Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại (Trang 25 - 26)

V. THỰC TRẠNG BẢO LÃNH TẠI NHTM

3. Đánh giá chung:

3.1. Những kết quả đạt được:

BL đem lại nguồn thu nhập cho NH. Ta có thể nhận thấy điều đó qua doanh thu từ hoạt động BL liên tục tăng qua các năm. Đây là một dịch vụ có tiềm năng rất lớn.

BL giúp NH đa dạng hóa sản phẩm của mình, càng có nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng, NH càng có lợi thế thu hút thêm nhiều khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác.

BL đã giúp cho bên được bảo lãnh có thể tiếp cận được với những dự án, những hợp đồng…ngay cả khi họ chưa có đủ uy tín đối với đối tác, cho dù họ hoàn toàn có khả năng và phương tiện thực hiện hợp đồng.

Có bảo lãnh bên nhận bảo lãnh sẽ ít có nguy cơ bị thiệt hại hơn bởi tổ chức bảo lãnh là một tổ chức được họ tín nhiệm.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân về DVBL của NHTM

DVBL còn khá mới nên việc áp dụng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó do việc chưa xây dựng đồng bộ các luật, nghị định, thông tư, quy chế trong bảo lãnh nên DVBL của NHTM Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các văn bản pháp quy của nước ta về hoạt động kinh tế chưa rõ ràng cụ thể và thường xuyên thay đổi; các văn bản của các bộ, các ngành thường chồng chéo và chưa đồng bộ. Do vậy, khi xin bảo lãnh khách hàng thường phải lo liệu qua nhiều thủ tục tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh.Quy mô bảo lãnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường hiện nay. Công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường và các chính sách khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức.

DVBL của NHTM Việt Nam còn gặp rất nhiều rủi ro. Sau khi ngân hàng đã tiến hành bảo lãnh tức là đã chấp nhận đơn xin bảo lãnh của nguời xin bảo lãnh và có trách nhiệm thực thi nghiệp vụ bảo lãnh nếu người vay không trả được nợ. Do đội ngũ cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, khả năng điều hành còn hạn

26

chế… nên chưa kiểm tra, đánh giá chính xác đối tượng mà mình bảo lãnh. Điều đó dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi khách hàng làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng phá sản, không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay của mình, nhiều khi dẫn đến tình trạng thiếu tiền chi trả cho khách hàng của ngân hàng, gây mất lòng tin ở khách hàng…

DVBL của NHTM Việt Vam chưa đáp ứng được một số nhu cầu của khách hàng. Khả năng nắm bắt diễn biến thông tin thị trường còn chậm.

Các tranh chấp, khởi kiện về biện pháp bảo lãnh ngày càng gia tăng, mâu thuẫn giữa các văn bản áp dụng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)