Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 1Mục lục
Lời cảm ơn 4
Phần mở đầu 5
1.Lý do chọn đề tài 5
2.Mục đích 5
3.Đối tượng nghiên cứu 5
4.Phạm vi nghiên cứu 5
5.Phương pháp nghiên cứu 6
6 Nội dung của khoá luận 6
Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 7
1.1.1 Khái niệm về du lịch 7
1.1.2 Các loại hình du lịch chính 8
1.1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên 8
1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 8
1.1.3 Khái niệm về khách du lịch 10
1.2 Nhu cầu du lịch 10
1.2.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch 10
1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch 11
1.3 Một số vấn đề về lữ hành và kinh doanh lữ hành 13
1.3.1 Khái niệm lữ hành 13
1.3.2 Sự ra đời hoạt động kinh doanh lữ hành 13
1.3.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành 15
1.3.4 Doanh nghiệp lữ hành 16
1.3.4.1 Định nghĩa 16
1.3.4.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 16
1.3.4.3 Phân loại doanh nghiệp lữ hành 16
1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành 18
1.4.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 18
1.4.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành 18
1.4.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành 18
1.4.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 19
1.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành 19
Trang 21.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 22
1.5.1 Doanh thu 22
1.5.2 Chi phí 23
1.5.3 Lợi nhuận 23
1.5.4 Tổng số lượt khách, tổng số ngày khách thực hiện 24
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng 26
2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng 26
2.1.1 Quá trình hình thành 26
2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh lữ hành 26
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 27
2.1.4 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.4.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty 28
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 30
2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 32
2.2.1 Kết quả kinh doanh 32
2.2.1.1 Kết quả kinh doanh của công ty 32
2.2.1.2 Doanh thu 34
2.2.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung 38
2.2.2 Phân tích cơ cấu khách của công ty 38
2.2.2.1 Thị trường khách 38
2.2.2.2 Phân tích cơ cấu khách theo các loại 40
2.2.3 Phân tích các chương trình du lịch của công ty 42
2.2.3.1 Đặc điểm tour, các bước xây dựng tour trọn gói 42
2.2.3.2 Giá tour 44
2.2.3.3 Tổ chức thực hiện tour 48
2.2.4 Đánh giá về hoạt động Marketing của công ty 49
2.2.4.1 Về sản phẩm 50
2.2.4.2 Chính sách phân phối sản phẩm 52
2.2.4.3 Công tác tuyên truyền quảng cáo 53
2.2.4.4 Chính sách giá 55
2.2.5 Đánh giá về đội ngũ lao động 55
Trang 32.2.5.1 Đánh giá về cơ cấu lao động 55
2.2.5.2 Đánh giá về đội ngũ Hướng dẫn viên 56
2.2.6 Đánh giá hoạt động điều hành của công ty 57
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng 59
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty 59
3.1.1 Thuận lợi 59
3.1.2 Khó khăn 61
3.2 Phương hướng mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp 62
3.2.1 Phương hướng đến năm 2010 62
3.2.2 Mục tiêu 63
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 64
3.3.1 Mở rộng thị trường và tăng cường quảng cáo 64
3.3.2 Đa dạng hoá sản phẩm 67
3.3.3 Chính sách giá 68
3.3.4 Nâng cao chất lượng lao động 69
3.3.5 Tăng cường liên kết kinh doanh 70
3.3.6 Đầu tư mỏ rộng lĩnh vực kinh doanh 71
3.3.7 Đề nghị với nhà nước và thành phố Hải Phòng 71
Kết luận 73
PHỤ LỤC 74
Tài liệu tham khảo 75
Trang 4Lời cảm ơn
Trước hết em xin chân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáotrong trường và đặc biệt là các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tại trường
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy TS Tạ Duy Trinh đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phẩn du lịch HoaPhượng đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cung cấp cho em thông tin trong thờigian em nhận đề tài khoá luận
Trong thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế nên bài khoá luậnkhông tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy cô và các bạn giúp cho em hoàn thiện bài viết này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Thị Lệ Quyên
Trang 5Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài.
Ngày nay trên thế giới du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sốngcủa con người Nhiều quốc gia phát triển ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trongnền kinh tế quốc dân Ở Việt Nam cũng vậy, tuy là ngành kinh tế còn non trẻnhưng tầm quan trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay cùng với sự ưu đãi,khuyến khích của nhà nước về phát triển ngành du lịch thì một chiến lược kinhdoanh đúng đắn càng trở nên cấp thiết đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại vàphát triển Để duy trì và tăng trưởng đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành luôn phảinâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tớimục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn làvấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn đểdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
Vi vậy, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng em đãlựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tạicông ty cổ phần du lịch Hoa Phượng”
2 Mục đích.
Trên cơ sở thực tế của công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng để đề ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty
3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành của công
ty cổ phần du lịch Hoa Phượng trong 3 năm 2006, 2007, 2008
Trang 6Điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá, dùng biểu đồ, sơ đồ đểbiểu đạt.
6 Nội dung của khoá luận.
Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần dulịch Hoa Phượng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tạicông ty cổ phần du lịch Hoa Phượng
Trang 7Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành
kỷ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc, thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âubắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thôngvận tải phát triển và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của Hãng du lịch ThomasCook – người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch ngày nay Nhưng
du lịch chỉ sự thực phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷ
XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 đem lại những thành quả tolớn về kinh tế xã hội Nền kinh tế thế giới đã phát triển ở mức độ cao, khoa họccông nghệ phát triển như vũ bão, mức sống dân cư trên thế giới được nâng lênnhiều lần, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hộicủa con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh
tế quan trọng của nhiều nước và trong đó có cả các nước công nghiệp phát triển
Tháng 6 năm 1999 hội nghị quốc tế tại Ottawa Canada đã định nghĩa về dulịch như sau:
“Du lịch là một hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam:“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Trang 8Từ các định nghĩa trên cho thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến conngười đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hay dài ngày Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế,các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ cư trú tạm thời.
Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụnhững sản phẩm văn hóa của nhân loại, của một quốc gia, của một vùng, một dântộc Hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu ở môi trường nhân văn, hoặc tập trung khaithác tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi.
Du lịch tham quan
Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh.Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phongcảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích…
Du lịch giải trí
Mục đích của chuyến đi là thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng đểphục hồi sức khỏe Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơiyên tĩnh, có không khí trong lành Trong chuyến đi du lịch thì nhu cầu giải trí lànhu cầu không thể thiếu được của khách Do vậy ngoài thời gian nghỉ ngơi thamquan thì các chương trình vui chơi, giải trí cho du khách là rất cần thiết
Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sứckhỏe Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ càng lớn do sức ép công việc căng thẳng, do môi
Trang 9trường ô nhiễm…Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng là những nơi có khí hậutrong lành như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn…
Du lịch lễ hội
Ngày nay lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn các du khách Chính vì vậy việckhôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các lễ hội là một hướng quan trọng củanghành du lịch Tham gia các lễ hội du khách được hòa mình vào không khí tưngbừng của cộng đồng, biểu dương tinh thần đoàn kết cộng đồng, du khách sẽ thấyvui vẻ sảng khoái
Du lịch tôn giáo
Từ xa xưa du lịch tôn giáo là loại hình du lịch khá phổ biến Đó là chuyến đivới mục đích tôn giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại cácgiáo đường, dự các lễ hội tôn giáo Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là cácchuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôngiáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo
Du lịch công vụ
Với mục đích chuyến đi của khách là thực hiện nhiệm vụ công tác Tham gialoại hình này là khách đi dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡthương mại…song có kết hợp tham quan du lịch lễ hội, thăm thân…
Du lịch thăm hỏi
Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, thăm hỏi bà con, họ hàng bạn bè…Hìnhthức này thường phổ biến với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài
Trang 10 Du lịch nghiên cứu học tập.
Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý luậnvới thực tiễn Nhiều nghành học, môn học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địachất khảo cổ… Để đáp ứng nhu cầu này nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựngphòng học ngoài trời được thiết kế phù hợp với nội dung học tập
Ngoài các loại hình du lịch được phân loại như trên còn có các loại hìnhđược phân loại tùy theo như phân loại theo phương tiện, theo thời gian hay theochuyến du lịch, phân loại theo loại hình lưu trú, theo hình thức tổ chức, phân loạitheo phương thức hợp đồng…
1.1.3 Khái niệm về khách du lịch.
Theo Luật du lịch năm 2006, khách du lịch được hiểu:
“ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” ( 9[1] )
Khách du lịch được phân chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịchquốc tế Theo Luật du lịch Việt Nam (Điều 34) quy định như sau:
“ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” ( 34[1])
1.2 Nhu cầu du lịch.
1.2.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch.
Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người haynói cách khác nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân Nhu cầu là mầmsống là nguyên nhân của mọi hành động Một nhu cầu nếu được thỏa mãn thì gây
ra những tác động tích cực và ngược lại nếu không được thỏa mãn thì nó sẽ phảntác dụng
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con ngườiđược hình thành trên cơ sở của nhu cầu sinh lý đó là nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầutinh thần, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp
Trang 11Nhu cầu du lịch là sự mong muốn, khát khao được rời khỏi nơi ở thườngxuyên của mình để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi, thamquan, giải trí, khám phá của mình mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Vấn đề ở đây đặt ra là chúng ta phải nắm bắt nhu cầu của khách để từ đó cócác biện pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó và tạo được sự hài lòng đối vớikhách du lịch
1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch.
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là mộtđòi hỏi tất yếu của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu Nhucầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Nhu cầu du lịch củacon người phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện như thiên nhiên, chính trị kinh tế xãhội và phụ thuộc vào nhóm xã hội mà mình đang sống
Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ bậc
từ thấp đến cao theo lý thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu ởcấp độ thấp được thỏa mãn Nghĩa là thỏa mãn những nhu cầu sinh lý như ăn uống,
đi lại, chỗ ở …con người sẽ mong muốn tiến đến những nhu cầu cao hơn Đâycũng chính là cơ chế nảy sinh nhu cầu của con người
Nhu cầu thiết yếu
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người.Đối với khách du lịch, những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ khôngngừng đòi hỏi phải thỏa mãn một cách đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi hỏi đảmbảo về mặt chất Nhìn chung ở mức độ nhu cầu này thường có những mong muốn
- Thoát khỏi thói quen thường ngày
- Thư giãn cả về tinh thần và thể xác
- Tiếp xúc với thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên hoang dã
- Tìm kiếm những cảm giác mới lạ
Nhu cầu an toàn
Đối với khách du lịch là người đã rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình đếnnhững nơi xa lạ, mới mẻ chưa thể dễ dàng thích nghi được ngay với môi trường
Trang 12xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể với họcàng cấp thiết hơn.
