1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam

35 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 259 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANHH BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn Nhóm học viên thực hiện PGS.TS Trần Huy Hoàng Lớp: Cao học Tài chính – Ngân hàng Khóa: 18 Họ & tên MSHV Trần Thị Tuyết Lan Anh 2611003 Hà Mỹ Liên 2611056 Ngô Thị Mỹ Ngọc 2611065 Lê Thị Ngọc Phước 2611072 Lê Yến Xuân 2611114 TP.CẦN THƠ - 09/2012 DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN STT Họ & Tên Mã số học viên Tỷ lệ tham gia (%) 01 Trần Thị Tuyết Lan Anh 2611003 100 02 Hà Mỹ Liên 2611056 100 03 Ngô Thị Mỹ Ngọc 2611065 100 04 Lê Thị Ngọc Phước 2611072 100 05 Lê Yến Xuân 2611114 100 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG  1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, các Ngân hàng Việt Nam đã có những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết nợ tồn đọng, giảm thiểu rủi ro đi đối với nâng cao tính an toàn – hiệu quả - bền vững trong hoạt động ngân hàng, góp phần hội nhập hoạt động ngân hàng và khu vực thế giới. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, đến quý III năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam lên đến 10% trong tổng dư nợ. Kết quả này đã tăng một cách đột biến so với cuối năm trước, do đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Tình trạng nợ tồn đọng cao làm cho nền kinh tế bị đóng băng một lượng vật chất lớn không được khai thác. Theo kinh nghiệm quốc tế qua nhiều cuộc khủng hoảng cho thấy nợ quá hạn tồn đọng nếu không được giải quyết một cách cơ bản và nhanh chóng sẽ gây tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng và khó tránh khỏi nguy cơ đổ vỡ. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được thực hiện, các NHTM Việt Nam đã và đang nổ lực giải quyết vấn đề nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa hoạt động tài chính. Hiện nay các giải pháp của các NHTM đang tiến hành trong việc xóa các khoản nợ tồn đọng với chi phí rất lớn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Nếu không có các giải pháp thúc đẩy thì mục tiêu tái cơ cấu của ngân hàng khó có thể thực hiện tốt. Có rất nhiều giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM được đưa ra từ Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) chẳng hạn như các NHTM cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, việc làm này giúp các NHTM nhanh chóng bù đắp tổn thất. Ngoài ra VAFI còn đề xuất một công cụ khác là chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi, chính là chuyển nợ xấu, hoặc nợ quá hạn thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn. Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới, đối với Việt Nam từ trước tới nay đã có một số trường hợp thành công, kết quả là chẳng những đã cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM. Nhận thức được tầm quan trong của công cụ này, nên 1 nhóm đã chọn đề tài “Khả năng ứng dụng hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu. 1.2 Bố cục đề tài  Chương 1: Giới thiệu chung.  Chương 2: Cơ sở lý luận chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 3: Khả năng ứng dụng hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  2.1 Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ 2.1.1 Khái niệm chứng khoán hóa Thuật ngữ CKH được sử dụng để chỉ một tập hợp các công nghệ tài chính, bao gồm những cơ cấu cho vay có bảo đảm từ đơn giản nhất cho đến những cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều trong quá trình thực hiện việc bán các tài sản tài chính. Hiểu một cách cơ bản nhất, CKH là việc tái cơ cấu một tập hợp những khoản phải thu và đưa chúng về dạng thức có thể chuyển đổi được. Những chứng khoán phát sinh từ nghiệp vụ này có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu, nhưng nhìn chung chúng đều phải dựa trên một tập hợp các tài sản tài chính hoặc các khoản phải thu. Trên thực tế, mục tiêu của CKH chính là nhằm tách biệt rủi ro mất khả năng thanh khoản của người chủ sở hữu tài sản, các khoản phải thu ban đầu và rủi ro của chính các