghệ thuật đều không bao giờ tỏ ra thỏa đáng, vì mọi người tỏ ra yêu thích một tác phẩm nghệ thuật chỉ khi tác phẩm đó áp dụng đúng yêu cầu, sở thích của người xem. Như vậy, đối tượng nghệ thuật phải chăng là sự vừa hay không vừa của một cái áo so với kích cỡ của khán giả? Khó khăn là ở chỗ mọi người đều muốn có một thang bậc nhất định ổn định cho giá trị nghệ thuật, xem như một giá trị khoa học, nhưng chẳng mấy ai chịu từ bỏ sở thích riêng, cái thị hiếu chủ quan của mình, trong việc lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy giá trị ấy nếu có được hoặc không khi nào có, là một việc hiển nhiên. Lịch sử con người luôn luôn biến đổi nên những khái niệm về cái đẹp, về nghệ thuật cũng không ngừng thay đổi theo thị hiếu của con người như: Để làm đẹp thì người Ấn Độ thì xỏ mũi đeo trang sức; người Việt Nam xưa thì nhuộm răng đen; người Châu Phi lại xoa dầu lên thân thể cho thêm đen búng…

Thế nào thì được gọi là một cô gái, một tác phẩm mỹ thuật có giá trị? Lẽ dĩ nhiên đây là một công việc khó khăn và không phải ai cũng có khả năng đưa ra sự chọn lựa xác đáng, thường người ta phải dựa vào kết quả bình chọn của một tập thể những nhà chuyên môn có nhiều kiến thức về nghệ thuật được uỷ nhiệm làm giám khảo.

Tuy thế, không phải tất cả các kết quả ấy đều được dư luận đồng tình. Ở đây chúng ta không bàn đến những kết quả bất thường vì những lý do tiêu cực mang tính mua chuộc hoặc thương mại. Trình độ kiến thức và thị hiếu không cùng một đẳng cấp thường là nguyên nhân chính của những kết quả không thuyết phục. Và để biện minh cho những bất đồng này, nhiều người thường đem thành ngữ “chớn người mười ý” ra để khoả lấp cho xong chuyện.

Thực ra, cái đẹp có những tiêu chuẩn chung và riêng cho từng sự vật và sự việc, và nó thay đổi theo sự phát triển của từng thời kỳ văn hoá và văn minh của loài người. Từng thời kỳ một có thể kéo dài qua nhiều thế kỷ hoặc chỉ từng thế kỷ, các khái niệm về cái đẹp nối tiếp nhau thay đổi bởi sự đòi hỏi của cuộc sống con người, mặc dù không thiếu những tranh cãi thường xuyên và liên tục về những tiêu chuẩn của cái đẹp. Các triết gia từ Socrates xa xưa cho đến Hegel đã nối tiếp nhau đi tìm một định nghĩa thống nhất cho cái đẹp phi vật chất (la beautộ immatộrielle) và coi việc nghiên cứu cái đẹp là một khát vọng vĩnh cửu. Và mỹ học đã trở thành một chuỗi hạt ngọc về tư tưởng quanh cái đẹp không ngừng được bổ sung và tiếp tục suy nghiệm theo mỗi bước đi của thời đại. Cái đẹp ở trong vô số dạng thức khác nhau như văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, thời trang, thân xác, ngoại cảnh, nội thất; và bao trùm lên hết thảy là vẻ đẹp phi vật chất, như Socrates đã nói:

“Nhỡn là giác quan tinh vi nhất của cơ thể, đồng thời cái đẹp cũng đã nhận từ sự phân chia của tạo hóa cái phần đáng yêu nhất.”

Nói theo cách đơn giản hơn, để cảm nhận được cái đẹp, chúng ta phải nhờ vào hai điều kiện: 1. Cảm tính; 2. Kiến thức. Những người không có điều kiện học đầy đủ thường chọn lựa vẻ đẹp theo bản năng, cảm tính của mình. Nhưng sự cảm thụ cái đẹp trong các công trình nghệ thuật lại không thể dễ dàng với tầng lớp công chúng bình dân vì họ ít được tiếp cận và thiếu cập nhật với các thông tin về những trào lưu sáng tạo mới xuất hiện. Ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ chúng ta cũng không có nhiều người thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật mới và các thông tin về hoạt động sáng tạo mỹ thuật của các cộng đồng khỏc trờn thế giới, nên tình trạng dễ bị tụt hậu và bảo thủ là điều không tránh khỏi.

