Hoạt động tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng vai trò quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho việc đầu tư, sử dụng các nguồn lực tài chín
Trang 1MỤC LỤCChương 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.4 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa
1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp
1.3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp
1.3.3 Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, sản xuất là khâu trung tâm, quan trọng nhất của hoạt động kinh tế Các hoạt động khác như tài chính, phân phối lưu thông, tiêu thụ chỉ được xem là những chức năng phụ và không được coi trọng Trong đó, xét
về tài chính được xem là không cần thiết vì kế hoạch bố trí các nguồn vốn cho sản xuất
đã được ấn định từ trên xuống theo kế hoạch sản xuất kinh doanh Chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự chủ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Hoạt động tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng vai trò quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho việc đầu tư, sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả nhất, cho sự tài trợ các quyết định đầu tư cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là việc phân tích tình hình huy động,
sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Những thông tin này sẽ là những căn cứ quan trọng để các nhà quản trị
ra quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cấu trúc lành mạnh, hiệu quả, tránh được các rủi ro trong kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng từ năm 2008, kinh tế trong nước cũng gặp không ít khó khăn, cộng thêm sự điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước còn bị động đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đó có Công ty cổ phần Kinh Đô Trong bối cảnh đó, lựa chọn cho bản thân doanh nghiệp một cấu trúc tài chính hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp Qua phân tích cấu trúc tài chính của công ty góp phần tăng cường công tác quản trị tài chính đảm bảo an toàn, hiệu quả và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp
Từ những lý do trên, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô giai đoạnh 2010-2012”
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, nhóm khó tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu nhất định
Quá trình tạo lập hay còn gọi là quá trình huy động vốn là quá trình tạo ra cácquỹ tiền tệ từ các nguồn bên trong (sự góp vốn của các chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại…)hay từ bên ngoài (nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng…) để doanh nghiệp hoạt động
Hoạt động phân phối và sử dụng vốn liên quan đến việc phân bổ vốn, cácquyết định đầu tư, lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản,quyết định phân chia cổ tức sao cho hiệu quả nhất
Tài chính doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vàtình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong các báo cáo tài chính của doanhnghiệp vào cuối kỳ Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, có thể đánhgiá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư đúngđắn
1.1.2 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Cấu trúc là nói đến các bộ phận cấu thành và mối liên hệ của chúng trong mộttổng thể Từ khái niệm chung này có thể đưa ra khái niệm về cấu trúc tài chính:
Cấu trúc tài chính là chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp cùng mốiquan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Tuy nhiên, có quan điểm khác lại xem xét “cấu trúc tài chính là khái niệmrộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp”
Thuật ngữ cấu trúc tài chính được sử dụng phổ biến bởi các nhà kinh tế Pháp,còn các nhà kinh tế Mỹ thường sử dụng thuật ngữ cấu trúc vốn Hai thuật ngữ cấu trúctài chính và cấu trúc vốn đều phản ánh mối quan hệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sởhữu Các quan điểm về cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn:
Cấu trúc tài chính đến mối quan hệ giữa “nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ quátrình tài trợ của doanh nghiệp” Cấu trúc vốn được hiểu là “quan hệ tỷ lệ giữa nợ dàihạn và vốn chủ sở hữu”
Trang 4 Một quan điểm khác cũng cho rằng “cấu trúc tài chính được hiểu là sự kếthợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tàitrợ cho quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp, trong khi đó cấu trúc vốn là sự kết hợpgiữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường Phíabên phải của bảng cân đối kế toán chỉ cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp.
