Các nhóm chiếm lược

Một phần của tài liệu bài thuyết trình quản trị chiến lược công ty honda việt nam (Trang 38 - 40)

II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

2.5 Các nhóm chiếm lược

Nhóm chiến lược bao gồm các đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trên thị trường. Các công ty trong cùng một nhóm chiến lược thường có vị thế thị trường tương tự nhau và cùng theo đuổi các chiến lược chủ yếu giống nhau. Các công ty trong ngành sản xuất ô tô tạo ra sự khác biệt bằng các yếu tố:

- Công nghệ mới của sản phẩm - Chất lượng sản phẩm

- Chính sách giá cả - Kênh phân phối - Dịch vụ khách hàng - Quy mô của công ty

- Đa dạng hóa dòng sản phẩm - Phạm vi hoạt động

Qua nghiên cứu và phân tích nhóm quyết định lựa chọn chính sách giá và mức độ đa dạng sản phẩm là đối tượng được xét đến trong nhóm chiến lược.

• Chính sách giá là biến định tính, và chính sách giá là một trong những chiến lược quan trọng mà đa số các công ty trong ngành sản xuất ô tô đều theo đuổi. Với cùng một chất lượng sản phẩm, công ty nào có chính sách giá thấp hơn thường được người tiêu dùng mua nhiều hơn, và nghĩ tới nhiều hơn mỗi khi họ có nhu cầu.

• Đa dạng hóa dòng sản phẩm là biến định tính, Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình nhóm chiến lược

Nhóm 1: Nhóm các công ty như BMW, Mercedes: Kể từ khi BMW bán Rover, Mercedes từ biệt Chrysler, cả hai nhà sản xuất đều né tránh phân khúc xe cỡ nhỏ và tập trung vào những dòng xe cao cấp, xe hạng sang và mở rộng phạm vi hoạt động của công ty trên toàn thế giới cùng với việc định hình thương hiệu danh tiếng và sản phẩm chất lượng có uy tín chính vì vậy chi phí đầu tư sản phẩm cao. Doanh nghiệp định giá cho các sản phẩm rất cao cung ứng phục vụ nhóm khách hàng có thu nhập cao. Song mức độ đa dạng đối với loại này lại thấp. Giờ đây khi đã có được thành tựu nhất định, cộng thêm áp lực về mức tiêu thụ nhiên liệu, thì cả hai lại tiếp tục kiếm tìm những cơ hội mới. Xu hướng tương lai của hai hãng xe kì phùng địch thủ đến từ châu Âu sẽ có những bước tiến vào một cuộc cạnh tranh mới, nơi mà cơn khát xe nhỏ tạo ra giá trị lớn.

Nhóm 2: Nhóm các công ty VW (Volkswagen), Huyndai: Giá rẻ, độ đa dạng sản phẩm thấp.

Nhóm 3: Nhóm các công ty như General Motors, Ford, Honda, Toyota, Nissan có mạng lưới phân bố rộng trên toàn thế giới với sản phẩm cực kì đa dạng, hiện đại và có chất lượng tốt. Nhóm này đi theo chiến lược phân bố rộng khắp và định giá trung bình, là nhóm công ty dẫn đầu ngành và chiếm thị phần lớn hơn so với nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu bài thuyết trình quản trị chiến lược công ty honda việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w