tài sản hay các khoản phải thu đó. Uỷ ban Chứng khoán ( UBCK) của Mỹ đã đưa ra một định nghĩa về CKH khá chặt chẽ như sau: “ Chứng khoán hoá là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tuỳ theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoản thời gian xác định kèm theo những quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản thu được cho người sở hữu chứng khoán.” Đây được coi là một định nghĩa chính xác nhất về kỹ thuật tài chính này. Ngoài ra chứng khoán hóa còn được định nghĩa: "Chứng khoán hóa là việc phát hành ra các trái quyền dưới dạng các chứng khoán có thể bán trên thị trường trên cơ sở một tập hợp các tài sản đảm bảo cho nó" Mục tiêu của chứng khoán hóa là chuyển các tài sản có tính lỏng thấp thành tài sản có tính lỏng cao. 3 Tính lỏng thấp Tính lỏng cao Hình 1: Minh hoạ mục tiêu của chứng khoán hoá Hình 1: Mức độ tính lỏng của tài sản 2.1.2 Đặc tính các loại tài sản có thể được chứng khoán hóa Như ta biết bất cứ doanh nghiệp nào từ doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cho tới nhưng doanh nghiệp đặc biệt như ngân hàng đều nắm giữ rất nhiều các loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng không phải bất cứ các loại tài sản nào cũng có thể được chứng khoán hoá. Muốn được chứng khoán hoá tài sản phải có những đặc điểm sau: 2.1.2.1 Tài sản phải được quy về dòng tiền Một yếu tố cơ bản của loại tài sản đem chứng khoán hoá là phải phát sinh một dòng tiền từ con nợ. Giá trị của mỗi dòng tiền lại phụ thuộc vào phương thức thanh toán như đã thoả thuận giữa các bên ban đầu, có thể theo phương thức thanh toán gốc đều, niên kim. . .Trong thực tế ta thấy các khoản vay có tài sản bảo đảm được thực hiện bằng cách người đi vay sẽ đứng ra đem tài sản của mình làm vật thế chấp rồi sẽ vay tiền theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tài sản thế chấp. Sau đó theo kỳ hạn người đó sẽ thanh toán gốc và lãi. Và nguyên tắc cơ bản của chứng khoán hoá là phải luôn có một dòng tiền chảy qua giữa con nợ, chủ nợ, trung gian đặc biệt rồi tới nhà đầu tư. Nếu trong điều kiện bình thường, hoạt động diễn ra suôn sẻ thì chứng khoán hoá sẽ hoạt động về cơ bản là như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp lãi suất trên thị trường thấp, con nợ sẽ tìm cách vay tiền để thanh toán cho ngân hàngngân hàng chịu rủi ro trả trước (Prepayment risk). Người ta cũng có thể chứng khoán hoá khoản phải thu trên thẻ tín dụng hàm chứa một dòng tiền. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là dòng tiền của thanh toán thẻ tín dụng sẽ rất bất thường, khó dự đoán được tâm lý của người tiêu dùng. Việc nhận được các khoản phải thu của chủ nợ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mức thu nhập của người sử dụng thẻ. 4 Tính lỏng thấp Tăng cường tí tính lỏng Tính lỏng cao hơn Chứng khoán giao dịch Phát hành chứng khoán 2.1.2.2 Tính hợp pháp Để đảm bảo cho các giao dịch chuyển nhượng, điều quan trọng và cần thiết là các loại tài sản có liên quan tới giao dịch chứng khoán hoá phải hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây có nghĩa tài sản phải được chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu và không có bất cứ sự tranh chấp nào xảy ra khi nhượng bán. Và đặc biệt là tài sản phải không nằm trong danh mục hàng cấm của nhà nước. 2.1.2.3 Tính nhượng bán Những tài sản đem thế chấp phải là những tài sản có tính nhượng bán tương đối cao trên thị trường. Những tài sản đảm bảo thường là nhà cửa, ô tô, máy tính. . . Đặc tính này nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư trong trường hợp người đi vay bị phá sản thì vẫn có những thứ tài sản đảm bảo thanh toán 2.1.2.4 Tính phân tán rủi ro Tài sản đồng thời cũng phải có tính phân tán rủi ro hoặc rủi ro được đảm bảo bởi một tỷ lệ hỗ trợ tín dụng cần thiết. Ví dụ với một khoản vay tiêu dùng có giá trị tương đối nhỏ, nếu phát hành chứng khoán trên khoản vay đó thì rủi ro quá lớn, do vậy nếu ngân hàng tập hợp rất nhiều khoản vay lại để chứng khoán hoá thì hoạt động thanh toán của một khoản vay sẽ không làm ảnh hưởng hay bóp méo toàn bộ kết quả thanh toán của toàn bộ danh mục. Kết quả là toàn bộ danh mục tài sản có thể được coi là 1 tài sản có thể dự tính được khả năng thanh toán của nó. Trong trường hợp một số tài sản trong danh mục hoạt động tốt, triển vọng thanh toán cao có ảnh hưởng tích cực tới danh mục tài sản cho vay thì sẽ được phân tích theo hướng làm hấp dẫn toàn bộ danh mục đem chứng khoán hoá. 2.1.2.5 Tính độc lập với người khởi tạo Đây là một đặc tính quan trọng có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của các chứng khoán phát hành trên tài sản đó. Sự tồn tại hay khả năng sinh lời của tài sản hoàn toàn độc lập với sự tồn tại của người khởi tạo, thậm chí ngay cả khi người khởi tạo bị phá sản. Để đảm bảo điều này quá trình lập hợp đồng phải rõ ràng, người khởi tạo phải chuyển nhượng hoàn toàn các giấy tờ pháp lý cho trung gian đặc biệt (Special Purpose Vehicle- SPV) và không được dùng tài sản thế chấp nhiều lần vào các mục đích khác. Một yếu tố hấp dẫn cho các chứng khoán là trong lần đi vay ngân hàng đã có sự thẩm định tư cách tín dụng của người đi vay, đồng thời mặc dù đã chuyển nhượng các chứng từ liên quan cho SPV nhưng tổ 5 chức khởi tạo vẫn giám sát hoạt động thanh toán của người đi vay để hưởng phí dịch vụ. 2.1.2.6 Tính đồng nhất của tài sản Quá trình chứng khoán hoá được thực hiện khi người khởi tạo tập hợp các loại tài sản khác nhau lại thành danh mục rồi bán cho SPV. Tiếp đó SPV lại tập hợp các danh mục từ các tổ chức khởi tạo khác nhau để phân tích, làm tăng tính hấp dẫn của tài sản rồi từ đó phát hành chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên nguyên tắc tập hợp tài sản là phải có tính đồng nhất. Ví dụ không thể gộp khoản phải thu từ thẻ tín dụng với khoản phải thu từ vay mua nhà thế chấp vì chúng có sự khác biệt lớn về dòng tiền. Đặc tính này cũng rất quan trọng. yêu cầu bản thân tổ chức khởi tạo cũng như SPV phải phân tích, tính toán để tạo ra được một tập hợp tài sản hợp lý mà đủ lớn. 2.1.3 Các thành viên có liên quan Một triết lý đơn giản ở đây là: mỗi thành viên tham gia đều phải có những lợi ích nhất định tương xứng sự đóng góp của họ. Do vậy để có thể hiểu được quy trình làm việc của chứng khoán hoá thì cũngcần thiết phải biết được lợi ích của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích các thành viên tham gia cơ bản. Ta sẽ xem xét hình chứng khoán hoá đơn giản trên và phân tích các thành viên theo sơ đồ của hoạt động chứng khoán hoá. Hình 2: hình chứng khoán hoá đơn giản 6 Tổ chức khởi tạo Trung gian đặc biệt (SPV) Nhà đầu tư Tiền Phải thu Tiền Khách hàng Tổ chức cung cấp dịch vụ tăng cường tín dụng 2.1.3.1 Tổ chức khởi tạo Người khởi tạo là các doanh nghiệp tài chính hoặc phi tài chính có những khoản mục tài sản cần chứng khoán hoá. Người khởi tạo vì những mục đích khác nhau mà tiến hành chứng khoán hoá khoản mục tài sản trên bảng cân đối tài sản của mình. Ví dụ như khoản phải thu, khoản cho vay dài hạn, đầu tư dự án . Một đặc điểm nhận thấy rõ ở đây là bản thân tổ chức khởi tạo không phải là người chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền khi đã chuyển quyền nhận các lợi ích từ tài sản cho Trung gian đặc biệt. Do đó, lợi thế đặc biệt khi phát hành các ABS (Assets Backed Security) là dù cho xếp hạng tín dụng của tổ chức khởi tạo thấp thì vẫn có thể phát hành những chứng khoán có chất lượng cao. Ví dụ, tổ chức khởi tạo chỉ xếp hạng Aab vẫn có thể phát hành những chứng khoán xếp hạng AAA. Đồng thời do tài sản độc lập với tổ chức khởi tạo nên dù cho tổ chức khởi tạo có vấn đề về tài chính hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì vẫn không ảnh hưởng tới sự chuyển dịch của dòng tiền. Đây được gọi là cơ chế phòng ngừa phá sản (Bankcrupcy remoteness) trong quá trình chứng khoán hoá. Ngoài ra, việc xếp hạng chứng khoán cao không những giúp giảm chi phí nguồn vốn mà còn cho phép các nhà đầu tư lớn như các công ty bảo hiểm, đối tượng thường bị cấm đầu tư vào các tài sản có tính lỏng hoặc xếp hạng thấp, có thể mua các loại chứng khoán này. 2.1.3.2 Trung gian đặc biệt (SPV) Là một tổ chức độc lập hợp pháp (thường là các công ty tài chính, AMC, các quỹ tín thác .) với các biện