Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Cục thuế Hà Nội (Trang 70)

Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, bên cạnh một số kết quả đạt được nhưng cũng bộc lộ những mặt tồn tại về cơ chế chính sách cần được sửa đổi. Dưới đây là một số kiến nghị về phía Nhà nước theo hướng sửa đổi, bổ sung đối với chính sách thuế thu nhập cá nhân ở nước ta trong thời gian tới

• Cần sửa đổi tên gọi sắc thuế này

Để thể hiện đúng tính chất của sắc thuế là đánh trên thu nhập của mọi đối tượng không phải là pháp nhân, phát sinh thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, lao động, hành nghề, nên đặt tên cho sắc thuế là thuế thu nhập cá nhân như các nước phát triển. Tên gọi này sẽ bao gồm nội dung và tính chất của loại thuế này, khắc phục được hiện tượng tranh cãi về khái niệm thu nhập cao. Đồng thời Pháp lệnh về thuế cũng cần được

nâng lên thành Luật thuế thu nhập cá nhân để tăng mức độ pháp lý, tạo điều kiện thực hiện tốt loại thuế này.

• Thu nhập chịu thuế

Bổ sung thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập. Thu nhập của các cá nhân kinh doanh được xác định trên cơ sở doanh thu kinh doanh trừ đi các chi phí liên quan đến kinh doanh, các khoản từ đầu tư, lãi tiền cho vay, lãi cổ phiếu, trái phiếu, tiền bản quyền

• Biểu thuế thu nhập

Những đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay thực sự chưa thấy công bằng. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân hiện nay chưa tính đến chi phí thực tế để tạo ra thu nhập đó cũng như không xem xét đến hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể của người nộp thuế. Những người có thu nhập cao nhưng có hoàn cảnh khó khăn như gia đình đông đúc và chỉ có một nguồn thu nhập đó là chủ yếu.

Như vậy thu nhập chịu thuế nên được sửa đổi theo hướng trừ đi các khoản chi phí nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm trên thu nhập nhận được hoặc theo thực tế chứng từ, hoá đơn chi hợp lệ (không được vượt quá giới hạn nhất định được quy định cho từng khoản thu nhập). Các chi phí được trừ có thể là: Chi phí kinh doanh hợp lý của cá nhân tạo ra thu nhập tính thuế (chi phí y tế, bảo về sức khoẻ của đối tượng nộp thuế, chi phí nuôi dưỡng con cái và bố mẹ già cũng như những người thân mất khả năng lao động trong gia đình, chi phí nghề nghiệp cũng như học tập để nâng cao tay nghề, bảo hiểm xã hội, mua sắm thiết bị, tiền điện nước, chi phí quản lí...)

Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân của người Việt Nam và người nước ngoài nên được sửa đổi theo hướng thống nhất về mức khởi điểm chịu thuế và thuế suất để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Cục thuế Hà Nội (Trang 70)