Đối tượng chịu thuế này là tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm công dânnước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thườngxuyên tại nước đó và hầu như tất cả số
Trang 1LỜI MỞ ĐẦUhuế đã ra đời và gắn liền với con người từ rất lâu Lịch sử đã chứngminh rằng, thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời và pháttriển của nhà nước Trong các loại thuế hiện nay thì thuế thu nhập cánhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung cho ngân sách nhà nước Từđầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà nền kinh tế nước ta chuyển từ hìnhthức kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trượng có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xẫ hội chủ nghĩa thì thuế thu nhập cá nhâncũng bắt đầu được đưa vào đời sống với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người cóthu nhập cao.
T
Với nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý và điều tiết vĩ
mô, thuế thu nhập cá nhân ngày càng được đổi mới, hoàn thiện theo hướng tíchcực Mỗi năm số thu từ thuế thu nhập cá nhân cho Ngân sách nhà nước ngày mộttăng lên cho thấy hiệu quả của việc áp dụng loại thuế này Tuy nhiên, do chúng tamới áp dụng loại thuế này được hơn 10 năm, người dân vẫn còn chưa hết bỡ ngỡvới loại thuế này, chính sách về thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa được hoàn thiệnnên việc quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vẫn còn gặp không ítkhó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ cũng như còn nhiều bất cập hạn chế cần khắcphục
Những điều đó đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng,khoa học, toàn diện để đề xuất những kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm hoànthiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam
Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Cục thuế Hà Nội” do sinh viên Trần
Quang Liêm thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Phạm Hồng Vân nhằmmục đích nghiên cứu về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, công tác quản lý
Trang 2thu thuế đối với loại thuế này, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện vàmột số giải pháp đối với những khó khăn đó trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam
Để thực hiện mục đích nghiên cứu này, khách thể nghiên cứ chính của Chuyên đề
là hệ thống thuế Nhà nước, đặc biệt là Cục thuế TP Hà Nội một bộ phận quan trọng của
hệ thống, một trong 2 Cục thuế có số thu lớn nhất toàn ngành và Phòng thuế thu nhập
cá nhân là nơi quản lý chính, có nhiều kinh nghiệm, biện pháp thực hiện tốt công tácquản lý thuế thu nhập cá nhân co thu nhập cao
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại cục thuế Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao trên địa bàn Hà Nội.
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THUẾ TNCN
1.1.1 Lịch sử ra đời và khái niệm về thuế TNCN
Xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799, thuế thu nhập cá nhân (TNCN)được đưa vào thực hiện như một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trảicho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1842 Vàothời điểm này, Chính phủ Anh ban hành một đạo luật bắt buộc những người có thunhập cao phải nộp một phần cho Nhà nước dưới hình thức thuế Sau đó thuếTNCN nhanh chóng lan rộng ra các nước tư bản phát triển trên thế giới Năm 1887,Nhật Bản bắt đầu áp dụng loại thuế này Năm 1899, Đức cũng bắt đầu áp dung luậtthuế TNCN Năm 1912, Mỹ mới chính thức áp dụng thuế TNCN, nhưng dần dần
Mỹ trở thành một trong những nước có tỷ lệ thu về thuế TNCN cao nhất thế giới(chiếm khoảng 15% - 60% tổng các nguồn thu từ NSNN) Tiếp theo sau là cácnước như: Pháp (1916), Liên Xô (1922) Thuế TNCN của Trung Quốc được soạnthảo từ năm 1914 nằm trong luật thuế Thu nhập nhưng do gặp nhiều trở ngại nênđến năm 1936 mới được thi hành Cho tới nay, thuế TNCN đã được áp dụng ở trên
100 nước, và nó ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng cho ngân sách củacác nước
Ở Việt Nam trước đây, trên 90% dân số là nông dân Hai sắc thuế chủ yếu đốivới người nông dân là thuế Ruộng và thuế Thân Thuế Thân thực chất là thuếTNCN đến thời nhà Trần mới ra đời Thời nhà Trần: thuế Thân mang tính chất làthuế TNCN được ban hành năm 1378, được áp dụng với mọi công dân là nam giới
từ 18 tuổi trở lên và còn được gọi là thuế Đinh (thuế đánh theo đầu người) Bướcđầu, thuế Thân thu 3 tiền/1 suất Đinh, tương đương 54 kg thóc Năm 1470, nhà Lê
Trang 4đã điều chỉnh thuế Thân là 8 tiền, tương đương 49 kg thóc Năm 1664, thời LêTrịnh thực hiện cải cách thuế, thuế Thân được điều chỉnh là 64 kg/suất Đến năm
1772, thuế Thân hạ xuống còn 40 kg thóc/suất
Miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuếTNCN nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải
cách vào năm 1972 Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Income tax on high – Income
earner) và đã được ban Thường vụ Quốc hội thông qua Để cho phù hợp với tìnhhình thực tế của đất nước, từ đó đến nay đã có 7 lần sửa đổi và bổ sung
Thuế TNCN ra đời là tất yếu bởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN (chiếm trên 90%), vì thế việcchi tiêu của Chính phủ về an ninh – quốc phòng, kinh tế xã hội tăng lên tất yếuChính phủ phải tăng các nguồn thu từ thuế để đảm bảo các nguồn thu cho ngânsách Mặt khác, Chính phủ các nước luôn tìm mọi cách để hạn chế những tác độngtiêu cực do phản ứng của người nộp thuế gây ra Một trong những biên pháp đó là
mở rộng diện thu thuế, đánh thuế trên nhiều cơ sở nhưng nhất thiết phải thực hiệncác thuế suất ở mức thấp Trong một thời gian dài, người ta chỉ lấy một cơ sở đánhthuế là “tiêu dùng” (thuế gián thu), làm cho người chịu thuế có thể tránh nhữnggánh nặng về thuế bằng cách giảm bớt lượng hàng hoá tiêu dùng Hơn nữa thuếgián thu không đủ bù đắp nhu cầu tài chính cho Nhà nước, vì thế không có lí do gìlại không lấy cơ sở đánh thuế là “thu nhập” (gồm thu nhập cá nhân và thu nhậpcông ty) Đây chính là lí do để thuế TNCN ra đời, tuy nhiên chẳng dễ gì lấy được
đi một phần thu nhập từ túi của các cá nhân Vì vậy, phải làm sao cho người nộpthuế thu nhập hiểu được rằng: khi thu nhập của các cá nhân ngày một tăng lên thì
họ càng đòi hỏi nhiều hơn các hàng hoá công cộng mà nguồn tài chính của Nhànước thi có hạn Do đó việc đánh thuế vào thu nhập của các cá nhân để tạo lậpthêm quỹ cho Chính phủ là một thực tế hoàn toàn logic
Trang 5Thứ hai: Thuế TNCN có chức năng điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xãhội, đây là lí do chủ yếu để thuế thu nhập cá nhân tồn tại được trong thời gian qua.Việc thiết lập được công bằng trong xã hội sẽ làm cho các cá nhân phấn chấn hơn,
họ không cảm thấy thiệt thòi và hăng hái lao động hơn làm cho xã hội ngày càngphát triển Với phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần (mức động viên càng lớnđối với thu nhập chịu thuế càng cao), người có thu nhập cao hơn sẽ phải nộp thuếnhiều hơn Đến thời điểm hiện nay, nếu không sử dụng thuế TNCN thì chưa cóbiện pháp hữu hiệu hơn để có thể hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo
Từ những nguyên nhân trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về thuế TNCNnhư sau:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập
1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN
Là một chính sách trong hệ thống thuế, thuế TNCN mang đầy đủ các tính chất
cơ bản của thuế nói chung Đó là: tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lýcao; được xác lập trên nền tảng các vấn đề kinh tế – xã hội của người làm nghĩa vụđóng thuế và tính không hoàn trả trực tiếp Ngoài những điểm chung đó, thuếTNCN còn có những đặc điểm riêng sau:
1.1.2.1 Thuế TNCN là loại thuế trực thu:
Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là đồng nhấtvới nhau Người chịu thuế không thể chuyển giao gánh nặng thuế cho người khácđược Người chịu thuế TNCN phải bỏ một khoản tiền từ “túi” của mình ra để nộpcho Nhà nước, họ không thể chuyển trách nhiệm phải trả khoản tiền này cho ngườikhác được
1.1.2.2 Thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng
Trang 6Đối tượng chịu thuế này là tất cả các cá nhân có thu nhập (bao gồm công dânnước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thườngxuyên tại nước đó) và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phảichịu thuế, không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay nước ngoài Bất cứ ai
có thu nhập, từ bất kỳ nguồn nào, làm nghề gì, có tham gia hoạt động kinh doanhhay không, nếu phát sinh thu nhập trong diện tính thuế thì đều phải nộp thuế theoquy định của pháp luật Do vậy khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách của thuếTNCN là rất lớn, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển
1.1.2.3 Thuế TNCN là loại thuế gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đặc biệt có lưu ý đến hoàn cảnh cá nhân:Khác với các loại thuế khác, khi xác định các khoản chi phí được trừ đi trước khitính thuế thu nhập phải nộp, người ta có xét đến hoàn cảnh cụ thể của từng cánhân, chẳng hạn như người đó sống độc thân hay phải nuôi thêm người ăn theo, chiphí về y tế, giáo dục nhiều hay ít…Mặc dù cũng có những ý kiến đưa ra để hoànthiện chính sách thuế TNCN thì phải xây dựng chính sách thuế có tính trung lập,
đó là những người có cùng thu nhập thì phải nộp thuế như nhau, nhưng hầu nhưchưa có quốc gia nào tách biệt hẳn chính sách thuế TNCN và chính sách xã hội
1.1.2.4 Thuế TNCN thường được đánh theo kiểu luỹ tiến từng phần
Xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN đó là: điều tiết thu nhập, tạo côngbằng trong xã hội Theo cách đánh thuế luỹ tiến từng phần thì, thuế TNCN sẽ điềutiết mạnh vào người có thu nhập cao, và động viên sự đóng góp của người có thunhập thấp hoặc trung bình
1.1.2.5 Xét về góc độ kỹ thuật, thuế TNCN là loại thuế phức tạp
Vì có nhiều nguồn phát sinh thu nhập, rất khó xác định được đầy đủ toàn bộthu nhập của mỗi cá nhân, cá nhân có thể giấu thu nhập thực tế nhất là trong điều
Trang 7kiện kinh tế – xã hội chưa phát triển, lượng tiền mặt trong lưu thông lớn, cơ quanthuế không kiểm soát được thu nhập của từng người Khi tính toán phải tính đếnhoàn cảnh của cá nhân và chính sách xã hội.
