1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích và đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam vietcombank và ngân hàng thương mại cổ phần á châu acb

43 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của hai ngân hàng 1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank Ngày 1/4/1963, N

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của hai ngân hàng 6

1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 6

1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank 6

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 7

1.1.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua 7

1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ( ACB) 7

1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng ACB 7

1.2.2 Cơ cấu tổ chức 8

1.2.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua 9

2 Phân tích tình hình hoạt động của hai ngân hàng 9

2.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)9 2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn 9

2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 12

Quy mô tín dụng 14

Phân tích chất lượng tín dụng 16

2.1.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời 17

Bảng 8: Bảng thu nhập của Vietcombank năm 2010-2011 17

Phân tích thu nhập 18

Phân tích chi phí 19

Phân tích tình hình lợi nhuận 20

Trang 2

2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 20

2.2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Á Châu 20

2.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng 23

2.2.3 Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng Á Châu 25

Quy mô tín dụng 25

Phân tích chất lượng tín dụng 27

Phân tích hình thu nhập 28

Phân tích chi phí của ACB 30

Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng ACB 31

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 31

3 So sánh tình hình hoạt động của hai ngân hàng 32

3.1 Cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn 32

3.2 Tình hình Nguồn vốn 33

3.3 Tình hình tín dụng 33

Quy mô tín dụng 33

3.4 Tình hình thu nhập - chi phí - khả năng sinh lời 35

Thu nhập 35

Chi phí 35

Khả năng sinh lời 36

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có nhữngchuyển biến tích cức, trong đó rõ nét nhất là sự phát triển của hệ thống ngân hàng

mà một phần là do sự gia nhập của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh lên hệ thống ngân hàng trong nước,buộc các ngân hàng trong nước phải chuyển mình đổi mới, nâng cao năng lực tàichính để có thể đối mặt với nhiều thách thức

Bên cạnh các yếu tố tác động đến sự tồn tại và vững mạnh của một ngânhàng như sự phát triển của nền kinh tế, các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nướcthì năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo của ngân hàng cũng rất quan trọng vì đó

là những người đưa ra phương hướng kinh doanh cho ngân hàng và một phần quyếtđịnh đến lợi nhuận của ngân hàng Để có thể đưa ra được một phương hướng kinhdoanh đúng đắn đòi hỏi các nhà quản trị phải hiểu rõ về tình hình tài chính hiện tạicủa ngân hàng một cách sâu sắc Để làm được điều đó thì công việc phân tích hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng là một thước đo quan trọng để đánh giá kết quảkinh doanh cũng như xu hướng tăng trưởng của ngân hàng ở hiện tại và quá khứ

Trong phạm vi một bài tiểu luận cũng như là nội dung phân tích hoạt độngkinh doanh là một nội dung rất rộng bao gồm phân tích ngân hàng ở nhiều khíacạnh khác nhau, nên nhóm chúng em chỉ nghiên cứu những nội dung đóng vai tròquan trọng trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Bên cạnh đó

do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân nên bài tiểu luận chắcchắn không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong Thầy thông cảm và góp ý để bàithêm hoàn thiện

Trang 5

1 Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của hai ngân hàng 1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank

Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thànhlập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay

Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank luôn giữ vị thế

là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mạiquốc tế, trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tíndụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanhngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Vietcombankđang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanhkhác nhau như: cho vay (10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanhtoán thẻ (~55%)… Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiênphong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngânhàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm đưa ngân hàng tớigần khách hàng như dịch vụ Internet Banking, VCB-Money (Home Banking), SMSBanking, Phone Banking…

Từ một ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại Ngân hàng Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc,

3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 11,183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Vietcombank cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa tạiViệt Nam thông qua đợt IPO được tổ chức vào tháng 12/2001 với vốn điều lệ12,100,860 triệu đồng, trong đó cổ đông nhà nước chiểm 6,87% và cổ đông nướcngoài chiếm 2,4%

Ngành nghề kinh doanh: căn cứ vào giấy phép hoạt động và giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, Vietcombank được kinh doanh ngân hàng và thực hiện cácnghiệp vụ kinh doanh sau: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán vàngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiềntệ…

Trang 6

1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Vietcombank sau cổ phần hóa được xây dựngtheo mô hình công ty mẹ con trong ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò làmảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động như một công ty mẹ, các nhà đầu

tư tham gia nắm giữ cổ phiếu Vietcombank có quyền lợi và trách nhiệm vớiVietcombank và cả các doanh nghiệp Vietcombank sở hữu, nắm quyền chi phốihoặc đầu tư vốn

Theo chỉ đạo của chính phủ, các công ty con của Vietcombank cũng sẽ được

cổ phần hóa nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đốitác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài…nhằm góp phần xâydựng và phát triển Vietcombank Theo đó các nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếucủa các doanh nghiệp này, hoặc Vietcombank, hoặc cả hai và có quyền lợi và tráchnhiệm theo Điều lệ của đơn vị đó