Từ các khái niệm trên, tiếp cận cấu trúc tài chính dựa vào mối quan hệ giữa nợphải trả và vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành
Xu hướng phát triển kinh tế, ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động có ảnhhưởng lớn tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Nếu nền kinh tế ổn định, phát triển với xu hướng tích cực sẽ thúc đẩy doanhnghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao cơ sơ vật chất kĩ thuật, tăng năng lực cạnhtranh Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần huy động, lựa chọn nguồn vốn thích hợp phục
vụ cho quá trình hoạt động
Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu tiêu cực, việc tăng thêm vốn chủ sở hữu
là khó khăn, doanh nghiệp sẽ huy động nợ để nắm bắt cơ hội kinh doanh Vì thế, quátrình này tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.3.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau thì có các ràng buộc pháp lý khác nhau Vì thế, khảnăng tiếp cận và huy động vốn từ bên ngoài cũng khác nhau
Đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết có thể dễ dàng thu hút vốn từ thịtrường chứng khoán, hoặc gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổphiếu…
Các doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng nguồn vốn chủ
sở hữu Vì thế, các công ty này chủ yếu huy động vốn bằng việc vay nợ bên ngoài Nhưvậy, với mỗi loại hình doanh nghiệp duy trì một cấu trúc tài chính hợp lý khác nhau
1.1.3.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả hoạt động lâu dài và có uy tín trênthị trường, được nhiều người biết đến Các công ty này có thể dễ dàng huy động vốntrên thị trường và có tiềm lực tài chính dồi dào mạnh mẽ hơn các công ty khác
1.1.3.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp gồm 2 loại: tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.Doanh nghiệp nào có tài sản dài hạn càng nhiều thì càng rủi ro vì có đòn bẩy hoạt độnglớn Mặt khác tài sản dài hạn thường được thế chấp khi đi vay nợ, là tài sản đảm bảo khi
có rủi ro Vì vậy các doanh nghiệp có tỉ trọng tài sản dài hạn cao nên duy trì tỉ lệ nợthấp, đảm bảo tính ổn định của cấu trúc tài chính
Trang 51.1.3.5 Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố phân tích ở trên thì có các nhân tố khác như: điều kiện kinhdoanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạt của hoạt động tài chính… cũng ảnh hưởng tớicấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Điều kiện kinh doanh thuận lợi thì để nâng cao hiệu quả tài chính doanhnghiệp tăng cường vay ngân hàng
Quy mô kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì tài sảnphân bố hợp lý hơn
Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: nếu thị trường tài chính quốc gia pháttriển mạnh thì cấu trúc tài chíh của doanh nghiệp dễ dàng thay đổi một cách hợp lý hơn
1.4 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.4.1 Lý thuyết truyền thống
Các nhà kinh tế theo quan điểm truyền thống cho rằng để tối đa hóa tổng giá trịdoanh nghiệp hay nói cách khác để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân, doanhnghiệp có thể tăng khoản nợ vay đến một tỷ lệ tối ưu trong điều kiện giả định lợi nhuậnhoạt động không chịu tác động của việc vay nợ, nghĩa là tỷ suất sinh lời dự kiến từ vốnchủ sở hữu không tăng khi vay thêm nợ, khi đó chi phí sử dụng vốn bình quân giảmthông qua tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn do các khoản tiết kiệm từthuế
Nói cách khác, quan điểm truyền thống cho rằng tồn tại một cấu trúc tài chính tối
ưu với mỗi doanh nghiệp
1.4.2 Lý thuyết hiện đại
Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xemchi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mượn Để chứngminh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số những giảđịnh đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả định là thị trường vốn
là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ chovay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tínhhoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền Nếu thị trường vốn là hoàn hảo,
MM tranh luận rằng thế thì các doanh nghiệp có nguy cơ kinh doanh giống nhau và tiềnlãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốnbởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt độngcủa nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả
Trang 6những công ty như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải
có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH
Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy nhiên,
có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả 1 Giảđịnh là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợithen chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi 2 Nguy cơ trong lýthuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền Họ bỏqua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ Đây là một vấn đề đáng kể khác với
lý thuyết này nếu nợ cao
Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻhơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí VCSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệvốn vay so với tổng vốn) Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằngmột cách chính xác Việc sử dụng nợ mang đến cho CSH tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưnglợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốnvay so với tổng vốn Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyếtcủa MM Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị củadoanh nghiệp không sử dụng nợ Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiêncứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp Theo MM, vớithuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp Vìchi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do
đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển được chuyểncho các nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng
nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng
nợ Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, T.D
là khoản lợi từ việc sử dụng nợ Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn
có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệpcàng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ
1.2 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình kinh doanh, quá trình huy độngvốn của doanh nghiệp thông qua việc xem xét, so sánh kiểm tra các số liệu tài chínhhiện tại so với quá khứ Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhưrủi ro tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các các phương thức tài trợ để tối thiểu rủi
ro, tăng triển vọng phát triển trong tương lai
Trang 7Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm các công việc phân tích cơcấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và cân bằng tài chính.
