Chu kỳ ngành

Một phần của tài liệu bài thuyết trình quản trị chiến lược công ty honda việt nam (Trang 28 - 32)

II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

2.3Chu kỳ ngành

Giai đoạn 1901- 1955: Giai đoạn phát sinh

Bắt đầu từ việc nhập khẩu và bán xe ô tô của các công ty nước ngoài vào năm 1901. Đến tháng 4/1904, Torao Yamaha của Okayama City sản xuất chiếc xe ô tô đầu tiên bằng động cơ hơi nước. Từ đây mở đầu cho sản xuất ô tô Nhật Bản.

Vào giai đoạn đầu của ngành sản xuất ô tô tại Nhật Bản, rào cản nhập cuộc chủ yếu là sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài, yếu tố công nghệ, khan hiếm về nhiên liệu và chịu kiểm soát từ chính phủ. Cụ thể như:

Tháng 8/1938, Bộ Thương mại và công nghiệp ban hành hướng dẫn hạn chế sản xuất xe ô tô. Năm 1941, lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ đến Nhật Bản được đưa ra, việc sử dụng xăng cho xe ô tô hộ gia đình và kinh doanh gặp khó khăn, nhiên liệu khan hiếm làm cho giá xăng tăng cao giảm nhu cầu khách hàng. Điều đó buộc các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản tăng cường nghiên cứu và đã áp dụng các nhiên liệu thay thế như than.

Tới tháng 6/1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra, nhu cầu xe ô tô cho chiến tranh của Nhật tăng lên. Các nhà sản xuất ô tô nhận được đơn đặt hàng, những quy định kinh tế và công nghiệp được bãi bỏ. để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt, sản lượng xe đưa ra của các nhà sản xuất mở rộng rất nhiều, thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành ô tô tại Nhật. Các công ty tăng cường mở rộng và cải tiến trong hoạt động sản xuất xe và thiết lập một hệ thống tiếp thị hàng loạt.

Giai đoạn 1955 – 1990: Giai đoạn tăng trưởng:

Kể từ năm 1955, chiến tranh kết thúc Nhật Bản bước vào giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế dài hạn, Vào những năm 1960, người dân Nhật Bản thường xuyên đi làm bằng các phương tiện công cộng. Sự gia tăng thu nhập cá nhân đã làm cho nhu cầu di chuyển bằng xe cá nhân ngày càng tăng.

Để đáp ứng một thị trường nội địa phát triển, sản xuất ô tô bắt đầu mở rộng hơn trong năm 1965. Nhật bản xếp hạng thứ 6 trong năm 1962, vượt qua tất cả các đối thủ: Pháp, Anh, Ý…và đứng thứ hai trên thế gới sau Hoa Kỳ vào năm 1967.

Trong những năm 60-70, hằng năm Nhật Bản sản xuất trên 10 triệu chiếc xe ô tô các loại và xuất khẩu khoảng 70% lượng xe sản xuất ra. Doanh số bán hàng tăng từ 97.000 đơn vị trong năm 1965 và đạt khoảng 780.000 đơn vị trong năm 1970.

Đến năm 1972, ngành sản xuất ô tô Nhật Bản đã trở thành một trong những ngành hàng đầu, sản xuất 10% tổng sản lượng sản xuất của đất nước.

Vượt qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới (1973) bằng việc đưa ra các sản phẩm với giá phải chăng và đáng tin cây với công nghệ mới, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đã làm cho sản lượng từ 8-10 triệu USD tăng lên 13 triệu USD mỗi năm trong những năm 1980-1990.

Giai đoạn 1990 đến nay:

Bước vào thập kỷ 1990, kinh tế Nhật Bản suy giảm triền miên, chuyển sang một thời kỳ ảm đạm chưa từng có đã làm cho tất cả các ngành nói chung mà cụ thể là ngành sản xuất ô tô tại Nhật suy giảm. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn đã làm cho nhu cầu của họ giảm xuống đặc biệt là với nhu cầu về xe hơi, một trong những mặt hàng có giá thành cao.

Cùng với các chính sách quy định từ phía chính phủ và sức ép thị hiếu từ phía khách hàng đã làm cho doanh thu của các công ty sản xuất ô tô tại Nhật Bản tăng châm lại và theo chiều hướng giảm xuống.