1.1.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua

Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2011 đạt 366.722.279triệu đồng, tăng 19,21% so với cuối năm 2010, Tổng tài sản hợp nhất củaVietcombank năm 2010 đạt 307.621.338 triệu đồng, tăng 20,35% so với cuối năm

2009, vượt 5,35% so với chỉ tiêu kế hoạch

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 5.697.405 triệu đồng, tăng 2,31% so vớinăm 2010 Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 4.217.332 triệu đồng, giảm 1,99% sovới năm 2010

Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ được Vietcombank định hướng khámạnh mẽ, Vietcombank đã xây dựng nền tảng cho việc bán lẻ trên nhiều lĩnh vực và

đã ban hành hàng loạt các sản phẩm đến khách hàng sử dụng Các chỉ tiêu kế hoạchbán lẻ được thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân, dịch vụthẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán…

Với những quy định mà ngân hàng nhà nước (NHNN) đưa ra, Vietcombank

đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8.11% trongnăm 2009 lên 10% trong năm 2010, hoàn thành tốt chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông

đề ra

Tóm lại: tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam tiến triển tốt trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Namgia nhập WTO và định hướng xu hướng phát triển mảng thị trường bán lẻ Với vịthế hiện giờ Vietcombank được xem là ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàngTMCP và đang ngày càng hoàn thiện mình hơn theo kịp tiến độ phát triển trongnước và thế giới

1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ( ACB)

1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng ACB

Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công tytài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho

Trang 7

hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần

Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàngNhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy banNhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ vànguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điềukiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinhdoanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB

đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả Sau 6 tháng hoạt độngđầu năm 2009, ACB vừa chính thức công bố kết quả kinh doanh hết sức khả quan

tổng tài sản đạt 141.750 tỷ đồng, tổng huy động đạt 105.439 tỷ đồng (trong đó huy

động từ dân cư là 102.478 tỷ đồng), dư nợ cho vay đạt 50.349 tỷ đồng, lợi nhuậntrước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo qui định và chưa bao gồmlợi nhuận của các công ty con) đạt trên 1.200 tỷ đồng Trong đó, lợi nhuận thuđược từ hoạt động tín dụng đạt 387 tỷ đồng chiếm 32%; thu từ hoạt động kinhdoanh trái phiếu và liên ngân hàng là 259 tỷ đồng tương đương 22%; và thu nhập

từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 554 tỷ đồngtương đương 46% Dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại, ACB vừa tăngtrưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả Trong môi trường kinh doanhnhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻhàng đầu

Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấpsản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảocủa cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viênhoàn hảo của cộng đồng xã hội “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động củaACB luôn nhằm thực hiện

Mạng lưới kênh phân phối

Gồm 331 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trêntoàn quốc, trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đanghoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-WesternUnion Bốn công ty trực thuộc, hai công ty liên kết và hai công ty liên doanh

1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Tính đến ngày 31/3/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9,337người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên đượcđào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB

Hội đồng Quản trị của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điềuhành trực tiếp Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quanđến hoạt động của Ngân hàng Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lượctổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chínhgiao cho Ban điều hành Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hànhthông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban

Trang 8

Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ vàTài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v

1.2.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua

Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9,376.965 triệu đồng Kể từkhi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần (năm1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vữngmạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A

Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR trên 8% Tỷ lệ an toànvốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước BaselI của Ngân hàng Thanhtoán quốc tế (BIS – Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng Đặcbiệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn

và hiệu quả của ACB

2 Phân tích tình hình hoạt động của hai ngân hàng

2.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank)

2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn

Để tìm hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, trướctiên ta cần có cái nhìn khái quát về quy mô và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngânhàng

Bảng 1: Quy mô, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Vietcombank năm 2010 – 2011

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Mức tăng/giảm

% tăng/giảm

I Tài sản

Tiền mặt tại quỹ 5,232,743 1.7 5,393,766 1.47 161,023 3.08 Tiền gửi tại NHNN 8,239,851 2.68 10,616,759 2.9 2,376,908 28.85 Tiền gửi tại và cho

vay các TCTD khác 79,653,830 25.89 105,005,059 28.63 25,351,229 31.83 Chứng khoán kinh

doanh 7,181 0.002 817,631 0.22 810,450 11,286.03 Các công cụ tài

tư 32,811,215 10.67 29,456,514 8.03 -3,354,701 -10.22 Góp vốn, đầu tư dài

hạn 3,955,000 1.29 2,618,418 0.71 -1,336,582 -33.79

Trang 9

Tài sản cố định 1,586,093 0.52 2,605,744 0.71 1,019,651 64.29 Tài sản có khác 4,859,421 1.58 6,118,909 1.67 1,259,488 25.92

