Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
801 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂNTÍCHRỦIROTHANHKHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠIVIỆTNAMHIỆNNAY Giáo viên hướng dẫn : Học viên thực hiện: PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG Nguyễn Hoàng Khen - MSHV 2611049 Vưu Dương Thảo Nguyên - MSHV 2611067 Nguyễn Phạm Yến Nhi - MSHV 2611068 Phan Văn Tạo - MSHV 2611086 Nguyễn Thị Thu Vỹ - MSHV 2611113 Lớp: Cao Học TCNH – K18 TIỂU LUẬN NHÓM Cần Thơ, Năm 2012 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦIROTHANHKHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Ở VIỆT NAM…… 6 2.1 TÍNH THANH KHOẢN………………………… ……………………….6 2.2 RỦIROTHANH KHOẢN……………………………… ……………… .6 2.2.1 Khái niệm rủi ro……………………………… .……………………… .6 2.2.2 Khái niệm rủirothanh khoản…………………………………………….6 2.2.3 Nguyên nhân của rủirothanh khoản………………………….………….6 2.3 CUNG CẦU THANH KHOẢN…………………………………………… .7 2.3.1 Cung thanh khoản……………………………………………………… .7 2.3.2 Nhu cầu về thanh khoản………………………………………………….7 2.3.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản……………………………………… .8 2.4 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦIROTHANH KHOẢN…………………….8 2.4.1 Những nguyên tắc về quản trị thanh khoản………………………………8 2.4.2 Chiến lược quản trị thanh khoản…………………………………………9 2.4.3 Phương pháp dự báo thanh khoản…………………………………… 11 2.4.3.1 Phương pháp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn……………….….11 2.4.3.2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn………………………………….13 2.4.3.3 Phương pháp dựa vào các chỉ số đánh giá thanh khoản………….…14 2.4.3.4 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản.…15 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ RỦIROTHANHKHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Ở VIỆTNAMHIỆNNAY 16 3.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHTM VIỆTNAM 16 3.2. THỰC TRẠNG VỀ RỦIROTHANHKHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Ở VIỆTNAMHIỆNNAY .19 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦIROTHANHKHOẢNTẠICÁC NHTM VIỆTNAM .25 4.1 ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC 27 4.2 ĐỐI VỚI CÁC NHTM .27 4.2.1 Thực hiện tốt quản lý rủiro lãi suất khe hở lãi suất .28 4.2.2 Thực hiện tốt quản lý rủiro kỳ hạn 28 1 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM 4.2.3 Thực hiệncác biện pháp hạn chế rủiro 28 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .31 2 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM DANH MỤC BẢNG Bảng 1: 21 Bảng 2: 22 Bảng 2: 23 3 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trong lịch sử kinh tế thế giới, ngânhàngthươngmại là một trong những ngành kinh doanh lâu đời. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ ngânhàng cũng rất phong phú và trở thành một trong các định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngânhàng là nơi nhận tiền gửi, nơi cung cấp vốn, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đồng thời cũng là cầu nối giữa thị trường tài chính quốc gia và quốc tế. Hệ thống ngânhàng quốc gia hoạt động lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bố và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Chính vì vai trò chủ chốt đó nên sự vững mạnh và thịnh vượng của hệ thống ngânhàng là điều cốt yếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các dịch vụ của ngân hàng. Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngânhàng thì ba mục tiêu: an toàn, sinh lợi, thanhkhoản là ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà quản trị ngânhàng đặt ra. Trong đó vấn đề thanhkhoản là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Những vấn đề mấu chốt của quản trị thanhkhoản là dự đoán, ngăn ngừa, và hạn chế được rủirothanh khoản. Thanhkhoản và quản trị rủirothanhkhoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngânhàngthươngmại nào. Ngày nay trước những biến động không ngừng của nền kinh tế, trước những biện pháp can thiệp vào thị trường của Chính phủ cũng như của Ngânhàng Nhà nước (NHNN) thì hoạt động kinh doanh của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm như ngânhàng cũng gặp nhiều biến động. Cụ thể nhất là gần đây khi NHNN quyết định giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm ngânhàng và