1.1.2.6 Xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu kinh tế
Việc tăng, giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo những biến đổi về cơcấu kinh tế do tính trung lập của loại thuế này
1.1.3 Vai trò thuế thu nhập cá nhân
1.1.3.1 Vai trò của thuế TNCN đối với nền kinh tế xã hội
a Tạo lập nguồn tài chính cho Ngân sách nhà nước
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hoá thương mạinên thuế thu nhập cá nhập ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho Ngânsách nhà nước Sở dĩ như vậy là do thuế TNCN có diện đánh thuế rộng Bên cạnh
đó thuế TNCN đánh trực tiếp vào thu nhập của dân cư, mà người dân ở bất kì quốcgia nào cũng mong muốn có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần nên nguồn thu từ thuế TNCN cũng tăng lên Hiện nay, thuế TNCNngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách của các nước phát triển.Tại Mỹ, thuế TNCN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thuế thu nhập của ngânsách liên bang (khoảng 40%), ở các nước OECD khác thuế TNCN chiếm khoảng11.7% GDP và khoảng 30% số thu từ phí, lệ phí của mỗi nước Đặc biệt, ở cácnước vùng Scandinaves, số thu từ thuế TNCN chiếm khoảng 50% tổng số thu từthuế, phí và khoảng 20% GDP của mỗi quốc gia
Tại Việt Nam, tuy thuế TNCN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số thubằng thuế, nhưng với những kết quả đạt được trong 15 năm qua, số thu từ thuếTNCN tăng lên rõ rệt đã cho thấy nguồn thu dồi dào từ sắc thuế này: năm 1991: 62
Trang 8tỷ, năm 1992: 153 tỷ, năm 1993: 184 tỷ, năm 1998: 1550 tỷ, năm 1999: 1800 tỷ,năm 2000: 1832 tỷ, năm 2001: 2103 tỷ, năm 2002: 2215 tỷ, năm 2003: 2938 tỷTuy nhiên, diện nộp thuế thu nhập cao của chúng ta vẫn còn rất hạn chế Theođinh hướng cải cách của ngành thuế đến năm 2010 thì số lượng người tham gianộp thuế TNCN sẽ tăng lên hàng triệu, do đó nguồn thu từ sắc thuế này trongtương lai chắc chắn sẽ còn tăng lên nhiều.
b Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
“Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế TNCN cũng có tác dụng điều tiết vĩ
mô đối với nền kinh tế Thuế TNCN điều tiết trực tiếp thu nhập nên một mặt tácđộng trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cánhân bị giảm, làm cho cầu hàng hoá, dịch vụ giảm và sẽ tác động đến sản xuất Đốivới nước ta, trong tương lai, khi mag diện đánh thuế được mở rộng, vai trò điều tiếtthu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm của thuế TNCN sẽ được phát huy có hiệu quảhơn"1
c Góp phần thực hiện công bằng xã hội
So với các loại thuế khác thì thuế TNCN thể hiện rõ vai trò là một sắc thuếmang lại tính công bằng cho xã hội hơn cả Thuế TNCN điều tiết trực tiếp lên thunhập của đối tượng chịu thuế cho nên nó đáp ứng được công bằng dọc, mặt khácnhững người có thu nhập như nhau sẽ nộp số thuế bằng nhau do đó nó đáp ứngđược công bằng ngang Nhà nước sử dụng những đồng tiền thuế thu được để đầu
tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi không chỉ ở thành thị, miền xuôi mà còn ởcác vùng nông thôn, miền núi, những nơi xa xôi hẻo lánh và việc trợ cấp ngườinghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn
d Quản lý thu nhập ngầm và góp phần phòng chống tội phạm
Xã hội ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân có được ngày cànglớn, việc quản lý các nguồn thu nhập này là rất quan trọng Những nguồn thu nhập
1 TS Nguyễn Thị Bất (Chủ biên), 2002, Giáo trình Quản Lý Thuế , NXB Thống kê
Trang 9từ thế giới ngầm (như: tham ô, nhận hối lộ, buôn bán, vận chuyển hàng quốc cấm,trốn lậu thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước) là rất nguy hiểm, nó là mộthiểm hoạ, góp phần gia tăng tỷ lệ tội phạm trong xã hội hiện nay Thuế thu nhập cánhân là một biện pháp giúp cho nhà nước phát hiện kịp thời những nguồn thu nhậpbất chính và có biện pháp để ngăn chặn.
1.1.3.2 Vai trò của thuế TNCN trong hệ thống thuế
Thứ nhất: Đánh thuế TNCN theo phương pháp luỹ tiến từng phần khắc phụcđược một phần tính luỹ thoái Các sắc thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt có nhược điểm là tính luỹ thoái, có nghĩa là đánh vào người nghèo nhiềuhơn người giàu khi cùng tiêu thụ một lượng hàng hoá, dịch vụ như nhau, các sắcthuế này không thể phân biệt người giàu và người nghèo để áp dụng mức thuế hợp
lí Mức chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo càng lớn thì tínhluỹ thoái càng lớn Như đã nói ở phần trên thì cách đánh thuế luỹ tiến từng phầncủa thuế TNCN giải quyết được vấn đề này, người càng giàu thì số thuế thu nhậpphải nộp, còn người nghèo sẽ nộp ít hơn
Thứ hai: Góp phần hạn chế sự thất thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuếTNCN, và hai loại thuế này tồn tại luôn gắn liền với nhau Khi mà số thuế thu nhậpdoanh nghiệp giảm xuống do trả các khoản lương và thưởng cho nhân viên, thìthuế TNCN sẽ tăng lên do thu nhập của nhân viên tăng lên Thuế thu nhập gópphần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữadoanh nghiệp và người lao động Có một cách đơn giản để các doanh nghiệp giảmcác khoản thuế phải nộp cho nhà nước đó là: họ kê khai cao hơn thực tế phải chitrả cho các cá nhân trong doanh nghiệp vì các khoản chi này được tính vào chi phísản xuất, kinh doanh nên đương nhiên số thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ giảm xuống, do đó số thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm xuống
Trang 10Nhưng những khoản nhận thêm của các cá nhân lại phải chịu thuế TNCN cho nênviệc trốn được thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại vướng vào thuế TNCN
Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của thuếTNCN Nhưng do luật thuê TNCN còn nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn thấp nênnhững vai trò này chưa thực sự phát huy hiệu quả ở các nước chậm phát triển trong
đó có nước ta
1.1.4 Nội dung của thuế TNCN
1.1.4.1 Đối tượng nộp thuế
Xác định đối tượng nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng của thuếTNCN, từ đó mới có thể vận dụng những cách tính thuế cho phù hợp Người tathường dựa vào 2 tiêu thức để xác định đối tượng nộp thuế là: “nơi cư trú” và
“nguồn gốc phát sinh thu nhập”
Theo tiêu thức “nơi cư trú” thì những cá nhân được xác đinh là cư trú ở mộtnước nào thì tất cả các khoản thu nhập của cá nhân đó không kể trong nước hayngoài nước đều phải chịu thuế TNCN Còn những cá nhân được coi là không cư trú
ở một nước thì chỉ phải nộp thuế TNCN đối với những khoản thu nhập phát sinh ởnước đó
Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập”: Mọi khoản thu nhập phát sinh tạimột nước của một cá nhân đều phải nộp thuế TNCN tại nước đó
Hiện nay đa số các nước trên thế giới đánh thuế TNCN theo tiêu thức “nơi cưtrú” Khái niệm cá nhân cư trú ở các nước thường khác nhau nhưng thường ở hầuhết các nước, một cá nhân được gọi là cư trú tại một nước nếu có thời gian ở nước
đó trên 182 hay 183 ngày (6 tháng) trong một năm hoặc trên một năm Còn mộtngười được gọi là không cư trú là người ở dưới mức thời gian quy định của người
cư trú nghĩa là dưới 182 hoặc 183 ngày trong một năm hoặc dưới một năm Kháiniệm cư trú có ý nghĩa để phân biệt người đó có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập trên số