TCTD khác 15,661,876 5.09 64,103,129 17.48 48,441,253 309.29 Tiền gửi của khách

hàng 204,755,949 66.56 227,016,854 61.9 22,260,905 10.87 Các công cụ tài

Năm 2011 tổng tài sản đạt 366,7 nghìn tỷ đồng; tăng 59,1 nghìn tỷ so vớinăm 2010; tức là tăng 19,21% so với năm 2011 Điều này cho thấy sự tăng trưởngtrong hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong năm 2011 so với năm 2010.Tuy giảm tỷ trọng trong tổng tài sản nhưng khoản cho vay khách hàng lại tăng 32,8nghìn tỷ đồng (19,18%) so với năm 2010 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khácđạt 105 nghìn tỷ đồng; tăng 25,3 nghìn tỷ (tăng 31,38%) so với năm 2010 Tuynhiên chứng khoán đầu tư năm 2011 lại giảm so với năm 2010 3,3 nghìn tỷ đồng(giảm 10,22%)

Có thể thấy cho vay khách hàng luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trongtổng tài sản của ngân hàng Đến cuối năm 2011 thì dư nợ cho vay đạt 209,4 nghìn

Trang 10

tỷ đồng; tăng 34,6 nghìn tỷ đồng (tăng 19,57%) so với năm 2010 Số dư nợ củaVietcombank năm 2011 tăng nhưng tỷ trọng của khoản mục cho vay khách hàngtrong tổng tài sản lại giảm là do tốc độ tăng của khoản mục này (19,18%) thấp hơn

so với tốc độ tăng của tổng tài sản (19,21%) Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tíndụng khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của ngân hàng, khoảnmục này cũng tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng là 31,38% so với năm

2010 Khoản mục có tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng tài sản là đầu tư chứng khoán,tuy nhiên trong năm 2011 khoản mục này lại có xu hướng giảm

Nhìn chung có thể thấy trong năm 2011, hoạt động kinh doanh của ngânhàng Vietcombank tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là hoạt động tín dụng – hoạt độngkinh doanh chủ yếu của ngân hàng Tuy nhiên hoạt động đầu tư lại thu hẹp, đặc biệt

là đầu tư chứng khoán

Về nguồn vốn:

Năm 2010, tổng nguồn vốn của Vietcombank là 307,6 nghìn tỷ đồng; trong

đó tiền gửi của khách hàng chiếm đạt 204,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng nguồn vốn với 66,56%; tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTDkhác chiếm 17,54%; vốn và các quỹ chiếm 6,74%; vay NHNN và các TCTD khácchiếm 5,09%

Năm 2011, tổng nguồn vốn của Vietcombank đạt 366,7 nghìn tỷ đồng, tăng59,1 nghìn tỷ đồng (tăng 19,21%) so với năm 2010 So với năm 2010, khoản mụctiền gửi của khách hàng tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (tăng 10,87%), vay NHNN và cácTCTD khác tăng 48,4 nghìn tỷ đồng (tăng 309,29%), vốn và các quỹ tăng 7,9 nghìn

tỷ đồng (tăng 38,11%), các khoản nợ khác cũng tăng 13,1 nghìn tỷ đồng (tăng149,23%); tuy nhiên tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác lại giảm31,2 nghìn tỷ đồng (giảm 57,88%)

Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank thì khoản mục tiềngửi của khách hàng và tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác là haikhoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy tính hiệu quả trong hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng; đồng thời cũng cho thấy vị thế, uy tín củaVietcombank trên thị trường và trong lòng khách hàng Uy tín này của ngân hàngVietcombank cũng được thể hiện thông qua khoản mục vốn vay của NHNN và cácTCTD khác, khoản mục này tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng là309,29% Phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của ngân hàng là vốn và các quỹ,khoản mục này tăng 38,11% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trongtổng nguồn vốn

Sau khi phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank ta

có thể thấy sự tăng trưởng của tài sản – nguồn vốn, sự tăng trưởng trong hoạt độngkinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng thông qua sự tăngtrưởng của các khoản mục cho vay khách hàng, cho vay các tổ chức tín dụng khác,tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụngkhác, vay của NHNN và các TCTD khác Từ đó có thể thấy được vị trí vững vàng,

uy tín chắc chắn của Vietcombank trên thị trường kinh doanh ngân hàng

Trang 11

2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Vốn tự có và các quỹ của ngân hàng Vietcombank

Bảng 2: Cơ cấu vốn tự có của Vietcombank

Chênh lệch

Số tiền

% (triệu đồng)

I Vốn và các quỹ 20,736,729 28,638,696 7,901,967 38.11 Vốn điều lệ 13,223,715 19,698,045 6,474,330 48.96 Thặng dư vốn cổ phần 987,000 995,952 8,952 0.91 Vốn khác 45,160 45,160 - - Quỹ của TCTD 1,456,675 2,116,611 659,936 45.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 269,314 191,020 -78,294 -29.07 Chênh lệch đánh giá lại TS 35,631 70,442 34,811 97.7 Lợi nhuận chưa phân phối 4,719,234 5,521,466 802,232 17

II Tổng tài sản có 307,621,338 366,722,279 59,100,941 19.21

Vốn tự có/Tổng tài sản có (%) 6.74 7.81

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Năm 2010, tổng vốn và các quỹ của Vietcombank là 20,7 nghìn tỷ đồng, đếnnăm 2011 thì đạt 28,6 nghìn tỷ đồng; tăng 7,9 nghìn tỷ đồng (tăng 38,11%) so vớinăm 2011

