Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
399,88 KB
Nội dung
GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO HỌC KHÓA 21 – NH NGÀY 2 NGHIỆP VỤ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ : BẢOLÃNHTẠI CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM GVHD: PGS TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG NHÓM 9 – LỚP NH NGÀY 2 – KHÓA 21 Đặng Thị Mỹ Lệ Hoàng Thị Bích Thuần Lâm Thị Oanh Thùy Trần Thị Mai Khanh Hồ Thị Thanh Danh Lê Ngọc Bảo Châu Nguyễn Thị Bích Trâm Nhóm 9_ngày 2 K21 1 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương BẢOLÃNHTẠI CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM Chương 1: Cơ sở lý luận về bảolãnhtạicácngânhàng thương mại 1.1 Những vấn đề cơ bản về Bảolãnh 1.1.1 Khái niệm Bảolãnhngânhàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết với bên nhận bảolãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ và cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận. Cam kết bảolãnh của NHTM theo yêu cầu của khách hàng, thông thường được thể hiện dưới các hình thức sau: - Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM về việc ngânhàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. - Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa ngânhàng với bên nhận bảolãnh hoặc giữa ngânhàng với bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc ngânhàng thực hiện nghĩa vụ tài chính trả thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tài chính đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.1.2 Các đối tượng tham gia BLNH a. Bên bảo lãnh: các NHTM, các định chế tài chính phi ngân hàng, quỹ đầu tư… b. Bên được bảo lãnh: khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân…trong và ngoài nước. c. Bên nhận bảo lãnh: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảolãnh của bên bảo lãnh. 1.1.3 Chức năng và vai trò của BLNH a. Chức năng: - Bảolãnh là công cụ bảo đảm: (chức năng quan trọng nhất): bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra sự cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, cácngânhàng đã tạo ra sự bảo đảm chắc chắn cho người nhận bảo lãnh, giúp các hợp đồng được ký kết dễ dàng và thuận lợi. - Bảolãnh là công cụ tài trợ: ngânhàng sẵn sang cấp tín dụng tài trợ cho khách hàng của mình là người được bảolãnh khi gặp khó khăn về tài chính, cụ thể là đứng ra cho vay để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trả nợ vay… - Bảolãnh là công cụ hạn chế rủi ro: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, các NHTM thẩm định rất chặt chẽ các điều kiện về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng, tính pháp lý của hợp đồng và các chủ thể tham gia, năng lực tài chính… góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nhóm 9_ngày 2 K21 2 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương b. Vai trò: - Đối với nền kinh tế: + Góp phần tài trợ vốn tín dụng cho nền kinh tế: doanh nghiệp được tài trợ vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh + Là chất xúc tác hoạt động thương mại, tài chính phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. - Đối với ngânhàngbảo lãnh: + Góp phần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng, phân tán rủi ro tín dụng + Phát triển các sản phẩm đối với khách hàng: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ủy thác… + Tăng thu nhập cho ngânhàng từ phí bảolãnh và lãi vay nếu ngânhàng cho vay để thực hiện nghĩa vụ tài chính - Đối với bên được bảo lãnh: + Công cụ tài trợ vốn và dịch vụ tiện ích từ ngânhàng + Tiếp cận được nhiều dự án, hợp đồng… + Tạo động lực, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và trách nhiệm hơn - Đối với bên nhận bảo lãnh: + Bảo đảm quyền lợi cho người nhận bảolãnh + Được nhận bồi thường nếu rủi ro xảy ra 1.2 Các loại hình bảolãnhngân hàng: 1.2.1 Căn cứ phạm vi: - Bảolãnh trong nước: là hình thức bảolãnh giữa ngânhàng với khách hàng thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh trong nước. - Bảolãnh ngoài nước: là hình thức bảolãnh giữa ngânhàng với khách hàng thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế. 1.2.2 Căn cứ đồng tiền bảo lãnh: - Bảolãnh bằng nội tệ: ngânhàng cam kết thực hiện bảolãnh bằng đồng tiền trong nước - Bảolãnh bằng ngoại tệ: ngânhàng cam kết thực hiện bảolãnh bằng ngoại tệ như: USD, EUR, JPY… 1.2.3 Căn cứ vào phương thức phát hành: - Bảolãnh trực tiếp: Là loại bảolãnh trong đó ngânhàng chịu trách nhiệm phát hành bảolãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sau khi ngânhàng bồi thường cho người thụ hưởng, ngânhàng trực tiếp truy đòi từ người được bảo lãnh. - Bảolãnh gián tiếp: Là loại bảolãnh trong đó người được bảolãnh sẽ yêu cầu ngânhàng thứ nhất (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngânhàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảolãnh chuyển cho người thụ hưởng. Người được bảolãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngânhàng phát hành mà chính ngânhàng chỉ thị là người bồi hoàn. Đến lượt mình, ngânhàng chỉ thị sẽ truy đòi khách hàng của mình. Nhóm 9_ngày 2 K21 3 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương 1.2.4 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh: bảolãnh vay vốn, bảolãnh thanh toán, bảolãnh dự thầu, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnhbảo đảm chất lượng sản phẩm, bảolãnh hoàn thanh toán, bảolãnhbảo hành, bảolãnh thanh toán thuế, bảolãnh phát hành chứng khoán, bảolãnh đối ứng, đồng bảo lãnh… 1.3 Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ BLNH 1.3.1 Rủi ro trong BLNH a. Rủi ro đối với ngânhàng phát hành bảo lãnh. Nếu khách hàng vi phạm cam kết thì ngânhàng phải bỏ tiền ra để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Rủi ro xảy ra khi khách hàng không hoàn trả cho ngânhàng mà số tiền ngânhàng đã trả hộ hoặc giá trị hoàn trả không tương xứng với chi phí cơ hội mà ngânhàng bỏ ra. - Rủi ro tín dụng: Nếu các doanh nghiệp gặp rủi ro, mất khả năng thực hiện hợp đồng đã cam kết với đối tác thậm chí đi đến chỗ phá sản thì ngânhàng không những phải trả tiền hộ mà khả năng truy đòi lại số tiền đó từ bên bảolãnh là rất thấp. Trong trường hợp này ngânhàng sẽ bị mất vốn, khoản mục quá hạn tăng nhanh làm giảm nguồn vốn để cho vay dẫn đến giảm thu nhập do thiếu vốn để cho vay. Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào hình thức cho hợp đồng bảolãnh mà ngânhàng yêu cầu bên được bảolãnh phải thực hiện. - Rủi ro thanh khoản. Yêu cầu phải thanh toán theo thư bảolãnh đã phát hành có thể đến bất kỳ lúc nào buộc ngânhàng phải sử dụng nguồn vốn của mình để thanh toán (trừ trường hợp khách hàng ký quỹ 100%). Thông thường ngânhàng phải trích vốn để lập quỹ bảolãnh phục vụ cho mục đích này. Nếu số tiền phải trả quá lớn, vượt quá giá trị của quỹ thì ngânhàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, buộc ngânhàng phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang, thậm chí phải bán chứng khoán dự trữ, đi vay trên thị trường mở hay phát hành chứng khoán nợ mới mà các hoạt động này khi thực hiện một cách bị động thường làm cho ngânhàng bị thiệt hại rất nhiều do chi phí cơ hội bỏ ra là rất lớn. - Rủi ro hối đoái: Ngày nay hoạt động bảolãnh không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Đồng tiền sử dụng trong quan hệ bảolãnh không chỉ là một đồng tiền duy nhất. Chính vì thế, khi có biến động tỷ giá giữa các đồng tiền có liên quan thì sẽ xảy ra rủi ro hoặc cho bên này hoặc cho bên kia trong hoạt động bảolãnh nếu ngânhàng cam kết thực hiện nghĩa vụ bằng ngoại tệ của quốc gia bên nhận bảolãnh trong khi hợp đồng bảolãnh được ký kết với bên được bảolãnh bằng nội tệ hoặc nếu đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ thì ngânhàng sẽ bị thiệt hại. Đó là rủi ro hối đoái. b. Rủi ro đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Trên thực tế, không phải khi nào bên được bảolãnh cũng như người thụ hưởng bảolãnh cũng tìm được ngânhàngbảolãnh như ý. Chính vì vậy, người thụ hưởng bị chi phối bởi khả năng tài chính của ngânhàng bảo lãnh. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính Nhóm 9_ngày 2 K21 4 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương tiền tệ sẽ kéo theo sự sụp đổ của ngânhàngbảolãnh và hậu quả là người thụ hưởng bảolãnh sẽ phải chịu rủi ro. Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân bất khả kháng cũng có thể gây ra những rủi ro cho người thụ hưởng bảolãnh như thiên tai, hỏa hoạn… c. Rủi ro đối với người được bảo lãnh. Do tính chất cũng như vai trò của bảolãnh nên bên được bảolãnh bị ràng buộc trong việc thực hiện các hợp đồng đã kí kết với người thụ hưởng bảo lãnh. Bên được bảolãnh luôn chịu sức ép đền bù về mặt tài chính nếu sự vi phạm của mình được chứng minh trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh. Vì vậy mà người thụ hưởng bảolãnh có thể lợi dụng cơ hội này để lập chứng từ giả về việc bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng để nhận được bồi hoàn trong khi bên được bảolãnh vẫn nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Chính vì thế, trong trường hợp này bên được bảolãnh không những chịu gánh nặng cũng như sức ép thực hiện đúng hợp đồng ký kết để tránh khỏi phải đền bù tài chính mà còn phải luôn đề phòng sự lừa đảo từ phía người thụ hưởng bảo lãnh. Không những thế, bên được bảolãnh cũng có thể gặp rủi ro trong kinh doanh thương mại đơn thuần, vì vậy trước khi đề nghị ngânhàngbảolãnh khách hàng cần tính toán cẩn thận hiệu quả kinh tế đảm bảo tính khả thi tránh trường hợp dự án vượt quá khả năng tài chính của mình. 1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong nghiệp vụ bảolãnh a. Nguyên nhân chủ quan. Xét về khía cạnh khách hàng, rủi ro xảy ra khi khách hàng làm ăn thua lỗ, cố tình vi phạm hợp đồng hoặc không đủ năng lực thực hiện hợp đồng dẫn đến việc ngânhàng phải trả tiền thay và khách hàng không đủ khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Bản thân ngânhàng cũng chứa đựng nhiều yếu tố gây ra rủi ro: quy trình bảolãnh không chặt chẽ, trình độ nhân viên tác nghiệp không đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của các giao dịch kinh tế, tắc trách trong khâu thẩm định khách hàng… b. Nguyên nhân khách quan. Nhân tố pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định rủi ro của một nghiệp vụ. Thực vậy nếu hệ thống pháp luật bao gồm nhiều văn bản pháp quy của nhiều cấp ban hành không đầy đủ và thiếu đồng bộ cũng như sự chồng chéo vừa thừa vừa thiếu gây ra những cản trở lớn cho hoạt động kinh doanh. Pháp luật mà không chặt chẽ ắt sẽ sinh ra khe hở để các bên vi phạm hoặc không đủ cơ sở cần thiết để các bên thực hiện giao dịch. Nghiệp vụ bảolãnh cũng như nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi phải có khung pháp lý đầy đủ, chính xác nếu không sẽ gây ra nhiều cản trở, vướng mắc và rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Các nhân tố kinh tế xã hội, kinh tế bao gồm các hiện tượng không thể lường hết được xảy ra trong nền kinh tế xã hội và ảnh hưởng rộng khắp đến toàn xã hội như lạm phát, thay đổi tỷ giá, lãi suất… Tất cả những nhân tố đó tác động tới khả năng thực hiện hợp đồng của bên được bảolãnh cũng như nghĩa vụ trả nợ với ngânhàng khi ngânhàng thực hiện thanh toán hộ theo cam kết bảo lãnh. Nhóm 9_ngày 2 K21 5 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương 1.3.3 Mức độ rủi ro trong bảolãnhngân hàng: Nghiệp vụ bảolãnh có những đặc thù riêng của nó, mức độ rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức đảm bảo của khách hàng cho cam kết bảolãnhngân hàng. Xác định được mức độ rủi ro của từng loại bảolãnh sẽ giúp cho cán bộ phụ trách bảolãnh có được những quyết định hợp lý về thời gian và đặc biệt là mức phí bảo lãnh. Nếu như ngânhàng quy định mức phí rủi ro cho cáctài sản của mình từ 0% - 100% tùy vào đặc điểm của từng loại bảolãnh thì chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự để xác định mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh. - Thứ nhất: Bảolãnh có mức độ rủi ro 0%: là loại bảolãnh mà bên bảolãnh phải ký quỹ 100% trị giá bảo lãnh. - Thứ hai: Bảolãnh có mức độ rủi ro 0% - 50%: khi bên bảolãnh ký quỹ từ 50% - 100% trị giá bảolãnh hoặc ký quỹ từ 5% - 10% trị giá bảolãnh và kết hợp với thế chấp bằng bất động sản. - Thứ ba: Bảolãnh có mức độ rủi ro 100%: mà loại bảolãnh mà bên được bảolãnh không cần phải thế chấp hay ký quỹ bảo lãnh. Như vậy phí bảolãnh cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào thời gian bảolãnh mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rủi ro của bảolãnh đó và tỷ lệ phí trên trị giá bảo lãnh. 1.3.4 Những biện pháp hạn chế rủi ro: - Về mặt nghiệp vụ: Quy trình bảolãnh được thực hiện qua mô hình ba cấp: quan hệ khách hàng, quản lý khách hàng, bộ phận tác nghiệp. Tại bộ phận tác nghiệp để một thư bảolãnh được phát hành phải qua nhiều tay: cán bộ nghiệp vụ, kiểm soát viên, phụ trách phòng và ban giám đốc. - Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ: để hoạt động bảolãnh đạt được hiệu quả cao thì tất yếu phải đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự chặt chẽ, hợp lý. Cán bộ nhân viên phải đi sâu, đi sát thực tế, cùng đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh trong đó cán bộ lãnh đạo phải là những người có năng lực, khả năng tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao. Đối với riêng ngành ngân hàng, nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng được coi là hình ảnh của ngân hàng. Tác phong làm việc, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên ngânhàng luôn là những yếu tố quan trọng tác động đến sự tin tưởng và trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Sự chính xác trong công việc của các cán bộ ngânhàng sẽ làm giảm bớt những rủi ro mà ngânhàng có thể gặp phải. - Đầu tư công nghệ, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng: Việc đầu tư vào công nghệ thông tin không những tạo ra chất lượng tốt đối với hoạt động bảolãnh mà còn giúp ngânhàngnắm bắt thông tin với khách hàng, với thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Tránh rủi ro cho ngân hàng. Nhóm 9_ngày 2 K21 6 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương - Thực hiện phân tán rủi ro: ngânhàng có thể phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phát triển nhiều loài hình bảolãnh khác nhau, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một loại hình bảolãnh nào đó. - Thực hiện đảm bảo tín dụng trắc chắn: Các khoản bảolãnh phải có tài sản đảm bảo: có thể phải đủ 100% trị giá bảolãnh hoặc một phần giá trị bảo lãnh. - Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng: Cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảolãnh của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng kinh tế với bên thụ hưởng dựa trên thông tin về tình hình tài chính của khách hàng. Còn sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, ngânhàng lập biên bản thanh lý hợp đồng bảolãnh cho khách hàng và thu lại hợp đồng bảo lãnh, phong tỏa tài khoản kí quỹ, giao lại tài sản đảm bảo và xử lý các vấn đề liên quan khác nếu có. Sau đó tiến hành lưu trữ hồ sơ và tổ chức đánh giá lại hiệu quả đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về những sai sót nếu có. 1.4 Quy trình thực hiện bảolãnh 1.4.1 Tiếp nhận hồ sơ bảolãnh do khách hàng lập: Tuỳ theo loại khách hàng, loại bảo lãnh, bộ hồ sơ bảolãnh gồm: a. Hồ sơ pháp lý: - Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: + Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề (nếu có), biên bản góp vốn, danh sách thành viên (nếu có), quyết định bổ nhiệm - Đối với hộ gia đình, cá nhân: + Giấy chứng minh nhân dân (đối với khách hàng vay là người Việt Nam), Hộ chiếu (đối với khách hàng vay là người nước ngoài), hoặc các giấy tờ chứng minh nơi cư trú (sổ hộ khẩu, ) + Giấy uỷ quyền cho người giao dịch với Ngânhàng (nếu có). - Đối với tổ hợp tác : + Hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn cho phép hoạt động. + Văn bản thể hiện ý kiến đa số tổ viên đồng ý đề nghị Ngânhàngbảo lãnh. b. Hồ sơ bảo lãnh: Do khách hàng lập: - Giấy đề nghị bảo lãnh. - Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi. - Hợp đồng tín dụng (Đối với bảolãnh vay vốn trong nước). - Hồ sơ tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ được bảolãnh (Nếu phải áp dụng biện pháp bảo đảm). - Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản bảo lãnh. - Cácbáo cáo tài chính gần nhất, liền kề (đối với khách hàng là tổ chức): + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động SXKD. Nhóm 9_ngày 2 K21 7 