1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại

30 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: BẢO LÃNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tp.HCM, tháng 6/2014 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là một quan hệ gắn bó mật thiết, có tác động qua lại và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Vai trò của hệ thống ngân hàng càng ngày càng quan trọng. Nó cung cấp rất nhiều dịch vụ đã phần nào đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thu lợi nhuận từ các khoản phí, hoa hồng… của các dịch vụ đó để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng chưa khai thác hết. Mặt khác, các ngân hàng thương mại đang phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm khách hàng cho mình bằng nhiều hình thức, mà một trong những phương thức cạnh tranh là cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Bởi vậy, phát triển và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trở thành vấn đề tất yếu khách quan, là vấn đề cấp bách đối với tất cả các ngân hàng thương mại trong nước. Hiện nay ở các ngân hàng thương mại có rất nhiều loại hình dịch vụ hiện đại, tiêu biểu như dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Ra đời vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trong những năm qua. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ bảo lãnh cũng như thực trạng bảo lãnh tại các NHTM hiện nay, những thành tựu đạt được và khó khăn hạn chế gì để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH 5 1. Khái niệm 5 2. Đặc điểm, vai trò của NVBL 6 2.1. Đặc điểm của hoạt động BL 6 2.2. Vai trò của NVBL 7 3. Điều kiện bảo lãnh 8 II. QUY TRÌNH BẢO LÃNH 9 1. Tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ bảo lãnh 9 2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh 9 3. Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, phát hành thư bảo lãnh 9 4. Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh 10 5. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh 11 III. CÁC LOẠI HÌNH BẢO LÃNH 11 1.Phân theo mục đích 11 2. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh 13 IV. . CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NHTM 14 1. Uy tín của ngân hàng 14 2. Tài sản đảm bảo của khách hàng 15 3. Pháp luật 15 4. Trình độ cán bộ 16 4 5. Khả năng kiểm tra, giám sát 16 V. THỰC TRẠNG BẢO LÃNH TẠI NHTM 16 1. Thực trạng chung về tình hình bảo lãnh tại các NHTM 16 2. Thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại 1 NHTM trong những năm gần đây 18 3. Đánh giá chung: 25 3.1. Những kết quả đạt được: 25 3.2. Hạn chế và nguyên nhân về DVBL của NHTM 25 VI. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CÁC NHTM 26 1. NHTM phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến dịch vụ BLNH 26 2. Hoàn thiện và bổ sung quy trình bảo lãnh 26 3. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động Marketing 27 4. Chính sách khách hàng 27 5. Nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 27 KẾT LUẬN 29 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NH: Ngân hàng DN: Doanh nghiệp TCTD: Tổ chức tín dụng BL: Bảo lãnh BLNH: bảo lãnh ngân hàng NVBL: Nghiệp vụ bảo lãnh I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH 1. Khái niệm: 6 Quy chế BLNH ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD đối với khách hàng. Khoản 1 trong Điều 2 của Quy chế quy định: BLNH là cam kết bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiã vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho TCTD số tiền đã được trả thay. Như vậy, quan hệ BLNH bao gồm ít nhất 3 chủ thể: - Bên được bảo lãnh: Là bên yêu cầu NH mở thư bảo lãnh. Đây là khách hàng của ngân hàng. Trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, NH sẽ phải thanh toán thay và bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho NH. - Bên nhận bảo lãnh: là bên được hưởng bồi thường theo các quy định trong thư bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng, với điều kiện bên nhận bảo lãnh phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản được quy định trong hợp đồng bảo lãnh. -Bên bảo lãnh: là bên đứng ra phát hành thư bảo lãnh và có nghĩa vụ thanh toán cho các bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu; đồng thời xuất đầy đủ các chứng từ phù hợp với những điều đã kí kế trong hợp đồng bảo lãnh, Bảo lãnh ngân hàng có nghĩa là Ngân hàng là bên bảo lãnh. 2. Đặc điểm, vai trò của NVBL 2.1. Đặc điểm của hoạt động BL - Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau:Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có sự tham gia đồng thời của 3 hợp đồng độc lập: Hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. 