Tổng vốn và các quỹ của Vietcombank tăng lên 7,9 nghìn tỷ đồng so vớinăm 2010 là do Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 6,4 nghìn tỷ đồng, thặng dưvốn cổ phần tăng 8,9 nghìn tỷ đồng, quỹ củaTCTD tăng 659 tỷ đồng, chênh lệchđánh giá lại tài sản cũng làm tăng vốn và các quỹ 34 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phânphối tăng 802 tỷ đồng; nhưng chênh lệch tỷ giá hối đoái làm giảm vốn và các quỹ

78 tỷ đồng

Chỉ tiêu vốn tự có trên tổng tài sản có tuy không đánh giá chính xác songcũng có thể phần nào phản ánh được độ an toàn của vốn tự có Dựa vào bảng số liệutrên ta cũng có thể thấy tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có của Vietcombank năm

2010 là 6,74% và năm 2011 là 7,81%; tỷ lệ này còn thấp so với quy định củaNHNN tuy nhiên có thể thấy ngân hàng Vietcombank năm 2011 đã và đang nổ lực

để bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của mình

Nguồn vốn huy động của Vietcombank

Bảng 3 Cơ cấu vốn huy động của Vietcombank

Chỉ tiêu

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền

% (triệu

đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng)

Trang 12

Tiền gửi của TCKT 104,590,117 39.88 105,430,066 41.87 839,949 0.8 Tiền gửi của dân cư 98,879,938 37.7 121,586,788 48.28 22,706,850 22.96 Tiền gửi của các

đối tượng khác 1,285,894 0.49 - 0 -1,285,894 -100 Tiền gửi của TCTD 53,950,694 20.57 22,725,480 9.02 -31,225,214 -57.88 Phát hành GTCG 3,563,985 1.36 2,071,383 0.82 -1,492,602 -41.88

Tổng tiền gửi 262,270,628 100 251,813,717 100 -10,456,911 -3.99

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: năm 2010 tổng nguồn vốn huy động củaVietcombank là 262,2 nghìn tỷ đồng bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt104,5 tỷ đồng, chiếm 39,88% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi của dân cư đạt98,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,7%; tiền gửi của TCTD đạt 53,9 nghìn tỷ đồng, chiếm20,57%; vốn được huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá đạt 3,5 nghìn tỷđồng, chiếm 1,36% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi của các đối tượng khác đạt1,2 nghìn tỷ đồng Đến năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank chỉđạt 251,8 nghìn tỷ đồng, giảm 9,1 nghìn tỷ đồng (giảm 3,51%) so với năm 2010 Sựsuy giảm trong nguồn vốn huy động của năm 2011 là do tiền gửi của các TCTDgiảm 31,2 nghìn tỷ đồng (giảm 57,88%); vốn huy động được từ việc phát hành cácloại giấy tờ có giá cũng giảm 1,4 nghìn tỷ đồng; nhưng tiền gửi của dân cư lại làmtăng nguồn vốn huy động 22,7 nghìn tỷ đồng (tăng 22,96%), tiền gửi của các tổchức kinh tế cũng tăng 839,9 tỷ đồng (tăng 0,8%)

Có thể thấy tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế vào ngân hàngVietcombank trong năm 2011 khá ổn định và có chiều hướng tăng, điều này chothấy sự tin tưởng của khách hàng đối với Vietcombank Tuy nhiên, hoạt động huyđộng vốn từ các TCTD và từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá củaVietcombank trong năm 2011 lại giảm sút, điều này cho thấy Vietcombank cần mởrộng quan hệ hơn với các TCTD khác

Ngoài ra ta có thể phân loại tiền gửi theo kỳ hạn

Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Vietcombank

(triệu đồng) (%) (triệu đồng) % Tiền gửi có kỳ hạn 188,877,002 72.02 173,734,311 68.99 -15,142,691 -8.02

Tiền gửi không kỳ hạn 68,463,846 26.1 72,097,006 28.63 3,633,160 5.31

Tiền gửi khác 4,929,780 1.88 5,982,400 2.38 1,052,620 21.35

Tổng tiền gửi 262,270,628 100 251,813,717 100 -10,456,911 -3.99

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72,02%trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 26,1%, tiền gửi khác

Trang 13

chiếm 1,88% Năm 2011 thì tiền gửi có kỳ hạn giảm 15,1 nghìn tỷ đồng (giảm8,02%) so với năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốnhuy động (68,99%) Tiền gửi không kỳ hạn tăng 3,6 nghìn tỷ đồng (tăng 5,31%).Tiền gửi khác cũng tăng 1,05 nghìn tỷ đồng so với năm 2010 Nguồn vốn có kỳ hạndồi dào giúp cho ngân hàng có khả năng linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn đểđầu tư hoặc tăng cường cho vay bởi vì ngân hàng có thể hoạch định được thời giantrả tiền.

2.1.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng

Quy mô tín dụng

DNnhà nước 35%

công ty TNHH 19%

Dư nợ theo thành phần

kinh tế năm 2010

DN nhà nước 27%

công ty TNHH 18%

DNcó vốn đầu

tư nước ngoài 6%

HTXvà công ty

tư nhân 2%

Cá nhân 10%

Tổ chức khác 37%

Dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2011

Biểu đồ trên cho ta thấy cái nhìn trực quan nhất về cơ cấu dư nợ theo thành

phần kinh tế, cụ thể là sự biến động qua hai năm 2010 và năm 2011 được các nhà

phân tích thể hiện qua bảng

Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu

giảm tương đối Năm 2010 Năm 2011 So sánh Năm 2010 Năm 2011 So sánh

DN nhà nước 61,249,054 55,775,069 -5,473,985 34.64% 26.63% -8.01% -8.94% Công ty TNHH 32,851,968 38,452,780 5,600,812 18.58% 18.36% -0.22% 17.05%

Trang 14

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Nhìn vào bảng trên, nhà phân tích thấy được sự phù hợp với định hướng củangân hàng là tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa và nhỏcũng như là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tuy nhiên đã có sự giảmđáng kể trong tỷ trọng cho vay của hai thành phần kinh tế này, cụ thể là cho vayDNNN của Vietcombank năm 2010 đạt 61,249,054 triệu đồng chiếm 34.64% tổng

dư nợ, Năm 2011 thì tỷ trọng cho vay chiếm 26.63% tương ứng với 55,775,069triệu đồng, đã giảm 8.94% so với năm 2010 Cho vay Công ty TNHH năm 2010 là32,851,968 triệu đồng, chiếm 18.58%, bước sang năm 2011 thì tổng dư nợ tín dụngđối với khu vực này đạt 38,452,780 triệu đồng chiếm 18.36% trong tổng số dư nợcủa Vietcombank, tương ứng tăng 17.05% so với năm 2010 Trong lĩnh vực cho vaycác Tổ chức khác thì đã có một bước tăng đột biến giữa hai năm 2010 và năm 2011,năm 2011 là 77,012,332 triệu đồng, đã tăng 29,263,460 triệu đồng so với năm 2010,tương đương tăng 61.29% so với năm 2010 Đối với cho vay khu vực Doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài thì ngân hàng cũng có sự tăng trưởng mạnh thể hiện quaviệc năm 2011 đạt 12,892,737 triệu đồng, tăng 3,148,499 triệu đồng, tương ứngtăng so với năm 2010 là 32,31% Qua những phân tích trên cho ta thấy, thế mạnhcho vay của Vietcombank là đối với khu vực DNNN và công ty TNHH, tuy nhiênNgân hàng cũng đang dần điều chỉnh lại chính sách cho vay đối với hai khu vựcnày Ngoài ra thì cho vay đối với Cá nhân cũng có bước tăng mạnh, có được điềunày là do Vietcombank đã tích cực phát triển và triển khai sâu rộng các hình thứccho vay, các sản phẩm bán lẻ như: nhà mới, ô tô xịn, cho vay du học, cho vay tiêudùng, cho vay bằng sổ tiết kiệm và các chứng từ có giá…

Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 6: Tình hình tín dụng phân theo kì hạn

Chỉ tiêu

Tăng/ 31/12/2010 31/12/2011 So sánh 31/12 31/12 sánh So

giảm tương đối /2010 /2011

hạn

61,416,428 63,780,860 2,364,432 34.74% 30.46% -4.28% 3.85% Tổng dư nợ 176,813,906 209,417,633 32,603,727 100.00% 100.00% 0.00% 18.44%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Nhìn vào bảng trên ta thấy cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chiểm tỷtrọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của Vietcombank: năm 2010 đạt 94,715,390triệu đồng chiếm 53.37% trong tổng dư nợ của ngân hàng, sang đến năm 2011khoản mục cho vay này là 123,311,798 triệu đồng chiếm 58.88% , tương đươngtăng 30.19% về số tương đối Cho vay trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng

Trang 15

nhưng tốc độ tăng trưởng không lớn bằng cho vay ngắn hạn, trong đó cho vay trunghạn với tốc độ tăng trưởng là 7.94%, cho vay dài hạn là 3.85%.

Phân tích chất lượng tín dụng

Đi đôi với việc mở rộng tín dụng, Vietcombank luôn chú trọng trong việcnâng cao chất lượng tín dụng bởi nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu nợthấp, có nghĩa là ngân hàng có nhiều khoản cho vay có vấn đề, nhiều nợ tồn đọngthì tình hình kinh doanh cũng sẽ không có kết quả tốt Do vậy việc quan tâm đánhgiá chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra trong hoạt động thực tiễn hàng ngàycủa ngân hàng

Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình, nhà quản trị Vietcombank đã sửdụng phương pháp phân tổ để phân loại nợ thành các loại sau đây: Nợ đủ tiêuchuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, Nợ có khả năng mất vốn

Bảng 7: Tình hình tín dụng phân theo chất lượng cho vay Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Nợ xấu 5,147,552 4,257,959 -889,593

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Từ đó nhà quản trị đã xác định được nợ xấu của ngân hàng như sau: Năm

