Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa (Trang 37 - 41)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Khi nhận được đề nghị vay vốn và các giấy tờ có liên quan của hộ, cá nhân thì CBTD tiến hành thẩm định:

Trong quá trình trao đổi với khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, mức đề nghị NH cho vay, vốn tham gia của khách hàng vào phương án sử dụng vốn vay CBTD phải khai thác các thông tin có liên quan đến khách hàng, đến sử dụng vốn vay của khách hàng để tạo được cho khách hàng nói thật về sử dụng tiền vay, qua đó cũng hiểu biết thêm về khác hàng là người trung thực hay kém thật thà, lươn lẹo...

Bước 2: Tiến hành thẩm định

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (khách hàng vay phải cư trú trong địa bàn thành phố Hà nội). Khách hàng phải là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ, những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

Người vay phải có chứng minh thư nhân dân. Trường hợp không có chứng minh thư nhân dân cần yêu cầu khách hàng phải có đơn đề nghị nói rõ lý do không có CMND, đơn đề nghị phải dán ảnh và được Công an Phường xã, xác nhận hoặc các loại giấy tờ khác được các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp như: Bằng lái xe, hộ chiếu...

Đối với hộ khẩu cần trao đổi với khách hàng là tại thời điểm xin vay, người vay đã thực hiện tách hộ hay chưa, đã ở riêng hay chưa.

- Thẩm định tư cách đạo đức của người vay giúp CBTD giảm thiểu được rủi ro bằng cách trò chuyện thăm dò qua các khía cạnh như :

+ Có nghiện ngập không + Có nợ nần hay không

+ Xin vay với bất kỳ lãi suất nào + Đặt vấn đề giá cả với CBTD.

+ ...

Từ đó xác định khách hàng có đủ tư cách vay vốn hay không? -Thẩm định phương án vay vốn:

Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tại nhà ở (Nơi khách hàng sử dụng tiền vay), xem việc triển khai phương án vay vốn của Ngân hàng có thuận lợi không, có khả thi không.

Đây là bước thẩm định rất quan trọng để xác định mức cho vay trên tổng nhu cầu vốn cần vay,vốn tự có của người vay tham gia vào phương án cũng như thời gian cho vay và khả năng thu hồi vốn của người vay.

- Thẩm định nguồn trả nợ vay của khách hàng: Nguồn trả nợ của khách hàng rất quan trọng, CBTD phải thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng, xem xét thực tế có khả năng trả nợ hay không? Nguồn đó có chắc chắn hay không?

Bước 4: Thẩm định tài sản bảo đảm.

Đối với khách hàng phải thế chấp cầm cố tài sản thì CBTD tiến hành kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm tiền vay nhất định:

- Hình dáng, quy mô, vị trí, diện tích , chủng loại của TSCCTC. - Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của TSCCTC .

- Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất : Giấy chứng nhận quyền Sử dụng đất.

- Người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lưu ý đối với những trường hợp người có tên đã mất).

- Tài sản cầm cố là ô tô: phải mua bảo hiểm, khách hàng được khai thác công dụng, hưởng lợi tức.

- Định giá tài sản CCTC căn cứ vào giá thị trường song phải lưu ý đến vị trí, lợi thế kinh doanh, khả năng bán, chuyển nhượng TSCCTC khi phải xử lý TSCCTC.

Sau khi kiểm tra, thẩm định xong các điều kiện vay vốn đối với khách hàng vay thì cán bộ tín dụng phải có kết luận “cho vay”hoặc “không cho vay”.

+Nếu “không cho vay” CBTD phải thông báo cho khách hàng vay biết và nêu rõ lý do không cho vay.

+Nếu xác định “cho vay” thì hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ vay vốn

- Lập HĐTD, xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay.... - Lập Hợp đồng CCTC.

- Trình lãnh đạo phòng và Giám đốc phê duyệt khoản vay.

- Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với TS phải đăng ký hay thoả thuận giữa NH và người vay) theo thông tư số 03 về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ tư pháp và bộ tài nguyên môi trường ngày 04 tháng 7 năm 2003.

+ Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại phường sở tại nơi có đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Đối với phương tiện vận tải như ô tô sau khi đăng ký giao dịch bảo đảm phải gửi thông báo đến cơ quan (CATPHN), nội dụng thông báo cho cơ quan cấp đăng ký biết tài sản đang được cầm cố tại NH để tránh tình trạng sau khi cầm cố người vay báo mất đăng ký xe và làm lại đăng ký mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm vật chất với giá trị bồi thường 100% giá trị khoản vay

*Phương thức đăng ký : Đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký qua đường thư, fax.

*Sau khi nhận được xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tiến hành nhập kho giấy tờ liên quan đến tài sản CCTC.

Bước 6: Nhập kho giấy tờ liên quan đến tài sản CCTC

- Đối với TSTC là quyền sử dụng đất thì nhập kho bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

- Đối với phương tiện vận tải cầm cố, người vay giữ tài sản và khai thác thì giữ bản chính đăng ký xe ô tô sau khi đã giao cho người vay bản sao qua công chứng và xác nhận vào bản sao nội dung: “Đang cầm cố tại NH” thì nhập kho bản chính giấy tờ bảo hiểm mà người hưởng quyền lợi bảo hiểm thứ nhất là Ngân hàng.

Bước 7: Giải ngân

Quy trình giải ngân thực hiện theo quyết định 383/QĐ-NHNo ngày 02/05/2007 của ngân hàng No&PTNT Việt nam v/v Ban hành quy trình nghiệp vụ áp dụng cho các chi nhánh thực hiện dự án WB.

- Mở sổ theo dõi cho vay. - Kiểm tra sau khi cho vay.

Bước 8: Thu nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn.

- Vào máy thu nợ

- Lập giấy đề nghi giải toả (theo mẫu). Ký xác nhận khách hàng đã trả hết nợ.

- Làm thủ tục xuất kho giấy tờ có liên quan đến tài sản CCTC. Yêu cầu khách hàng ký đầy đủ vào phần nhận giấy tờ về tài sản tại phần xuất kho GTCG

- Vào sổ theo dõi cho vay thu nợ. b/Gia hạn nợ:

-Điều kiện gia hạn nợ:

+Do nguyên nhân khách quan

+Nguyên nhân chậm trả có xác nhận của người mua hàng, người thanh toán. +Đơn đề nghị ngân hàng gia hạn nợ, nêu rõ lý do không trả nợ.

-Việc gia hạn nợ phải được thực hiện trước ngày đến hạn trả nợ

c/Chuyển nợ quá hạn: được thực hiện theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt nam.

d/Trường hợp xử lý tài sản để thu hồi nợ: Thực hiện theo quyết định số 300/QĐ- HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng No&PTNT Việt nam ngày 24/09/2003 v/v ban hành quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt nam.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa (Trang 37 - 41)