7 Tuy có sự phân chia, nhưng ba mối quan hệ này vẫn có mối quan hệ gắn kết nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, mỗi bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng với hai bên còn lại. - Tính độc lập của bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng với người nhận bảo lãnh, nhưng việc thanh toán của một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trong bảo lãnh. Ngoài ra, tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng còn thể hiện ở sự độc lập giữa trách nhiệm thanh toán của ngân hàng với mối quan hệ khách hàng. Ngân hàng không thể viện cớ bên được bảo lãnh còn nợ tiền của ngân hàng, bên được bảo lãnh phá sản…để trì hoãn việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh đưa ra đầy đủ chứng từ… - Tính phù hợp của bảo lãnh: Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu NH thanh toán thì Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình. Ngân hàng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng: Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tài trợ thông qua uy tín. Ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi kí bảo lãnh. Do đó bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng. Khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì bảo lãnh được xếp vào nội bảng. Lúc này bảo lãnh được xếp vào loại tài sản xấu cấu thành nợ quá hạn. Qua đó cho ta thấy, bảo lãnh cũng là một nghiệp vụ chứa đựng rủi ro như một khoản cho vay. Do vậy, Ngân hàng phải phân tích kỹ lưỡng khách hàng trước khi nhận bảo lãnh. 2.2. Vai trò của NVBL - Bảo lãnh cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng: Mục đích của bảo lãnh ngân hàng là phải bồi hoàn tài chính cho người thụ hưởng bảo lãnh những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Do đó bảo lãnh 8 mang chức năng bảo đảm hơn là thanh toán. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình…Do vậy bảo lãnh được dùng cho mục đích an toàn cho người thụ hưởng khi có sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. - Bảo lãnh là một công cụ tài trợ: Nhờ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mà hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng được thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong thương mại quốc tế, bảo lãnh được biết đến như một công cụ tài trợ cho xuất nhập khẩu. Đối với thị trường chứng khoán ở những nước phát triển, Ngân hàng là người bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán… - Bảo lãnh có chức năng thúc đẩy hoàn thành hợp đồng: Chức năng này xuất phát từ người được bảo lãnh, có thể bị người thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu thanh toán bất kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh nếu như họ vi phạm hợp đồng,ở bất kể mức độ nào, là bao nhiêu. Người được bảo lãnh luôn phải chịu áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh. Chính vì vậy bảo lãnh như có tác dụng thúc đẩy người được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã được ký kết và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. 3. Điều kiện bảo lãnh Khách hàng được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:  Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy đinh của pháp luật.  Mục đích đề nghị ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp và thuộc các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.  Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh (Trường hợp ký quỹ 100% số tiền bào lãnh và các khoản phí liên quan không cần thiết điều kiện này).  Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong thời hạn cam kết.  Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và giao dịch tiền gửi, thanh toán với hệ thống ngân hàng, không có nợ quá hạn khó đòi (trừ nợ khoanh), không có dư nợ do trả thay bảo lãnh (Trường hợp ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh và các khoản phí liên quan không cần thiết điều kiện này). 9 Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên phải tuân thủ các qui định về quản lý ngoại hối của Việt Nam. II. QUY TRÌNH BẢO LÃNH Trình tự và thủ tục bảo lãnh trong một nghiệp vụ bảo lãnh cũng có nhiều điểm tương tự như trong nghiệp vụ cho vay, như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng; ký hợp đồng; xử lý nợ quá hạn phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 1. Tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ bảo lãnh Trong hồ sơ gồm có: Hồ sơ pháp lý; Giấy đề nghị bảo lãnh; Báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin khác; Hồ sơ tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định. 2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó, chủ yếu là thẩm định các điều kiện bảo lãnh của khách hàng (đã hội tụ đầy đủ và thoả mãn quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh chưa, tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh đã đủ tiêu chuẩn chưa). Sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng đưa ra quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh (nếu không bảo lãnh, ngân hàng phải trả lời bằng văn bản cho khách hàng và nói rõ lý do). Khi ra quyết định chấp thuận bảo lãnh, ngân hàng phải cân nhắc lựa chọn hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất với yêu cầu của khách hàng và khả năng, kinh nghiệm nghiệp vụ của ngân hàng. 3. Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, phát hành thư bảo lãnh Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng phải phát hành cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của TCTD, bao gồm thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. 