Nhu cầu giao tiếp
Những nhu cầu về sinh lý an toàn được thỏa mãn cũng có nhiều ý nghĩa vềcảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một nhu cầu nào đó vàđược người khác quan tâm đến
Trong du lịch cũng vậy, mỗi cuộc hành trình, các đối tượng trong đoànkhông phải khi nào cũng là người quen biết mà phần lớn họ không có quan hệ quenbiết Do vậy trong suốt chuyến đi, khách du lịch phải sống với những người hoàntoàn mới, gặp gỡ những người không cùng dân tộc, ngôn ngữ chính vì thế ai cũngmong muốn có được người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng được quan hệ giao lưu
và đặc biệt họ rất mong muốn được quan tâm chú ý
Nhu cầu được kính trọng
Đối với khách du lịch thì nhu cầu được kính trọng được thể hiện qua nhữngmong muốn như:
- Được phục vụ theo đúng hợp đồng
- Được người khác tôn trọng
- Được đối xử bình đẳng như mọi thành viên khác
Nhu cầu hoàn thiện bản thân
Qua chuyến đi du khách được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh mình,qua đó để họ tự đánh giá tự kết luận, hoàn thiện cho bản thân và trân trọng nhữnggiá trị tinh thần, mong muốn được làm giàu kiến thức cho bản thân mình Do đóngười làm du lịch phải là nơi cung cấp những giá trị về mặt tinh thần và kiến thức
mà họ mong muốn
Trang 13Theo nghĩa hẹp: lữ hành bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến việcxây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức là hoạt động du lịch baogồm cả những hoạt động lữ hành.
Theo Luật du lịch Việt Nam định nghĩa:
“Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” ( 10[1] )
1.3.2 Sự ra đời hoạt động kinh doanh lữ hành.
Quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch là mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp,
nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Do đó, sự tồn tại và phát triển của hoạt độngkinh doanh lữ hành là một tất yếu khách quan để giải quyết sự mâu thuẫn này
Thứ nhất, cung du lịch mang tính chất cố định, còn cầu du lịch lại phân tánkhắp mọi nơi: các tài nguyên du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch (kháchsạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí…) không thể mang được những giá trị củasản phẩm của mình để đến tận nơi ở thường xuyên của khách hay không thể mangrao bán khắp nơi đến tay cho khách mà du khách phải tìm đến với các tài nguyên
và sản phẩm du lịch
Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động ngược chiều từ cầu đến vớicung, không có dòng chuyển động từ cung đến với cầu như phần lớn các sản phẩmhàng hoá khác Trong một phạm vi nào đó, người ta có thể nói cung du lịch tươngđối thụ động, cầu du lịch phải tìm đến với cung khi cầu không có đủ thông tin vềcung Do vậy, phải xuất hiện một hoạt động trung gian là hoạt động kinh doanh lữhành Hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm
Trang 14du lịch, cơ sở lưu trú, các dịch vụ khác và làm động tác ghép nối các hàng hoá dịch
vụ tạo thành một chương trình du lịch trọn gói phục vụ cho khách
Thứ hai, cầu du lịch mang tính chất tổng hợp còn cung du lịch mang tínhchất đơn lẻ Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từ tham quan tàinguyên du lịch tới việc ăn ngủ, đi lại làm visa hộ chiếu…cũng như thưởng thức cácgiá trị văn hoá tinh thần Có nghĩa là ngoài những nhu cầu hàng ngày, khách dulịch còn rất nhiều nhu cầu đặc biệt khác
Thứ ba, các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin quảngcáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng tự tổ chứccác chuyến du lịch với chất lượng cao phù hợp nhu cầu Do vậy những thông tin vềcung không thể trực tiếp đến với khách du lịch, bản thân khách du lịch lại gặp phảinhững khó khăn khi đi du lịch như: ngôn ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, phong tụctập quán, sự hiểu biết về điểm du lịch và tâm lý lo ngại…Vì vậy mà giữa khách dulịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều bức tường chắn ngoàikhoảng cách về địa lý
Cuối cùng do kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, khách dulịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn Họ chỉ muốn có mộtcông việc chuẩn bị duy nhất là chi trả cho chuyến du lịch Tất cả những công việccòn lại phải có sự chuẩn bị sắp xếp của các cơ sở kinh doanh du lịch
Chính vì những lý do trên mà tất yếu phải xuất hiện một tác nhân có khảnăng liên kết cung và cầu để giải quyết các mâu thuẫn Tác nhân đó chính là cáccông ty du lịch – những người thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành
Vậy hoạt động kinh doanh lữ hành là gì? Theo định nghĩa của Tổng cục dulịch Việt Nam ( quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995) thì:
“Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp
lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành”.
Trang 15Theo Luật du lịch Việt Nam phân loại thì kinh doanh lữ hành bao gồm hai loạilà: Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức cho khách là công dân một nước,những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài hoặc đưakhách nước ngoài vào nước sở tại
1.3.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành.
Khác với các ngành kinh doanh hàng hóa, ngành kinh doanh lữ hành mangnhững đặc điểm sau:
- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, có thể xem giá trị tài nguyên
du lịch ở các điểm du lịch quyết định độ phong phú của chương trình du lịch
- Kinh doanh lữ hành phải có vốn tương đối lớn, do các chương trình du lịchkhi thực hiện cần phải đặt trước một khoản cho nhà cung cấp dịch vụ
- Do tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành là rất lớn nên khi hoạt động cần tínhđến phương án ngoài thời vụ
- Yêu cầu khắt khe về chất lượng, không có trường hợp làm thử Do đó cần có
sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện
- Kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp Sản phẩm lữ hành mangtính chất phục vụ nên đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không một loại máy móc nàothay thế được Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian mà khách tham giachương trình Đồng thời do chịu nhiều áp lực tâm lý rất lớn từ phía khách hàng nêncường độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng Như vậy công tác nhân lựctrong kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lưỡng
Trang 161.3.4 Doanh nghiệp lữ hành.
1.3.4.1 Định nghĩa
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch thì: “ Doanh nghiệp lữ
hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức các chương trình đã bán cho khách du lịch”.
1.3.4.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành.