Trang 11thu nhập nhận được như thế nào Người cư trú phải kê khai mọi thu nhập ở trongnước và ở nước ngoài Người không cư trú chỉ có nghĩa vụ thuế đối với thu nhậpphát sinh tại nước trả thu nhập Khái niệm này đòi hỏi các nước cần phải có quyđịnh cụ thể cho cả người trong nước và người nước ngoài Chỉ có trên cơ sở đó thìviệc thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân mới mang tính chất quốc tế Như vậy,nếu Việt Nam quy định người cư trú là người có thời gian ở Việt Nam trên 6 tháng/năm thì người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trên 6 tháng sẽ được coi là người
cư trú tại Việt Nam Ngược lại, người Việt Nam ở nước ngoài trên 6 tháng sẽ làngười cư trú ở nước ngoài, lúc đó người Việt Nam tuy mang quốc tịch Việt Namnhưng là người cư trú nước ngoài và họ phải nộp thuế ở nước ngoài và phải kêkhai với cơ quan thuế ở nước ngoài về các thu nhập trong đó có cả thu nhập ở ViệtNam Đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi các nước phải ký kết hiệp định tránh tínhthuế trùng để xử lý vấn đề thuế thu nhập của cá nhân khi họ có nguồn thu nhập từnhiều quốc gia Tuy nhiên một số nước đưa ra khái niệm “nơi cư trú” cụ thể hơn và
có điểm khác với khái niệm trên Pháp và Nhật là những ví dụ cụ thể
Theo luât của Pháp, một người quốc tịch Pháp hoặc quốc tịch nước ngoàiđược coi là cư trú tại Pháp nhằm mục đích đánh thuế nếu như nơi ở chính, nơihành nghề chính được đặt tại Pháp hoặc họ thường xuyên có mặt tại Pháp quá 6tháng trong vòng một năm Nếu một người không được coi là cư trú tại Phápnhưng có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ của Pháp thì chỉ bị điều tiết phần thunhập phát sinh ở Pháp Còn Nhật Bản lại đưa ra 3 khái niệm về “cá nhân cư trú” đó
là : cá nhân cư trú thường xuyên, cá nhân cư trú không thường xuyên và cá nhânkhông cư trú:
Cá nhân cư trú thường xuyên là cá nhân định cư tại Nhật Bản hoặc cá nhânthường trú tại Nhật Bản hơn 5 năm Các cá nhân này bị đánh thuế trên thu nhập từmọi nguồn
Trang 12Cá nhân cư trú không thường xuyên tại Nhật Bản thường trú tại Nhật từ 1 đến
5 năm nhưng không có ý định thường trú tại Nhật Các cá nhân này bị đánh thuếtrên thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng được trả tại Nhật Bản
Cá nhân không cư trú là cá nhân có thời gian thường trú tại Nhật Bản dưới 1năm Các cá nhân này chỉ phải nộp thuế với các thu nhập phát sinh tại Nhật Bản.Luật thuế TNCN ở Mỹ lại quy đinh “cá nhân cư trú” là những người thuộccông dân Mỹ hoặc sinh sống tại Mỹ tối thiểu là 330 ngày
Sự phân biệt “cá nhân cư trú” hay “cá nhân không cư trú” là rất quan trọng, vì
nó quyết định đến số thuế phải nộp của một cá nhân
Việc xác định đối tượng nộp thuế căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thunhập” được áp dụng để điều tiết các khoản thu nhập của các cá nhân không cư trúnhưng có thu nhập tại một nước Có rất ít nước áp dụng kiểu đánh thuế này, HồngKông là một ví dụ: các cá nhân không phân biệt “cư trú” hay “không cư trú” đềuphải nộp thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập phát sinh tại Hồng Kông.Cách đánh thuế này chỉ phù hợp với những nước có số lượng lao động nước ngoàilàm việc tại nước mình lớn còn lao động trong nước ít đi làm hay đầu tư ở nướcngoài
1.1.4.2 Thu nhập chịu thuế
Thu nhập tính thuế ở các nước thường phân chia thành 2 dạng: thu nhậpthường xuyên và thu nhập không thường xuyên Thu nhập thường xuyên là thunhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền thưởng có tính đều đặn và được nhậnthường kỳ Thu nhập không thường xuyên là thu nhập từ đầu tư như cổ phiếu, lãi
từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng xổ số… các khoản thu nhập nàykhông có tính đều đặn, thường xuyên, liên tục…
Tương ứng với từng cách phân loại khác nhau sẽ có 2 loại thuế suất khácnhau Đối với thu nhập thường xuyên hoặc thu nhập của người cư trú, áp dụng biểu
Trang 13thuế luỹ tiến từng phần Thu nhập không thường xuyên hoặc thu nhập của ngườikhông cư trú áp dụng một thuế suất.
Nhìn chung, giữa các nước không có một quy định hoàn toàn thống nhất vềthu nhập tính thuế, tuy nhiên có thể tập hợp thành một số loại thu nhập thường phảichịu thuế như sau:
- Thu nhập bằng tiền: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ tài sản,vốn…
- Thu nhập từ thừa kế và quà tặng
Lý do không có sự thống nhất giữa các quốc gia chính vì việc xác định loạithu nhập phải chịu thuế và mức độ chịu thuế thu nhập cá nhân tuỳ thuộc vào tìnhhình phát triển kinh tế và quan điểm của mỗi nước
Dựa vào tiêu thức nguồn tạo ra thu nhập, thu nhập được chia thành các loại:Thu nhập từ lao động và sản xuất kinh doanh, thu nhập từ đầu tư, thu nhập khác
- Thu nhập từ lao động và sản xuất kinh doanh là các khoản thu nhập đượctrả bằng tiền hoặc các khoản hiện vật có thể được chuyển bằng tiền như ăn giữa ca,bảo hiểm y tế, trợ cấp thuốc men và viện phí, thanh toán điện thoại, nơi đỗ xe…Mỗi nước có chế độ thuế đối với các khoản thu nhập được gọi là hiện vật khácnhau, có nước tính thuế, có nước không Ví dụ đối với khoản ăn trưa, giữa ca: ở
Mỹ, Anh, Canađa không tính thuế còn úc, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan… thì có tínhthuế
- Thu nhập từ đầu tư: là các khoản thu nhập từ cổ tức, lãi cho vay, phần vốngóp kinh doanh mà các cá nhân nhận được từ lợi tức đem chia của các công ty
Trang 14thường tính thuế thu nhập công ty Do đó nếu tính thuế thu nhập cá nhân thì cónghĩa là khoản thu nhập đó bị tính thuế hai lần Để tránh việc đánh trùng này, mỗinước có giải pháp khác nhau
- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản, từ quàbiếu, quà tặng, tiền nhuận bút, trúng thưởng sổ xố
Không phải nước nào cũng đưa tất cả các nguồn thu nhập ở trên vào diện thunhập chịu thuế Việc quy định khoản nào chịu thuế, khoản nào không chịu thuế vàmức thuế suất bao nhiêu dựa vào quan điểm của mỗi nước và mục tiêu điều tiếtkinh tế, chính trị, xã hội trong điều kiện cu thể của mỗi quốc gia Ví dụ như ở nước
ta hiện nay chưa thu thuế TNCN đối với những khoản thu nhập từ lãi của tiền gửitiết kiệm, nhưng ở các nước như Pháp, Áo, Đức, Hy Lạp, Na Uy thì các khoản thunhập này cũng phải chịu thuế TNCN
1.1.4.3 Những nguyên tắc khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế thu nhập cá nhân là thunhập chịu thuế phải là thu nhập do người đóng thuế toàn quyền sử dụng Điều đó
có nghĩa là thu nhập chịu thuế là thu nhập đã khấu trừ đi các chi phí cần thiết đểtạo ra thu nhập với một số giới hạn nhất định Mỗi quốc gia đều có những nguyêntắc khấu trừ thuế cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc giamình Tuy nhiên, về cơ bản có một số nguyên tắc khấu trừ chung: tất cả các chi phítrực tiếp liên quan đến việc tạo ra thu nhập cho cá nhân, một số khoản mang tínhchất xã hội Sau đó mới tính ra được thu nhập chịu thuế
a Các khoản khấu trừ có tính chất kinh tế để xác đinh thu nhập thuần tuý
- Đối với thu nhập từ các hoạt động thương mại, công nghiệp, khai thác, nông lâm nghiệp, dịch vụ của các hộ kinh doanh cá thể không thuộc diện chịu thuế thu nhập công ty.
Nguyên tắc khấu trừ là tất cả các chi phí cần thiết và liên quan trực tiếp tớihoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo ra thu nhập mà người nộp thuế đã
Trang 15thực hiện bao gồm: lương công nhân, chi phí thuế mướn, tiền trợ cấp, chi phí muavật tư nguyên liệu, chi phí bảo hiểm, các chi phí về dịch vụ được cung cấp từ bênngoài, khấu hao các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc và một vài chi phíphân bổ chung
Cần phải lưu ý đó là: chỉ những chi phí cần thiết liên quan trực tiếp đến quátrình tạo ra thu nhập mới được khấu trừ Ví dụ như các khoản chi tiêu cho cá nhân:chi phí đi lại hàng ngày, chi phí du lich không được coi là chi phí được khấu trừ
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền hưu trí, trợ cấp xã hội và các khoản tương tự
Đối với những khoản này thì được phép trừ đi một phần, gọi là chi phí nghềnghiệp: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Các khoản này được khấu trừ theo một tỷ
lệ nhất định (khoảng 10% hoặc 15%) Một số nghề đặc biệt do tính chất nghềnghiệp sẽ được khấu trừ một mức phù hợp, cao hơn bình thường trước khi tập hợpvào tổng thu nhập chịu thuế như: Ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc công, nhà báo
- Thu nhập từ lãi cổ phần, lãi cho vay, lãi tiền gửi và các khoản tương tự
Thu nhập chịu thuế là số lãi thu được trừ đi chi phí, thường là chi phí muanhững chứng khoán có giá
- Thu nhập từ thừa kế
Là số chênh lệch dương của tài sản thừa kế và các khoản nợ của người quá cố,ngoài ra còn được trừ thêm một khoản không phải chịu thuế tuỳ thuộc vào mốiquan hệ giữa người quá cố và người thừa kế
b Các khoản chi tiêu mang tính chất xã hội, khoa học và những thu nhập mang tính chất trợ cấp xã hội, giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn, người già, tàn tật
Các khoản này cũng được trừ khỏi thu nhập thuần tuý, đây là đặc điểm quantrọng của thuế TNCN vì có tính đến sinh hoạt và khả năng của đối tượng nộp thuế.Những chi phí đặc biệt như:
Trang 16 Chi phí có tính chất tiêu dùng như bảo hiểm y tế
Các khoản đóng góp như: tiền nuôi bố mẹ, đóng bảo hiểm xã hội
Các khoản tiết kiệm cho lúc tuổi già, ủng hộ khoa học, nhân đạo
Các khoản có tính chất lương bổng: trợ cấp ốm đau, lương hưu, trợ cấp về tainạn lao động, trợ cấp thất nghiệp
Những chi phí bắt buộc bao gồm: thuốc men chữa bệnh, khắc phục thiên taiđịch họa, chi phí của người tàn tật Mặc dù đây là những khoản chi phí thể hiệndưới dạng thu nhập nhưng để đảm bảo sự công bằng với những người không phảichi những khoản này nên được miễn thuế thu nhập
Các khoản chi phí nuôi con, mang tính chất gánh nặng gia đình đối với nhữnggia đình đông con và thu nhập không đáp ứng được điều kiện sống tối thiểu
1.1.4.4 Các phương pháp đánh thuế TNCN
Căn cứ để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp là thu nhập chịu thuế vàthuế suất Thuế suất thuế thu nhập cá nhân có thể quy định bằng một tỷ lệ phầntrăm nhất định hoặc được xác định theo thuế suất luỹ tiến từng phần hay thuế suấtluỹ thoái tuỳ theo từng quan điểm về mục đích sử dụng thuế thu nhập cá nhân củamỗi quốc gia Do đó, phù hợp với mỗi đặc trưng của thuế suất, thuế thu nhập cánhân lại có một phương pháp tính riêng, bao gồm: Phương pháp đánh thuế theo tỷlệ; Phương pháp đánh thuế luỹ tiến từng phần; Phương pháp đánh thuế luỹ tiếntoàn phần; Phương pháp đánh thuế với thuế suất luỹ thoái
Thuế thu nhập cá nhân, đối với thu nhập từ lao động (tiền lương, tiền công)hầu hết các nước áp dụng hệ thống đa thuế suất, với cơ chế thuế suất luỹ tiến từngphần Hiện nay, trong việc tính thuế thu nhập cá nhân thường có hai dạng dạng quyđịnh:
Dạng 1: Nộp ngay từ đồng thu nhập đầu tiên Ví dụ như: Hàn Quốc: thu nhậpđến 4.000 Won Hàn Quốc/năm, thuế suất 5%; Singapore: thu nhập đến 7.500 đôla
Trang 17Singapore/năm, thuế suất 2%; Nhật Bản: thu nhập đến 3.000.000 Yên/năm, thuếsuất 10%
Dạng 2: áp dụng mức khởi điểm chịu thuế Ví dụ như: Philipin: mức khởi điểm là2.500 Pêsô Philipin/năm Việt Nam cũng áp dụng việc tính thuế thu nhập cá nhân theomức khởi điểm chịu thuế, với mức khởi điểm là 3 triệu đồng/tháng đối với người ViệtNam và 8 triệu đồng/tháng đối với người nước ngoài
1.1.4.5 Tờ khai của người nộp thuế
Tất cả các đối tượng nộp thuế đều bắt buộc phải làm một tờ khai thuế sau khikết thúc năm thuế Điều này nhằm làm cho người nộp thuế nhận thức được hếtnghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế, đồng thời về mặt pháp lý,đây là căn cứ pháp lý để xác nhận một khoản nợ phải trả của người nộp thuế choNhà nước
1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1.2.1 Hình thức quản lý thuế TNCN:
Thuế TNCN có thể được kê khai và nộp thuế theo một trong hai phương pháp
là kê khai và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hay kê khai và nộp qua cơ quan chi trảthu nhập Tương ứng với hai phương pháp này cơ quan thuế có hai hình thức tổchức quản lý: quản lý thu thuế thông qua sổ bộ thuế hay quản lý trực tiếp đối tượngnộp thuế và hình thức thứ hai là quản lý thu thuế TNCN thông qua cơ quan chi trảthu nhập
1.2.1.1 Hình thức quản lý thu thuế thông qua sổ bộ thuế:
Theo hình thức này cơ quan thuế tiến hành lập sổ bộ thuế trên cơ sở các tờkhai thuế của các đối tượng nộp thuế Sổ bộ thuế là một danh sách những ngườinộp thuế, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế và số thuế phải nộp của họ, cơquan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế và người nộp thuế thực hiện nộp thuếvào Ngân sách Nhà nước
Trang 181.2.1.2 Hình thức khấu trừ tại nguồn
Theo hình thức này, cơ quan thuế yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập giữ lại phầnthuế thu nhập phải nộp của đối tượng nộp thuế trước khi chi trả thu nhập cho họ, sau đónộp số thuế đó vào Ngân sách nhà nước
Hình thức khấu trừ tại nguồn chỉ thích hợp trong điều kiện: ý thức của người nộpthuế chưa cao và phần lớn đối tượng nộp thuế là người làm công ăn lương
Vì mỗi hình thức quản lý thu nêu trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định nên
có rất ít quốc gia sử dụng thuần tuý một hình thức mà thương kết hợp cả hai hình thứctrên
1.2.2 Nội dung hoạt động quản lý thuế TNCN
Theo quy định của Nhà nước, đối tượng nộp thuế phải đăng kí mã số thuế với cơquan thuế Các cá nhân nộp qua cơ quan chi trả thì do cơ quan chi trả chịu trách nhiệmđăng kí mã số thuế, cán bộ thuế chỉ liên hệ với đại diện cơ quan chi trả để nắm thông tin
về đối tượng nộp thuế
1.2.2.1 Xác định thu nhập chịu thuế
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi quốc gia đặt ra mức khởi điểm tínhthuế cũng như các mức thu nhập khác, các quốc gia phải căn cứ vào một số yếu tố nhấtđịnh:
- Thu nhập bình quân đầu người một năm: Nếu thu nhập bình quân đầu người một
năm cao chứng tỏ đời sống của người dân tốt và ngược lại Điều đó cũng thể hiện khảnăng huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước tới mức nào Tại những nước pháttriển, do thu nhập của người dân cao nên mức đóng góp từ thuế TNCN lớn Còn ởnhững nước đang phát triển, đời sống dân cư còn nghèo nàn, lạc hậu, mức thu nhậpthấp Đây là căn cứ để Nhà nước xác định mức thu nhập tính thuế hợp lí, đảm bảo chongười dân cuộc sống ổn định
Trang 19- Các chi phí cần thiết tối thiểu để đảm bảo cuộc sống cho người dân: Mỗi người
đều có một mức thu nhập nhất định, họ sử dụng để trang trải những khoản chi tiêu cầnthiết trong cuộc sống (ăn uống, sinh hoạt, y tế, vui chơi ) Vì vậy khi Nhà nước đặt ramức thu nhập tính thuế cũng cần phải xem xét kỹ những chi phí này
Mức thu nhập đảm bảo cuộc sống phổ biến của người dân: Trong xã hội có nhiều
mức thu nhập khác nhau Tuy nhiên, có những mức thu nhập là phổ biến bởi số lượngngười có cung mức thu nhập lớn, chiếm đa số Nhà nước phải đặt mức thu nhập tínhthuế sao cho bao bọc được toàn bộ số thu nhập này Nguồn thu cho Ngân sách sẽ lớn và
ổn định nếu làm được điều này, tất nhiên cũng phải tính toán sao cho người dân vẫnđảm bảo được cuộc sống
Trên cơ sở những căn cứ xác định thu nhập tính thuế như trên, các quốc gia sẽ tuỳtheo điều kiện quốc gia mình để xây dựng chính sách thuế cho phù hợp Bên cạnh đócòn phải xem xét các vấn đề sau:
Nguồn gốc của thu nhập: Mỗi loại thu nhập phát sinh từ các nguồn khác nhau,
phải xác định nguồn gốc thu nhập có vai trò quan trọng trong việc xây dựng căn cứ tínhthuế Ví dụ: thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp có tính đều đặn,thường kì được tính khác với thu nhập có nguồn gốc từ quà biếu, quà tặng
Địa điểm phát sinh thu nhập và thời hạn cư trú hay không cư trú của chủ sở hữu thu nhập: Thu nhập của chủ sở hữu thu nhập được coi là cư trú tại một nước thì
phải nộp thuế tại nước đó và tính trên mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơitrên thế giới Thu nhập của chủ sở hữu thu nhập được coi là không cư trú chỉ bịtính thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó
Tính thường xuyên hay không thường xuyên của thu nhập: Thu nhập tính
thuế ở các nước thường được chia làm 2 dạng: thu nhập thường xuyên và thu nhậpkhông thường xuyên Thu nhập thường xuyên là các khoản thu nhập có tính đềuđặn, thường kỳ Thu nhập không thường xuyên là thu nhập từ đầu tư như: cổ phiếu,
Trang 20lãi chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng sổ xố các khoản này không mangtính đều đặn.
