1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ hệ THỐNG xếp HẠNG tín DỤNG nội bộ đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

22 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 693,02 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề tài: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Trần Huy Hoàng Nhóm thực hiện : Nhóm 7 Lớp : Ngân Hàng Ngày 2 Khóa : 21 Hệ : Sau Đại Học TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 - LỚP NGÂN HÀNG NGÀY 2 – K21 1. PHAN THỊ LAN ANH 2. LÊ VŨ HÀ 3. NGUYỄN PHẠM KIM YẾN 4. NGUYỄN SONG THÀNH TRUNG 5. NGUYỄN THỊ GIANG 6. NGUYỄN THỊ HẢI THƯ 7. HỒ KIM DUYÊN 8. VÕ VĂN HIẾU 9. TRẦN THỊ THẮM 10. NGUYỄN THỊ ANH THƯ 11. NGUYỄN HÀ TRUNG TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 2 1.1 Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 2 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng 2 1.1.2 Đặc điểm 2 1.2 Vai trò hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 2 1.3 Khung pháp lý tại Việt Nam 3 1.3.1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN 3 1.3.2 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: 3 1.3.3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN 3 1.4 Một số phương pháp XHTD nội bộ doanh nghiệp đang được áp dụng trên thế giới 3 1.4.1 Phương pháp chuyên gia 3 1.4.2 Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm 4 1.4.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số 4 1.5 Hệ thống XHTD nội bộ của một số quốc gia trên thế giới 4 1.5.1 Thực trạng hệ thống XHTD nội bộ của một số quốc gia trên thế giới 4 1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5 Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CHO DOANH NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 7 2.1 Sự cần thiết xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại Việt Nam 7 2.2 Thực trạng chung của việc sử dụng hệ thống XHTD nội bộcác NHTM Việt Nam 7 2.3 Tình hình hệ thống XHTD nội bộ và công tác phân loại nợ,trích lập dự phòng ở các NHTM VN hiện nay 7 2.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở một số NHTM Việt Nam tiêu biểu 9 2.4.1 Hệ thống XHTDNB cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 9 2.4.2 Hệ thống XHTDNB cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): 12 Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XHTD NỘI BỘ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 16 3.1 Đối với NHNN và Chính phủ 16 TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 3.2 Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần 16 KẾT LUẬN 18 TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 1 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Xếp hạng tín nhiệm nội bộ là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các ngân hàng thương mại đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có thể có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại so với các tổ chức xếp hạng quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ này đối với công tác quản trị rủi ro cũng như hoạt động bình ổn của ngân hàng, bài viết tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng hiện nay cũng như đánh giá công cụ này nhằm có cái nhìn rõ nét hơn về hệ thống có tầm quan trọng chiến lược trong việc phát triển bền vững của các ngân hàng. TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 1.1 Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. 1.1.2 Đặc điểm Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng - Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, được sử dụng nhằm đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng giới hạn cho vay phù hợp - Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. - Xếp hạng tín dụng không phải là lời khuyên tài trợ, đầu tư, mua, bán hoặc nắm giữ trái phiếu, các công cụ nợ. Chúng chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham khảo trước khi ra quyết định đầu tư, tài trợ. - Xếp hạng tín dụng không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai. 1.2 Vai trò hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống XHTD giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp cũng như phân biệt mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Hệ thống XHTD nội bộ giúp cho ngân hàng nhận ra chất lượng tín dụng thực sự của mình và qua đó sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong công tác quản trị điều hành. Phân loại nợ, trích lập dự phòng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn là căn cứ để các NHTM thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách hiệu quả, giảm thiểu những tổn thất tín dụng có thể xảy ra, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Phục vụ công tác thẩm định cho vay Hệ thống XHTD nội bộ giúp ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khác hàng những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi thực hiện việc cho vay. TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 3 Tăng cường khả năng kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay Việc đánh giá nợ vay theo một hệ thống rõ ràng minh bạch sẽ giúp ích nhiều cho công tác kiểm tra và thống kê số liệu tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời nhờ đó ngân hàng có thể tạo lập và quản lý danh mục tín dụng một cách hiệu quả hơn. 1.3 Khung pháp lý tại Việt Nam 1.3.1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng nêu rõ: tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Dự phòng bao gồm hai loại: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. 