GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤBẢO LÃNH TẠI CÁC NHTM

Một phần của tài liệu bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

BẢO LÃNH TẠI CÁC NHTM

1. NHTM phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến dịch vụ BLNH

Bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín; mà trong đó ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi ký kêt hợp đồng bảo lãnh. Do đó, bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng. Như vậy thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng có thể thu được một nguồn thu nhập cao mà không phải bỏ vốn như hoạt động cho vay và đầu tư. Do đó ngân hàng nên mở rộng hoạt động bảo lãnh bằng việc phát triển thêm các loại hình bảo lãnh mới, đồng thời phát triển các dịch vụ hiện có.

2. Hoàn thiện và bổ sung quy trình bảo lãnh

- Để đạt được phương châm “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” thì NH phải có một quy trình bảo lãnh gọn nhẹ, thuận tiện, nhanh chóng giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

- NH cần cải tiến đẩy nhanh quá trình thẩm định, hiện nay khoảng 30 ngày, cần nghiên cứu rút xuống dưới 15 ngày nhưng vẫn bảo đảm an toàn và không để mất đi cơ hội kinh doanh.

27

- Ngân hàng phải cập nhật thường xuyên và đầy đủ những điều chỉnh, thay đổi trong các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động Marketing

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông qua website của ngân hàng. Đồng thời ứng dụng công nghệ Marketing hỗn hợp, giới thiệu các loại hình dịch vụ mới với khách hàng.

4. Chính sách khách hàng

a. Đối với nhóm khách hàng thường xuyên (khách hàng truyền thống).

Có các chính sách ưu đãi thích hợp để giữ gìn như:

 Phí bảo lãnh có thể linh động hơn, xây dựng hạn mức bảo lãnh cao hơn mức cho phép hiện nay và trình lên NH cấp trên xem xét.

 Ưu tiên khi khách hàng truyền thống yêu cầu bảo lãnh, loại bỏ một số thủ tục rườm rà không cần thiết.

b.Đối với nhóm khách hàng mới, cần thiết lập quan hệ bảo lãnh với ngân hàng

Có chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu hút khách hàng, tìm mọi biện pháp để NH đem lại lợi ích cho khách hàng nhiều nhất.

Lắng nghe ý kiến và tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là bạn vì không có khách hàng thì không có NH.

Tận tình giúp đỡ khi khách hàng gặp khó khăn, cùng khách hàng tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, như thế sẽ có lợi cho cả khách hàng và NH

5. Nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Để duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng thì ngoài các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ lệ phí, chế độ ưu đãi…còn có một yếu tố không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng. Do đó, để tạo

28

thiện cảm đối với khách hàng phải có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, cởi mở. Hoạt động ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro rất cao mà trong đó bảo lãnh là một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, để tìm kiếm và lựa chọn khách hàng phát hành bảo lãnh an toàn và hiệu quả đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải biết thu thập và xử lý thông tin, phân tích, đánh giá và vận dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả. Do đó cần phải có chiến lược nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện nghiệp vụ ngân hàng:

 Chuyên môn hoá hoạt động của các cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụbảo lãnh bằng cách lập một bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh thay vì gộp chung nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng như hiện nay.

 Xây dựng hệ thống gồm nhiều chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng trình độ năng lực của cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng để phân loại các cán bộ nhân viên theo từng trình độ để tiến hành việc đào tạo đúng đối tượng và đúng nhu cầu giúp cho việc đào tạo cán bộ nhân viên của ngân hàng được hiệu quả hơn.

 Tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh thông qua cácchương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến công tác đào tạo tại chỗ. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

29

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu BLNH, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, bản chất, ý nghĩa cũng như căn cứ phân loại các loại BLNH trên thị trường hiện nay. Đồng thời qua phân tích tình hình, thực trạng về DVBL của các NHTM Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn trong BLNH và những nguyên nhân làm cho DVBL của NHTM Việt Nam còn kém phát triển. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp phát triển và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ này, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

30

Nếu các NHTM có chiến lược hợp lý để phát triển loại hình dịch vụ này thì nó sẽ đem lại nguồn thu lớn cho NH cũng như cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng,tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch, hợp đồng diễn ra, tạo nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây là một loại hình sẽ có rất nhiều tiềm năng đang cần được khai thác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NHNN và luật các TCTD.

2. Tài liệu nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương (SGCTNH).

3. Quy chế bảo lãnh Ngân hàng.

Một phần của tài liệu bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)