1.2.2.2 Xác định thuế suất
Thuế suất được coi là linh hồn của mỗi chính sách thuế, nó quyết định đến sựthành công hay thất bại của mỗi chính sách thuế Hầu hết các nước đều sử dụng nguyêntắc đánh thuế luỹ tiến từng phần đối với thuế TNCN Cơ sở của nguyên tắc này là cân
bằng theo chiều dọc: thu nhập càng lớn thì thuế suất càng cao
Việc xây dựng các mức thuế suất hợp lý là rất quan trọng trong quá trình xâydựng và thực hiện Luật thuế TNCN Chúng ta có thể sử dung mô hình đường congLaffer để giải thích mức huy động nguồn thu từ thuế TNCN cho Ngân sách nhà nước:
Hình 1.1: Đường cong Laffer
Mô hình đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu
về thuế Nếu mức thuế suất 0% thì thu về thuế bằng 0, ngược lại, nếu mức thuếsuất 100% thì thu về thuế cũng bằng 0 vì mức này không được ai chấp nhận Thuếcao làm mọi người không còn nhiệt tình sản xuất kinh doanh, ít làm việc hơn hoặcchuyển sang hoạt động kinh tế một cách không công khai dẫn đến trốn lậu thuế sẽtăng Việc nghiên cứu để nâng dần thuế suất từ 0% lên một giới hạn t* sẽ đưa đến
Trang 21kết quả tăng về thuế suất tỷ lệ thuận với tăng số thu, nhưng quá giới hạn t* thì quan
hệ giữa chúng lại là tỷ lệ nghịch Vì vậy, sự phân tích này đã cho chúng ta một kếtluận quan trọng là không phải cứ tăng thuế suất là sẽ tăng thu từ thuế mà thuế suấtcần phải được xây dựng ở một mức đủ để kích thích năng suất và hiệu quả kinh tế
và vẫn đảm bảo khả năng thu Ngân sách (tổng số thu thuế không giảm đi mà còntăng lên do thuế suất hợp lý đã tạo ra động lực kinh doanh, kích thích đầu tư, từ đólàm tăng sản lượng và thu nhập quốc dân)
Quan điểm sử dụng đường cong Laffer thiên về việc xác định mức thuế suấttối đa có thể, nhưng hiện nay cũng khá phổ biến một quan điểm thiên về tính khảthi và tính hiệu quả của một chính sách thuế thu nhập cá nhân Theo quan điểmnày, các nhà hoạch định chính sách thuế nên sử dụng biện pháp hạ thuế suất kếthợp với mở rộng diện thu thuế (mức thuế suất thấp thường được quần chúng dễchấp nhận và ủng hộ hơn là mức thuế cao) Tuy nhiên nếu áp dụng theo quan điểmnay cũng có những bất lợi nhất định như phức tạp trong công tác quản lý thu, cóquá nhiều đối tượng nộp thuế…
Mức điều tiết thu nhập đối với người dân cũng là mục tiêu của các quốcgia khi ban hành chính sách thuế TNCN Việc làm này giúp giảm bớt khoảng cáchchênh lệch giàu nghèo Nhà nước xây biểu thuế suất gồm nhiều bậc và chia nhỏkhoảng cách giữa các mức thu nhập tính thuế Còn nếu mức điều tiết thu nhập caothì biểu thuế suất sẽ có ít bậc hơn và khoảng cách được mở rộng hơn:
Ví dụ 1: Tỷ lệ điều tiết của ít mức thuế suất cao hơn nhiều mức thuế suất
Một người có thu nhập là 1000 USD và phải chịu thuế thu nhập cá nhân tạinước X, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp là:
TH 1 : Nước X chỉ áp dụng 3 mức thuế suất là 0%; 10%; 15% đối với thu nhập của
ngưòi này
Đơn vị:USD
Mức thu nhập tính thuế T/suất Thuế TNCN phải nộp
Trang 22Đến 500 0% 0
Số thuế phải nộp trong trường hợp này là 62,5 USD
TH 2 : Nước X áp dụng 5 mức thuế suất là 0%; 5%; 10%; 12%; 15% đối với thu
nhập của người này
Số thuế phải nộp trong trường hợp này là 52,6 USD
Như vậy, có thể thấy rằng, trường hợp 1, thu nhập của người dân bị điều tiếtlớn hơn trong trường hợp 2 vì với cùng mức thu nhập, thuế thu nhập phải nộp caohơn
Ví dụ 2: Tỷ lệ điều tiết của nhiều mức thuế suất cao hơn ít mức thuế suất
Một người có thu nhập là 900 USD và phải chịu thuế thu nhập cá nhân tạinước Y, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp là:
TH 1 : Nước Y áp dụng 5 mức thuế suất là 0%; 10%; 15%; 20%; 25% đối với
thu nhập của người này
Trang 23Trên 700 đến 800 20% 45
Số thuế phải nộp trong trường hợp này là 70 USD
TH 2 : Nước Y chỉ áp dụng 3 mức thuế suất là 0%; 10%; 15% đối với thu nhập của
Số thuế phải nộp trong trường hợp này là 50 USD
Trong ví dụ này lại cho thấy nếu mở rộng khoảng cách chênh lệch giữa cácmức thu nhập tính thuế và áp dụng ít mức thuế suất, thuế suất thấp thì với cùngmột mức thu nhập, trong trường hợp 1 người dân phải nộp thuế nhiều hơn trongtrường hợp 2, thu nhập bị điều tiết lớn hơn
Như vậy, khi xây dựng biểu thuế suất cần tính đến yếu tố mức điều tiết thunhập hợp lý đối với người dân sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội củatừng nước và mức sống chung của người dân Đó là lý do vì sao có nước áp dụng ítmức thuế suất nhưng cũng có nước áp dụng nhiều mức thuế suất
Những yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội khách quan như: lạm phát, thấtnghiệp, chiến tranh cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, do đó nó cũng tácđộng đến thuế TNCN, đến nguồn thu từ thuế TNCN Trong thời gian đất nước xảy
ra chiến trành hay lạm phát, thất nghiệp tăng cao, kéo dài thì thu nhập thực tếngười lao động nhận được sẽ giảm đi do giá cả của hàng hoá tăng, chi phí cần thiếtcho cuộc sống lớn hơn Trong những thời kì này, Nhà nước cần phải có những điềuchỉnh về chính sách cho hợp lí
Trang 241.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế TNCN 1.2.3.1 Những nhân tố khách quan
Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước
Đây là nhân tố khách quan chung nhất có liên quan đến mọi mặt của đời sống xãhội Khả năng hoạt động hoạt động của một ngành hay hiệu quả thực thi một chính sáchphụ thuộc một phần vào sự phát triển về kinh tế – xã hội của quốc gia đó, điều nàykhông loại trừ đối với chính sách thuế thu nhập cá nhân Ta có thể dễ nhận thấy ở cácnước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao nên khả năng đónggóp của thuế TNCN vào Ngân sách là rất lớn, nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trongnguồn thu cho Ngân sách Bên cạnh đó, các nước phát triển với khoa học kỹ thuật hiệnđại, trình độ quản lý cao, lượng tiền mặt lưu thông nhỏ nên họ dễ dàng quản lý việc tính
và nộp thuế TNCN Mọi cá nhân đều có tài khoản ở các ngân hàng và việc cá nhânnhận thêm một khoản thu nhập hay bỏ thêm một khoản chi phí đều được thể hiện trêntài khoản đó, từ những căn cứ đó việc tính thuế trở nên rất đơn giản, dễ dàng và thuậnlợi hơn Còn ở những nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập bình quân đầungười ở nước ta còn thấp, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn lớn, trình độ quản
lý ở nước ta còn hạn chế, cở sở vật chất chưa đầy đủ nên công tác quản lý thu thuế còngặp nhiều khó khăn, nhất là đối với thuế TNCN, một loại thuế có thể nói là tương đốimới với người dân nước ta
Môi trường pháp lý của mỗi quốc gia.
Môi trường pháp lý của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến công tác quản thuthuế Một quốc gia có môi trường pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh và ổn định là điềukiện tốt cho việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Môi trường kinh tếthuận lợi là điều kiện để tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, giúp các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu nhậpcho người dân, nguồn thu từ các loại thuế cũng tăng theo Các tổ chức kinh tế nước
Trang 25ngoài cũng lựa chọn quốc gia có sự ổn định về mặt xã hội để đảm bảo an toàntrong đầu tư, kinh doanh.
Hệ thống văn bản pháp quy về thuế
Để thực hiện bất kì một chính sách, công cụ tài chính nào của Nhà nước cũngcần có những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhânlàm theo đồng thời đó sẽ là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trương hợp vi phạm
Hệ thống văn bản pháp quy được đưa ra để làm tiêu chuẩn cho việc thực hiện cácloại thuế, giúp quy định một cách đầy đủ, hoàn chỉnh tạo điều kiện để các loại thuế
có được hiệu quả và mục tiêu Nhà nước đặt ra Tuy nhiên, nếu hệ thống văn bảnnày còn nhiều thiếu sót, không hợp lý thì sẽ gây ra hiện tượng tìm cách trốn, tránhthuế, gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế và việc áp dụng loại thuế đókhông mang lại hiệu quả mong muốn Đối với thuế TNCN, đây là loại thuế trựcthu, có tác động trực tiếp đến thái độ của người dân khi có thay đổi về chính sáchthuế, do đó nếu hệ thống văn bản quy định không đầy đủ, hợp lý sẽ làm cho ngườidân không tuân thủ một cách nghiêm chỉnh do không hiểu rõ hoặc có tình vi phạm.Đông thời nếu thay đổi thường xuyên các văn bản pháp quy này (nước ta đã 7 lầnsửa đổi và bổ sung pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) sẽgây khó khăn cho người dân trong quá trình thực hiện do không nắm bắt kịp thôngtin qua những lần sửa đổi Có thể nói, việc quy định hệ thống văn bản phù hợp sẽtạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế
Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế
Trình độ hiểu biết pháp luật của dân cư, việc cập nhật các thông tin về điềuchỉnh, sửa đổi các văn bản pháp quy về thuế TNCN sẽ tạo điều kiện để các tổ chức,
cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình Nếu không nhận thức đúng vaitrò tác dụng của loại thuế này, nhiều đối tượng nộp thuế sẽ không chấp hànhnghiêm chỉnh, không tuân thủ đúng với quy định, việc kê khai các khoản thu nhập
sẽ gặp rất nhiều khó khăn Trong trường hợp đó, yêu cầu của cán bộ thuế là phải
Trang 26nhắc nhở, giải thích nhiều lần, làm chậm thời gian đặt ra theo yêu cầu của cơ quanthuế
Đồng thời, nếu trình độ hiểu biết của nhiều đối tượng chỉ ở mức hạn chế thìviệc chấp hành nộp thuế thu nhập là rất khó vì họ coi đây là sự cưỡng ép, làm giảmthu nhập của họ, ảnh hưởng đến lợi ích của họ Từ đó, họ luôn tìm cách trốn tránhviệc thực hiện nghĩa vụ của mình
Chính từ những lí do trên nên công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các đối tượngnộp thuế phải đi trước các khâu khác Có nâng cao được ý thức chấp hành phápluật về thuế của người dân thì mới nâng cao được nguồn thu cho Nhà nước và hoànthiện được công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới
1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan
Quy trình và bộ máy quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình thu thuế thì sự kết hợp đồng thời giữacác bộ phận trong quá trình thu thuế là rất quan trọng Mỗi nước đều tổ chức ramột quy trình và bộ máy quản lý thu thuế riêng phù hợp với điều kiện phát triểncủa nước mình Cơ quan thuế phải xây dựng được một quy trình thu thuế thu nhập
cá nhân riêng, hoàn chỉnh và không ngừng hoàn thiện, đổi mới cho phù hợp vớitừng thời kì Các bộ phận trong quá trình hoạt động phải được phân rõ nhiệm vụ,tránh tình trạng chồng chéo nhưng đồng thời cũng phải có mối quan hệ mật thiết,thống nhất, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động để đảm bảo thực hiện quy trìnhđược tốt, đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó các phòng, ban trong cơ quan thuế, từ trênxuống dưới cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý để tạo điều kiện cho các đốitượng nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình được nhanh chóng,thuận tiện từ khâu đăng kí mã số, kê khai, nộp thuế, giải quyết các vấn đề vướngmắc Nước ta trong thời gian qua đã không ngừng thực hiện việc cải tiến quytrình và bộ máy quản lý thu thuế sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội củanước ta trong thời kỳ đổi mới
Trang 27 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng làm việc của cán bộ thuế
Trong bất kì ngành nào, lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn là nhân tốquan trọng, có ý nghĩa quyết định Dựa vào trí tuệ của con người, mọi hoạt động
dù lớn hay nhỏ, đơn giản hoặc phức tạp đều có thể thực hiện được Trong lĩnh vựcquản lý nếu không có bộ óc của con người nghiên cứu ra các chính sách, kếhoạch thì việc quản lý không thực hiện được Lĩnh vực quản lý thu thuế, vấn đềnày càng trở nên quan trọng bởi có nhiều khâu, nhiều công việc không thể dùngmáy móc, không thể ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào việc giải đápcác vấn đề còn vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Đốivới các nước đang phát triển như Việt Nam, cơ sở vật chất còn kém, phương phápquản lý còn thủ công, thô sơ Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ của các cán bộ thuế là cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế đang pháttriển nhanh như hiện nay, không liên tục cập nhật những kiến thức mới sẽ bị tụthậu Các cán bộ thuế còn là người trực tiếp hướng dẫn các đơn vị thực hiện cácquy định về thuế, giải đáp các thắc mắc nên cán bộ thuế luôn phải nắm bắt thôngtin, hiểu rõ luật thuế, nghiên cứu kỹ các văn bản có liên quan đông thời phải luônbồi dưỡng nâng cao khả năng nghiệp vụ để giải quyết được mọi tình huống xảy ratrong thực tế
Đối với thuế TNCN, một sắc thuế có tính nhạy cảm cao càng đòi hỏi cán bộthuế phải có chuyên môn, nghiệp vụ, luôn có tác phong nhã nhặn, xử lý linh hoạtđối với những thắc mắc của đối tượng nộp thuế Mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫnkhông trái với quy định của chính sách là yêu cầu không thể thiếu đối với cán bộquản lý thuế TNCN
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Các phương tiện ngày càng hiện đại thì công việc của con người càng trở nên
dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao Công tác quản lý thuế TNCN đặt ra yêu cầurất cao đối với cơ sở vật chất của ngành thuế: hệ thống máy tính nối mạng, trang
Trang 28thiết bị, nơi làm việc Tại các nước phát triển, cơ sở vật chất trang bị cho ngànhthuế rất hiện đại nên các khâu như: tuyên truyền, hỗ trợ, cấp mã số thuế, quản lý tàikhoản của các đối tượng nộp thuế, kiểm tra quyết toán thuế đều được thực hiệntrên máy tính Do đó hiệu quả công việc rất cao và tránh tình trạng gian lận, trốnthuế Với một khối lượng giấy tờ rất lớn, việc sử dụng máy tính để lưu trữ giúp choviệc bảo quản, tìm kiếm được thực hiện đơn giản va hiệu quả Các phần mềm quản
lý thuế cũng được ứng dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong quátrình thực hiện
Công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến kiến thức về thuế.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến kiến thức về thuế, giúpngười dân cập nhật kịp thời các thông tin, hiểu rõ các quy định và thực hiện chínhthuế, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thuế Công tác này càng sâurộng, người dân càng am hiểu kiến thức về thuế, từ đó hỗ trợ cán bộ thuế trongcông tác quản lý: cán bộ quản lý sẽ không phải mất thời gian để giải thích chongười dân về các thủ tục và chính sách đơn giản Các cơ quan thuế cần lập ra một
bộ phận chuyên làm công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn miễn phícho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu Từ những buổi tuyên truyền phổ biến kiếnthức về thuế, người dân sẽ không còn thắc mắc và cảm thấy tự hào vì việc nộp thuế
là đóng góp cho Ngân sách nhà nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển
Trên đây là những cơ sở lý luận chung nhất về thuế thu nhập cá nhân cũngnhư về công tác quản lý thu thuế TNCN trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên,mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau và việc