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, khôngchỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với các nhà đầu tư
Đối với doanh nghiệp:
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là hệ giữa tài sản và nguồn vốntương ứng tài trợ cho nó Từ đó, có các biện pháp để một công cụ phục vụ đắc lực choquản lý tài chính, là cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn
Phân tích cấu trúc tài sản để đánh giá các đặc trưng về cơ cấu tài sản, từ
đó có các quyết định phân bổ tài sản hợp lý, đúng đắn ở hiện tại và khi đầu tư vàodoanh nghiệp trong tương lai
Phân tích cấu trúc nguồn vốn giúp nắm bắt chính sách tài trợ của doanhnghiệp, cơ cấu nguồn vốn có hợp lý, hiệu quả và ổn định không, nhận biết rủi ro củadoanh nghiệp Từ đó, có các điều chỉnh hợp lý
Phân tích cấu trúc tài chính thể hiện mối quan đảm bảo tính cân đối của 2yếu tố này
Đối vối các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp…quan tâm tới tình hình tàichính của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh Đó là cơ sở để quyết định có nên đầu tưvào doanh nghiệp hay không, đầu tư vào lúc nào và nên đầu tư bao nhiêu?
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Do đó, nênthường xuyên tiến hành phân tích
1.3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.3.1 Phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp
Mục đích của việc phân bố này là đánh giá chung tình hinh biến động tài sản.tính hợp lý của phân bổ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, từ
đó có thể dự đoán được rủi ro có thể xảy ra và những tiềm năng tại chính tương lai
Trong phân tích cấu trúc tài sản, có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sảnnhưng tùy vào mục tiêu phân tích của từng nhà phân tích mà sử dụng những chỉ tiêukhác nhau Thông thường người ta sử dụng những chỉ tiêu cơ bản sau:
1 Tỷ trọng TSCĐ
Giá trị thuần của TSCĐ
Tổng tài sản
Trang 8Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, nó phản ánh mức
độ tập trung vốn hoạt động của hoạt động doanh nghiệp Giá trị chỉ tiêu này phụ thuộcvào đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là
ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng ( đóng tàu, công nghiệp luyện gang thép,…),TSCĐ thường chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản trong kinh doanh thương mại,dịch vụ thông thường TSCĐ chiếm tỷ trọng rát thấp
2 Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính
Giá trị đầu tư tài chính
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanhnghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội tăng trưởng bên ngoài Thông thường nhữngdoanh nghiệp lớn mới có cơ hội đầu tư ra bên ngoài
và tiêu thụ của doanh nghiệp
4 Tỷ trọng khoản phải thu khác hàng
Khoảng phải thu khách hàng là bộ phận thuộc tái sản lưu đọn của doanh nghiệp, phátsinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng Tỷ trọng khoản phảithu được xác định như sau:
Khoản phải thu khách hàng
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn
vị khác tạm thời sử dụng khi phân tich các chỉ tiêu này cần chú ý đến những đặc trưng:
Trang 9phương thức bán hàng, chính sách tín dụng bán hàng và khả năng quả lý nợ của doanhnghiệp.
1.3.2 Phân tích dựa vào bảng cân đối dạng so sánh:
Để đánh giá chính xác khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản và thấy rõ ảnhhưởng của các yếu tó đến sự thay đổi cấu trúc tài sản và thấy rõ ảnh hưởng của các yếu
tố đến sự thay đổi các tỷ số qua nhiều kỳ, nhà phân tích thường thiết kế Bảng cân đối kếtoán dạng so sánh Bản cân đối theo dạng so sánh cho ta thấy rõ hơn những biến độngthất thường ảnh hưởng đến tình hình phân bổ tài sản của doah nghiệp
1.3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanhnghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quảntrị tài chính Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưngmặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanhnghiệp Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt
và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tìnhhình tài chính doanh nghiệp
1.3.2.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phậnlớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu Tính chất của hainguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải trả),doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ số nợ gốc vàcác khoản chi phí sử dụng vốn (nếu có) theo thời hạn đã qui định Khidoanh nghiệp bị giải thể, phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ cóquyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý Ngượclại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người gópvốn với tư cách là chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợcủa người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp Vì vậy,xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nguồn vốn này thể hiện nănglực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh.Tính tự chủ về tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Trang 10và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanhnghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt độngkém Đối với các chủ nợ, tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồivốn cho vay- nợ càng ít vì trên thực tế luôn có sự tách rời giữa giá lịch