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.4.2 Kiểm tra và thẩm định hồ sơ bảolãnh - Kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảolãnh - Phân tích thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh khách hàng đề nghị bảo lãnh. - Phân tích và thẩm định biện pháp đảm bảo cho khoản bảo lãnh. -Lập báo cáo thẩm định các điều kiện bảolãnh và nêu rõ ý kiến đồng ý bảolãnh hay từ chối. -Thư bảo lãnh. 1.4.3 Ký kết hợp đồng và phát hành cam kết bảolãnh - Ngânhàng và khách hàng cùng lập hợp đồng bảo lãnh. - Lập hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ (Lập ngay cùng thời điểm lập Hợp đồng bảolãnh nhưng Hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ chỉ có hiệu lực khi Ngânhàng phải trả thay cho khách hàng). - Ngânhàng phát hành thư bảolãnh cho bên nhận bảo lãnh. - Quản lý ký quỹ của khách hàng. - Ngânhàng tiến hành thu phí bảo lãnh. 1.4.4 Theo dõi, giám sát hợp đồng bảolãnh và xử lý khi thực hiện bảo lãnh. - Biên bản kiểm tra đối với giao dịch bảo lãnh. - Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng (nếu có). 1.4.5 Giải tỏa bảo lãnh: - Thực hiện khi cam kết bảolãnh hết hạn. - Thực hiện hoàn ký quỹ (nếu có). - Cán bộ tín dụng thực hiện giải tỏa và giải chấp tài sản đảm bảo theo quy định. Chương 2: Thực trạng bảolãnhtại các ngânhàng thương mại ViệtNam 2.1 Các quy định của pháp luật về thực hiện bảolãnhngânhàng của hệ thống NHTM ViệtNam - Ngày 17/09/1992 Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ViệtNam ra quyết định số 192/NH-QĐ Quy chế bảolãnh và táibảolãnh vay vốn nước ngoài. Đây có thể được coi là văn bản pháp lý đầu tiên tạiViệtNam điều chỉnh nghiệp vụ bảolãnh và táibảolãnh của cácngânhàng thương mại. - Sau một thời gian thực hiện, ngày 30 tháng 08 năm 1993, Chính Phủ ban hành Nghị định số 58/CP ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Để hướng dẫn thi hành, Thống đốc NHNN đã ban hành quy chế bảolãnh và táibảolãnh vay vốn Nhóm 9_ngày 2 K21 8 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương nước ngoài, ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21/02/1994 để thay quyết định số 192/NH-QĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành - Quyết định số 262/QĐ-NH14 ngày 19 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc NHNN về một số điều của quyết định đã lần đầu quy định mức phí bảolãnh tối đa cho một khách hàng là 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng. - Tháng 12 năm 1997 Quốc hội chính thức thông qua Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng. Hai luật này thừa nhận bảolãnh là một trong những ngiệp vụ tín dụng đặc trưng được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào các Luật trên, thống đốc NHNN đã ban hành các văn bản điều chỉnh chung hoạt động bảolãnhngân hàng, xóa bỏ sự phân biệt trong việc quy định Quy chế bảolãnh trong nước và bảolãnh vay vốn nước ngoài như trước đây. Điển hình là một số văn bản sau: + Quy chế bảolãnhngânhàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN 14 ngày 25 tháng 08 năm 2000. + Quyết định số 1348/2001/QĐNHNN ngày 29 tháng 10 năm 2011 về sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảolãnh của các tổ chức tín dụng. + Quyết định số 112/2003-QĐNHNN ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảolãnhNgânhàng ban hành kèm theo QĐ số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 08 năm 2000. + Thông tư số 02/TT NHNN 14 ngày 14/06/1999 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc bảolãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của tổ chức tín dụng. - Sau một thời gian dài áp dụng trên thực tế, Quy chế bảolãnh cũ đã bộc lộ một số hạn chế nhất định không còn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi hiện nay. Để khắc phục khó khăn trên, gần đây nhất ngày 26/06/2006 NHNN ViệtNam đã ra quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế bảolãnhngânhàng thay thế QĐ số 283/2000/QĐ-NHNN14 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Ngày 03/10/2012 NHNN ban hành thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảolãnhngânhàng thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngânhàng Nhà nước. 2.2 