pháp đặc biệt nhằm tăng tính hấp dẫn của các loại chứng khoán phát hành (tên tiếng Anh là Special Purpose Vehicle – sau đây tạm gọi là SPV). SPV mua lại quyền nhận các khoản phải thu từ tổ chức khởi tạo. Trên cơ sở những nhận định về con nợ của người khởi tạo, đồng thời với những phân tích về tư cách tín dụng riêng đối với cả tổ chức khởi tạo lẫn khách hàng vay vốn SPV định ra một mức giá thích hợp cho khoản phải thu mà sẽ mua lại. ở đây SPV sẽ phải quan tâm tới lãi suất khoản vay, các khoản phí liên quan, phần bù rủi ro đối với khoản vay, tài sản thế chấp. . . Sau đó trên cơ sở những tính toán về thu nhập dự tính và đánh gía rủi ro sẽ phát hành chứng khoán có thứ hạng khác nhau ra công chúng đầu tư. Nói chung SPV cũng phải đáp ứng những yêu cầu pháp lý như vốn pháp định, điều lệ hoạt động. 7 Khi có một sự kiện rủi ro xảy ra dẫn tới sự phá sản của SPV thì những hợp đồng đang thực hiện vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi kết thúc nhưng do một SPV khác hoặc tổ chức khởi tạo đảm nhận. Đây cũng là một lá chắn bảo vệ các nhà đầu tư, tạo ra tính hấp dẫn của chứng khoán. 2.1.3.3 Nhà đầu tư Trên thực tế thị trường cho các chứng khoán loại này (ABS) được phát hành hầu hết là các định chế tài chính hoặc phi tài chính, chỉ một số lượng không lớn các nhà đầu tư cá nhân. Các đối tượng này bao gồm các quỹ hưu trí, quỹ tương trợ, công ty bảo hiểm, thậm chí các ngân hàng đâu tư . . . ABS cung cấp cho giới đầu tư một công cụ tài chính có tính an toàn tương đối cao với lợi tức hợp lý mà khó có thể tìm được ở các loại chứng khoán do các tổ chức có thứ hạng tín dụng thấp phát hành. thêm vào đó số lượng lớn các nhà đầu tư đã tạo ra một vòng tuần hoàn ảo làm tăng tính lỏng cho thị trường ABS. Ngoài ra việc hạch toán ngoại bảng từ phía tổ chức khởi tạo cho phép nhà đầu tư tránh được rủi ro tín dụng liên quan tới người khởi tạo. 2.1.3.4 Tổ chức cung cấp dịch vụ tăng cường tín dụng Như đã nói chứng khoán hoá không thể thành công nếu không có sự bảo lãnh của chính phủ. Với sự tham gia của chính phủ thì khả năng thanh toán của chứng khoán là rất cao. Trong trường hợp không có sự tham gia của chính phủ thì các tổ chức tư nhân sẽ thay thế bằng các biện pháp tăng cường tín dụng. Tăng cường tín dụng có hai hình thức là tăng cường tín dụng trong ( Internal Credit Enhancement) và tăng cường tín dụng ngoài. Các tổ chức này sẽ thu phí thông qua các cam kết hỗ trợ cho chương trình chứng khoán hoá. 2.1.3.5 Cơ quan xếp hạng tín dụng Là một tổ chức độc lập có thể thuộc về chính phủ hoặc giới tư nhân với nhiệm vụ phân tích, đánh giá mức độ rủi ro xếp hạng các chứng khoáncác công ty. Kết quả xếp hạng của họ là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định. Trên thị trường nợ thế chấp những chứng khoán phát hành có điểm tín dụng AAA sẽ rất được ưa chuộng. Nhưng có một mâu thuẫn là mặc dù là một cơ quan ra quyết định độc lập nhưng khi cho điểm một loại chứng khoán cơ quan này lại nhận phí từ các SPV - đòi hỏi cơ quan này phải cân đối giữa quyền lợi của bản thân với trách nhiệm đối với giới đầu tư. Cũng vì lý do này mặc dù thị trường chứng khoán phát 8 . các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 3: Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng. DOANHH BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:  Minh hoạ mục tiêu của chứng khoán hoá - Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 1 Minh hoạ mục tiêu của chứng khoán hoá (Trang 6)
Hình 2: Mô hình chứng khoán hoá đơn giản - Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 2 Mô hình chứng khoán hoá đơn giản (Trang 8)
Hình 3: Phân lớp chứng khoán - Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 3 Phân lớp chứng khoán (Trang 13)
Hình 4: Các hoạt động thu và phân phối luồng tiền - Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 4 Các hoạt động thu và phân phối luồng tiền (Trang 15)
Hình 5: Quá trình chứng khoán hoá tài sản của ngân hàng - Khả năng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 5 Quá trình chứng khoán hoá tài sản của ngân hàng (Trang 20)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w