KHẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
3.3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh mô hình chứng khoán hóa vào thực tiễn tại các NHTM Việt Nam
tại các NHTM Việt Nam
Do thực trạng ứng dụng mô hình chứng khoán hóa tại các NHTM còn rất ít, việc công bố các thông tin còn hạn chế, nên nhóm xin đề xuất một số giải pháp theo quan điểm của nhóm để đưa mô hình chứng khoán hóa này vào thực tiễn tại các NHTM Việt Nam dựa vào bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
+ Chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế: các ngân hàng phải chủ động hợp tác, phát triển các mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm tạo lập và giao dịch. Có rất nhiều dịch vụ tài chính mới mà các ngân hàng nước ngoài cung cấp đã được các NHTM Việt Nam tiếp thu và phát triển, Hơn nữa, sự hiện hữu của các ngân hàng này còn làm cho thị trường tài chính Việt Nam trở nên sôi động, cạnh tranh hơn, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra những áp lực buộc các ngân hàng phải tái cơ cấu để tồn tại.
+ Phối hợp giữa các ngân hàng trong việc nâng cao hệ thống thông tin về khách hàng: để có được chất lượng thẩm định tốt, dòi hỏi phải có một hệ thống thông tin tổng hợp rõ ràng, đầy đủ nên rất cần sự phối hợp của các ngân hàng. Trước hêt, các NHTM sẽ cùng hợp tác với NHNN đưa ra những chuẩn mực đánh giá chất lượng tín dụng của người đi vay. Trên cơ sở chuẩn mực đó, các ngân hàng sẽ cung cấp thông tin cho một ban đặc biệt của NHNN. Từ đó, bên trung gian thứ mua nợ
sẽ tham khảo những thông tin từ ban này để đưa ra một mức chiết khấu phù hợp nhất, đảm bảo thu nhập tương ứng rủi ro mà nhà đầu tư sẽ chấp nhận.
+ Thúc đẩy sự phát triển và sự ổn định của thị trường chứng khoán: tạo môi trường thuận lợi và chính sách phát triển để TTCK thật sự trơ thành kênh thu hút vốn đầu tư cũng như nơi cho các định chế tài chính thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài sản, nguồn vốn. Đa dạng hóa các loại hàng hóa trên TTCK, ngoài cổ phiếu, trái phiếu cần phát triển thêm các loại hàng hóa như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, v.v…
+ Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia chứng khoán hóa: công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và quỹ hỗ tương thường là những giới quan tâm nhiều nhất tới trái phiếu từ chứng khoán hóa, cho nên cần tập trung vào hướng giúp các định chế này tham gia mua chứng khoán.
+ Mở rộng đầu tư đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng: vấn đề chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển thực chất của ngân hàng kể cả trong trường hợp ngân hàng có trong tay công cụ chứng khoán hóa. Chứng khoán hóa có thể giúp ngân hàng loại trừ các khoản nợ quá hạn tồn đọng, tuy nhiên không phải bất kỳ khoản tín dụng nào chứng khoán hóa cũng giải quyết tốt. Nếu chất lượng tín dụng kém thì bên trung gian sẽ mua nợ của ngân hàng với một mức chiết khấu thấp, buộc ngân hàng có những mất mát nhất định.
KẾT LUẬN
Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính hiện đại và đang từng bước đạt được mức độ tăng trưởng thần kỳ. Với những nước có thị trường tài chính phát triển, chứng khoán hóa hoạt động dưới yêu cầu khắt khe nhưng không có nghĩa là nó không thể trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Sự thành công của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc thực hiên chứng khoán hóa đã chứng minh rằng chứng khoán hóa tại các doanh nghiệp và đặc biệt là tại các ngân hàng sẽ giúp họ có thể xoay chuyển nguồn vốn của mình một cách hiệu quả với chi phí thấp và quản lý khoản mục tài sản cũng như nguồn vốn tốt hơn. Trong thời điểm hiện nay, quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM đang được đặt ra hết sức cấp bách, thì chứng khoán hóa
được xem như một giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu xóa các khoản nợ tồn đọng, như một đòi hỏi khách quan từ thực tiễn Việt Nam.
Để có thể áp dụng thành công hơn nữa nghiệp vụ này trong các NHTM thì ngoài vai trò trực tiếp của các NHTM thì cần có sự khuyến khích từ phía Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các định chế tài chính khác trong nền kinh tế, hoàn thiện nên các chuẩn mực để dựa vào đó làm nên tảng cho phát triển mạnh mẽ kỹ thuật chứng khoán hóa.