2010 nợ xấu trong toàn hệ thống là 5,147,552 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2.91% tổng

dư nợ của Vietcombank Sang đến năm 2011, nợ xấu của Vietcombank đã giảmxuống còn 4,257,959 triệu đồng, chiếm 2.03% trong tổng dư nợ Như vậy nợ xấunăm 2011 đã giảm 889,593 triệu đồng, tương ứng giảm 17.28% cho thấy được sự

nỗ lực của ngân hàng trong việc khống chế được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp So vớimục tiêu đặt ra cho năm 2011 là tỷ lệ nợ xấu trên tổng số dư nợ là 2.2% thìVietcombank đã làm được tốt hơn như thế

Các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng phương pháp để phân tích cáckhoản nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như: theo tiêu thức thời gian, tiêuthức nguyên nhân để có thể có cái nhìn toàn diện hơn nhằm đưa ra các biện pháp xử

lý nợ quá hạn kịp thời và có hiệu quả

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, có phân loại nợ thành 5 nhóm, baogồm

 Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánhgiá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát

Trang 16

sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhậnthanh toán;

 Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

 Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngàyđến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

 Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến

360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

 Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên

360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờChính phủ xử lý

Trên cơ sở phân tổ nợ quá hạn như trên, Vietcombank sẽ tính toán số dựphòng phải trích

Qua việc khảo sát công tác phân tích tình hình tín dụng của Vietcombank ta

có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất:

Nhà quản trị ngân hàng Vietcombank đã phân tích tương đối và rõ nét vềhoạt động tín dụng của ngân hàng mình, từ đó đưa ra bức tranh toàn diện về thựctrạng hoạt động tín dụng của Vietcombank trong các kỳ hoạt động đã qua

Thứ hai:

Để phân tích hoạt động cho vay, các nhà phân tích chủ yếu sử dụng phươngpháp phân tổ, phương pháp so sánh và rất linh hoạt trong cách diễn giải nội dungkinh tế của các phương pháp này khi sử dụng phương pháp biểu đồ Kết hợp với hệthống các chỉ tiêu đánh giá rất rộng, không những mang tính chất tổng hợp mà cònđược chi tiết hóa khá cụ thể, các phương pháp phân tích này đã cho nhà phân tíchđánh giá tình hình tín dụng một cách tương đối toàn diện trên nhiều mặt về quy mô,

cơ cấu cho vay đến chất lượng hoạt động này

Thứ ba:

Trong việc phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng ngân hàng không có những chỉtiêu phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu tín dụng với thực tế tình hình huy động vốncủa mình, do đó không thấy được mối quan hệ gắn kết giữa hai mảng hoạt động

2.1.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Bảng 8: Bảng thu nhập của Vietcombank năm 2010-2011

Chỉ tiêu

giảm tuyệt đối Năm 2010 Năm 2011 So sánh Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Thu nhập lãi và

các khoản thu

20,587,489 33,354,733 12,767,244 71.33% 77.42% 6.09% 62.01%

Trang 17

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Phân tích thu nhập

Bảng 8 cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng qua 2 năm Năm 2010đạt 28,863,050 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thêm 14,219,727 triệu đồng và đạt43,082,777 triệu đồng Sự gia tăng của tổng thu nhập do tác động chủ yếu của sựgia tăng Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự và Thu nhập từ Hoạt độngkinh doanh ngoại hối Điều này hoàn toàn hợp lý với ngân hàng có thị phần cho vay

và kinh doanh ngoại hối vào hàng đầu của ngành như Vietcombank Thu nhập lãinăm 2011 tăng 62.01% so với năm 2010 và đạt 33,354,733 triệu đồng, thu nhập từhoạt động kinh doanh ngoại hối năm nay tăng 23.1% lên mức 6,106,472 triệu đồng

Các khoản hoạt động thu phí dịch vụ có sự gia tăng nhưng tốc độ chậm nhấttrong các nguồn thu nhập, năm 2011 tốc độ tăng là 14.64% lên mức 2,198,033 triệuđồng Hoạt động kinh doanh chứng khoán có sự giảm sút nghiêm trọng trong năm

2010, tốc độ giảm đạt 92.8% xuống mức 1553 triệu đồng, nguyên nhân của sự thua

lỗ trên là do năm 2011 là năm mà thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, vẫnchưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán năm2008

Xét về cơ cấu, thu nhập lãi chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là thu nhập từhoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kế đến là hoạtđộng góp vốn, mua cổ phần Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng còn tập trung quánhiều ở hoạt động tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn quá thấpdưới 8%, mà theo Quyết định số 475 tỷ lệ này nên ở mức trên 8%