Nhật Bản đánh thuế cao hàng hóa xuất khẩu qua Mỹ tương đương các nước EU, làm cho lợi nhuận ngành giảm sút mạnh buộc các nhà sản xuất ô tô phải cố gắng

cải tiến công nghệ, cắt giảm chi phí tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển để tạo ra một lợi thế cạnh tranh.

Năm 2011, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) bắt đầu tiến hành kiểm tra hàm lượng phóng xạ đối với ô tô trước khi xuất xưởng nhằm giải tỏa mối lo ngại của khách hàng khi mua các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản sau thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi...

Cạnh tranh gay gắt

Trong giai đoạn này sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành trở nên gay gắt hơn, các công ty luôn tìm cách cải tiến, biến đổi sản phẩm, tăng uy tín chất lượng sản phẩm của mình. Cố gắng giảm giá thành để có thể giảm giá mà không bị lỗ, cũng như củng cố hệ thống phân phối trong mỗi thị trường.

Trong năm 2010, người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn đa dạng về các mẫu xe. Từ siêu xe đình đám, sang trọng cho đến những sản phẩm nhỏ gọn tiết kiệm nhiên liệu: Honda đưa ra mẫu xe Honda CR-Z hybrid cam kết có mức tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn so với truyền thống. Trong khi những mẫu xe trên có sự thay đổi về công nghệ thì Ford và Chevrolet lại cam kết sự hiệu quả thông qua kích thước. Mẫu Fiesta 2011 siêu nhẹ, mẫu compact 4 xy-lanh Cruze, sản phẩm thay thế cho Cobalt, cũng ra mắt cùng thời điểm. Cả hai mẫu xe này sẽ có thêm một số tuỳ chọn được cải tiến mới như của sổ trời hấp thụ năng lượng, kết nối Bluetooth, hệ thống âm thanh high-end và bọc da cao cấp  cạnh tranh giữa các công ty để giành khách hàng và tăng lợi nhuận.

Tăng trưởng thấp:

Trong 20 năm qua, nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo theo Thị trường xe ô tô Nhật Bản tăng trưởng rất chậm và có sự suy giảm liên tục trong xuất khẩu từ năm 1991, buộc các nhà sản xuất phải thực hiện các biện pháp tái cơ cấu.

Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản sa sút nghiêm trọng. Nhu cầu xe hơi tại Nhật trong cả năm 2009 thấp nhất trong vòng 34 năm trở lại đây. Trong năm 2008, doanh số thị trường xe hơi Nhật đạt mức 5,08 triệu ô tô, giảm 5,1%.

Trong đó, trừ dòng xe mini, doanh số của Toyota (không tính thương hiệu Lexus) giảm 17,8%, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục; doanh số của Nissan giảm 21%, doanh số của Honda giảm 21,8%.

Nhìn vào biểu đồ trên, sản lượng ô tô của Nhật Bản từ năm 1999-2012 biến động nhẹ, mức tăng trưởng thấp. Riêng năm 2009 do ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới sản lượng xe giảm mạnh, sau đó sản lượng xe đã tăng lại nhưng ở mức thấp.

Nhu cầu người mua giảm

Trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế và các thảm họa thiên tai đã làm cho cuộc sống người dân trở nên khó khăn. Nhu cầu mua ô tô, một trong những hàng hóa đắt tiền trở nên giảm sút đáng kể. Những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm càng tăng cao. Những nhà sản xuất ô tô nổi tiếng: Honda. Toyota, Nissan,… tăng cường cải tiến sản phẩm, tung ra nhiều sản phẩm đa dạng trong khi những khách hàng trung thành của họ vẫn đang sở hữu sản phẩm do họ làm ra mà vẫn không muốn đổi cái mới do hoàn toàn không bị hư hại gì.

Từ năm 2002, hàng năm, số người Nhật mua ô tô đang giảm dần. Họ trở nên ưa thích các loại hình giao thông công cộng như tàu điện và xe bus hơn. Mặt khác, dân số Nhật cũng đang có xu hướng giảm, mà người Nhật trẻ cũng không còn thích thú với xe hơi, người dân không coi xe hơi là biểu tượng địa vị nữa (theo nhận xét của các nhà phân tích kinh tế Nhật Bản).

Nhận xét: Từ những phân tích ở trên nhóm nhận thấy ngành sản xuất ô tô Nhật Bản đang ở giai đoạn bão hòa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài thuyết trình quản trị chiến lược công ty honda việt nam (Trang 28 - 32)