Doanh nghiệp lữ hành ra đời đã giúp cho khách du lịch có điều kiện thuậnlợi và cảm thấy thoải mái yên tâm hơn, bớt hao tổn thời gian và tiền của trongchuyến đi du lịch So với việc tự tổ chức một chuyến đi của cá nhân thì giá chuyến
đi thông qua các công ty du lịch là tương đối rẻ Khách du lịch sẽ được thừa hưởngcác chương trình phong phú hấp dẫn được tổ chức một cách khoa học nhất
Về phía các nhà cung cấp, nhờ có các công ty lữ hành mà họ bớt đi đượcphần nào sự thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm, bớt được sự rủi ro vì lượngkhách bất thường, tăng được khả năng thu hút khách cũng nhưng việc tiêu thụ sảnphẩm của mình để tập trung vào việc sản xuất, mở rộng quy mô và đa dạng hóa sảnphẩm, tạo ra các dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách du lịch
Công ty lữ hành còn thu hút và tổ chức gửi khách tới các điểm du lịch, tạođiều kiện cho các cơ sở kinh doanh ở đó khai thác với mức tốt nhất công suất hoạtđộng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của mình
1.3.4.3 Phân loại doanh nghiệp lữ hành.
* Phân loại theo phạm vi hoạt động
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng bán và thực hiện cácchương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình chokhách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam
Theo Luật du lịch Việt Nam điều 44 quy định điều kiện kinh doanh lữ hành nộiđịa như sau:
Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền
Trang 17 Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch chokhách nội địa
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian
ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình
du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút kháchđến với Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại ViệtNam đi du lịch nước ngoài Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợpđồng ủy thác từng phần hay trọn gói cho doanh nghiệp lữ hành nội địa
Theo Luật du lịch Việt Nam điều 46 quy định điều kiện kinh doanh lữ hànhquốc tế như sau:
Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch trung ương cấp
Có phương án kinh doanh lữ hành, có chương trình du lịch cho khách dulịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 47 của luật này
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian
ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Có tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ
*Phân loại theo quy mô và phương thức hoạt động
- Đại lý du lịch : hoạt động chủ yếu làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bánsản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch đẻ hưởng hoahồng theo mức phần trăm của giá bán
- Công ty lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách quốc tế, hoạt độngchính là xây dựng các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đãbán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách Loại hình kinh doanh nàythích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng
- Công ty lữ hành gửi khách: bao gồm cả gửi khách quốc tế và gửi kháchnội địa, hoạt động chính của công ty là tổ chức thu hút khách du lịch một cách trực
Trang 18tiếp để đưa khách đến nơi du lịch nổi tiếng Loại hình công ty này thường đượcthành lập ở nơi có cầu du lịch lớn.
- Công ty lữ hành tổng hợp: là công ty trực tiếp khai thác các nguồn khách
và đảm nhận cả việc tổ chức các chương trình du lịch
1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành.
1.4.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển cácdoanh nghiệp phải tính đến hiệu quả ngay trong mỗi phương án kinh doanh cũngnhư lường trước những diễn biến phức tạp của thị trường Nói cách khác, vấn đềhiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp
Hiệu quả có thể hiểu một cách chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ
sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào các hoạt động để đạt được mục đíchnhất định của mỗi người
Về cơ bản, hiệu quả được phản ánh trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( nhân lực, tài lực,vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được cácmục tiêu xã hội như tạo công ăn việc làm trong phạm vi xã hội, hoặc từng khu vực,nâng cao mức sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân
1.4.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành.
1.4.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tốđầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩmdịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách dulịch Với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là đạt được doanh thu, lợi nhuận caonhất với mức chi phí thấp Trong đó bao gồm các yếu tố đầu vào là cơ sở vật
chất kỹ thuật, vốn sản xuất kinh doanh và lao động
Trang 191.4.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉcho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phântích tìm ra các yếu tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diệntăng kết quả và giảm chi phí
Hiệu quả kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, sosánh, phân tích vị thế của công ty lữ hành so với các đối thủ cạnh tranh từ đó tìm rađược giải pháp kinh doanh phù hợp với nguồn lực, tiềm năng của công ty Đồngthời sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Nâng cao hiệu quả kinh tế doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm được các chi phí
từ đó làm giảm giá bán sản phẩm du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của sảnphẩm công ty trên thị trường
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là tiền đề góp phần tạo việc làm doquy mô sản xuất được mở rộng và thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong xã hộicùng phát triển như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn…
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành sẽ tạo cho đội ngũ lao động đượchưởng các chính sách đãi ngộ tốt cũng như được làm việc trong môi trường hiệnđại từ đó nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn
1.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành.