sử của tài sản với giá hiện hành Do vậy, các chủ nợ thường thíchnhững doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp Đây là một trong các chỉ tiêu
để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp
có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu :
Ngoài hai tỷ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sửdụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ đảmbảo nợ bởi vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất nợ trên
Nợ phải trả
x 100%Nguồn vốn chủ sở hữu
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trungbình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với
Tổng tài sản
Trang 11doanh nghiệp Những số liệu này là cơ sở để các nhà đầu tư, nhàquản trị có giải pháp thích hợp giải quyết các vấn đề nợ của doanhnghiệp: nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mứcgia tăng tối đa là bao nhiêu Một khi tỷ suất nợ đã vượt quá mức antoàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và cónhiều khả năng không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài.Tuy nhiên, giải quyết một cấu trúc nguồn vốn lành mạnh còn liênquan đến nhiều yếu tố, như thị trường tài chính tại quốc gia mà doanhnghiệp hoạt động có đủ mạnh không để giải quyết vốn cho các doanhnghiệp? Loại hình doanh nghiệp có đủ uyển chuyển để cải thiện quan
hệ giữa nợ với vốn chủ sở hữu? Có thể thấy, khả năng gia tăng vốnchủ sở hữu đối với doanh nghiệp một chủ sở hữu hoàn toàn khác vớimột công ty TNHH hay một công ty cổ phần yết giá trên thị trườngchứng khoán
1.3.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữavốn chủ sở hữu và vốn vay nợ Tuy nhiên, trong công tác quản trị tàichính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chiphí sử dụng vốn Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khiđánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Theo yêu cầu đó,nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên vànguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệpđược sử dụng thường xuyên, lâu dài vào họat động kinh doanh, cóthời gian sử dụng trên một năm Theo cách phân loại này, nguồn vốnthường xuyên tại một thời điểm bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu vàcác khoản nợ vay trung và dài hạn Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trảkhông được xem là nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời
sử dụng vào họat động sản xuất kinh doanh trong một khoản thờigian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất
Trang 12kinh doanh Thuộc nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại với nhữngđặc điểm sau:
Các khoản phải trả tạm thời, như: nợ lương, nợ thuế, nợBHXH Các khoản nợ này có đặc điểm là thường biến đổi cùng vớiqui mô hoạt động của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn coi nhưkhông phát sinh Nguồn tài trợ từ các khoản nợ này có qui mô nhỏ vàthời gian sử dụng rất ngắn, do vậy không đủ để tài trợ cho các nhucầu lớn về vốn trong họat động sản xuất kinh doanh
thuận Khoản tài trợ này biến đổi cùng với qui mô họat động củadoanh nghiệp nhưng có chi phí sử dụng vốn đi kèm, thời hạn sử dụnggắn liền với chính sách tín dụng từ nhà cung cấp
này luôn có chi phí sử dụng vốn đi kèm, thời hạn sử dụng gắn liền vớihợp đồng tín dụng từ ngân hàng và các đối tượng khác; và thường sửdụng để tài trợ nhu cầu về tài sản lưu động
Với cách phân loại trên, có thể xác định nguồn vốn thườngxuyên và nguồn vốn tạm thời từ số liệu của BCĐKT Cụ thể, tổngnguồn vốn thường xuyên là giá trị tổng hợp của các khoản: Khoản nợdài hạn và Nguồn vốn chủ sở hữu
Phân tích sự ổn định về tài trợ thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
100%Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
=
Nguồn vốn tạm thời
x100
%Tổng nguồn vốn
Trang 13 Tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu trên NVTX
Hai tỷ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ củadoanh nghiệp Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có
sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đốivới nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toánnguồn tài trợ này trong ngắn hạn Ngược lại, khi tỷ suất nguồn vốnthường xuyên thấp cho thấy: nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn
là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.Đối với tỷ suất nguồn vốn tạm thời hoàn toàn ngược lại với tỷ suấtnguồn vốn thường xuyên Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cầnxem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ với tính ổn định của nguồn vốn.Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu vớinguồn vốn thường xuyên Tỷ suất này càng cao thì việc chịu áp lựctrong thanh toán kể cả những khoản nợ dài hạn càng thấp, chứng tỏnguồn tài trợ của doanh nghiệp càng ổn định Tuy nhiên điều này cóthể ảnh hưởng không tích cực đến hiệu ứng đòn bẩy tài chính trongviệc sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp
Tỷ suất nguồn VCSH trên NVTX
=
Nguồn vốn chủ sở
Nguồn vốn thường xuyên
1.3.3 Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp:
Cân bằng tài chính nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợvới các yếu tố của tài sản Sự vận động của tài sản thường tách rời với thời gian sử dụngnguồn vốn, nên khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ
sự an toàn, tính bền vững lâu dài và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanhnghiệp Và đích cuối cùng của nghiên cứu cân bằng tài chính là nhằm phát hiện nhữngnhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính, để từ đó có cơ sở cho cácnhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định về việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệuquả đảm bảo khả năng thanh toán an toàn
1.3.3.1 Phân tích mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính
Trang 14Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời Có hai phương pháp tính vốn lưu động ròng của doanh nghiệp:
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản dài hạn
Chỉ số cân bằng thứ nhất thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên một năm Chỉ tiêunày thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay còn gọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động Ở một khía cạnh khác, vốn lưu động ròng thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ, tácđộng của kỳ đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể
Ngoài ra, vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời
Khác với chỉ số cân bằng thứ nhất, chỉ số cân bằng thứ hai thể hiện một phần tình hình sử dụng vốn lưu động ròng: vốn lưu động được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho, hay các khoản có tính thanh khoản cao Nó nhấn mạnh đến tính linh họat trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp Chính vì vậy, phân tích cân bằngtài chính qua chỉ tiêu và cách tính này nhấn mạnh đến phân tích bên trong Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của TSNH với nguồn vốn tạm thời còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp Vấn đề này sẽ được nghiên cứu rõ hơn ở phân tích rủi ro phá sản
Dựa vào 2 công thức xác định VLĐ ròng trên, có các trường hợp cân bằng tài chính sau:
Trường hợp 1 : VLĐ ròng <0
VLĐ ròng = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn (1)
VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn tạm thời (2)
Trang 15Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sảndài hạn, phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay các khoản
nợ ngắn hạn Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt vì doanh nghiệpluôn chịu những áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn
Trường hợp 2 : VLĐ ròng = 0
Trong trường hợp này, toàn bộ các khoản TS dài hạn được tài trợ vừa đủ từnguồn vốn thường xuyên Cân bằng tài chính tuy có tiến triển và bền vững hơn so vớitrường hợp thứ nhất nhưng độ an toàn chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững Ở đây,các doanh nghiệp sử dụng chính sách tài trợ thỏa hiệp
Trường hợp 3 : VLĐ ròng >0
Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợcho TSDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần TSNH của doanh nghiệp Cân bằng tàichính được đánh giá là tốt và an toàn
Đối với các trường hợp trên, ta chỉ đơn thuần xem xét VLĐ ròng tại một thờiđiểm Để đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp, ta phải xem xét trong một thờigian liên tục thì mới có thể đánh giá hiện tại, dự đoán những khả năng triển vọng về cânbằng tài chính trong tương lai của doanh nghiệp
1.3.3.2 Phân tích mối qua hệ giữa nhu cầu vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc VLĐ luôn có mối liên hệ với từng chu kỳ sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi doanh thu tăng thì số dư khoản phải thu khách hàng cũng giatăng và ngược lại Cũng trong chu trình đó, hoạt động tiêu thụ gia tăng làm tăng dự trữtồn kho ở doanh nghiệp và hoạt động cung ứng đến lượt nó sẽ làm gia tăng các khoản
nợ và tín dụng đến nhà cung cấp Do những nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau nêntrong chu kỳ kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ tồn khi, về các khoản phải thu,nhưng đồng thời các tài sản này cũng được tài trợ bằng các khoản khác Do đó nhu cầuvốn lưu động ròng về nguyên thủy được xác định như sau :