áp dụng chính sách thuế như thế nào là tuỳ thuộc vào mục tiêu, chiến lược củaquốc gia đó Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển, thực tế nước ta vẫn là mộtnước kém phát triển, các điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội không giống cácnước khác, do đó những chính sách về thuế nói chung cũng như về thuế TNCN nóiriêng cũng có những điểm khác biệt Việc nghiên cứu những điểm khác biệt đó,
Trang 29những hạn chế của công tác quản lý thu thuế TNCN đối với người có thu nhập cao
ở Việt Nam sẽ là căn cứ để hoàn thiện công tác này
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO TẠI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONGTHỜI GIAN QUA
Trong một vài năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triểnkhá vững chắc và ổn định Thành phố Hà Nội, với vị trí là thành phố trung tâm của cảnước đã thể hiện sự phát triển về kinh tế ở nhiều mặt như: GDP năm sau đều cao hơnnăm trước, thu nhập bình quân tháng của người lao động ngày càng tăng, đời sống nhândân được cải thiện Hà Nội luôn là nơi thu hút lớn đối với các nhà đầu tư, vốn đầu tưphát triển hàng năm tăng lên
Bảng 2.1: Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội trong các năm từ năm
2002 đến năm 2005
Chỉ
tiêu
Dânsố(nghìnngười)
GDP(tỷđồng)
TNBQTháng(1000đ)
VĐT phát triển ĐTTT nước
ngoàiNhà
nước
NgoàiQD
Đầu
tư NN
SốDA
Trang 31đầu tư nước ngoài Cùng với sự phát triển kinh tế như vậy, mức sống của người dân HàNội cũng không ngừng tăng lên, điều này được thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập bình quânhàng tháng Số lượng người có thu nhập cao ngày càng nhiều ở Hà Nội, do đó việcquản lý các đối tượng này là hết sức quan trọng và cần thiết để có thể khai thác triệt đểcác nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
2.2 CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬPCAO
2.2.1 Quá trình sửa đổi và bổ sung pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong những năm qua
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta lần đầu tiên đượcQuốc hội ban hành vào ngày 27/12/1990, có hiệu lực thi hành vào ngày 1/4/1991 nhằmgóp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân có thunhập cao vào Ngân sách Nhà nước Đây là cơ sở để thực hiện công tác quản lý thu thuếthu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam Kể từ đó đến nay, Pháp lệnh đãqua 7 lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 1999, 2001 và 2004
Lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất (1992): Tập trung vào việc sửa đổi biểu thuế và
thuế suất:
- Đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam: mức thu nhập khởi điểmchịu thuế bình quân tháng (thuế suất 10%) được nâng từ 500 ngàn đồng lên 650 ngànđồng; mức thu nhập chịu thuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng (thuế suất 50%) đượcnâng từ 3,5 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng Mức thu nhập chịu thuế bổ sung bình quântháng (thuế suất 30%) được nâng từ 5 triệu đồng lên trên 6,3 triệu đồng
- Đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài: mức thu nhập khởi điểmchịu thuế bình quân tháng (thuế suất 10%) được nâng từ 2,4 triệu đồng lên 3 triệu đồng;mức thu nhập chịu thuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng (thuế suất 50%) được nâng từ
48 triệu đồng lên 60 triệu đồng
Trang 32- Đối với thu nhập không thường xuyên: mức thu nhập khởi điểm chịu thuế (thuếsuất 5%) được nâng lên từ 1,5 triệu đồng/lần lên 1,8 triệu đồng/lần; mức thu nhập chịuthuế luỹ tiến cao nhất (thuế suất 30%) được nâng từ 22,5 triệu đồng/lần lên 28 triệuđồng/lần Mức thu nhập khởi điểm chịu thuế đối với thu nhập không thường xuyên từchuyển giao công nghệ (thuế suất 5%) và trúng thưởng xổ số (thuế suất 10%) đượcnâng từ 1,5 triệu đồng/lần lên 1,8 triệu đồng/lần và từ 10 triệu đồng/lần lên 12,5 triệuđồng/lần.
Lần sửa đổi, bổ sung thứ hai (1993): Bổ sung thu nhập chịu thuế và biểu thuế
luỹ tiến đối với thu nhập do bán nhà cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà đó.Biểu thuế đối với thu nhập này có 7 bậc với các mức thuế suất từ 0-60% Mức thu nhậpkhởi điểm chịu thuế (thuế suất 5%) là 1,8 triệu đồng/lần; mức thu nhập chịu thuế suấtluỹ tiến cao nhất (thuế suất 60%) là 50 triệu đồng/lần
Lần sửa đổi, bổ sung thứ ba (1994): Tập trung vào các nội dung sau:
- Về thu nhập chịu thuế: Đối với thu nhập thường xuyên, bổ sung các khoản thunhập ngoài tiền lương, tiền công do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụkhông thuộc đối tượng nộp thuế lợi tức Đối với thu nhập không thường xuyên, bổ sungthu nhập từ chuyển giao bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kĩ thuật; đồngthời bỏ thu nhập do bán nhà cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà đó
- Về biểu thuế và thuế suất:
+ Đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam: sửa đổi biểu thuế từ 6 bậc(0-50%) thành 7 bậc (0-60%) Mức khởi điểm chịu thuế bình quân tháng (thuế suất10%) được nâng từ 650 ngàn đồng lên 1,2 triệu đồng; mức thu nhập chịu thuế luỹ tiếncao nhất bình quân thágn (thuế suất 60%) được ấn định là 8 triệu đồng Đồng thời, đểđảm bảo tránh đánh trùng thuế, quy định thu thuế bổ sung (thuế suất 30%) đã thay việcthu đối với thu nhập chịu thuế bình quân tháng trên 6,3 triệu đồng bằng việc thu đối vớiphần thu nhập sau khi đã nộp thuế bình quân tháng trên 5 triệu đồng
Trang 33+ Đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài: mức thu nhập khởi điểmchịu thuế bình quân tháng (thuế suất 10%) được nâng từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng;mức thu nhập chịu thuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng (thuế suất 50) được nâng từ
60 triệu đồng lên 70 triệu đồng
+ Đối với thu nhập không thường xuyên: mức thu nhập khởi điểm chịu thuế (thuếsuất 5%) được nâng từ 1,8 triệu đồng/lần lên 2 triệu đồng/lần; mức thu nhập chịu thuếluỹ tiến cao nhất (thuế suất 30%) được nâng từ 28 triệu đồng/lần lên 30 triệu đồng/lần
Lần sửa đổi, bổ sung thứ tư (1997): tập trung vào các nội dung sau:
- Về thu nhập chịu thuế: đối với thu nhập chịu thuế không thường xuyên, bỏ thunhập quà biếu, quà tặng bằng tiền từ nước ngoài chuyển về và bỏ thu nhập trong trườnghợp biếu tặng đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ, bản quyền sử dụng sáng chế,nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế công nghiệp và cácdịch vụ khác
- Về biểu thuế và thuế suất: đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam,mức thu nhập khởi điểm chịu thuế bình quân tháng (thuế suất 10%) được nâng từ 1,2triệu đồng lên 2 triệu đồng; mức thu nhập chịu thuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng(thuế suất 60%) được nâng từ 8 triệu đồng lên 10 triệu đồng Đồng thời, nâng mức thunhập sau khi đã nộp thuế chịu thuế suất bổ sung bình quân tháng (thuế suất 30%) từ 5triệu đồng lên 8 triệu đồng
Lần sửa đổi, bổ sung thứ năm (1999): sửa đổi biểu thuế luỹ tiến đối với thu nhập
thường xuyên của người nước ngoài Mức thu nhập khởi điểm chịu thuế bình quântháng (thuế suất 10%) được nâng từ 5 triệu đồng lên 8 triệu đồng; mức thu nhập chịuthuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng (thuế suất 60%) được nâng từ 70 triệu đồng lên
120 triệu đồng
Lần sửa đổi, bổ sung thứ sáu (2001): tập trung vào sửa đổi biểu thuế và thuế suất
như sau:
Trang 34- Đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam: sửa đổi biểu thuế từ 7 bậc(0-60%) còn 6 bậc (0-50%) Mức thu nhập khởi điểm chịu thuế bình quân tháng (thuếsuất 10%) được nâng từ 2 triệu đồng lên 3 triệu đồng; mức thu nhập chịu thuế luỹ tiếncao nhất bình quân tháng (thuế suất 50%) được ấn định là 15 triệu đồng Đồng thời,nâng mức thu nhập sau khi đã nộp thuế chịu thuế suất bổ sung bình quân tháng (30%)
từ 8 triệu đồng lên 15 triệu đồng
- Đối với thu nhập không thường xuyên: mức thu nhập khởi điểm chịu thuế đớivới thu nhập không thường xuyên từ chuyển giao công nghệ (thuế suất 5%) được nâng
từ 1,8 triệu đồng/lần lên 2 triệu đồng/lần; bổ sung quy định thu thuế đối với thu nhập từquà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về trên 2 triệu đồng/lần với thuếsuất 5%
Lần sửa đổi, bổ sung thứ bẩy (2004): sửa đổi các nội dung sau:
- Về thu nhập chịu thuế: Đối với thu nhập thường xuyên, bổ sung các khoản thunhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, tiền bản quyền sáng chế, nhãn hiệu, dịch vụ tin học,dịch vụ tư vấn, đào tạo, dịch vụ đại lý; thu nhập về tiền nhuận bút; hoa hồng môi giới.Đối với thu nhập không thường xuyên, bỏ thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật
từ nước ngoài chuyển về; bỏ thu nhập từ bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, bíquyết kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế công nghiệp và các dịch vụ khác
- Về biểu thuế và thuế suất:
+ Đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam; sừa đổi biểu thuế từ 6 bậc(0-50%) còn 5 bậc (0-40%) Mức thu nhập khởi điểm chịu thuế bình quân tháng (thuếsuất 10%) được nâng từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng; mức thu nhập chịu thuế luỹ tiếncao nhất bình quân tháng (thuế suất 40%) được ấn định là 40 triệu đồng Đồng thời, quyđịnh thu thuế bổ sung (thuế suất 30%) đã được bãi bỏ
+ Đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoà: sửa đổi biểu thuế từ 6 bậc(0-50%) còn 5 bậc (0-40%) Mức thu nhập chịu thuế luỹ tiến cao nhất bình quân tháng(thuế suất 40%) được ấn định ở mức trên 80 triệu đồng
Trang 35+ Đối với thu nhập không thường xuyên: bỏ biểu thuế luỹ tiến đối với thu nhậpkhông thường xuyên; bỏ quy dịnh thu thuế (thuế suất 5%) đối với thu nhập từ quà biếu,quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về.
2.2.2 Chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện nay
a Phạm vi áp dụng
- Đối tượng nộp thuế
+ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài cóthu nhập
+ Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thờihạn tại Việt Nam có thu nhập
+ Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam gồm: Người nước ngoài làm trongcác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các văn phòng đại diện, cá chinhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và người nước ngoài tuy không hiện diện tạiViệt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam
- Thu nhập chịu thuế
+ Thu nhập thường xuyên gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhậpmang tính chất tiền lương tiền công như tiền thưởng, tiền phụ cấp: các khoản vềnhuận bút, đề tài khoa học, giảng dạy, hoa hồng môi giới và các khoản thu nhậpkhác
+ Thu nhập không thường xuyên dưới các hình thức như: chuyển giao côngnghệ, bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kĩ thuật, thiết kế
kĩ thuật xây dựng, thiết kế công nghiệp và dịch vụ khác, trừ trường hợp biếu tặng.Trúng thuởng sổ xố, trúng thưởng khuyến mãi dưới các hình thức Tiến tới sẽ phảithu thuế đối với lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ cổ phiếu, trái phiếu
Trang 36+ Các khoản không chịu thuế bao gồm: Phụ cấp lao dộng, phụ cấp độc hạinguy hiểm, phụ cấp khu vực,phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang, hảiquân và cơ yếu Tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật, phát minh sáng chế, các giảithưởng quốc gia, quốc tế, tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do nhà nước phongtặng.
b Căn cứ tính thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thườngxuyên
- Thu nhập thường xuyên
+ Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thu nhậpkhông thường xuyên chịu thuế là số tiền của từng cá nhân thực nhận tính bình quântháng trong năm trên 5 triệu đồng
Riêng đối với ca sỹ như diễn viên thanh nhạc biểu diễn các loại hình nghệ thuật ca– nhạc, kịch, cải lương, tuồng, chèo, dân ca; nghệ sỹ xiếc, múa; cầu thủ bóng đá; vậnđộng viên chuyên nghiệp có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành,được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế
+ Trường hợp công dân Việt Nam trong năm vừa có thời gian làm việc ở trongnước, vừa có thời gian làm việc ở nước ngoài thì thu nhập chịu thuế bình quân thángđược xác định bằng tổng thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài chia cho 12tháng, hoặc xác định theo thu nhập chịu thuế bình quân tháng tính cho thời gian ở trongnước, ở nước ngoài
+ Đối với người nước ngoài được coi là cư trú ở Việt Nam, thu nhập thườngxuyên chịu thuế là tổng số phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài,được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng
Trang 37Trường hợp kê khai thu nhập ở nước ngoài thấp hơn thu nhập ở Việt Nam màkhông chứng minh được thì lấy thu nhập bình quân tháng trong thời gian ở Việt Nam
để làm căn cứ tính thuế cho thời gian ở nước ngoài
+ Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam, thu nhập chịuthuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi nhận thu nhập ở ViệtNam hay ở nước ngoài
- Thu nhập không thường xuyên:
+ Đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là khoản thu nhập có giá trị trên 15triệu đồng tính cho từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả
+ Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởngkhuyến mãi là thu nhập có trị giá trên 15 triệu đồng tính cho từng lần trúng thưởng vànhận giải thưởng
Thuế suất
+ Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam:
Bảng 2.2: Biểu thuế suất thuế TN đối với người có thu nhập cao áp dụng với người Việt Nam hoặc cư trú tại Việt Nam
Bậc Thu nhập bình quân tháng/người (đơn vị:
+ Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, và công dân Việt Nam lao động
và công tác ở nước ngoài:
Bảng 2.3: Biểu thuế suất thuế TN đối với người có thu nhập cao áp dụng với người nước ngoài
Trang 38Bậc Thu nhập bình quân tháng/người (đơn vị:
Thuế suất 5% đối với thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ
Thuế suất 10% đối với thu nhập chịu thuế về trúng thưởng xổ số, trúngthưởng khuyến mại
c Kê khai, nộp thuế
- Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập
Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thựchiện như sau:
Thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với khoản chi trả thunhập cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập (đối với các cá nhân kýhợp đồng lao động ổn định và các lao động hợp đồng thời vụ)
Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cánhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ cáchoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới, nhuận bút, giảng dạy; tiền bán quyền sửdụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinhdoanh, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tinhọc, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dụcthể thao và các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác
Trang 39Riêng đối với cá nhân là công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại ViệtNam thuộc đối tượng được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thì thunhập làm căn cứ khấu trừ 10% là khoản thu nhập đã trừ 25%
Khi chi trả thu nhập, cơ quan chi trả có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuếcho cá nhân để làm căn cứ kê khai, tổng hợp cuối năm
- Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế:
Hàng tháng, cá nhân nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế theo mẫu
có sẵn Trường hợp cá nhân xác định thu nhập ổn đinh hàng tháng thì các tháng tiếp saukhông cần nộp tờ khai này nữa mà nộp thuế hàng tháng theo thời hạn quy định, trừtrường hợp có sự thay đổi về thu nhập
- Kê khai, nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên:
Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chitrả cho người có thu nhập
Thời hạn kê khai:
Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 10 và nộp thuế vàoNgân sách Nhà nước chậm nhất vào ngày 25 của tháng tiếp theo phát sinh thu nhậpĐối với trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng thì ngày nộp thuế
là ngày Ngân hang, tổ chức tín dụng ký xác nhận trên giấy nộp tiền
Đối với trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan khobạc nhân tiền thuế hoặc ngày cơ quan thuế cấp biên lai
d Quyết toán thuế
Sau khi ra thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân, cán bộ thuế sẽ thực hiện việc
đi kiểm tra các tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu nghingờ về kê khai nộp thuế không đầy đủ, không đúng thực tế Nếu cán bộ thuế pháthiện ra cá nhân giấu thu nhập tính thuế thì sẽ tiến hành truy thu thuế trên khoản thunhập chưa tính thuế và xử phạt theo quy định Các trường hợp kiểm tra không pháthiện sai phạm và cac trường hợp còn lại sẽ được cơ quan thuế duyệt quyết toán