Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Cục thuế Hà Nội (Trang 61)

Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản của các tồn tại nói trên của Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, bao gồm các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

a. Các nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không thuộc hệ thống chính sách thuế hoặc công tác quản lý thu thuế; cụ thể như sau:

Do mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, khả năng động viên và khả năng nộp thuế thu nhập cá nhân có giới hạn. Nếu chính sách thuế quy định mức động viên quá lớn thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quan hệ tiết kiệm - đầu tư, tích luỹ – tiêu dùng cũng như sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế, tài chính kế hoạch hoá tập trung, khái niệm thuế thu nhập cá nhân chưa được hiểu đúng và thông suốt đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội; một bộ phân các tầng lớp dân cư còn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

Do hệ thống chính sách thuế mới được ban hành trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi trong điều kiện kinh tế – xã hội còn có nhiều khó khăn, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế mặc dù đã được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chưa theo kịp được những chuyển biến nhanh chóng của nền sản xuất xã hội trong đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về hệ thống chính sách thuế hoặc công tác quản lý thu thuế; bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:

Việc triển khai và thu hành Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân chưa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả trên phạm vi cả nước; tình trạng trốn thuế, lậu thuế, vi phạm các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân còn phổ biến; trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ quản lý thu thuế còn yếu; công tác kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống.

Công tác hoạch định và xây dựng chính sách thuế chưa thật sự được chú trọng để đảm bảo tính khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước; thiếu những nghiên cứu định lượng cần thiết để có thể lựa chọn chính sách thuế kết hợp hài hoà các mục tiêu đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cũng như đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống chính sách thuế;

Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế với các Bộ, ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan chưa chặt chữ và thiếu hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế. Tình trạng trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật về thuế còn khá phổ biến. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư hiểu và thực hiện pháp luật về thuế chưa được tiến hành một cách cơ bản, hiệu quả và có hệ thống.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO TẠI

CỤC THUẾ HÀ NỘI

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

Trong bối cảnh Việt Nam chúng ta đang không ngừng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua việc tham gia khu mậu dịch tự do AFTA, tham gia đàm phán gia nhập WTO. Nhà nước ta đang đứng trước việc phải điều chỉnh các chính sách thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, các loại thuế gián thu như: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng phải giảm các mức thuế suất. Do đó để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, việc tăng các loại thuế trực thu mà đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân là rất quan trọng. Bên cạnh đó yêu cầu đặt ra đối với thuế thu nhập cá nhân là:

Mục tiêu cơ bản của loại thuế này là đảm bảo được yêu cầu động viên đóng góp một cách công bằng và hợp lý. Loại thuế này phải đảm bảo cả công bằng theo chiều dọc và chiều ngang, có nghĩa là người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, đồng thời vẫn đảm bảo cho những người có thu nhập bằng nhau nhưng hoàn cảnh gia đình khác nhau thì nộp thuế khác nhau. Tuy trong bối cảnh đất nước ta hiện nay thì việc đảm bảo công bằng theo chiều ngang là rất khó, vì nó sẽ làm giảm tính hiệu quả kinh tế của chính sách thuế. Chính sách thuế hợp lý là phải giải quyết một cách hài hoà cả hai mặt đó là vừa phát huy tối đa hiệu quả của chính sách thuế vừa không gây bất bình cho những người nộp thuế TNCN.

Trên cơ sở quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải cải tiến, đổi mới và

phát triển công tác quản lý thu thuế ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây là một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Cục thuế Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w