Phân tích chi phí

Bảng 9: Bảng chi phí ngân hàng Vietcombank năm 2010-2011

Trang 18

Chỉ tiêu

Tăng/giả

m tương đối Năm 2010 Năm 2011 So sánh Năm

2010

Năm 2011

So Sánh

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Xét về tỷ trọng, chi phí lãi và các khoản tương tự chi phí lãi luôn chiếm tỷ

trọng cao nhất qua các năm Năm 2011 loại chi phí này chiếm 55.99% trong tổngchi phí của ngân hàng, và cao hơn năm 2010 (53.2%) Lớn thứ hai trong cơ cấu chiphí là chi phí quản lý chung, bao gồm các khoản chi phí phải trả lương nhân viên,chi phí mua tài sản, chi phí khấu hao TSCĐ, chi đóng thuế, phí, lệ phí…Năm 2011chi phí này chiếm 15.25% tổng chi phí, các loại chi phí còn lại chiểm tỷ trọng thấp

Xét về mặt tăng trưởng trong năm 2011 chi phí lãi đã tăng 68.92% so với

năm 2010 bởi vì trong năm 2011 lãi suất huy động đã tăng lên đáng kể làm cho chiphí trả lãi tăng, và đồng thời chi phí điều hòa vốn từ Hội sở nhiều nên phải chịu chiphí điều hòa vốn lớn

Năm 2011, có sự gia tăng mạnh của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng150.94% Chứng tỏ nợ xấu của ngân hàng trong năm đã tăng lên

Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2011 cũng tăng hơn so với năm

2010 với mức tăng 527,922 triệu đồng lên mức 4,926,888 triệu đồng Điều nàychứng tỏ trong năm ngân hàng phát triển mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối vớimong muốn cơ cấu lại thu nhập của ngân hàng, không để lệ thuộc quá nhiều vàohoạt động huy động vốn và tín dụng, đồng thời đó cũng là khoản lỗ từ việc kinhdoanh ngoại hối trong năm và lỗ đánh giá lại ngoạt tệ vào cuối năm

Trang 19

Phân tích tình hình lợi nhuận

Bảng 10: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Tăng/giảm

Tổng thu nhập 28,863,050 43,082,777 14,219,727 49.27% Tổng chi phí 23,294,200 37,385,372 14,091,172 60.49% Lợi nhuận trước thuế 5,568,850 5,697,405 128,555 2.31% Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 5,568,850 7,106,287 1,537,437 49.27% Thuế TNDN 1,265,808 1,480,073 214,265 16.93% lợi nhuận sau thuế 4,303,042 4,217,332 -85,710 -1.99% Vốn chủ sỡ hữu bình quân 18,689,906 24,687,713 5,997,807 32.09% Tổn tài sản bình quân 281,495,987 337,171,809 55,675,822 19.78%

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA 1.52% 1.25% -0.27%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu ROE 23.02% 17.08% -5.94%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Qua bảng trên ta thấy được lợi nhuận của năm 2011 cao hơn năm 2010, tuynhiên tốc độ tăng không cao là 2.31% tương ứng lợi nhuận năm 2011 đạt được5,697,405 triệu đồng

Nhà quản trị Vietcombank còn sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán một

số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng Hai tỷ lệ được quan tâm đặcbiệt trong phân tích là ROA, ROE Đây là hai chỉ tiêu tiêu biểu, phản ánh tình hìnhlợi nhuận của bất cứ một ngân hàng nào Hai chỉ tiêu này qua 2 năm 2010 và năm

2011 đều có sự giảm sút rõ ROA năm 2011 giảm 0.27% so với năm 2010, đây làdấu hiệu bất lợi cho ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này thường được các nhà đầu tư dùng

để đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng ROE năm 2011 đạt 17.08%giảm 5.94% so với năm 2010, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tạo ra lợi nhuận chongân hàng năm 2011 không tốt bằng năm 2010

2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

2.2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Á Châu

Bảng 11: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối I.TÀI SẢN

Tiền mặt, vàng bạc, đá

quý 10,884,762 5.31 8,709,990 3.1 -2,174,772 -19.98 Tiền gửi tại NHNN 2,914,353 1.42 5,075,817 1.81 2,161,464 74.17 Tiền gửi tại các TCTD 33,961,250 16.56 81,274,021 28.92 47,312,771 139.31

Trang 20

Chứng khoán kinh doanh 978,355 0.48 850,459 0.3 -127,896 -13.07 Các công cụ tài chính phái

sinh và các tài sản tài

chính khác 78,172 0.04 1,016,447 0.36 938,275 1,200.27 Cho vay 86,478,408 42.16 101,822,720 36.23 15,344,312 17.74 Chứng khoán đầu tư 48,202,271 23.5 26,089,070 9.28 -22,113,201 -45.88 Góp vốn, đầu tư dài hạn 3,004,008 1.46 3,554,001 1.26 549,993 18.31 Tài sản cố định 1,054,702 0.51 1,236,987 0.44 182,285 17.28 Tài sản có khác 17,546,669 8.56 51,389,807 18.29 33,843,138 192.88 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 205,102,950 100 281,019,319 100 75,916,369 37.01