1.3.2 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493, nợ được phân loại thành năm nhóm như sau: nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2 – Nợ cần chú ý; nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn; nhóm 4 – Nợ nghi ngờ; nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Quyết định 18 đã bổ sung thêm quy định phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn so với Quyết định 493: “Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại”. Việc bổ sung này giúp TCTD hạn chế việc buộc phân loại các khoản nợ quá hạn vài ngày vì lý do khách quan không xuất phát từ khả năng không trả nợ đúng hạn của khách hàng. Khi có dấu hiệu cho thấy các khoản nợ đã không đủ các tiêu chuẩn thuộc nhóm 1 thì các TCTD phải lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản vay nợ đó. 1.3.3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN Ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ thay thế Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493.Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2013. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kể từ ngày 1/1/2014. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493 và Quyết định 18. Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 hầu như vẫn giữ như các quy định trước đây. Tuy nhiên, với các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) đã được Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều đối tượng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, trước đó, quyết định 493 không quy định cụ thể cách tính này. Ngoài ra, Thông tư 02 cũng ban hành thêm khái niệm "Tỷ lệ cấp tín dụng xấu" là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5. 1.4 Một số phương pháp XHTD nội bộ doanh nghiệp đang được áp dụng trên thế giới 1.4.1 Phương pháp chuyên gia TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 4 Một cách tổng quát, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ phân công một nhà phân tích đứng đầu, kết hợp với một đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng. i. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C. ii. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm việc phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 1.4.2 Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm Một số tổ chức xếp hạng khác thì hầu như chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng mà họ kết hợp chặt chẽ chúng trong một mô hình toán học. Thông qua mô hình, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ dựa chủ yếu trên các báo cáo tài chính được công bố kèm theo những điều chỉnh thích hợp. 1.4.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, và phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng. 1.5 Hệ thống XHTD nội bộ của một số quốc gia trên thế giới 1.5.1 Thực trạng hệ thống XHTD nội bộ của một số quốc gia trên thế giới a. Mỹ Tại Mỹ hiện có hai định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất và cũng lâu đời nhất thế giới, đó là Standard & Poor’s và Moody’s. Ngoài hai tổ chức trên, năm 1982, Duff and Phelps trở thành định mức tín nhiệm lớn nhất tại Mỹ và được gia nhập tổ chức NRSRO (Tổ chức thốngxếp hạng cấp quốc gia – Nationally Recognised Statistical Rating Organization). Việc đánh giáxếp hạng công ty do các tổ chức định mực tín nhiệm ở Mỹ tiến hành cũng tập trung vào 03 lĩnh vực chính : (1) Đánh giá môi trường ngành; (2) Đánh giá tình hình tài chính; (3) Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ngoài ba lĩnh vực nói trên, các tổ chức định mức tín nhiệm tại Mỹ còn đánh giá xếp hạng một lĩnh vực thứ tư, đó là khả năng quản lý của công ty. Việc đánh giá chất lượng quản lý tập trung vào việc xem xét cơ cấu tổ chức của công ty, các đặc điểm trong hoạt động TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 5 quản lý, phương pháp kiểm soát rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, quy trình quản lý và kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. b. Nhật Bản. Công ty định mức tín nhiệm thông tin đầu của Nhật Bản (R&I Rating & Investment Information). Đây là một công ty có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và hiện đang chiếm 75% thị phần trong việc định mức xếp hạng các trái phiếu dài hạn do các công ty Nhât Bản phát hành. Phương pháp xếp hạng cũng tập trung vào ba lĩnh vực chính : (1) Đánh giá môi trường ngành; (2) Đánh giá tình hình tài chính; (3) Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Thái Lan. Năm 1993, Ngân hàng trung ương Thái Lan phối hợp với công ty tài chính công nghiệp Thái Lan thành lập dịch vụ định mức tín nhiệm và thông tin Thái Lan (TRIS - viết tắt từ chữ Thai Rating & Information Services). TRIS sẽ đưa ra quyết định xếp hạng một công ty sau khi đã phân tích các yếu tố về số lượng và chất lượng tín dụng. Để đảm bảo tất cả các yếu tố chủ yếu đều được xem xét, quy trình phân tích của TRIS bao gồm phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh và phân tích ngành. Mỗi lĩnh vực TRIS sẽ đưa ra các công thức phân tích khác nhau. Mỗi chủ điểm của từng lĩnh vực cũng có công thức riêng, được áp dụng, cân nhắc tùy theo đặc điểm của hoạt động kinh doanh được xếp hạng. 1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. a/ Các NHTM xây dựng hệ thống XHTD của riêng mình: Mô hình tổ chức của các ngân hàng không giống như tổ chức của một công ty chuyên về xếp hạng tín nhiệm. Khác với các công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập, mục đích của các ngân hàng thương mại khi xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn là để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng. Kết quả xếp hạng tín nhiệm sẽ được các ngân hàng sử dụng để quyết định cấp tín dụng theo dõi khoản vay. b/ Cần thiết phải xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập: Hiện nay hệ thống định mức tín nhiệm bắt đầu thể hiện vai trò tại những thị trường vốn mới nổi trên khắp thế giới. Trong nhiều trường hợp xếp hạng tín nhiệm đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của những thị trường này. Ở nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý khác tự mình kiểm tra chất lượng tài chính của các công ty để xác định tư cách gia nhập thị trường, hoặc thường xuyên kiểm soát chất lượng tín dụng của các bên tham gia thị trường. Sự tham gia của hệ thống định mức tín nhiệm có thể giảm bớt chi phí quản lý, xoá bỏ những trở lực và giúp thị trường phát triển. c/ Xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay: Kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức trên thế giới cho thấy một hệ thống xếp hạng đầy đủ phải bao gồm việc đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản lý và nhiều yếu tố tác động khác… cho nên một hệ thống xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng cũng phải bao gồm các nội dung trên. TRUNG TÂM LUYỆN THI CAO HỌC Thầy TUẤN NGỌC – 0974.777.008 www.CaoHocKinhTeBachKhoa.vn CaoHocKinhTeBachKhoa@gmail.com o0o Có Thầy Tuấn Ngọc – Tự Tin Đậu Cao Học 6 d/ Tham khảo kết quả xếp hạng để quyết định đầu tư.Xếp hạng tín nhiệm khách hàng đã đánh giá về khả năng một người đi vay có thể thanh toán đúng hạn nợ gốc và lãi vay trong một thời gian tồn tại của nó, chính vậy căn cứ vào kết quả xếp hạng để quyết định đầu tư sẽ làm giảm chi phí, hạn chế rủi ro. [...]... quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu 2.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở một số NHTM Việt Nam tiêu biểu 2.4.1 Hệ thống XHTDNB cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): i Trình bày hệ thống Mô hình chấm điểm gồm 02 phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ BCTC của doanh nghiệp, ... TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CHO DOANH NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM Sự cần thiết xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại Việt Nam Quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi các Tổ chức tín dụng phải nâng cao trình độ và chất lượng quản trị nội bộ, đặc biệt là quản trị rủi ro theo hướng minh bạch, nhất quán và có tính định lượng Xếp hạng tín dụng (XHTD)... Học ii Đánh giá hệ thống a Những thành tựu: - Cải tiến được nhiều nội dung so với hệ thống XHTD cũ Hệ thống cũ Không xếp hạng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ Không xếp hạng doanh nghiệp mới thành lập Hệ thống mới Bổ sung bộ chỉ tiêu khách hàng siêu nhỏ Không phân biệt khách hàng thông thường khách hàng tiềm năng Phân biệt khách hàng thông thường, khách hàng tiềm năng Bổ sung bộ chỉ tiêu khách hàng mới... phương pháp xếp hạng tín dụng Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này, đồng thời có thể áp dụng các điều... hợp với các phòng giao dịch có số lượng nhân sự hạn chế  Chưa chấm điểm được các doanh nghiệp siêu nhỏ chưa quan hệ với Vietcombank do thiếu bộ chỉ tiêu Vì vậy, cần phải xây dựng một bộ chỉ tiêu chấm điểm các khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ có khoản vay nhỏ nhằm đánh giá khách hàng chính xác và tăng khả năng phục vụ khách hàng 2.4.2 Hệ thống XHTDNB cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngân hàng. .. của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 6/2008, các NHTM sẽ phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Muốn thực hiện được Điều 7 thì phải xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng. .. dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo yêu cầu của Quyết định 493 Nhưng các hệ thống này đa phần còn đơn giản, chủ yếu sử dụng cho công tác thẩm định cho vay nội bộ ngân hàng, không đáp ứng được yêu cầu của NHNH cho công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng Ngân hàng BIDV là ngân hàng đầu tiên hoàn chỉnh và được chấp thuận áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình cho công... hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ MB" Cuối năm 2008, Ngân hàng Quân Đội đã hoàn chỉnh hệ thống xếp hàng tín dụng của mình và được chấp thuận áp dụng cho công tác phân loại nợ Đây là NHTM đầu tiên trong nước thực hiện thành công hệ thống này Mới đây, đến lượt VIB là ngân hàng thứ 3 được sự cho phép của NHNH áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng của mình vào thực tế Nhiều ngân hàng khác cũng... của ngân hàng, đòi hỏi doanh nghiệp được xếp hạng phải thỏa măn một số điều kiện nhất định (về qui mô, về thông tin ), mà những yêu cầu này, vượt khả năng của các NHTM Thứ tư; mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống. .. Cao Học của doanh nghiệp và quan hệ với ngân hàng trong kho ảng thời gian dài Hệ thống xếp hạng của Habubank phần nào đã thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng từ đó làm cơ sở để nhận định đánh giá về khả năng trả nợ, m ức độ tín nhiệm của khách hàng trong tương lai - Hệ thống giúp nâng . CHÍ MINH Đề tài: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên. ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CHO DOANH NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 2.1 Sự cần thiết xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại Việt Nam

Ngày đăng: 09/01/2014, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w