* Các nhân tố khách quan:
- Môi trường tự nhiên: Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo rasản phẩm du lịch Du khách ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp có nhu cầu vềcác địa phương có môi trường trong lành hơn như các cùng biển, nông thôn hayvùng núi để có thể thoát khỏi sự ồn ào của đô thị tìm thấy sự thư giãn, thoải máitrong những ngày nghỉ Với nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên như vậy thì một môitrường trong sạch nên thơ sẽ hấp dẫn du khách Do đó những người làm du lịchcần phải nắm bắt được nhu cầu này của khách để từ đó có thể xây dựng nên cácchương trình tham quan du lịch sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
Trang 20- Môi trường văn hóa: Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịchđặc biệt Một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng sẽ là động lực mạnh
mẽ để thu hút khách đến tham quan
- Môi trường kinh tế: Kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việccung ứng các nhu cầu của du lịch Ngoài ra một đất nước có nền kinh tế phát triển,
ổn định tất yếu sẽ có sự đâu tư lớn cho du lịch sẽ là cho các điểm du lịch ngày càngtrở nên hấp dẫn khách du lịch Đây chính là một trong những yếu tố có tác độngkhông nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp,
- Môi trường chính trị: Bất cứ sự xáo động nào về chính trị xã hội dù lớn haynhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Ổn định và an toàn là yếu
tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch
Do đó, một môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện tiền đề cho việc pháttriển du lịch, đầu tư và phát triển các hoạt động khác
- Khách hàng : Đối với doanh nghiệp lữ hành, khách hàng thực chất là thịtrường Thị trường của một doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch có nhucầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ của công ty và có khả năng thánhtoán Kết quả kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào tình hình đón khách của công ty.Thị trường khách rộng, nhu cầu du lịch cao, quỹ thời gian rỗi nhiều, khả năng chitrả cao là những điều kiện tốt cho công ty khai thác thị trường Khách hàng ảnhhưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty lữ hành
- Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành du lịchcũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn, thể hiện ở sự cạnh tranh về giá, cácchương trình quảng cáo, tiếp thị, và độ phong phú của chương trình…Điều này gâyảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
- Các chính sách luật lệ và chủ trương của Nhà nước: chủ trương chính sách, luật pháp của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của cácdoanh nghiệp nói chung đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành thông qua các yếu tốnhư: thuế, tín dụng, thủ tục xuất nhập cảnh…
Trang 21Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách du lịch quốc tếđóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp Vì vậy, kinhdoanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa để đón nhận đầu tư nướcngoài và khách du lịch quốc tế Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêudùng hơn là tích lũy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
- Tính thời vụ: Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh lữ hành Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành được hình thành dướitác động của nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách…Trong thời điểm ngoài mùa vụ du lịch thì lượng khách đi du lịch là rất ít, lao động
dư thừa, các phương tiện vận chuyển chuyên phục vụ du lịch gần như không hoạtđộng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty
- Sự phát triển của các ngành khác: Du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của cácngành khác như bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hàng không, khách sạn,ngân hàng …Sự phát triển của doanh nghiệp là không thể độc lập, nó thực sự có hiệuquả cao khi các ngành kinh tế lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của xã hội
* Các nhân tố chủ quan
- Vốn kinh doanh: Để có thể tồn tại và phát triển không chỉ có các doanhnghiệp lữ hành mà các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nói chung đềucần có vốn Nếu thiếu vốn thì hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình chỉ hoặc kémhiệu quả Vì vậy vốn rất quan trọng, tuy nhiên kinh doanh đạt hiệu quả thì phải sửdụng đồng vốn thu được lợi nhuận cao nhất
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong du lịch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tuy khôngphức tạp như các ngành sản xuất khác song nó cần có sự đầu tư cơ bản Mặc dùvậy cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần phải được đầu tư nâng cấp liên tục phù hợpvới sự phát triển chung của toàn xã hội và quan trọng hơn là phục vụ tốt
nhất cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp lữ hành đượcquyết định bởi 3 yếu tố: nhân viên phục vụ, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật Đây lànhân tố đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp lữ hành trong điều kiện cạnhtranh gay gắt Phục vụ khách hàng là quy định phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu đa
Trang 22dạng ngày càng cao về vật chất cũng như chất lượng dịch vụ Nâng cao chất lượngdịch vụ sẽ làm tăng chi phí kinh doanh song chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tốquyết định đến chất lượng sản phẩm hàng hóa được bán và tiêu thụ, có nghĩa là nógắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các chính sách của doanh nghiệp: Tùy theo mục đích của công ty mà công
ty đề ra những chiến lược kinh doanh khác nhau Nếu để cạnh tranh với các công
ty khác trên thị trường thì công ty có thể hạ thấp giá bán, đưa ra các chương trìnhkhuyến mại… để tạo ra sức cạnh tranh, điều này làm cho lợi nhuận tức thời củacông ty giảm xuống nhưng có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty về lâudài là tăng lên
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
n
DT = Σ PiQi
i=1
Trong đó:
DT : tổng doanh thu từ chương trình du lịch
P : giá bán chương trình du lịch cho một khách
Q : số khách trong một chương trình du lịch
n : số chuyến du lịch mà công ty thực hiện
Trang 23Doanh thu của một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán và số khách
có trong chuyến đó Tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch là tổngdoanh thu của n chuyến du lịch mà công ty thực hiện được trong kỳ
TC : tổng chi phí cho các chương trình du lịch trong kỳ
Ci : chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i
n: số chương trình du lịch thực hiện
Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của chương trình thực hiện chuyến dulịch trong kỳ Chi phí để thực hiện chương trình du lịch thứ i là tất cả các chi phícần thiết để thực hiện chương trình du lịch như vé tham quan, hướng dẫn viên, ănngủ và các dịch vụ khác Nếu chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho một chươngtrình dịch vụ du lịch càng thấp thì nó sẽ giảm được giá thành sản phẩm, hạ giá bán,làm giảm bớt sự cạnh tranh của đối thủ
Trong kinh doanh tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nàocũng phấn đấu, có nghĩa là phải giảm thiểu tối đa những gì có thêm ngoài việc chiphí mua bán các dịch vụ thì việc giảm chi phí cho tuyển dụng lao động, chi phígiao dịch tiếp khách …là rất cần thiết Vì vậy việc chi tiêu của công ty phải có kếhoạch rõ ràng
1.5.3 Lợi nhuận.
Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuấtkinh doanh, nó phản ánh đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanhnghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: laođộng, nguồn vốn, tài sản…
Chỉ tiêu này được tính như sau:
LN = DT – CP
Trang 24Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đơn vị doanh thu là bao nhiêu.
Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả
- Tỷ suất lợi nhuận trên chí phí:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đồng chi phí bỏ ra là bao nhiêu
1.5.4 Tổng số lượt khách, tổng số ngày khách thực hiện.
* Tổng số lượt khách
Chỉ tiêu này phản ánh số lượt khách tham gia vào các tour của công ty trong
kỳ phân tích Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh lữhành của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được tính như sau:
n
Trang 25TNK: tổng số ngày khách trong kỳ phân tích.
ti : số ngày của chương trình du lịch thứ i
Qi: số khách tham gia chương trình du lịch thứ i
Chỉ tiêu này rất quan trọng có thể dùng để tính cho từng loại chương trình dulịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường khách,giữa doanh nghiệp và đối thủ… Một chương trình du lịch có số lượng khách ítnhưng thời gian của chuyến đi dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại
Trang 26Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành
tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng.
2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng.
2.1.1 Quá trình hình thành.
Trước năm 2007, Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng là trung tâm du lịchtrực thuộc Công ty Cổ phần khách sạn du lịch Đại Dương, là một đơn vị hạch toánđộc lập, có con dấu riêng, tài khoản và cơ cấu nhân sự riêng
Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng là doanh nghiệp tư nhân được thànhlập, tổ chức hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0203004143 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 03/04/2007,với nội dung:
- Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng có tên giao dịch HOA PHUONGTOURIST JOINT STOCK COMPANY tên viết tắt HOA PHUONG JSC
- Trụ sở chính tại: số 2 Trần Quang Khải - Phường Hoàng Văn Thụ - QuậnHồng Bàng – Thành phố Hải Phòng
- Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng
- Điện thoại: 0313.822.818 – Fax: 0313.842.343
- Website: www Hoaphuongtravel.com
2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh lữ hành.
- Trang thiết bị văn phòng:
Được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tính nối mạng (LAN, ADSL), baogồm: 5 máy vi tính nối mạng, 2 máy in Laser, 2 máy Fax; 6 máy điện thoại cốđịnh, 1máy photo; IDD
- Phương tiện vận chuyển:
+ Tàu thủy: liên kết với các đơn vị vận tải
Trang 27+ Xe du lịch đời mới, máy lạnh từ 7 đến 45 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn phục vụ Dulịch, bao gồm: 01 chiếc 45 chỗ ngồi, 01 chiếc xe 30 chỗ ngồi; 01 chiếc xe 16 chỗngồi, 01 chiếc xe 12 chỗ ngồi, 01 chiếc xe 7 chỗ ngồi.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Du Lịch HoaPhượng là:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế
- Kinh doanh lữ hành nội địa
- Kinh doanh các dịch vụ khác: vận chuyển, xuất nhập cảnh, đặt phòngkhách sạn, đại lý vé máy bay, vé tàu hỏa, dịch vụ làm hộ chiếu, visa
Về kinh doanh lữ hành Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng chủ yếu xâydựng các chương trình du lịch, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
Kinh doanh lữ hành nội địa
Công ty xây dựng chương trình du lịch cho khách nước ngoài đi du lịchViệt Nam hoặc người Việt Nam đi du lịch trong nước với các chương trình khácnhau phụ thuộc vào thời gian, tuyến điểm tham quan và mục đích chuyến đi
Với các tour du lịch nội địa thì thị trường khách chủ yếu của Công ty cổphần Du Lịch Hoa Phượng là khách trên địa bàn Hải Phòng, là cán bộ công nhânviên chức
Kinh doanh lữ hành quốc tế
Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng xây dựng các chương trình du lịchquốc tế, ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty nước ngoài Tổ chức các tour đinước ngoài cho khách đã đăng ký
Các tour du lịch nước ngoài của công ty là đi một số nước Châu Á, TrungQuốc, Thái Lan, Malaysia,… Ngoài ra công ty mở rộng và xây dựng thêm cácchương trình du lịch ở một số các nước Châu âu Thời gian tour phụ thuộc vào độdài ngắn và tuyến điểm tham quan do yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa Công ty cổphần Du Lịch Hoa Phượng còn kinh doanh các dịch vụ khác như: vận chuyển, làmvisa, hộ chiếu, đại lý vé máy bay, tư vấn du học Đây là các lĩnh vực kinh doanh
Trang 28không nằm trong các chương trình du lịch của Công ty Đối với các loại dịch vụnày công ty chỉ lấy theo giá dịch vụ
về các chương trình du lịch cho khách để khách có thể lựa chọn thêm các sản phẩmkhác Công viêc này rất mất thời gian và sức lực nhưng qua đó công ty sẽ tìm rađược các nhu cầu của khách hàng và sẽ ngày một hoàn thiên đáp ứng dược nhu cầucủa khách
- Xây dựng và bán các chương trình du lịch: sau khi nghiên cứu thị trường, bộphận điều hành sẽ có trách nhiệm xây dựng nên các chương trình du lịch phù hợpvới yêu cầu của khách Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng sẽ phải điều chỉnhtuyến đường đi, xác định thời gian đi của khách, đặt phòng nghỉ cho khách, đặt cácbữa ăn cho khách phòng điều hành sẽ phải chuẩn bị một chuyến đi chu đáo vàhoàn chỉnh cho khách du lịch để khách có thể an tâm mua chương trình du lịch của
Phòng
điều
hành
Phòng hướng dẫn
Phòng
lữ hành quốc tế
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phòng
lữ hành nội địa HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Trang 29- Trực tiếp giao dịch và kí kết với các hãng du lịch nước ngoài về khách dulịch.