Nhu cầu VLĐ ròng = hàng tồn kho + Khoản phải thu khách hàng – Nợ phải trảngười bán
Một cách tổng quát hơn, nhu cầu VLĐ ròng có liên quan đến các nguồn vốn tạmthời khác như nợ lương, nợ thuế do vậy nhu cầu VLĐ ròng còn được tính như sau :
Nhu cầu VLĐ ròng = Hàng tồn kho + Khoản phải thu khách hàng – Nợ phải thungắn hạn
Trang 16Chú ý trong chỉ tiêu nợ ngắn hạn trên ta không tính nợ vay ngắn hạn
1.3.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính
Chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn Do đó khiphân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệ giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐròng Phần chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu VLĐ ròng chính là ngân quỹròng và được tính như sau :
Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng – Nhu cầu VLĐ ròng
Hoặc = Tiền – Vay ngắn hạn
Khi ngân quỹ ròng dương thể hiện cân bằng tài chính an toàn vì lúc này VLĐròng sau khi bù đắp cho các khoản nợ vay ngắn hạn vẫn còn thừa Tình trạng về áp lựcthanh toán trong doanh nghiệp không xảy ra, số VLĐ nhàn rỗi này, doanh nghiệp có thểhoạch định cho mình kế hoạch đầu tư nào tốt nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất
Trong trường hợp VLĐ ròng bằng nhu cầu VLĐ ròng, ngân quỹ ròng = 0 Điềunày có nghĩa là VLĐ ròng vừa đủ tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, cân bằng tài chính ítbên vững hơn so với trường hợp NQR dương
Nếu NQR âm, nghĩa là VLĐ ròng không đủ tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, tấtnhiên doanh nghiệp sẽ phải huy động những khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho chỗthiếu hụt đó Cân bằng tài chính trong trường hợp này được xem là kém an toàn
Chương 2: Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010-2012
2.1 Tổng quan về CTCP Kinh Đô.
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biếnthực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp.HCM cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307Trọng tài Kinh tế Tp.HCM cấp ngày 02/03/1993 Trải qua 17 năm hình thành và phát
Trang 17triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩmgồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh Đô
đã có tổng số nhân viên là 7.741 người Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1
tỷ đồng Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩmchiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thànhthông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyềnvới tốc độ tăng trưởng 30%/năm Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộngkhắp qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ,Pháp, Đức, Singapore
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh ĐôMiền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) Định hướngcủa Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩmvới tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ởViệt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đangành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bấtđộng sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ Theo đó, các lĩnh vực có mối tươngquan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công tycon hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triểnchung của Tập Đoàn
2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh
Không chỉ tập trung vào ngành Thực phẩm với mục tiêu trở thành Tập đoànThực phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty cổ phần Kinh Đô còn hướng đến xây dựng mộttập đoàn hoạt động đa ngành: thực phẩm, địa ốc, tài chính, bán lẻ
Ngành Thực Phẩm là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự pháttriển của Kinh Đô Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh sốtoàn Tập Đoàn Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng baogồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống Trong giai đoạn hiện tại, Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu của
Trang 18ngành thông qua chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) các công ty trong ngành đểhướng tới trở thành Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
Ngành Bán Lẻ thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô Hiện tại, Kinh Đôđang xây dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới Trongthời gian tới, Kinh Đô tập trung vào xây dựng và quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị, chuỗicửa hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại và shopping center Các điểm bán lẻ được
ưu tiên đặt ở các vị trí trung tâm hoặc tiện lợi nhằm tận dụng tốc độ tăng trưởng ở cáckhu vực có mật độ dân cư phát triển nhanh và các đô thị mới
Ngành địa ốc được Kinh Đô đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây.