giảm trần lãi suất xuống liên tục thì nguy cơ tiềm ẩn rủirothanhkhoản trong từng ngânhàng ngày càng tăng. Nhiều ngânhàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanhkhoản (liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc cácngânhàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanhkhoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủiro trong quản trị thanhkhoản của cácngânhàngthươngmại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanhkhoản bằng các 4 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của cácngânhàngthươngmại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Đây là rủiro mà mọi ngân hàng, mọi quốc gia đều quan tâm theo dõi và quản lý chặt chẽ từng ngày từng giờ, bởi vì rủirothanhkhoản xảy ra thì sẽ có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến sự phá sản của một ngânhàng do mất khả năng thanh toán. Do đó, vấn đề thanhkhoản trong ngânhàng luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý kinh tế, các nhà quản trị ngân hàng. Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tíchrủirothanhkhoảntạicác NHTM ViệtNamhiện nay”. CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦIROTHANHKHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Ở VIỆTNAM 5 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM 2.1 TÍNH THANHKHOẢN - Xét về góc độ tài sản: Thanhkhoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Tiêu chí đo lường tính thanhkhoản của tài sản thông qua: thị trường giao dịch, chi phí giao dịch, thời gian giao dịch. - Xét về góc độ ngân hàng: Thanhkhoản là khả năng ngânhàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Khả năng và yêu cầu về thanhkhoản thể hiện trong nguồn cung và nhu cầu thanh khoản. 2.2 RỦIROTHANHKHOẢN 2.2.1 Khái niệm rủiro - Theo trường phái truyền thống, rủiro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủiro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủiro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. - Theo trường phái hiện đại, rủiro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủiro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủiro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. 2.2.2 Khái niệm rủirothanhkhoảnRủirothanhkhoản là rủiro xảy ra khi ngânhàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủirothanhkhoản xảy ra khi ngânhàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. 2.2.3 Nguyên nhân của rủirothanhkhoản - Một là, do mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngânhàng tận dụng quá nhiều nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào cho việc vay hay cáckhoản đầu tư khác có thời hạn 6 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM dài. Do đó luồng tiền đem đầu tư chưa thu hồi về để hoàn trả lại cho người gửi tiền, hay các tổ chức tín dụng cho vay tiền… - Hai là, do sự thay đổi về lãi suất thị trường, nhất là đối với cáckhoản tiền gửi. Khi lãi suất tiền gửi giảm, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngânhàng để đầu tư vào lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao hơn. Như vậy, nhu cầu thanhkhoản lúc đó sẽ tăng nhanh buộc ngânhàng phải tăng nguồn ngân quỹ để đáp ứng kịp thời. Hơn nữa, những thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường cáctài sản, đặc biệt là các giấy nợ mà ngânhàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanhkhoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. - Ba là, do cácngânhàng có chiến lược quản trị thanhkhoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanhkhoản thấp, dự trữ ngânhàng không đủ cho nhu cầu chi trả. Mất cảnh giác đối với vấn đề thanhkhoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Một trong những nhiệm vụ của các nhà quản trị thanhkhoản là duy trì mối quan hệ gần gũi với những khách hàng gửi tiền lớn và khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn để biết được nhu cầu, thời gian rút vốn của họ. 2.3 CUNG CẦU THANHKHOẢN 2.3.1 Cung thanhkhoản Nguồn cung về thanhkhoản cho ngânhàng bao gồm: - Cáckhoản tiền sẽ nhận được trong kỳ. (S1) - Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng. (S2) - Cáckhoản tín dụng sẽ thu về trong kỳ. (S3) - Bán cáctài sản mà ngânhàng đang nắm giữ. (S4) - Vay mượn nhanh chóng từ thị trường tiền tệ. (S5) 2.3.2 Nhu cầu về thanhkhoản Nhu cầu thanhkhoản của ngânhàng bắt nguồn từ: - Việc khách hàng rút cáckhoản tiền gửi. (D1) - Những khoản vay vốn đột xuất của khách hàng. (D2) - Thực hiệnthanh toán cáckhoản phải trả khác. (D3) - Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng. (D4) - Thực hiện chia cổ tức cho cổ đông. (D5) 7 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM 2.3.3 Đánh giá trạng thái thanhkhoản Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanhkhoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanhkhoản ròng và có thể được tính như sau: N LP = Net Liquidity Position (trạng thái thanhkhoản ròng) N LP = ΣSi - ΣDi Nếu : N LP > 0: Ngânhàng ở trong tình trạng thừa khả năng thanh toán, thặng dư trong thanhkhoản (Liquidity surplus). Nhà quản trị ngânhàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanhkhoản trong tương lai. N LP < 0: Ngânhàng ở trong tình trạng thiếu hụt khả năng thanhkhoản (Liquidity deficit). Nhà quản trị phải xem xét quyết định nguồn tài trợ thanhkhoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. N LP = 0: Ngânhàng có khả năng cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là trạng thái rất khó xảy ra trong thực tế. 2.4 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦIROTHANHKHOẢN 2.4.1 Những nguyên tắc về quản trị thanhkhoản Một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo được đưa ra cho nhà quản trị ngânhàng về tính thanhkhoản của ngânhàng như sau: - Nhà quản trị thanhkhoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngânhàng và điều phối hoạt động các bộ phậnnày với nhau. - Nhà quản trị thanhkhoản cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng. Từ đó người quản trị có thể hoạch định được chiến lược thanhkhoản cho ngân hàng. - Khả năng thanhkhoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà quản trị ngânhàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanhkhoản của ngân hàng. Thừa thanhkhoản hay thiếu thanhkhoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. 2.4.2 Chiến lược quản trị thanhkhoản a) Chiến lược quản trị thanhkhoản từ bên trong (tài sản) 8 GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TIỂU LUẬN NHÓM Cách tiếp cận truyền thống nàythường được các nhà quản trị ngânhàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản một cách chủ động. Chiến lược này đòi hỏi ngânhàng dự trữ thanhkhoản dưới hình thức tài sản có tính thanhkhoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoánngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngânhàng bán cáctài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanhkhoản được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanhkhoản theo hướng này được gọi là sự chuyển dịch tài sản bởi vì ngânhàng tăng nguồn cung cấp thanhkhoản bằng cách bán cáctài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Một tài sản có tính thanhkhoản cao có những đặc điểm sau: - Có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. - Không bị thiệt hại về giá cả khi bán tài sản. - Khi cần có thể mua lại dễ dàng với chi phí hợp lý. Những tài sản có tính thanhkhoản cao nhất là những giấy nợ ngắn hạn hoặc do những chủ thể uy tín phát hành như tín phiếu kho bạc, cáckhoản vay ngânhàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tạicácngânhàng khác … Như vậy, trong chiến lược quản trị thanhkhoản dựa vào tài sản, một ngânhàng được coi là quản trị tốt nếu có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanhkhoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển dịch tài sản có những nhược điểm như sau: - Khi bán tài sản cũng có nghĩa là ngânhàng mất nguồn thu nhập mà cáctài sản này tạo ra. Như vậy, chi phí cơ hội đối với ngânhàng để dự trữ khả năng thanhkhoản bằng tài sản khá cao. - Đối với ngânhàng phải chi trả cho các chi phí giao dịch chuyển tài sản, chẳng hạn như chi phí giao dịch chuyển cho người môi giới chứng khoán. - Ngânhàng sẽ bị tổn thất vốn đáng kể nếu cáctài sản cần bán có sự giảm giá trên thị trường. - Những tài sản có tính thanhkhoản càng cao thì khả năng sinh lãi thường thấp. Nếu ngânhàng đầu tư nhiều vào tài sản có tính thanhkhoản cao thì ngânhàng buộc phải bỏ đi lợi nhuận cao hơn tạo ra từ những tài sản khác. b) Chiến lược quản trị thanhkhoản từ bên ngoài (nguồn vốn) 9