Kinh doanh các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch:như đặt vé máy bay cho khách, vận chuyển, xuất nhập cảnh, đặt phòng khách sạnmua vé máy bay…
* Nhiệm vụ của công ty:
- Xây dựng các lịch trình theo đúng yêu cầu của khách hàng Đây là một việchết sức quan trọng bởi nó ảnh hưỏng đến uy tín của công ty
- Tổ chức chương trình du lịch theo đúng thoả thuận đã kí kết trong hợp đồng:khi đã kí kết hợp đồng, phòng điều hành sẽ giao nhiệm vụ cho hướng dẫn viên dẫnđoàn đi du lịch Phải đảm bảo đi đúng và đầy đủ các điểm du lịch trong chươngtrình, không được vì bất kì lý do nào mà bỏ qua một số điểm du lịch.Công ty sẽluôn đảm bảo xử lý mọi tình huống bất thường xảy ra trên tuyến hành trình củakhách Đảm bảo về các cơ sở lưu trú, ăn uống đăm bảo hợp vệ sinh và theo đúngtiêu chuẩn
- Đảm bảo sự an toàn cho khách: Công ty luôn mua bảo hiểm cho khách dulịch trước khi đi du lịch, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của công ty bởi lẽ tínhmạng của khách là nhiệm vụ hàng đầu cần bảo vệ
- Tổ chức đội ngũ hướng dẫn nhiệt tình chu đáo: Công ty cổ phần Du LịchHoa Phượng là một công ty với đội ngũ hướng dẫn trẻ tuổi đã được đào tạo cácnghiệp vụ hướng dẫn Đi với những hướng dẫn viên như vậy họ cảm thấy thoảimái và được quan tâm hơn về mặt tinh thần
- Giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp là những đơn
vị hết sức quan trọng góp phần xây dựng hoàn thiện sản phẩm du lịch của công ty
- Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng: Đây là lực lưọng chính sử dụng sảnphẩm của công ty, do vậy mà công ty hết sức chú trọng đến vấn đề này
- Căn cứ vào chính sách của nhà nước, hướng dẫn của Tổng cục Du lịch đểthực hiện kế hoạch ngắn và dài hạn của Công ty
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch
Trang 30- Bên cạnh các nhiệm vụ trên, Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng cònphải có nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc.
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Giám đốc công ty kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị: 01 giám đốc: Là người
trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, quyết định cácvấn đề chiến lược, sách lược của công ty, tuyển dụng lao động, phê duyệt kế hoạchkinh doanh và phương án đầu tư của công ty
Phòng điều hành: có 5 người
Trong công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng, bộ phận điều hành là bộ phậnbao gồm nhiều đối tượng phụ trách những công việc khác nhau như ký kết hợpđồng, điều phối văn thư, tài chính kế toán…Chức năng chính của bộ phận điềuhành là tổ chức thực hiện các chương trình du lịch của công ty
Soạn thảo và ký kết hợp đồng
Bộ phận này chuyên soạn thảo các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp,với khách hàng sau đó trình lên lãnh đạo công ty để xem xét và tiến hành ký kếtcác hợp đồng này
Quản lý công văn, giấy tờ, điện thoại
Mảng công việc này bao gồm nhận thư từ mọi nơi gửi đến công ty, đọc đúngnội dung và chuyển đến các bộ phận có liên quan, trực và trả lời điện thoại hoặcchuyển đến các bộ phận chức năng, trả lời và gửi thư, fax
Quan hệ với các nhà cung cấp và điều phối thực hiện các chương trình du lịch.Đây là mảng công việc chủ yếu của bộ phận điều hành Nhân viên của mảngnày có trách nhiệm triển khai các yêu cầu đặt chỗ, các thông báo của khách thànhcác chương trình cụ thể để thực hiện: điều phối xe, đăng ký đặt chỗ tại các cơ sởlưu trú, lo các thủ tục giấy tờ… đảm bảo các chương trình du lịch được thực hiệntheo đúng tiến độ và lịch trình
Phòng hướng dẫn: 6 người.
Trang 31Bộ phận hướng dẫn bao gồm các hướng dẫn viên là những người trực tiếpphục vụ và hướng dẫn khách du lịch theo các chương trình du lịch đã được ký kết.
Bộ phận hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Căn cứ vào kế hoạch, tổ chức điều động, bố trí các hướng dẫn viên chocác chương trình du lịch
Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viênchuyên nghiệp, tiến hành các hoạt động học tập, bồi dưỡng để đội ngũ nhân viên
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng cácyêu cầu về hướng dẫn
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong công ty để tiến hành công việcđạt hiệu quả
Phòng lữ hành quốc tế : Thực hiện các hợp đồng dịch vụ - du lịch vớikhách du lịch quốc tế, đặt các dịch vụ, kết hợp với phòng hướng dẫn bố trí hướngdẫn viên theo sát chương trình, đặt các mối quan hệ với các nhà cung cấp kháchinbound, để đảm bảo được cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng
Phòng lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng bán và thực hiện cácchương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác các chương trình du lịch cho khách nướcngoài đã được công ty lữ hành gửi khách gửi vào Bộ phận này tiếp xúc với kháchhàng trong và ngoài nước, nhận và ký kết tổ chức các chương trình du lịch trongnước, xây dựng các chương trình du lịch
Khi thành lập, Công ty đã xây dựng cơ cấu công ty có phòng lữ hành quốc
tế, phòng lữ hành nội địa, nhưng trên thực tế hoạt động, các phòng này đều không
có nhân viên Vì công ty còn nhỏ nên phòng điều hành đã đảm nhận các công việccủa các phòng trên
* Ưu điểm của cơ cấu công ty: Về cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng củacông ty là rất phổ biến, gọn nhẹ, rất nhiều công ty vừa và nhỏ đã sử dụng mô hình
cơ cấu này Cơ cấu này đơn giản, linh hoạt, chi phí quản lý thấp Với cơ cấu tổchức này thì chi phí quản lý sẽ giảm được rất nhiều so với các mô hình cơ cấu ởcác công ty lữ hành lớn hơn bởi các bộ phận như lữ hành, tổng hợp, hỗ trợ và pháttriển sẽ dược thu gon lại Do vậy họ sẽ hiểu được các nghiệp vụ trong du lịch
Trang 32nhanh chóng và sẽ hoàn thành công việc thuận lới hơn vì các công viêc thườngxuyên liên quan đến nhau.