II.NỢ PHẢI TRẢ VÀ

VỐN CSH

Các khoản nợ Chính phủ

và NHNN 9,451,677 4.61 6,530,305 2.32 -2,921,372 -30.91 Tiền gửi của các TCTD

khác 28,129,963 13.72 34,714,041 12.35 6,584,078 23.41 Tiền gửi của khách hàng 106,936,611 52.14 142,218,091 50.61 35,281,480 32.99 Vốn tài trợ, ủy thác đầu

tư, vay TCTD chịu rủi ro 379,768 0.19 332,318 0.12 -47,450 -12.49 Trái phiếu và chứng chỉ

tiền gửi 38,234,151 18.64 50,708,499 18.04 12,474,348 32.63 Các khoản nợ khác 10,594,023 5.17 34,556,973 12.3 23,962,950 226.19

đã làm cho tổng tài sản tăng lên 100,332,238 triệu đồng Nhưng lượng tăng tài sản

cả năm chỉ là 75,916,369 triệu đồng là vì có các khoản mục làm giảm tài sản đáng

kể như là Chứng khoán đầu tư giảm 22,113,201 tương đương với với tốc độ giảm là45.88%; Tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm 2,174,772 triệu đồng tương đươngvới19.98%, và khoản mục chứng khoán kinh doanh cũng đã giảm 127,896 cáckhoản mục này đã làm tổng tài sản giảm 24,415,869 triệu đồng

Có thể thấy trong cơ cấu tài sản của ACB thì khoản mục cho vay luôn làkhoản mục chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản trong năm 2010 và 2011

Trang 21

Trong năm 2010 thì dư nợ cho vay là 86,478,408 triệu đồng chiếm 42.16% tỷ trọngtrong tổng tài sản ngân hàng, đây là một khoản mục chiếm lớn nhất trong tổng tàisản Sang đến năm 2011 dư nợ của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 101,822,720triệu đồng chiếm 36.23% trong tổng tài sản Như vậy khoản mục cho vay qua hainăm đã tăng 15,344,312 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 17.74% Tuy có

sự tăng lên về tổng dư nợ trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng của khoản mục trongtổng tài sản lại giảm đi trong năm 2011 chỉ chiếm 36.23% trong tổng tài sản chứkhông phải là 42.16% như năm 2010 Sở dĩ có điều này là vì tốc độ tăng của khoảnmục tín dụng bằng 17.74% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản37.01% nên đã tạo sức ép làm giảm khoản mục cho vay trong tổng tài sản của ngânhàng Nhưng với lượng tăng như vậy cũng là một thành tựu đáng kể cho ngân hàngtrong hoạt động tín dụng mà đây là hoạt động chính của ngân hàng

Các khoản tiền gửi tại các tổ chứ tín dụng của ACB cũng đã tăng lên trongnăm 2011 Năm 2010 khoản tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng là 33,961,250triệu đồng chiếm 16.56% trong tổng tài sản chỉ đứng ở vị trí thứ 3 xếp sau khoảnmục chứng khoán đầu tư, nhưng sang đến năm 2011 con số này đã tăng lên đáng kểđạt 81,274,021 triệu đồng chiếm 28.92% trong tổng tài sản là khoản mục lớn thứ 2sau khoản mục cho vay

Trong năm 2010 thì khoản mục chứng khoán đầu tư đạt 48,202,271 triệuchiếm 23.50% nhưng đến năm 2011 thi khoản mục này đã giảm xuống đáng kể chỉcòn lại 26,089,070 triệu đồng chiếm 9.28% trong tổng tài sản, đầu tư chứng khoán

là một khoản mục mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng trong năm 2011 lạigiảm mạnh là do thị trường chứng khoán năm 2011 lao dốc kéo theo sự sụt giảmcủa ngân hàng

Trong năm 2011 nhìn chung thì cơ cấu tài sản của ngân hàng ACB khá hợp

lý, các khoản mục sinh lời điều chiếm tỷ trong tổng tài sản là tín dụng và tiền gửi tạicác TCTD

Về nguồn vốn

Qua nhiều năm hoạt động thì nguồn vốn của ACB luôn tăng trưởng và pháttriển, nguồn vốn năm sau luôn cao hơn nguồn vốn năm trước Tổng nguồn vốn củanăm 2011 là 205,102,950 triệu đồng tăng 75,916,369 triệu đồng so với năm 2010với tốc độ tăng là 37.01% và tăng 113,138,272 triêu đồng so với năm 2009 với tốc

độ tăng 67% qua các con số trên phần nào ta thấy được hiệu quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng ACB trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Nhìn vào cơ cấu huy động vốn của ngân hàng ACB thì ta thấy vốn huy động

từ ba khoản mục tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các TCTD khác, trái phiếu vàchứng chỉ tiền gửi chiếm tỉ trọng cao nhất và có sự gia tăng trong năm 2011 so vớinăm 2010 Trong năm 2010 thì vốn huy động là 173,300,725 triệu chiếm 84.49%trong tổng nguồn vốn thì sang năm 2011 con số đã tăng lên 227,640,631 triệu đồngchiếm 81,01% Năm 2011 huy động vốn tăng lên nhưng chỉ chiếm 81.01% màkhông phải là 84.49% là vì tốc độ tăng của khoản mục huy động vốn chỉ tăng31.36% thấp hơn so với mức tăng của tổng nguồn vốn là 37,01% nên đã kéo khoản

Ngày đăng: 17/05/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w