Kinh Đô đã thành lập một số Công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây dựng.Những dự án được quan tâm hàng đầu là các dự án tại trung tâm thành phố Hồ ChíMinh, các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp
Ngành Hợp Tác - Đầu Tư - Tài Chính là một trong bốn lĩnh vực kinh doanhchiến lược mà Tập Đoàn Kinh Đô hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn củamình Trong tương lai, tài chính và đầu tư tài chính đóng vài trò quan trọng trong việc
hỗ trợ các mảng kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa ốc
2.1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới
Trong tương lai, công ty cổ phần Kinh Đô vẫn hướng đến việc xây dựng một tậpđoàn đa ngành với sự phát triển bền vững
Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽđầu tư nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, xây dựng
Không chỉ chú trọng đến việc tăng doanh thu kinh doanh, lợi nhuận, CTCPKinh Đô còn đặt mục tiêu hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin, thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,HACCP
2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
2.2.1 Một số vấn đề cần làm rõ
Lợi ích của cổ đông thiểu số:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế
toán các khoản đầu tư vào công ty con
Trang 19Lợi ích của cổ đông thiểu số: Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá
trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích
không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công
ty con
Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm 2 dạng:
- Giá trị các tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinhdoanh ban đầu được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 “Hợpnhất kinh doanh” Tức là các tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty conđược hình thành từ trước tính tới thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhậpvới một công ty con (hoặc nắm quyền kiểm soát công ty con này dưới hình thức giántiếp, thông qua một công ty con trung gian khác)
- Phần tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổngvốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh Phần tài sản thể hiện lợi ích của cổđông thiểu số được xác định tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty
mẹ thể hiện thời gian hoạt động sau thời điểm kết thúc quá trình đầu tư của công ty mẹvào công ty con Khi đó, các biến động của tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu trongthời gian hoạt động của công ty con sẽ được tính toán lại và phân bổ lại vào khoản mục
"Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ
Như vậy, Lợi ích của cổ đông thiểu số (minority interest) là một khoản mục nằmtrong Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ (gồm một hoặc nhiều công ty con)nhằm phản ánh phần tài sản hoặc thu nhập của công ty con, không thuộc quyền nắm giữhay sở hữu của công ty mẹ Điều này cũng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế để đảmbảo phân biệt rõ lợi ích của các cổ đông thiểu số tại công ty con trong tổng thể lợi íchchung của cả nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ, khi hợp nhất Báo cáo tài chính
Từ đó có thể thấy, lợi ích của cổ đông thiểu số là phần lợi ích thuộc về các cổđông thiểu số, có nguồn gốc từ kết quả hoạt động kinh doanh hay giá trị tài sản thuầncủa công ty con Tức là phần mà công ty con phải phân chia cho các cổ đông này (nếu
Trang 20chi trả cổ tức hoặc phá sản, giải thể) Khi hợp nhất Báo cáo tài chính thì phần lợi íchnày được gộp vào phần Nguồn vốn của Tập đoàn (gồm công ty mẹ và các công ty con),cũng có nghĩa là công ty sau hợp nhất (hay tập đoàn) phải có trách nhiệm chi trả phầnlợi ích này cho các cổ đông thiểu số Việc chi trả này được thực hiện khi mà công tycon có quyết định chi trả cổ tức hoặc giải thể, phá sản chứ không phải là chi trả theo kỳ
kế toán hay theo thời hạn nào cả Đây là một nghĩa vụ chắc chắn, có quy mô chắc chắnsong mang tính chất lâu dài
Vậy, Lợi ích của cổ đông thiểu số về bản chất nên được xét là một khoản Nợphải trả dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tập đoàn
Trong bài phân tích dưới đây khi xem xét đến chỉ tiêu nợ phải trả sẽ bao hàm cảphần lợi ích của cổ đông thiểu số được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
2.2.2 Đánh giá khái quát.
Bảng 2.1:Tổng quan về cơ cấu nguồn vốn CTCP Kinh Đô từ 2010 đến 2012
Trang 21năm 2010 năm 2011 năm 2012
Có thể nhận thấy, mặc dù có biến động giữa các thời điểm nhưng cơ cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô vẫn được duy trì tương đối ổn định Nhìn chung, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn duy trì ở mức từ 25% - 35% và tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 65% - 75%