*Nhược điểm của cơ cấu công ty: mô hình cơ cấu đơn giản , tiết kiệm đượcchi phí quản lý nhưng cũng có những mặt hạn chế lớn Công việc của mọi ngườitrong cơ quan sẽ được tăng gấp nhiều lần so với các công ty có mô hình cơ cấuchuyên môn hóa cao Công việc nhiều hơn khi vào mùa du lịch sẽ khiến cho mọingười phải làm việc nhiều hơn, công việc chồng chéo dẫn đến kém hiệu quả vànăng suất trong công việc
2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1 Kết quả kinh doanh.
2.2.1.1 Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty.
(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng)
Biểu 1: Biểu so sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm.
Trang 33tổng doanh thu tổng chi phí lợi nhuận sau thuế
Qua bảng kết quả kinh doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăngdần lên hàng năm Năm 2007 lợi nhuận là 273,794.400đ, tăng lên 120.825.400 đ sovới năm 2006 Còn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 139.449.600đ
Về chi phí năm 2007 là 3.076.730.000đ tăng so với năm 2006 là 1.161.530.000
đ Còn chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 764.320.000đ
Bảng 2: Bảng so sánh tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận qua các năm.
Trang 34Doanh thu Lợi nhuận
Qua biểu đồ so sánh tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty ta thấy: tốc
độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu Điều này rất tốt trong kinh doanhbởi vì công ty đã tiết kiệm được chi phí như vậy đồng nghĩa với việc là lợi nhuậnsau thuế của công ty tăng lên Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí là giảm chi phí vềquảng cáo tiếp thị và bán sản phẩm Điều này có hậu quả là việc sản phẩm củacông ty không được tuyên truyền rộng rãi Dẫn đến tốc độ tăng doanh thu của công
ty không nhanh
2.2.1.2 Doanh thu.
Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty cổ phần Du Lịch HoaPhượng bao gồm hầu hết các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành Hoạt độngkinh doanh lữ hành du lịch là hoạt động chính của công ty
Năm 2006 khi còn là trung tâm du lịch trực thuộc công ty cổ phần khách sạn
du lịch Đại Dương, doanh thu của công ty là 2.128.000.000 đ
Năm 2007 tổng doanh thu của công ty là 3.457.000.000 đ Tăng so với năm
Trang 35(Nguồn: Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng )
Biểu 3: Biểu so sánh tổng doanh thu, doanh thu lữ hành nội địa, doanh thu
lữ hành quốc tế và doanh thu khác.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
Trang 36Doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch nội địa năm 2006 đạt1.483.500.000đ chiếm 68% trong tổng doanh thu thì đến năm 2007 là2.555.000.000đ đạt 74% tổng doanh thu Tỷ trọng đã tăng cho thấy kinh doanh lữhành nội địa đã tăng Bên cạnh đó doanh thu từ lữ hành quốc tế và doanh thu từdịch vụ khác có xu hướng giảm
Năm 2007 tổng doanh thu của công ty tăng lên so với năm 2006 là1.329.000.000 đ tương ứng với tỷ lệ là 62 %
- Năm 2008: Doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch nội địachiếm 77% doanh thu toàn công ty Doanh thu về kinh doanh lữ hành quốc tếchiếm 16 % tổng doanh thu, còn doanh thu về dịch vụ khác chiếm 7% tổng doanhthu Tuy doanh thu về kinh doanh lữ hành quốc tế và dịch vụ khác tăng nhưng sovới tỷ trọng tổng doanh thu lại giảm điều này cho thấy hoạt động kinh doanh lữhành và các dịch vụ khác của công ty chưa thực sự hiệu quả vì do những năm gầnđây du lịch là ngành phát triển nên có rất nhiều công ty lữ hành mới ra đời và cũng
có nhiều công ty cũ có uy tín trên thị trường có sức cạnh tranh lớn Họ đưa ranhiều chiến lược kinh doanh như hạ thấp giá thành, đa dạng hóa sản phẩm…nêncông ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh
Bảng 4: Bảng so sánh tốc độ tăng DT lữ hành nội địa, DT lữ hành quốc tế,
Trang 37DT lữ hành nội địa DTlữ hành quốc tế DT dịch vụ khác
Về tốc độ tăng doanh thu lữ hành nội địa có xu hướng tăng qua các năm Năm
2007 tăng so với 2006 là 1.071.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 72% , năm
2008 tăng so với năm 2006 là 1.917.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 105%
Về tốc độ tăng doanh thu lữ hành quốc tế : Năm 2007 tăng so với năm 2006
là 207.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 42% nhưng năm 2008 doanh thu lữhành quốc tế tăng 254.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 52% so với năm 2006.Như vậy tốc độ tăng doanh thu lữ hành quốc tế là không nhiều và có xu hướngtăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu lữ hành nội địa và doanh thu khác
Về doanh thu khác, năm 2007 tăng 50.000.000đ so với năm 2006 tương ứngvới tỷ lệ tăng là 33 %, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 115.000.000đ tương ứngvới tỷ lệ tăng là 76%
Ta có thể thấy tốc độ tăng doanh khác của công ty tăng nhanh hơn so vớidoanh thu lữ hành nội địa và doanh thu lữ hành quốc tế Qua đây, công ty cần xemlại hoạt động kinh doanh lữ hành của mình để có biện pháp và các chiến lược kinhdoanh cho hiệu quả, bên cạnh đó cần phát huy và tăng cường trong hoạt động kinhdoanh các dịch vụ khác