Một ví dụ rất cụ thể cho sự thay đổi mau chóng quan niệm về cái đẹp hình tượng con người. Chỉ trong không hơn ba thập niên đầu của thế kỷ 20, từ mẫu mực vẻ đẹp đẫy đà phồn thực của Auguste Renoir chuyển sang hình mẫu dài và buồn của Modigliani, và lại được Francis Bacon lập ra một hình mẫu con người tật nguyền, biến dạng và cực kỳ cô đơn. Các nhà mỹ học đã gọi đây là thời đại của “thẩm mỹ chụng chờnh” (esthộtique de choc). Thẩm mỹ chông chênh này đã tồn tại không quá 50 năm ở phương Tây.

Nhưng nếu không tìm cách nào đó để có những lý giải thích đáng, thì những nhà nghiên cứu sẽ lúng túng trước những câu hỏi của người xem:

“Dựa vào đâu để đánh giá tác phẩm này là đẹp và giá trị nghệ thuật của tác phẩm kia là cao?”

Nhiều nhóm họa sĩ ra đời, mỗi nhúm cú một cách thể hiện riêng biệt, nhưng trong thực tế họ chỉ đánh dấu một bước đi, khởi xướng một phong cách suy nghĩ về mình hơn là một hướng đi cần thiết cho nghệ thuật nói chung.

Trong hội họa, sự ra đời của mỗi phong cách, mỗi trường phái, đều là do phản ứng chống lại một phong cách, một trường phái khác.

Hội họa ấn tượng, chẳng hạn, là phản ứng chống lại nền hội họa hàn lâm đang thịnh hành trong xã hội đương thời chống lại nền hội họa cổ điển, nói chung, chống lại các đề tài truyền thống, chống lại cách sử dụng các màu tối, và những đường viền khối… Song, cũng chính cách dùng màu đôi khi hơi máy móc, dựa trên những phát hiện khoa học về màu sắc của Chevreul (1786 -1889), và cách vẽ mờ ảo, hời hợt này, của trường phái ấn tượng, đã bị không ít các trường phái "hội họa hiện đại" đương thời phê phán một cách gay gắt, đặc biệt là Gauguin, Derain và sau này Paul Klee. Chớnh cỏi phản ứng mạnh mẽ đó đối với trường phái ấn tượng và đối với tất cả các trường phái Hiện thực tự nhiên kiểu Gustave Courbet, kể cả nền hội họa hàn lâm đương thời đã là một trong những động cơ thúc đẩy sự ra đời của các xu hướng hội họa hiện đại: Tượng trưng, Dã thú, Biểu hiện, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng, vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Cái đẹp của nhịp điệu được khai thác từ Cộzannes, Van Gogh, và các trường phái Biểu hiện, Lập thể, Trừu tượng, mãi đến những năm 1930-1940, mới được đúc kết thành quy luật bởi Henri Michaux, và được tiếp tục triển khai vào những năm 1950 bởi Hartung, Soulages, Pouack, Zao-Wou-Ki... Trong hội họa cổ điển Trung Quốc, khái niệm nhịp điệu cũng đã xuất hiện từ thời nhà Lương, nhà Tùy (thế kỷ VI), với những quy tắc được đặt ra để thể hiện cái thần của sự vật. Nhưng trước đó, cũng đó cú những bức tranh lụa từ thời nhà Hán và những bức bích họa trong các động đá ở Đôn Hoàng, với những nét vẽ giàu nhịp điệu.

Chúng ta không thể uốn nắn mọi cây bút phải vẽ theo một phong cách được xem là chuẩn mực, càng không nên có định một hình thức nào đẹp hay xấu, hiện đại hay cũ kỹ, vì trong nghệ thuật không thể có và không nên có một con cừu Panurge, nhưng cần phải có sự tự tin ở giá trị tư duy của người nghệ sĩ, để thấy rằng khám phá không có nghĩa là không định hướng, tìm tòi không có nghĩa là kỳ quái, cá tính không có nghĩa là lập dị, vì mọi thể hiện tuy có tính cá biệt, vẫn chịu một lụ-gớch sinh tồn chung. Từ thời cổ đại lịch sử loài người trải qua nhiều thể chế, có nhiều tôn giáo khác nhau, nhiều hệ tư tưởng khác nhau, nhưng nghệ thuật chưa bao giờ quy thuận theo một áp đặt nào, nếu không phải là tính nhân bản, vì cuộc sống đẹp của con người. Việc thể hiện nội tâm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, có thể hiểu đó là tài năng, cá tính độc đáo, v.v... những thang bậc cần thiết trong một tác phẩm nghệ thuật.Tài năng là một định giá, độc đáo lại là một tiêu chuẩn khó xác định, vì lý do tiếp xúc, quan hệ xã hội, tính độc đáo bao giờ cũng là một giá trị tương đối.

Sở dĩ tính độc đáo trong nghệ thuật chỉ nên được xem là một đặc tính tương đối, vì không có một nghệ sĩ nào lại không có những tiếp xúc đáng kể với bên ngoài, nghiên cứu những tài liệu ngoại nhập, những sáng tác của họ là một khâu trong cái dây chuyền nối liền những tác phẩm với nhau, những cá thế nghệ sĩ với nhau, các thời đại và các dân tộc với nhau.

Do vậy khó lòng có thể hiểu biết tất cả những đường dây liên hệ để hi vọng dựng nên một bản thống kê hoàn chỉnh về những ảnh hưởng tương quan ấy, để có thể đánh giá tính độc đáo của từng tác phẩm và của từng nghệ sĩ.

Lấy ví dụ Gauguin là một họa sĩ lớn được xem là một người có nhiều tác phẩm độc đáo. Suốt cuộc đời sáng tác độc đáo ấy, mấy ai đã theo dõi để biết được Gauguin đã tiếp xúc với bao nhiêu họa sĩ từ Picasso, Monet, Van Gogh, Rambrandt, Puvis de Chavanne đến Fộdộric Bazille, Cộzanne, Hokusai, Degas, đã nhìn qua các tranh mộ Ai Cập, các tượng đài ở hải đảo, các điêu khắc phù điêu rửa đền Borobodur, của đền Horus Edfou Deir El - Bahari ở Ai Cập, v.v... Từ những tác phẩm khi ụng cũn ở Bretagne đến thời kỳ ông đến quần đảo Marquises, từ bước đi đầu tiên khi còn trai trẻ đến Nam Mỹ, Rio de Janeiro, Panama, Pộrou, Noumộa, Tahiti, đến bước cuối đời an nghỉ ở Marquises, Gauguin đã thay đổi cái nhìn, cách tư duy bao nhiêu lần. Ông đó Gauguin-húa bao nhiêu nguyên tố bên ngoài để chuyển thành tính độc đáo Gauguin.

Rõ ràng thành quả nghệ thuật phải là sự tích lũy không ngừng của kiến thức, sự lao động có nguyên tắc và tính trách nhiệm trong lao động đặc biệt ấy.

Qua các vấn đề phân tích ở trên, có thể khẳng định các tiêu chuẩn của cái đẹp trước hết được định ra bởi những nhà sáng tạo. Các hoạ sĩ cổ điển thời tiền Phục Hưng cho đến các hoạ sĩ thời tân cổ điển kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX đã thiết lập và giữ vững các tiêu chuẩn của cái đẹp dựa vào sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng và chặt chẽ về bố cục, màu sắc, đường nét, ánh sáng bằng một bút pháp tinh tế. Đầu thế kỷ XIX một số quan điểm về cái đẹp có những thay đổi, tuy nhiên các nhà tiên phong vẫn thừa nhận sự cân đối, hoà hợp của màu, đường nét – hình thể, đậm nhạt... là những tiêu chuẩn không thể tách rời của cái đẹp

Như vậy để thấy rõ nghệ thuật vẫn có những chuẩn mực nhất định của nó, chuẩn mực là một kiến thức tổng hợp nằm trong phạm trù nghệ thuật.

Lịch sử nghệ thuật vẫn trân trọng các trường phái nghệ thuật, nhưng không có nghĩa ta nên xem đó là những thành công mẫu mực cho mọi thế hệ noi theo. Con người lưu giữ nó như lên biểu đồ quá trình thăng trầm tư duy của nhân loại trong bước phiêu lưu đi tìm cái đẹp mà thôi.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ (Trang 52)