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp cho thấy doanh nghiệp đang thựchiện chính sách an toàn, trong đó vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủyếu là vốn chủ Một chính sách tài chính về nguồn vốn an toàn sẽ giúp công ty có tàichính độc lập, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị chiphối bởi các yếu tố bên ngoài từ các chủ nợ, ngân hàng, … Tuy nhiên, việc sử dụngnhiều vốn chủ cho hoạt động kinh doanh có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với việc sửdụng vốn vay vì các cổ đông đòi hỏi phần lợi tức chi trả cho họ nhiều hơn lãi vay Cùngvới đó, chi phí sử dụng vốn chủ (cổ tức) không được tính vào chi phí chịu thuế như chiphí lãi vay, do đó doanh nghiệp sẽ không được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ dữ liệu bảng 2.2:
So sánh 2 thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2010: Tổng nguồn vốn tăng từ5,039,864 triệu đồng lên 5,809,421 triệu đồng, hay tăng 15% Sự gia tăng của tổngnguồn vốn là do sự gia tăng của cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó mức
độ tăng của nợ phải trả là chủ yếu, đặc biệt là của nợ ngắn hạn với tốc độ tăng lên đến72% kéo theo nợ phải trả tăng 65% so với 2010
Sang năm 2012, tại thời điểm ngày 31/12/2012, tổng nguồn vốn giảm 5%,tức giảm 294,716 triệu đồng so với năm 2011, điều này được lý giải là do ảnh hưởng
Trang 225% so với 2011, trong đó sự giảm 24% của nợ ngắn hạn và 28% nợ dài hạn Cơ cấu
nguồn vốn đang thay đổi theo hướng giảm Tỷ trọng Nợ phải trả và tăng Tỷ trọng vốn
chủ sở hữu để tiếp tục thực hiến chính sách tài chính an toàn
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn chi tiết CTCP Kinh Đô
%
Số tiền
tỷtrọng
%
Số tiền
tỷtrọng
2.2.3 Phân tích tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Bảng tính các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ tài chính
ĐVT: Triệu đồng
Trang 23 Tỷ suất nợ:
Tại thời điểm cuối năm 2010, tổng nợ phải trả là 1,301 tỷ đồng, chiếm 25.8%
tổng nguồn vốn Đến 31/12/2011, nợ phải trả tăng lên 1,995 tỷ đồng, chiếm 34.3% tổng
nguồn vốn Vậy so với 2010 nợ phải trả đã tăng thêm 694 tỷ đồng tương đương với tốc
độ tăng là 53.3% Và đến cuối năm 2012, nợ phải trả giảm xuống còn 1504 tỷ đồng,
chiếm 27.3% tổng nguồn vốn, tức là đã giảm 491 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm
là 24.6% so với 2011
Qua phân tích tính tự chủ về tài chính ta thấy tỷ suất nợ của công ty ở mức trung
bình chiếm khoảng 1/3 trong cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ bao gồm tỷ suất nợ ngắn
hạn và tỷ suất nợ dài hạn, trong đó chủ yếu công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho
tài sản của mình còn nợ dài hạn thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nợ cho thấy áp
lực thanh toán nợ trong ngắn hạn khá cao
Cụ thể sự tác động làm thay đổi tỷ số nợ như sau:
Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết nợ phải trả CTCP Kinh Đô
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Tỷ
Trang 245.Phải trả người lao động 22,499 2.2% 65,677 3.7% 61,215 4.5%
6 Chi phí phải trả 142,672 13.8% 221,099 12.4% 181,636 13.4%7.Các khoản phải trả, phải nộp
8 Qũy khen thưởng, phúc lợi 29,707 2.9% 42,589 2.4% 44,184 3.3%
II.Nợ dài hạn 267,651 211,188 151,370 1.Phải trả dài hạn khác 26,850 10.0% 61,835 29.3% 63,637 42.0%2.Vay và nợ dài hạn 93,788 35.0% 114,079 54.0% 52,633 34.8%
4.Lợi ích của cổ đông thiểu số 116,197 43.4% 35,273 16.7% 35100 23.2%
Nợ ngắn hạn:
Tại ngày 31/12/2010, giá trị nợ ngắn hạn là 1,033 tỷ đồng, tương ứng chiếm
20.5% tổng nguồn vốn Đến cuối năm 2011, nợ ngắn hạn tăng lên 1,783 tỷ đồng, chiếm
30.7% tổng nguồn vốn Như vậy sau một năm, nợ ngắn hạn đã tăng thêm 750 tỷ đồng
tương đương tốc độ tăng 72.6% so với 2010, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn
tăng 10.18%
Sang năm 2012, giá trị nợ ngắn hạn đã giảm xuống còn 1353 tỷ đồng, chiếm
24.5% tổng nguồn vốn, tức nợ ngắn hạn đã giảm 430 tỷ đồng, với tốc độ giảm 24.14%
Nợ ngắn hạn giảm cho thấy là doanh nghiệp đã quan tâm và thực hiện tốt việc trả các
khoản này
Phần trên được trích từ Bảng cân đối kế toán của công ty, cho thấy nợ ngắn
hạn biến động chủ yếu là do:
Vay và nợ ngắn hạn : Tại thời điểm cuối năm 2011 tăng thêm 502 tỷ đồng
tương đương mức tăng 132.1% so với 2010 Đến năm 2012 khoản mục này giảm chỉ
còn 529.6 tỷ đồng, tương đương tốc độ giảm 40% so với năm 2011 Nhìn chung, Vay
và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn , điều này chứng tỏ
doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng vốn vay ngắn hạn hoặc đi chiếm dụng vốn bên ngoài
để phục vụ cho sản xuất kinh doanh