1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại

28 472 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 502,65 KB

Nội dung

Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 1 PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về thanh khoảnrủi ro thanh khoản: ** Thanh khoản: Theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai cách tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của một ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. ** Rủi ro thanh khoản: Là rủi rongân hàng thiếu khả năng thanh toán, do: không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng mà ngân hàng đã cam kết với khách hàng. 1.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản: ** Một số nguyên nhân cơ bản: - Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. - Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 2 đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. - Các NHTM đã không thực hiện chính sách quảnrủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng - Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân quan trọng, vì bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh, khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn. ** Hậu quả: - Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên và ngày càng nghiêm trọng. - Nguồn vốn tiền gởi sẽ bị sụt giảm một cách có hệ thống. - Giảm hiệu quả kinh doanh do phải đối phó với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. - Uy tín các ngân hàng bị giảm sút và có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch hoặc bị phá sản. 1.3 Cung và cầu về thanh khoản: Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung - cầu về thanh khoản. Cung về thanh khoản: là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng. Cầu về thanh khoản: là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng. Cầu về vốn khả dụng xuất hiện từ 2 nguồn chính: (1) Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gửi và (2) Yêu cầu tín dụng từ những khách hàngngân hàng mong muốn đáp ứng, có thể dưới hình thức một món vay mới, tái gia hạn những hợp đồng tín dụng đến hạn, hay rút vốn theo hạn mức tín dụng. Bảng: Cung và cầu thanh khoản trong ngân hàng Nguồn cung vốn thanh khoản Nguồn cầu thanh khoản Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 3 Tiền gởi của khách hàng Khách hàng rút tiền từ tài khoản Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gởi Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao Thanh toán nợ của khách hàng Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi Bán tài sản Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ Vay từ thị trường tiền tệ Thanh toán cổ tức bằng tiền Nguồn: Peter S. Rose, Commercial bank management, (Bản dịch của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội), Nhà xuất bản Tài chính, 2001, trang 416 1.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau: NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:  Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. Nếu thừa với số tiền lớn, ngân hàng phải có biện pháp khắc phục để giảm thặng dư thanh khoản: - Đầu tư tài chính ngắn hạn: mua chứng từ có giá trên thị trường mở, đầu tư vào các công cụ của thị trường tiền tệ. - Cho vay trên thị trường tiền tệ, thông qua thị trường liên ngân hàng. - Chuyển đổi dự trữ sơ cấp thành dự trữ thứ cấp qua việc mua Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng trung ương.  Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 4 Nếu thiếu hụt với số lượng lớn, ngân hàng phải có biện pháp khắc phục ngay như sau: - Cơ cấu lại dự trữ cho hợp lý: chuyển đổi dự trữ thứ cấp thành dự trữ sơ cấp (bán những công cụ tài chính với phương thức giao dịch hợp lý), chuyển đổi khoản mục đầu tư theo hướng bán chứng từ có giá dài hạn, lấy tiền mua chứng từ có giá ngắn hạn. - Tăng cường huy động vốn bằng chính sách lãi suất (tăng lãi suất tiết kiệm, áp dụng lãi suất bậc thang…), khuyến mãi, dự thưởng… - Đi vay trên thị trường tiền tệ: vay NHNN (cầm cố chứng từ có giá, vay chiết khấu hoặc tái chiết khấu có kỳ hạn, vay lại theo hồ sơ tín dụng), vay các tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường liên ngân hàng.  Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế. 1.5 Các phương pháp quảnrủi ro thanh khoản: 1.5.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh (tùy thuộc vào chiến lược thanh khoản) sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. 1.5.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay - Tỷ lệ tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán. - Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. (Tham khảo chi tiết tại khoản điều 12 Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010). 1.5.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản: Có bốn phương pháp dự báo thanh khoản: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 5 và sử dụng vốn; Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn; Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống và Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Trong phạm vi của đề tài, nhóm chỉ tập trung phân tích thanh khoản thông qua các hệ số. Nên nhóm xin trình bày chi tiết phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàngcác chỉ số trung bình trong ngành. Năm chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng: Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính Trạng thái tiền mặt = Tài sản “Có” Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:  Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi. - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác.  Các yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu (tiền đang chuyển). - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gử i trước hạn. Chứng khoán CP Chứng khoán có tính thanh khoản = Tài sản “Có” Tỷ lệ chứng khoán chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt. Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 6 Tổng cho vay qua đêm - tổng nợ qua đêm Vị trí thanh khoản = cho vay qua đêm Tài sản “Có” Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng. Giá trị chứng khoán đã cầm cố Tỷ số chứng khoán cầm cố = Tổng giá trị chứng khoán Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này giảm. Tiền gửi giao dịch Tỷ số thành phần tiền biến động = Tổng số tiền gửi Tỷ số này giảm thể hiện yêu cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền gửi tăng. Thanh khoảnquản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Trong thời gian qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích nhóm tính thanh khoản trong nhóm ngân hàng nhỏ. Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 7 PHẦN 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (giai đoạn 2009 – 2011) 2.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 2.1.1 Bức tranh tổng quan Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả chức năng của ngân hàng thương mạingân hàng trung ương, sang hệ thống ngân hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào thị trường từ năm 1994. Vào giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu cải cách hệ thống ngân hàng, cả cấp độ Ngân hàng Nhà nước và cấp độ ngân hàng thương mại. cấp độ Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động cải cách được thực hiện để hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Cơ chế quản lý của ngân hàng trung ương đã được cải thiện đáng kể thông qua việc xoá bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng được cải thiện. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các văn bản pháp lý hỗ trợ khác cũng được ban hành để đáp ứng với sự phát triển mới của hệ thống ngân hàng và toàn bộ khu vực tài chính. cấp độ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước được khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của Ngân hàng người nghèo, tiền thân của Ngân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là Ngân hàng phát triển. Các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để vượt qua Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 8 những khó khăn và sự đổ vỡ vào những ngày đầu mới thành lập. Quản trị ngân hàng cũng đã được cải thiện với việc ban hành mẫu điều lệ mới cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại bỏ những ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém không có khả năng tồn tại. Kết quả, quan niệm thương mại trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực ngân hàng đã được củng cố và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi khu vực xãy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho một khu vực ngân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hoá khu vực ngân hàng thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở thương mại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn bị hội nhập quốc tế. Hiện tại có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 35 ngân hàng TMCP, 1 ngân hàng chính sách, 50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Giai đoạn 1998-2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp, dưới 7%/năm. Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy giảm. Không thể phủ nhận những thành công được mang lại từ chính sách đó. Nhưng nguyên nhân của mức tăng giá “chóng mặt” năm 2004 là do cầu kéo, có thể được giải thích một phần từ việc thực thi chính sách được đề cập trên đây. Từ năm 2002-2008, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế phát triển nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn. Trong giai đoạn này, số lượng ngân hàng Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 9 giảm so với giai đoạn trước, do nhu cầu hợp nhất sáp nhập để nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng choc ho đòi hỏi ngày càng tăng của nền kinh tế. Sang năm 2009, Chính phủ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế một cách hiệu quả và hướng đến tăng trưởng bền vững Theo Tổng cục Thống kê. Các quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và 497/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp cả ngắn hạn lẫn trung hạn, hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn đã phát huy tác dụng rất lớn. Thêm vào đó, quyết định số 2072/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất 2% tạo “bước đệm” cần thiết cho nền kinh tế. Nguồn vốn tập trung đúng hướng là yếu tố then chốt giúp kinh tế Việt Nam giảm thiểu được tác động của suy thoái và từng bước phục hồi vững chắc. Năm 2010 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001- 2010. Đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020. Chính vì thế, chính phủ, ngân hàng nhà nước tiếp tục có những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như ban hành Thông tư số 12/2010/TT- NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận, 2 lần điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ nhằm kềm chế nhập siêu, . hướng đến việc kềm chế lạm phát mức 8%. 2.2 Thực trạng về tính thanh khoản của nhóm các NH VN 2.2.1. Sơ lược về các ngân hàng: TỶ ĐỒNG Ngân Hàng VCSH Vốn Điều Lệ Tổng Tài Sản 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Eximbank 13,353 13,505 16,313 8,800 10,560 12,355 65,448 131,105 183,680 ACB 10,106 11,196 11,959 7,814 9,276 9,376 167,881 205,102 281,019 OCB 2,330 3,140 3,751 2,000 2,635 3,000 12,686 19,690 25,424 Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 6 TCDN D2 Trang 10 Ngân Hàng VCSH Vốn Điều Lệ Tổng Tài Sản HDBANK 1,796 2,357 3,547 1,550 2,000 3,000 19,127 34,389 45,025 NGÂN HÀNG EXIMBANK:  Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.  Tên giao dịch: VIET NAM EXPORT IMPORT COMERCIAL JOINT STOCK BANK  Tên viết tắt: EIB  Vốn điều lệ: 12.355 tỷ VND  Lịch sử hình thành và phát triển: Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm . NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU  Tên: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu  Tên viết tắt: ACB  Vốn điều lệ: 9.376 tỷ đồng  Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/06/1993. Qua 17 năm thành lập và phát triển ACB hiện đang dẫn đầu trong hệ thồng NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Trong những năm gần đây ACB liên tục nhận được giải thưởng Ngân Hàng Tốt Nhất Việt Nam do các tạp chí tài chính danh giá trao tặng như: Asiamoney, FinanceAsia, The Asia Banker, Global Finance, Euromeney… NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG:  Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP PHƯƠNG ĐÔNG  Tên giao dịch: ORIENTAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK  Tên viết tắt: OCB  Vốn điều lệ: 3.000 tỷ VND  Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w