10 Thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh là thoả thuận bằng văn bản giữa TCTD và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa TCTD, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Theo Quy chế cũ, hợp đồng bảo lãnh được hiểu là văn bản thoả thuận giữa TCTD với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả. Theo Quy chế mới, văn bản thoả thuận này được gọi là hợp đồng cấp bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh do bên bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) thoả thuận các nội dung về số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh, mục đích bảo lãnh, điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, việc hoàn trả của khách hàng sau khi TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh… TCTD và khách hàng cũng có thể thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả cuả khách hàng đối với TCTD bảo lãnh thông qua các biện pháp như: ký quỹ,cầm cố tài sản, thế chấp tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. 4. Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh  Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh  Theo dõi việc phát sinh và nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và cam kết bảo lãnh khác  Theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh vay vốn)  Hạch toán số dư bảo lãnh  Theo dõi thực hiện hợp đồng: Kiểm tra theo dõi khách hàng (trừ trường hợp bảo lãnh bằng ký quỹ 100% vốn tự có), thu phí bảo lãnh, kiểm tra tài sản [...]... bảo lãnh trong đó, ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh 13 Bảo lãnh gián tiếp: Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh. .. đối ứng: là bảo lãnh do một ngân hàng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một ngân hàng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải... nghiệp, nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của người cho vay… V THỰC TRẠNG BẢO LÃNH TẠI NHTM 1 Thực trạng chung về tình hình bảo lãnh tại các NHTM Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, nổi bật gồm có các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như : Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát 16 triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phần lớn bảo lãnh thường rơi vào các trường hợp sản xuất... động bảo lãnh tập trung chủ yếu là bảo lãnh ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, và đây cũng là thực trạng chung của tất cảc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Vì bảo lãnh ở ngân hàng tập trung chủ yếu là các loại bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nên chủ yếu vẫn là bảo lãnh ngắn hạn  Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế Bảng Dư nợ bảo. .. hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hành trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất bốn bên tham gia: ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người được bảo. .. nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được xác nhận bảo lãnh Đồng bảo lãnh: là việc nhiều ngân hàng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một ngân hàng làm đầu mối Trong một số trường hợp, để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh Trường hợp này một ngân hàng đứng ra đóng vai trò là ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân. .. bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh Xác nhận bảo lãnh: là một BLNH do ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. .. vụ bảo lãnh đã cam kết Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, NH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là một loại bảo lãnh ngân hàng. .. doanh cá thể: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tạm ứng Ngân hàng sẽ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, linh hoạt trong việc thương lượng về điều kiện bảo lãnh Khách hàng có thể ra hạn, sửa đổi nội dung hoặc huỷ thư bảo lãnh khi có nhu cầu Thư bảo lãnh có thể được chấp nhận giữa các ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong và ngoài nước giúp cho các giao dịch... ngân hàng thành viên khác Nếu phải chi trả cho người thụ hưởng theo bảo lãnh đã lập, ngân hàng đầu mối có thể đòi bồi hoàn từ các thành viên theo tỷ lệ tham gia của họ, dựa trên các bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng này phát hành Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo lãnh 2 Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh Bảo lãnh trực tiếp: Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo . TRẠNG BẢO LÃNH TẠI NHTM 1. Thực trạng chung về tình hình bảo lãnh tại các NHTM Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, nổi bật gồm có các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như : Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng. người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. 14 Bảo lãnh gián tiếp: Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hành. nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng phải phát hành cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của TCTD, bao gồm thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. 10 Thư bảo lãnh là

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w