Thực trạng hoạt động bảolãnhtạicác NHTM ở ViệtNam 2.2.1 Các hình thức bảolãnhngânhàng phổ biến tạiViệtNam Nghiệp vụ bảolãnhngânhàngtạiViệtNam hiện nay chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một số loại hình bảolãnh của cácngânhàng thương mại như bảolãnh dự thầu, bảolãnh hợp đồng, bảolãnhbảo hành…thường xuyên xảy ra đã góp phần cho việc thực hiện thành công trong quan hệ hợp đồng. Ngânhàng Đầu tư và Phát triển là ngânhàng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp đầu tư và phát triển, uy tín lâu năm trên thị trường, cung cấp tới khách dịch vụ bảolãnh với các loại hình: Nhóm 9_ngày 2 K21 9 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương - Bảolãnh vay vốn, gồm: + Bảolãnh vay vốn trong nước + Bảolãnh vay vốn nước ngoài - Bảolãnh thanh toán - Bảolãnh dự thầu - Bảolãnh thực hiện hợp đồng - Bảolãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảolãnh tiền ứng trước - Các loại bảolãnh khác Khi tham giao nghiệp vụ bảolãnhtạingânhàng Đầu tư và Phát triển khách hàng nhận được những lợi ích sau: - Với danh tiếng của ngânhàng Đầu tư và Phát triển, khách hàng được bảolãnh sẽ có một lợi thế rất lớn trong đấu thầu. - Trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với ngânhàng Đầu tư và Phát triển, thủ tục cấp thư bảolãnh rất thuận tiện. - Khách hàng có được mức phí bảolãnh cạnh tranh. - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh, giúp khách hàng có đước phương án bảolãnh hợp lý nhất. Ngânhàng Kỹ thương cung cấp các loại bãolãnh sau: - Bảolãnh vay vốn trong và ngoài nước. - Bảolãnh thanh toán (mua bán trả chậm, nghĩa vụ thuế). - Bảolãnh dự thầu. - Bảolãnh thực hiện hợp đồng. - Bảolãnhbảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnhbảo hành). - Bảolãnh hoàn trả tiền ứng trước. - Bảolãnh đối ứng với một tổ chức kinh tế hoặc tổ chức tín dụng khác. Khi tham gia nghiệp vụ bảotạiNgânhàng Kỹ thương khách hàng nhận được những tiện ích sau: - Thủ tục nhanh gọn. - Mức phí hợp lý tương ứng từng hình thức bảo lãnh. - Mức ký quỹ và tài sản bảo đảm linh hoạt theo từng doanh nghiệp. Ngânhàng SACOMBANK cung cấp các hình thức bảo lãnh: - Bảolãnh vay vốn. - Bảolãnh thanh toán. - Bảolãnh dự thầu. Nhóm 9_ngày 2 K21 10 [...]... doanh nghiệp có số dư bảolãnh lớn tạingânhàng này nhưng vẫn được bảo lãnhtạingânhàng khác, gây rủi ro cho cả hai ngânhàng - Tính trung thực của các doanh nghiệp được bảolãnh về số liệu kế toán chưa cao, cung cấp thông tin cho ngânhàng không đầy đủ nhằm có được các hợp đồng bảolãnh mà không quan tâm tới khả năng thực hiện hợp đồng - Ngânhàng quá tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống,... Trình duyệt bảolãnh + Hoàn thành thủ tục liên quan đến cấp bảolãnh như tài sản đảm bảo, thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, giấy tờ liên quan Nhóm 9_ngày 2 K21 13 GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương + Ký phát hành thư bảolãnh Theo dõi tình hình thực hiện bảolãnh trong suốt thời gian thư bảolãnh có hiệu lực Thu phí bảolãnh theo quy định Kiểm tra đối chiếu hàng tháng: nhập phát sinh, xuất bảo lãnh, số dư... Nguồn: BCTC qua cácnăm của MB Theo thông tin từ bảng này, ngoại trừ bảolãnh khác thì bảolãnh thanh toán và bảolãnh tực hiện hợp đồng chiếm phần lớn trong số tổng số dư bảolãnh của MB, và giai đoạn 2009-2012 số dư về hai loại bảolãnhlãnh này cũng tăng khá cao Biểu đồ 2: Tình hình thực hiện các loại bảolãnhtại MB Nguồn: BCTC qua cácnăm của MB 2.3.2.3 Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh: Trong những... thư bảolãnh - Biện pháp bảo đảm: thế chấp bất động sản thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty B, giá trị định giá 20.000.000.000 đồng - Phí bảo lãnh: phí bảolãnh 1,4%/năm cho phần bảolãnh ký quỹ từ 10% đến dưới 50% giá trị thư bảo lãnh; 1,5%/năm cho phần bảolãnh ký quỹ . Thực trạng bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1 Các quy định của pháp luật về thực hiện bảo lãnh ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam - Ngày. HỌC KHÓA 21 – NH NGÀY 2 NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ : BẢO LÃNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM