Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng đồng thời là một thực tại xã hội. Tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người, đã ăn sâu vào đời sống của nhiều dân tộc và còn tồn tại lâu dài với loài người, khi con người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia.Do có một vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền văn hoá, là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Đặc điểm này góp phần làm phong phú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử đã từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nên phức tạp hơn.Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nào cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó chính là vấn đề xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà chính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau. Ở nước ta, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa.
Trang 1đại học quốc gia hà nội trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
nguyễn hồng nhung
chính sách tôn giáo của đảng và nhà nớc việt nam trong những năm 1990 - 2007
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
CHÍNH SÁCH VỀ TễN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003 .8
Trang 21.1 Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990
và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước đổi mới 8
1.1.1 Tác động từ thực tiễn: Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm
1975 đến trước năm 1990 8 1.1.2 Tác động từ chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới 13 1.1.3 Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 16
1.2 Bước đầu thực hiện quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 - 2003 23
1.2.1 Những chuyển biến trong tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới 23 1.2.2 Tình hình tôn giáo nước ta giai đoạn 1990 - 2003 25 1.2.3 Bước đầu đổi mới nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 1997 32 1.2.4 Đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1998 - 2003 42
CHƯƠNG 2: ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TIẾP TỤC ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 52 2.1 Đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 2004 - 2007 52 2.2 Đánh giá quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Những vấn đề đặt ra 71
2.2.1 Đánh giá quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng - Nhà nước ta 71 2.2.1.1 Những thành tựu của quá trình đổi mới 71 2.2.1.2 Những mặt hạn chế 78
Trang 32.2.2 Những vấn đề đặt ra 81
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 95
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng đồng thời
là một thực tại xã hội Tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người, đã ănsâu vào đời sống của nhiều dân tộc và còn tồn tại lâu dài với loài người, khicon người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ước
mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia
Do có một vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở giữa ngã ba đường của ĐôngNam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái BìnhDương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền
truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời Mỗi dân tộc trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền vớiđời sống kinh tế và tâm linh của mình Đặc điểm này góp phần làm phongphú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạycảm, trong lịch sử đã từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phácách mạng Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáonhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình” nhằm xoá
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nênphức tạp hơn
Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nàocũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phảiđịnh ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo Đó chính là vấn đề xây dựng,hoàn thiện chính sách tôn giáo Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước màchính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau Ở nước ta, đường lối, chính sáchnhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự
Trang 5do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan
là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa
Cơ sở đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đến trước năm 1990 chủyếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàkinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản một số nước trênthế giới Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo đã nảy sinhnhiều bất cập do thực tiễn vấn đề tôn giáo ở Việt Nam có những nét khác biệt,không thể áp dụng một cách giáo điều, máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin cũng như kinh nghiệm của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới
Trước đòi hỏi của thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra sự cầnthiết phải đổi mới trong nhận thức, đường lối, chính sách về tôn giáo Nghịquyết 24-NQ/TW (10/1990) của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam làmốc mở đầu quan trọng đánh dấu quá trình đổi mới ấy Kể từ khi Nghị quyếtnày ra đời đến nay, trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước ta đã có nhiều đổi mới, ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn, đáp ứngnhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng Từ đó, làm cho quần chúng yêntâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước
Gần đây, vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta càngthu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, đã trở thành đề tài của một sốcông trình nghiên cứu khoa học, sách báo Những công trình nghiên cứu đóđều rất đáng trân trọng, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến chính sách tôn giáocủa Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôngiáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn Tuy nhiên, với mong muốn hệthống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáocủa Đảng trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn
Trang 6trong quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta là giai đoạn 1990 - 2007, chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007 làm đề tài
nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Không chỉ là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn là thựctại xã hội đặc biệt luôn gắn với đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của quốcgia nên tôn giáo đã sớm trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học, đặc biệt trong những năm gần đây, chẳng hạn công trình Tìm
hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Thiên chúa của Nguyễn
Văn Đông (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) giúp chúng ta hiểu rõ về thếnào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, quyền lợi và nghĩa vụ củangười có đạo, các hoạt động tôn giáo tiến hành trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước và Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc,
chống lại nhân dân Trong Phần V cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, (NXB
Công an nhân dân, 1998), Mai Thanh Hải đã bàn về tình hình và chính sáchtôn giáo của một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,
Hàn Quốc và Việt Nam Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn, (NXB Chính trị Quốc gia, 2001), cũng
dành hẳn Phần VI để bàn về “Chính sách tôn giáo”
Với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, (NXB Tôn giáo, 2003), các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đã
làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết tôn giáo, vấn đề quản lý nhànước với các hoạt động tôn giáo
Liên quan đến các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có cuốn
Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo
Trang 7Chính phủ, in năm 2001, Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
in năm 2005 và Hỏi và đáp về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản
hướng dẫn thực hiện (NXB Chính trị Quốc gia, 2005)
Đặc biệt, bàn về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
trong thời gian gần đây có công trình Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng, (NXB Chính trị Quốc gia,
2005), là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tôn giáo củaĐảng và Nhà nước ta Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình khác như
Quản lý hoạt động tôn giáo - cơ sở lý luận và thực tiễn do Bùi Đức Luận chủ
biên, (NXB Tôn giáo, 2005), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà
nước và giáo hội của tác giả Đỗ Quang Hưng (NXB Tôn giáo, 2003), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005 của Tô Huy Rứa,
Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Viện, Lê Ngô Tùng (đồng chủ biên), (NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội, 2005) Gần đây, có công trình Một số quan điểm của
Đảng và Nhà nuớc Việt nam do Nguyễn Đức Lữ và Nguyễn Thị Kim Thanh
tuyển chọn và biên soạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) Với haichương, công trình đã trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trongtừng giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến nay
Bên cạnh các công trình kể trên, còn nhiều bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo và Công tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề
cập đến vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như luận văn
Thạc sĩ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay của Trương Tuyết Nhung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2001), luận văn Thạc sĩ Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm
1990 đến nay của Đỗ Thị Kim Định, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007)
Trang 8Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có những đónggóp rất quan trọng, từng bước đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng vàNhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngàycàng cởi mở, thông thoáng hơn Tuy nhiên, với luận văn này, lần đầu tiênchúng tôi hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chínhsách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong một giai đoạn quan trọng đánhdấu bước ngoặt to lớn trong quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở nước ta làgiai đoạn 1990 - 2007
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn xác định nghiên cứu quá trình đổi mới về đường lối, chínhsách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 là mụctiêu chủ yếu Đồng thời luận văn cũng làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mớinày trong việc tiếp tục quá trình đổi mới về đuờng lối, chính sách tôn giáohiện nay của Đảng và Nhà nước ta
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựng lại tình hình đời sống tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1975 – 1990 vàphân tích những đặc điểm nhận thức về tôn giáo và vấn đề tôn giáo trước đổi mới
- Làm rõ quá trình đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôngiáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 2007
- Đánh giá quá trình đổi mới về chính sách tôn giáo, tác động, ý nghĩa
và những vấn đề đặt ra
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự chuyển biến nhận thức về tôn giáo, ảnh hưởng của nó đến sự đổimới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước ViệtNam trong giai đoạn từ 1975 đến 2007
Trang 9- Những chuyển biến trong công tác quản lý tôn giáo của Nhà nước trên
cả ba mặt: theo đạo, hành đạo và truyền đạo (1990 – 2007)
- Rút ra những vấn đề cần thiết cho việc tiếp tục đổi mới đường lối,chính sách tôn giáo hiện nay
5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lịch sử Đảng như nghiên cứu văn kiện,phương pháp logic, phương pháp so sánh đối chiếu, có vận dụng một sốphương pháp tôn giáo học
6 Tư liệu nghiên cứu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều nguồn tưliệu Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng;Các sắc lệnh, thông tư, nghị định, pháp lệnh của Nhà nước về vấn đề tôngiáo chủ yếu trong giai đoạn 1990 – 2004 Đáng chú ý trong số tư liệu gốc là
những tài liệu như là Nghị quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư về
công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW,
ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
Trang 10hình mới, Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1/3/2005
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 Về một số công tác đối với đạo Tin
Lành Luận văn còn sử dụng nguồn thông tin từ cuốn Các văn bản nhà nước
về hoạt động tôn giáo (Quyển 1 - 1992, Quyển 2 - 1995: Lưu hành nội bộ), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo
Chính phủ (NXB Tôn giáo, 2000) và những công trình có liên quan bao gồmcác sách chuyên khảo, lý luận, luận văn hay báo chí, tập kỷ yếu khoa học, cácluận văn, luận án
7 Đóng góp của luận văn
Hiện nay vấn đề này vẫn là mới đối với ngành Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam cũng như đối với ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo Đây là luậnvăn đầu tiên hệ thống lại đầy đủ những thành tựu của chính sách tôn giáo giaiđoạn 1990 - 2007, làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mới chính sách tôn giáogiai đoạn này Từ đó, thấy được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết Vì vậykết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung củaluận văn gồm hai chương:
- Bước đầu thực hiện đổi mới đường lối, chính sách về tôn giáo ở nước
ta giai đoạn 1990 – 2003
- Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáotrong giai đoạn 2004 - 2007
Trang 11CHƯƠNG 1 BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
VỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003
1.1 Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm
1990 và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước đổi mới
1.1.1 Tác động từ thực tiễn: Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm
1975 đến trước năm 1990
Sau năm 1975, tình hình các tôn giáo vẫn hết sức phức tạp và cónhiều biến động sâu sắc về nội bộ Một bộ phận chức sắc, chức việc các tôngiáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tintưởng ở chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Bộ phận có lợi ích gắnliền với Mỹ - Ngụy thì có thái độ thù hằn với cách mạng, tiếp tục chốngphá cách mạng
Tình hình Phật giáo Việt Nam sau năm 1975 có nhiều biến động, cónhững chức sắc Phật giáo di tản ra nước ngoài còn đa số tiếp tục hoạt độngbình thường, tiếp tục thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo trong điềukiện đất nước hoàn toàn thống nhất
Trước hết, đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện hếtsức thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện Phật sự lớn đã đặt ra từ lâu là việcthống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung Tháng 2
năm 1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất được thành lập gồm 33 vị tăng
ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái Phật giáo trong cả nước Tháng 11 năm
1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã tổ chức tại Hà Nội với sự thamgia của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả
Trang 12nước, gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội Phật giáo thốngnhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáoThành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoànkết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội tăng già khất sĩ Việt Nam, Giáohội Thiên Thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam Đại hội nhất trí lậpGiáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt
động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”
Thống nhất là sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo ViệtNam, không chỉ đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử trong cảnước mà còn tạo điều kiện cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huytruyền thống gắn bó với dân tộc để hộ trì, hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hoà bình, an lạc cho thếgiới Báo cáo của Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam đã khẳng định ý
nghĩa to lớn này: “Đây là lần đầu tiên sau một trăm năm bị nô lệ hoá bởi
phong kiến thực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một thời vàng son cho đạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ tìm thấy trong thời đại nhà Trần với Trúc Lâm Tam Tổ Nay thời đại vàng son đó đã đến và đang nằm trong tay chư vị đại biểu của chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam.
Từ nay chúng ta không còn phân biệt Phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung, Phật tử miền Bắc Chúng ta chỉ gọi bằng một danh từ quý báu nhất, thiêng liêng nhất: chúng ta là Phật tử Việt Nam” [dẫn theo 21, tr 135].Tuy nhiên, dù
phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” vẫn giữ vị trí chủ
đạo trong Giáo hội Phật giáo giai đoạn này nhưng những hoạt động chống đốiNhà nước của lực lượng cánh hữu trong và ngoài nước vẫn ngày càng tăng.Bên trong các tổ chức cũ còn đọng lại một số người hậm hực vì đường hướnghoạt động nói trên của Giáo hội, đã tìm cách nói xấu Giáo hội, gây rối trật tự,
Trang 13nhưng không gây được ảnh hưởng gì đáng kể Một bộ phận tăng ni bỏ ra nướcngoài trước và sau năm 1975, nhen nhóm thành một tổ chức “hải ngoại”, bêncạnh cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là hoạt động quyên cúng,đóng góp xây chùa và lẻ tẻ có người lên tiếng đòi “nhân quyền” cho ngườitrong nước
Bên cạnh Phật giáo, tình hình Công giáo sau 1975 cũng có nhiều biếnđộng Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập, gồm tất cảcác giám mục tại các giáo phận Công giáo ở Việt Nam Hội đồng Giám mục
có nhiệm vụ: cổ vũ tính liên đới để phát huy các thiện tích mà Giáo hội dânghiến cho Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp vớihoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước Thưchung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã xác định đường
hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam là “Sống Phúc âm giữa
lòng dân tộc, vì hạnh phúc đồng bào” Trước sự kiện này đã có nhiều cuộc đi
lại thăm viếng của các đoàn giám mục, linh mục miền Bắc vào thăm Thànhphố Hồ Chí Minh và phái đoàn linh mục Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm HàNội, thúc đẩy quan hệ tốt đẹp của Công giáo cả nước Tuy nhiên, sau năm
1975 vẫn còn một bộ phận giáo sĩ có tư tưởng chống cộng cực đoan gây ranhững vụ bạo loạn chống chính quyền như vụ linh mục chính xứ NguyễnQuang Minh và một số phần tử chống đối đã công khai nổ súng chống lạichính quyền vào ngày 12 và 13 tháng 2 năm 1976 tại nhà thờ Vinh Sơn,Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể giáo sĩ vàtín đồ bỏ ra nước ngoài trong tâm trạng u uất Khác với một số người ra đi
để làm ăn, học hành, một số người trong nhóm nói trên tiếp tục ấp ủ “tinhthần chống cộng” lỗi thời, cố gắng nhen nhóm hội đoàn này nọ, chạy theongọn cờ “phục thù” của những kẻ làm tay sai cho đế quốc muốn tiếp tụcquấy phá an ninh đất nước
Trang 14Đầu năm 1975, miền Nam có 28 tổ chức Tin Lành khác nhau với tổng
số tín đồ là khoảng 250.000, 800 giảng sư và mục sư truyền giáo, khoảng 500nhà thờ Ngoài Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), phía Namcòn có nhiều hệ phái Tin Lành khác như: Hội Truyền giảng Phúc Âm, Hộithánh Chúa Giêsu, Nam Việt Hoa kiều Cơ-đốc Giáo hội, Cơ đốc Truyền giáo(do giáo sĩ Tin Lành Mỹ bị kỷ luật, quay lại lôi kéo một số giáo sĩ Việt Namtách ra) Ngay sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, các giáo sĩ Tin Lànhngười nước ngoài bỏ chạy, kéo theo một số đông giáo sĩ người Việt; một sốchức sắc và tín đồ trước kia đã là sĩ quan ngụy, nay lại tham gia tổ chứcFULRO vũ trang chống chính quyền gây cho Đảng và Nhà nước ta không ítkhó khăn; phạm vi và mức độ hoạt động của Tin Lành giảm sút hẳn, thậm chínhiều nơi như liệt hẳn, như chưa từng tồn tại Mấy năm cuối thập kỷ 80,người ta lại thấy một số giáo sĩ Tin Lành quay trở về phục hồi lễ bái cầunguyện, thu nạp thêm hội viên mới, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới ở cácvùng sâu, vùng xa
Đến đầu năm 1975, đạo Cao Đài vẫn trong tình trạng chia rẽ về tổ chức
và phân hoá về chính trị Số người đứng đầu các hệ phái nặng về cơ hội chủnghĩa và vọng ngoại, chí ít cũng hoang mang, dao động Trong khi đó, đại đa
số tín đồ và các chức sắc hệ phái Minh Chơn lý, Tiên Thiên, Chiếu Minh,Bạch Y có nhiều đóng góp với dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước Đầu năm 1975, Cao Đài vẫn chia ra hơn 20 hệ phái với tổng sốtín đồ tự khai là 2.400.000 người, chủ yếu ở Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam
Bộ, lẻ tẻ một ít ở Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá nhưng sinh hoạt đạo rời rạc.Sau ngày giải phóng, một số phần tử phản động cực đoan vẫn lao đầu vào tổchức, nhen nhóm các hoạt động quấy rối, xúi giục phá hoại khối đoàn kết dântộc Đầu thập kỷ 80, nhiều hệ phái Cao Đài được chấn chỉnh, các tổ chứcchính trị, vũ trang phản động của Cao Đài chính thức giải thể và sinh hoạt tôngiáo được khôi phục, ổn định về chính trị - xã hội
Trang 15Về phía Phật giáo Hoà Hảo, đầu năm 1975, do mâu thuẫn quyền lợi, cótới bốn Ban Trị sự trung ương tranh chấp nhau ảnh hưởng trước quần chúng
và Mỹ - ngụy với khẩu hiệu “chống Cộng, cứu nước, giữ Đạo, thờ Thầy”.
Đầu tháng 5 năm 1975, đại bộ phận tan rã, trốn ra nước ngoài, một số còn lại
“tử thủ” cho đến ngày 5 tháng 5 mới đầu hàng hoặc bị bắt Do những hoạtđộng dính líu đến chính trị, nhất là những hoạt động chống phá chính quyềncách mạng nên ngày 19 tháng 6 năm 1975, bà Huỳnh Thị Kim Biên (em gáigiáo chủ Huỳnh Phú Sổ) ra thông báo giải tán các Ban Trị sự các cấp của Phậtgiáo Hoà Hảo Đạo Hoà Hảo trở lại là một tôn giáo khuyến thiện, chăm lođoàn kết và an ninh nông thôn miền Tây Nam Bộ
Như vậy, tình hình tôn giáo nước ta sau năm 1975 có nhiều thuận lợinhưng cũng không ít khó khăn Đó là có một bộ phận bỏ ra nước ngoài hoặc ởlại trong nước nhen nhóm tổ chức gây rối trật tự, chống phá chính quyền làmcho tình hình trở nên vô cùng phức tạp, gây cho Đảng và Nhà nước ta không
ít khó khăn Chính điều này đã tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối,chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốnxoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện pháp hành chính và các chính sách cóphần thít chặt thậm chí có khi vi phạm cả chính sách tự do tôn giáo Nhưngcũng phải thấy rằng đất nước độc lập, thống nhất, các tín đồ ở mỗi tôn giáođược tập hợp vào một tổ chức thống nhất, thực hiện đường hướng hành đạođồng hành cùng dân tộc; nhiều tín đồ tỏ ra phấn khởi trong điều kiện đất nướcđộc lập, yên tâm việc đạo, ngoài ra còn tham gia tích cực vào công cuộc xâydựng và phát triển đất nước, tin tưởng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước Thực tế này đòi hỏi phải có sự đổi mới trong nhận thức, đường lối,chính sách về tôn giáo sao cho sát hợp hơn với tình hình thực tế, không thểcoi công tác tôn giáo chủ yếu là “đánh địch”
Trang 161.1.2 Tác động từ chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới
Trước khi trình bày đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước ta, cần thiết phải tìm hiểu đường lối, chính sách tôn giáo của các ĐảngCộng sản Liên Xô, Trung Quốc và Pháp vì nhận thức của Đảng Cộng sản ViệtNam về tôn giáo chịu ảnh hưởng rất rõ nét từ chính sách tôn giáo của ĐảngCộng sản các nước này
Khi Nhà nước Xô viết thành lập, chính quyền đã thực hiện đuờng lối,chính sách đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, tôn trọngquyền lợi của những người có tín ngưỡng và những người không có tínngưỡng Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức, Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga
đã không tránh khỏi xu hướng tả khuynh Trong một cuốn sách giáo khoa
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học dùng trong các trường đại học là Lịch sử và
lý luận vô thần luận có đoạn: Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng rộng rãi những
khả năng mới để đấu tranh chống lại sự đầu độc của tôn giáo Trong quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội, những căn nguyên xã hội của tôn giáo ngày càng
bị dứt bỏ và vấn đề xoá bỏ nhanh chóng hơn những tàn tích tôn giáo khỏi ý
thức quần chúng được đặt ra trong chương trình nghị sự Cương lĩnh Đại hội
lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga (3/1919) xác định: “Đảng mong muốn
xoá bỏ hoàn toàn mối dây liên hệ với giai cấp bóc lột và tổ chức tuyên truyềntôn giáo để tác động đến sự giải phóng thực sự quần chúng lao động khỏithành kiến tôn giáo và tổ chức công tác tuyên truyền khoa học bài trừ tôn giáo
và chống mê tín rộng rãi nhất Đồng thời cần phải tránh bất cứ sự xúc phạmnào đến tình cảm tôn giáo của người theo đạo ”; “Đảng yêu cầu toàn thểđảng viên chấm dứt quan hệ với các tổ chức tôn giáo Những người có tínngưỡng tham gia Đảng Cộng sản chỉ là một ngoại lệ ” Điều này có nghĩa làmỗi Đảng viên phải tích cực tham gia tuyên tuyền vô thần, những người cộngsản phải là những người vô thần thực sự [Dẫn theo 22, tr 39 – 40] Cuốn
Trang 17sách này ra đời cuối những năm 1960 và quan điểm tổng quát này chi phốicho đến khi Liên bang Xôviết sụp đổ Sau khi Lênin mất, việc tuyên truyềnchủ nghĩa vô thần đã đi liền với “quyền tự do tuyên truyền chống tôn giáo”,
đó là khuyết điểm tả khuynh rất rõ nét trong chính sách tôn giáo của Đảng vàNhà nước Xôviết từ cuối những năm 1930 Ở Liên Xô, trong những năm
1950, 1960 đến 1970 còn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu trên lĩnh vựctriết học tư tưởng và nhiều lĩnh vực khác đề cập đến “tàn tích tôn giáo” vàđược coi là một mặt của công tác tuyên truyền vô thần Trong luật pháp tôn
giáo, nếu Hiến pháp năm 1918 khẳng định quyền tự do tuyên truyền vô thần thì Hiến pháp năm 1936 còn khẳng định thêm quyền tự do tuyên truyền chống
tôn giáo Hiến pháp năm 1977 mềm dẻo hơn nhưng vẫn khẳng định sự ủng hộ
của Nhà nước với quyền tự do tuyên truyền chủ nghĩa vô thần Vì Liên Xô
được coi là thành trì của cách mạng thế giới và là mô hình xã hội có tínhkhuôn mẫu nên trường phái Vô thần luận Xôviết lúc này có ảnh hưởng lớnđến nhận thức cũng như chính sách tôn giáo của các nước xã hội chủ nghĩa,trong đó có nước ta
Ở Trung Quốc, từ năm 1960 đến năm 1982 là giai đoạn “tả khuynh”,đặc biệt trong 10 năm “cách mạng văn hoá” (1966 - 1976) Trong công trình
Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo Trung Quốc (1996) Đới Khang Sinh và Bành
Diệu đã cho chúng ta thấy tổng quan chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước Trung Hoa từ năm 1949 đến nay, trong đó viết: “Đảng Cộng sản TrungQuốc trải qua cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, có kinhnghiệm lịch sử dày dạn đối với việc xử lý vấn đề tôn giáo Ngay trong thời kỳ
cách mạng dân chủ, năm 1927 trong Báo cáo khảo sát phong trào nông dân
Hồ Nam của Mao Trạch Đông, đã có một đoạn văn như sau: “Bụt là do nông
dân dựng lên, đến một thời kỳ nào đó nông dân sẽ dùng cả hai tay của họ màvứt bỏ những ông Bụt này, chẳng cần người khác làm thay một cách quá sớmviệc vứt bỏ ông Bụt ” [36]
Trang 18Đảng Cộng sản Pháp cũng có nhiều ảnh hưởng quan trọng trong nhậnthức lý luận về tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước ta Bàn về quan
hệ giữa khoa học và tôn giáo, công trình Tôn giáo và khoa học của
G.Cônhiô được NXB Sự thật ấn hành năm 1963 đã khẳng định: “Khoa học
và tôn giáo là hai hình thái trong số những hình thái ý thức xã hội, nhưng lànhững hình thái khác nhau, hơn nữa đối lập nhau không thể điều hoàđược” Công trình cũng bộc lộ niềm tin vào khả năng vô tận của khoa họctrong việc giải thích thế giới Những người duy vật macxit tiên tiến lúcnày hầu như đều không thấy được tính giới hạn của khoa học mà cái gìkhoa học còn chưa giải thích được thì ở đó vẫn còn chỗ cho tôn giáo Bên
cạnh đó, với công trình Những nguồn gốc của tôn giáo, Hainchelin cũng
bộc lộ rõ nét về lối nhìn tả khuynh, coi Kito giáo sơ kỳ là có “tính phảncách mạng”, “cũng đã là một thứ thuốc phiện của dân chúng” và trongcái xã hội đang tan rã, Kito giáo sơ kỳ chỉ an ủi người ta sống chờ đợi ngày
tận thế” [dẫn theo 22, tr 85] Thông qua tác phẩm Chủ nghĩa Mác và
những tôn giáo, Henri Desroche cũng bộc lộ cái nhìn lạc quan tin tưởng
vào “sự mất đi của tôn giáo” và hướng tới một “xã hội không có tôn giáotrong tương lai” [dẫn theo 22, tr 90]
Cách nhìn và cách giải quyết vấn đề tôn giáo của các Đảng Cộng sản
và giới nghiên cứu ở một số nước nói trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhậnthức cũng như chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn trướcnăm 1990 Sự tác động này kết hợp phản ứng tiêu cực của một bộ phận tín
đồ tôn giáo đã dẫn đến nhận thức lệch lạc về tôn giáo, tâm lý muốn xoá bỏnhanh các tôn giáo và chính sách tôn giáo có phần chặt chẽ Đó cũng là lý dogiải thích tại sao khuynh hướng tả khuynh đã tồn tại ở nước ta trong mộtthời gian dài
Trang 191.1.3 Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo
từ sau năm 1975 đến trước năm 1990
Sau khi đất nước thống nhất, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôngiáo có điều kiện được phát huy Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam có quan niệm,suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về vấn đề tôn giáo Trong đại hội Đảng bộ Thànhphố Hồ Chí Minh tháng 10/1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh cho rằng: “Đốivới hàng ngũ linh mục, nên tích cực gần gũi giúp đỡ người tốt để họ làm tròntrách nhiệm đối với đạo, đối với đời, vì Chúa và vì Tổ quốc” [18, tr.44] Ngày28/1/1983, đồng chí Mai Chí Thọ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố HồChí Minh nhận xét về cơ sở đoàn kết dân tộc và tôn giáo như sau: “Vềphương diện lý thuyết, giữa giáo lý Công giáo và chủ nghĩa cộng sản, chúngtôi thấy có nhiều điểm rất thống nhất vì Thiên chúa giáo cũng muốn cứu conngười, xuất phát từ việc giải phóng con người khỏi mọi đau khổ và chủ nghĩacộng sản cũng xuất phát từ một yêu cầu giải phóng nhân loại khỏi ách áp bứcbóc lột” Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) còn ghi rõ:
“Đảng và Nhà nước ta trước sau như một thực hành chính sách tôn trọng tự
do tín ngưỡng Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xâydựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc Cảnh giác, kiênquyết và kịp thời chống lại âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và phảnđộng chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theođạo này với đồng bào theo đạo khác” [18, tr.44 – 45]
Ngoài ra, trong giới nghiên cứu cũng bắt đầu xuất hiện những quanđiểm mới Trong những năm 1986 đến 1990, rất nhiều bài viết của NguyễnQuang Huy, Trần Bạch Đằng, Vũ Quang rồi đến những phát biểu của giớikhoa học như Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, VũKhiêu, Phạm Như Cương, Phong Hiền, Đặng Nghiêm Vạn, của các nhàbáo, nhà nghiên cứu chính trị - tôn giáo như Quang Đạm, Phạm Quang Hiệu,
Trang 20Đặng Nguyên, Nguyễn Nhất, Nguyễn Khắc Mai đã có nhiều đóng góp vàonội dung của Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còntồn tại lối nhận thức tả khuynh về tôn giáo, biểu hiện rõ nét nhất là ở Nghị
quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công
tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới Trước chỉ thị này, cũng đã có
khá nhiều bài viết theo lối nhận thức luận về tôn giáo như vậy, từ các bàiđược dịch từ tạp chí nước ngoài đến bài viết của các tác giả trong nước
Về mặt văn bản pháp luật tôn giáo, ngày 11/11/1977 Nghị quyết số
297/CP Về một số chính sách đối với tôn giáo cũng được ban hành Ngoài
việc khẳng định những quy định đối với hoạt động của các tôn giáo đã thểhiện trong Sắc lệnh 234/SL (14/6/1955), Nghị quyết này còn tiếp tục bổ sung,hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới Một số nội dung mới, đó là:
- Đối với các hoạt động tôn giáo:
Tín đồ và nhà tu hành được hoạt động tôn giáo bình thường ở nhữngnơi thờ cúng, nhưng phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, không gây trởngại cho việc giữ gìn trật tự trị an cho sản xuất và sinh hoạt bình thường củatín đồ
- Những hoạt động tôn giáo phải xin phép Nhà nước như:
Những cuộc hành lễ có đông người từ các nơi khác đến dự; những lớpgiáo lý; những cuộc hội họp của các tôn giáo khác và Đại hội của Phật giáo,Đại hội đồng của Tin Lành,
- Quy định về việc quản lý, sử dụng cơ sở thờ tự:
Khẳng định thêm sự bảo hộ của Nhà nước với các cơ sở thờ tự, có sựphân cấp cụ thể hơn “Những nơi thờ cúng đã bỏ không từ lâu, không cóngười tu hành hoặc người chuyên trách, không có nhân dân đến lễ bái thì Uỷ
Trang 21ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm quản lý, khi cần thiết có thể mượn làmtrường học, nơi hội họp nhưng phải giữ gìn chu đáo không được dùng vàonhững việc xúc phạm đến tình cảm và tín ngưỡng của nhân dân; những nơithờ cúng quá hư hỏng chính quyền muốn dỡ đi thì phải được nhân dân đồngtình và Uỷ ban nhân dân cấp trên đồng ý.” [64, tr.2]
- Quy định về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo:
Văn bản này quy định thêm việc mở trường đào tạo những người hoạtđộng tôn giáo chuyên nghiệp, khi muốn mở trường phải xin phép Uỷ bannhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương và nội dung giảng dạy về tôn giáo khôngđược trái pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước
Ngoài ra, Nghị quyết còn quy định về việc nhập các tài liệu tôn giáo từnước ngoài, quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việcquản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và trách nhiệm của BanTôn giáo Phủ Thủ tướng trong việc hướng dẫn các tôn giáo cũng như đôn đốcviệc thực hiện của các cấp chính quyền
Hiến pháp năm 1980 kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 vàHiến pháp năm 1959, đã ghi nhận về quyền công dân trong 17 điều của
Chương V: Quyền và nghĩa vụ của công dân Trong đó, quyền tự do tín
ngưỡng được quy định ở Điều 68 là: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,theo hoặc không theo một tôn giáo nào ( ) Không ai được lợi dụng tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”
Ngoài Nghị quyết 297/CP và Hiến pháp năm 1980, Chính phủ còn banhành một số văn bản pháp luật về lĩnh vực tôn giáo như: Quy định về việcxuất và nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh do Bộ Văn hoában hành kèm theo Quyết định số 41/VH-QĐ (5/3/1950); Bộ luật Hình sự
Trang 22năm 1985 đặc biệt, không thể không kể đến Nghị quyết số 40-NQ/TW
(1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với các tôn
giáo trong tình hình mới Đây là văn bản in dấu rõ nét nhất giai đoạn Việt
Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh về tôn giáo
Phần thứ nhất của Nghị quyết tổng kết về tình hình tôn giáo, một mặt
đã có những chuyển biến tốt, nhiều tín đồ thể hiện tiến bộ rõ rệt và gắn bó vớichế độ mới, ngày càng hoà mình trong cộng đồng chung của dân tộc, thựchiện chính sách của Đảng và Nhà nước, bước đầu hình thành một bộ phận tiêntiến trong quần chúng Tuy nhiên, có những vấn đề nổi cộm đe dọa tình hình
an ninh như tín đồ các tôn giáo bị các thế lực phản động lôi kéo trong khitrình độ giác ngộ của giáo dân còn thấp, nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về âmmưu của địch còn mơ hồ, số giáo dân trốn ra nước ngoài tăng lên Chính vìđứng trước tình hình cấp bách này mà Nghị quyết xác định: Cuộc đấu tranh
về tư tưởng để giải phóng quần chúng khỏi mê tín tôn giáo càng khó khăn, lâudài hơn nữa và trong phần chính sách đối với các tôn giáo của văn bản này cónhiều điểm thể hiện sự nóng vội Mặc dù trong nội dung tổng kết về công tácđối với các tôn giáo trong thời gian qua, Đảng ta đã sớm nhận thấy có nhiềubiểu hiện nôn nóng, mệnh lệnh muốn xoá nhanh tôn giáo một cách chủ quanbằng biện pháp hành chính dẫn đến những hành động vi phạm chính sách tôngiáo, trong đó có những hành động vi phạm thô bạo Tàn dư của lối tư duy tảkhuynh trong vấn đề tôn giáo bộc lộ rõ nét nhất trong Phần thứ hai của Nghị
quyết 40: Chủ trương, chính sách của Đảng đối với các tôn giáo trong tình
hình mới, tập trung ở nội dung sau:
- Về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo: “Tôn giáo phát sinh và tồn tại là
do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai và áp bức
xã hội Khi cuộc sống còn chưa tốt đẹp, trình độ văn hoá còn thấp kém vàchưa có một thế giới quan khoa học, thì con người còn tin ở sức mạnh huyền
bí nào đó của tôn giáo” [dẫn theo 22, tr 314]
Trang 23- Về chức năng xã hội của tôn giáo: “Tôn giáo lại mang tính chất quần
chúng, vì còn có nhiều người tin theo, và đối với những người đó, đạo, tôngiáo là một “tình cảm thiêng liêng”, thậm chí là một “lý tưởng”, mặc dù đó làtình cảm không đúng và lý tưởng mù quáng Cho nên Mác đã nói: “Tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân” [dẫn theo 22, tr.315]
- Về việc “khắc phục mê tín, tôn giáo” (thậm chí ghép khái niệm mê tín với tôn giáo): “Đảng của giai cấp công nhân có trách nhiệm giải phóng quần
chúng lao động khỏi mọi áp bức xã hội và tinh thần trong đó có việc giảiphóng khỏi áp bức của tôn giáo Việc giúp quần chúng khắc phục mê tín tôngiáo, không phải chỉ bằng đấu tranh tư tưởng, tuyên truyền về lý luận, càngkhông thể bằng những biện pháp hành chính ( ) Đẩy mạnh, tranh thủ, cải tạogiáo sĩ, cải tạo các giáo hội theo hướng phục tùng nhà nước, đi với dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhất
là lớp trẻ về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học, giúp choquần chúng dần dần thoát khỏi mê tín tôn giáo”[dẫn theo 22, tr.315]
Từ những nhận thức trên, việc phát triển Đảng được quy định là phảihết sức chặt chẽ, phải là người “dứt khoát không tín ngưỡng tôn giáo” Ngoài
ra, chỉ thị còn xác định việc “xoá bỏ Hội đoàn”, hạn chế các Dòng tu của
Công giáo, “Đối với các dòng tu của đạo Thiên chúa, cần thu hẹp dần”, “cáctôn giáo không được tổ chức hội đoàn và các hình thức văn hoá, văn nghệ đểtuyên truyền tôn giáo, tập hợp quần chúng, nhất là thanh niên, thiếu niên, nhiđồng (trừ trường hợp hát kinh, hát lễ trong nghi lễ tôn giáo)” [dẫn theo 22,tr.315]
-Về công tác đối với các tôn giáo, Nghị quyết này xác định: Trong công
tác, có hai mặt đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng, trong đócuộc đấu tranh về tư tưởng để giải phóng quần chúng khỏi mê tín tôn giáo
Trang 24cũng rất quan trọng, phải tiến hành tích cực, phải tích cực giáo dục quầnchúng nhất là lớp trẻ về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học
để giúp quần chúng dần dần thoát khỏi mê tín tôn giáo
Có thể thấy Nghị quyết 40 đã có những tổng kết hết sức sâu sắc về tìnhhình các tôn giáo lúc này, nhận thấy cả những chuyển biến tích cực cũng nhưnhững hạn chế còn tồn tại hay tiêu cực mới phát sinh Tuy nhiên, Nghị quyếtcũng bộc lộ quan điểm tả khuynh rõ nét Đây chính là hệ quả trực tiếp trướctình hình tôn giáo hết sức phức tạp, rối ren và cũng không thể không kể đếnnhững ảnh hưởng sâu sắc từ những quan điểm tả khuynh về tôn giáo vốn đangphổ biến trong những người Cộng sản quốc tế như chúng ta đã thấy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ trên nhưng trước hết là do hạnchế trong trình độ nhận thức về vấn đề tôn giáo, có thái độ hẹp hòi, thànhkiến, mặc cảm đối với người có đạo Không ít người còn hiểu phiến diện về
luận điểm nổi tiếng mà Mác đã đề cập trong Lời nói đầu của tác phẩm Phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân” Họ coi tôn giáo như một thứ ma tuý đầu độc tinh thần quần chúng, mộthiện tượng xã hội tiêu cực, đối lập với chủ nghĩa xã hội mà không thấy nhữngkhía cạnh tích cực cần bảo lưu của tôn giáo Những nhận thức ấy dẫn đến thái
độ, hành động nôn nóng muốn xoá bỏ tôn giáo một cách nhanh chóng
Tổng kết lại, chúng ta thấy tình hình tôn giáo nước ta sau năm 1975 cónhững thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn Các tín đồ ở mỗi tôn giáo đượctập hợp vào một tổ chức thống nhất, thực hiện đường hướng hành đạo đồnghành cùng dân tộc; nhiều tín đồ tỏ ra phấn khởi trong điều kiện đất nước độclập, thống nhất, yên tâm việc đạo, ngoài ra còn tham gia tích cực vào côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin tưởng vào chính sách tôn giáo củaĐảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận gây rối trật
Trang 25tự, chống phá chính quyền làm cho tình hình trở nên vô cùng phức tạp, gâycho Đảng và Nhà nước ta không ít khó khăn Chính điều này đã tác độngkhông nhỏ đến nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và nhànước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốn xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biệnpháp hành chính và các chính sách có phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm
cả chính sách tự do tôn giáo
Do ảnh hưởng của khuynh hướng tả khuynh từ những người cộng sảnquốc tế, cùng với tình hình hết sức phức tạp sau chiến tranh làm cho nhữngngười cộng sản nước ta có những biểu hiện vội vàng, phiến diện trong nhậnthức, chủ yếu nhìn tôn giáo ở góc độ tiêu cực như buôn thần, bán thánh, mêmuội, lạc hậu đặc biệt là công cụ của thế lực phản động, nhất là trong điềukiện lịch sử giai đoạn trước đó, không ít tín đồ tôn giáo đã bị thế lực phảnđộng lợi dụng trở thành công cụ đắc lực trong chống lại chính quyền cáchmạng Cho nên khó tránh khỏi việc đồng nhất tôn giáo với chính trị Từ nhậnthức này mà dẫn đến nhiều khuyết điểm trong công tác tôn giáo Nghị quyết
40 chính là đỉnh cao của giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng của khuynhhướng tả khuynh
Mặc dù còn những biểu hiện của khuynh hướng tả khuynh nhưng chínhsách xuyên suốt vẫn là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệtđất nước thống nhất đã tạo cho những người cộng sản cũng như những nhànghiên cứu có điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại về tôn giáo, những tư tưởngquý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh có điều kiện được phát huy, chính nhữngđánh giá quan trọng của giai đoạn này đã tạo cơ sở cho quá trình đổi mới tưduy, đường lối, chính sách tôn giáo từ những năm 1990 đến nay Từ sau năm
1975 đến trước năm 1990 cũng là giai đoạn mà Nhà nước ta có nhiều cố gắngtrong việc thể chế hóa pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng kịp thời vớinhững biến đổi lớn của xã hội
Trang 261.2 Bước đầu thực hiện quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 - 2003
1.2.1 Những chuyển biến trong tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, đời sống tôn giáo thế giới cónhững biểu hiện phục hồi trở lại ở nhiều quốc gia, khu vực Tác giả công trình
Các xu hướng lớn năm 2000 cũng khẳng định: “Vào buổi bình minh của thiên
niên kỷ thứ III có dấu hiệu không nhầm lẫn về sự hồi sinh của nhiều giáo phái
trên khắp thế giới” [23, tr.242] Tác giả công trình Sự đảo lộn của thế giới địa
chính trị thế kỷ XX cũng cùng quan điểm trên khi cho rằng: “Thời gian cuối
thế kỷ này được đánh dấu bằng việc khẳng định một sự phục hồi tôn giáo, Phong trào này bắt đầu từ giữa những năm 70” [33, tr.133] Nhà nghiên cứutôn giáo nổi tiếng W.C.Roof cũng nhận thấy: Ở Mỹ có 1/3 số người không thể
bỏ rời tôn giáo, 1/4 đã bỏ nay lại trở về với tôn giáo, thế hệ người Mỹ trướcđây đã từng phản kháng tôn giáo có tổ chức thì nay đang dắt con cái họ trở lạinhà thờ Trong vài thập niên trở lại đây còn có sự xuất hiện mang “tính bùngnổ” của các giáo phái mới ở Mỹ và ngay cả ở các nước đang phát triển, chậmphát triển như nấm mọc sau mưa
Thực tế trên đã không như dự báo của những người cộng sản một thời.Hiện thực lịch sử và thời đại không chấp nhận lối giải thích chủ quan và đòihỏi phải xem xét tôn giáo như một hiện tượng phức tạp, chứa đựng nhiều mâuthuẫn và diễn biến theo nhiều xu hướng Thực tế đặt ra sự cần thiết phải thấytôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân loại - nhu cầu về tâm linh Nó gắnvới con người qua nhiều giai đoạn rất dài của lịch sử, bởi nó chứa đựng nhữngnhân tố nhân bản như lòng thương người, hướng tới điều thiện, yêu chuộng sựcông bằng Ngày nay, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, các quốc gia rất
Trang 27cần phát huy những yếu tố tích cực trong tôn giáo bên cạnh việc khắc phụcmặt tiêu cực, lạc hậu của tôn giáo.
Như chúng ta đã thấy, ảnh hưởng từ đường lối tôn giáo của Đảng Cộngsản Liên Xô - đất nuớc được coi là thành trì của chủ nghĩa xã hội trên thế giớiđối với chúng ta trong giai đoạn trước là vô cùng lớn Tuy nhiên, sự sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu buộc chúng ta phải nhìn nhận lạinhiều điều, trong đó có vai trò của tôn giáo trong xã hội Ngay cả ở nhữngnước này trong những năm gần đây cũng đang có sự xem xét, đánh giá lại vaitrò của tôn giáo Sự thái quá một thời ở nhiều khu vực trong việc đối xử vớitôn giáo đang được điều chỉnh
Trên cơ sở đối chiếu với Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính
trị, các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp tôn giáo ở Nga là Rudinski và
Shapirô nhận thấy: “Từ năm 1991 đến nay, xu hướng của luật pháp tôn giáo ởcác nước thuộc Liên bang Nga là hướng đến sự thay đổi cách nhìn truyềnthống của chế độ Xôviết, cố gắng tiếp cận gần hơn với các Công ước quốc tế
về tôn giáo, trong đó có vấn đề quan hệ giữa nhà nước và giáo hội” [dẫn theo
22, tr.49] Trong những năm gần đây, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, tôn giáo
có chiều hướng gia tăng với các mức độ khác nhau
Ở Trung Quốc gần đây, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng và hài hòa,không có chiến tranh tôn giáo xảy ra Giữa công dân theo tôn giáo và khôngtheo tôn giáo có sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau Có được điều này là docác ảnh hưởng về tinh thần như tính khoan dung và tương thích trong tưtưởng văn hoá truyền thống của Trung Quốc đã được hình thành từ lâu đời,quan trọng hơn là bởi chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của chính phủTrung Quốc đã được quy định và thực thi từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa mới thành lập [73] Trong Điều 36, Chương II: Quyền và nghĩa
Trang 28vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
năm 1982 đã khẳng định: “Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoađược hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Bất kỳ cơ quan nhà nước, tổchức hay cá nhân nào cũng không được bắt buộc người dân tin hay không tinvào tôn giáo; không được phân biệt đối xử đối với công dân tôn giáo haykhông tôn giáo Nhà nước bảo vệ các hoạt động tôn giáo bình thường Không
ai được sử dụng tôn giáo để phá rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động của
hệ thống giáo dục quốc gia ” [63] Ở Trung Quốc, từ năm 1982 đến nay,phương châm và chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn
đề tôn giáo từng bước được khôi phục lại Những đổi mới trong nhận thức vềtôn giáo đều được thể chế hoá thành pháp luật, đường lối, chính sách tôn giáocủa Đảng và Nhà nước Trung Quốc, đó là những pháp lệnh về tôn giáo trongnhững năm gần đây Tất cả nói lên sự thông thoáng, cởi mở hơn trong chínhsách tôn giáo của Trung Quốc Giới nghiên cứu Trung Quốc cũng đã cố gắnglàm rõ cơ sở tư tưởng và xã hội của sự gắn kết giữa tôn giáo và chủ nghĩa xãhội, giữa “chủ nghĩa yêu nước” và “đức tin tôn giáo” Chính sách tôn giáongày càng đúng đắn, thích hợp đã được nhân dân Trung Quốc, kể cả tín đồ vàchức sắc các tôn giáo trong nước và nước ngoài hoan nghênh, ủng hộ, tạo nênbức tranh sáng sủa về đời sống tôn giáo hiện nay của Trung Quốc
Những chuyển biến trong nhận thức và được cụ thể hoá thành nhữngđiểm mới trong chính sách tôn giáo của các nước trên đã có tác động tích cựcđến sự đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạnđổi mới đất nước, đặc biệt là từ năm 1990 đến nay
1.2.2 Tình hình tôn giáo nước ta giai đoạn 1990 - 2003
Từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo nước ta nổi lên những đặcđiểm cơ bản sau:
Trang 29Thứ nhất, các tôn giáo nước ta không chỉ có sự phục hồi mạnh mẽ dưới nhiều hình thức mà còn xuất hiện thêm những “hiện tượng tôn giáo mới” Từ
đầu những năm 1990 trở lại đây, cùng với đời sống vật chất của người dânngày càng được nâng cao thì dường như nhu cầu văn hoá tinh thần cũng tănglên đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng Có một học giả Pháp đãnói: “Tôn giáo đi ra khỏi đầu óc con người ta nhưng tâm thức tôn giáo thìquay trở lại và ngày càng phức tạp” Giữa thế kỷ 20, người ta đã từng nghĩ tôngiáo sẽ bị dồn đến chân tường nhưng thực tế không phải vậy Các hiện tượngtôn giáo mới vô cùng phong phú và đang nảy nở như nấm sau mưa
Trước hết là sự gia tăng về số lượng ở các tôn giáo Hiện nay, đạo Phật
là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất cả nước Theo thống kê của Ban Tôngiáo Chính phủ năm 1997, Phật giáo có khoảng 7.620.803 tín đồ Với 21.302nhà tu hành, 13.923 ngôi chùa, tập trung cao nhất ở đồng bằng sông Hồng(chung quanh Hà Nội), Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, vùng Khơme Đến năm
2003, con số tín đồ đã lên tới 10.000.000
Những năm gần đây, số lượng tín đồ Công giáo cũng tăng lên (chủ yếu
do tăng dân số tự nhiên và số tín đồ khô đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt) Theothống kê của Giáo hội thì năm 1975 cả nước có hơn 3,5 triệu giáo dân Đếnnăm 2004, cả nước có tổng số 5,5 triệu tín đồ, 37 giám mục, 2.125 linh mục,12.297 tu sĩ nam nữ của 60 dòng tu [44, tr.205] Gần đây, Công giáo tăngcường các hoạt động truyền giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,Tây Bắc Theo thống kê của ba giáo phận Công giáo ở Tây Nguyên năm
2004, có 256.910 tín đồ Công giáo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số772.484 tín đồ (chiếm 36%)
Đầu những năm 1990 trở lại đây có sự phát triển đột biến của đạo TinLành đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Riêng ở khu
Trang 30vực Tây Nguyên, theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2004, sốđồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên là 393.546 ngườivới hơn 100 điểm nhóm - theo buôn Cũng theo số liệu của Ban Tôn giáoChính phủ năm 2005, đạo Tin Lành ở khu vực Tây Bắc - tập trung chủ yếu ởdân tộc Mông (dưới tên gọi Vàng Chứ) và Dao (dưới tên gọi Thìn Hùng), sốngười Mông và người Dao theo đạo Tin Lành là hơn 100.000 người với 700điểm nhóm [14].
Bên cạnh đó, số tín đồ các tôn giáo như Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáoHoà Hảo cũng tăng nhanh về số lượng Theo thống kê của Ban Tôn giáoChính phủ, năm 2002, đạo Hồi có 64.991 tín đồ, 695 chức sắc, 77 cơ sở thờtự; Cao Đài có 2.434.432 tín đồ, 9.237 chức sắc và 1.205 thánh thất, đền thờ
và cơ sở tôn giáo ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước; Phật giáo Hoà Hảo hiệnnay đang phát triển nhanh, nhưng chỉ hạn chế trong khu vực đồng bằng sôngCửu Long Phật giáo Hoà Hảo có khoảng 1.232.572 tín đồ, chia sẻ quầnchúng với đạo Phật, đạo Cao Đài là chính [45, tr.558]
Sinh hoạt tôn giáo từ đầu những năm 1990 trở lại đây có sự nhộn nhịpkhác thường Số người quy y, đi chùa ngày càng tăng lên đặc biệt là vào cácngày rằm, mùng một, đi chùa thắp hương vào ngày tết Nguyên Đán dườngnhư cũng đã thành thói quen của nhiều người, nhiều gia đình Thậm chí cónhững người vào những ngày đặc biệt trên mà không đến chùa dâng hươngđược thì cũng cảm thấy áy náy, không yên tâm Điều này cho thấy nhu cầutâm linh quan trọng đối với họ đến chừng nào Ở một số tỉnh miền Trung,miền Nam sinh hoạt gia đình phật tử được khôi phục lại Sinh hoạt Công giáocũng gia tăng không kém Tại các xứ đạo, số người đi nhà thờ tăng đông hơn,
số giờ chầu lễ tăng thêm, có những buổi lễ tập hợp tới hàng vạn người Một
số nhà thờ Tin Lành ở miền Nam ngừng hoạt động sau năm 1975, gần đây lạixin phép hoặc tự động mở cửa lại Số tín đồ Tin Lành vùng Tây Nguyên tăng
Trang 31lên nhiều lần Đạo Cao Đài, Hoà Hảo và Hồi giáo cũng mở rộng phạm vi hoạtđộng và phát triển tín đồ
Ngoài ra, những hoạt động mê tín dị đoan như đồng cốt, bói toán,tướng số phát triển xô bồ, tràn lan Việc tu bổ, mở rộng đền chùa, thánhthất, am, miếu, đền, phủ, nhà thờ cũng như việc đúc chuông, tạo tượng cùngnhững đồ thờ phụng khác trở nên náo nhiệt khác thường Tại một số chùa còn
có hiện tượng pha trộn xen lẫn những hành vi mê tín Các nhà ngoại cảm cũngxuất hiện ngày càng nhiều Trong đời sống thường ngày của người dân, từviệc thiết kế nội thất, mua sắm đồ dùng trong gia đình cho đến cả việc đặt têncho con cũng đều theo phong thuỷ, những điều này có xu hướng ngày càngđược coi trọng, nhất là ở những gia đình khá giả Nhưng bên cạnh sự gia tăngnhững hiện tượng trên thì cùng với sự đô thị hoá, việc tôn thờ vua, thần, các
vị thành hoàng đang dần bị lu mờ
Trong bối cảnh đất nước mở cửa, bên cạnh 6 tôn giáo chính được Nhànước công nhận tư cách pháp nhân thì trong những năm gần đây còn xuấthiện những “hiện tuợng tôn giáo mới” với nhiều đạo lạ Ở nước ta, dù hiệntuợng này mới xuất hiện nhưng con số cũng đã lên tới hàng chục và cũng gây
ra những hậu quả nhất định Có những loại nội sinh từ chuyện cả nhà hoá Phậtcủa Trịnh Thái Bình, một trí thức tự đứng ra lập Trường ngoại cảm Tố Dương(1992), Hội Long Hoa Di Lặc phổ biến suốt từ Nam ra Bắc với niềm tin ngàyĐức Di Lặc thay thế đang đến, đổi đời mở hội Long Hoa; nhóm Đức NgọcPhật Hồ Chí Minh, mượn danh Chủ tịch Hồ Chí Minh hành đạo; đạo Nam mô
Bồ Tát; đạo Quang Minh cho đến đạo Chân Không; đạo Bạch; đạo Quốc tổLạc Hồng; đạo Trứng (Nhất quán đạo); đạo Khăn Vàng; đạo Bất tạo con; đạo
Từ cõi âm trở về có những loại ngoại nhập như đạo Thanh Hải Vô Thượng
Sư (Đài Loan); đạo Vi vô khoa học thần bí (Pháp); Khổng Mạnh thánh đạohội (Đài Loan); Phật mẫu địa cầu hay Địa mẫu (Trung Hoa) [42, tr 303-
Trang 32304] Hầu hết các “hiện tượng tôn giáo mới này” đều nảy sinh trên cơ sởmượn danh tôn giáo, truyền đạo trái phép và mang tính chính trị hơn tôn giáonên gây ra những tác động tiêu cực, chưa được phép của Nhà nước nhưng vẫnđang hoạt động lén lút
Thực trạng trên cho thấy một mặt tôn giáo tín ngưỡng mang lại đờisống tinh thần phong phú cho nhân dân, đáp ứng được nhu cầu đời sống tâmlinh của người dân; nhưng mặt khác việc gia tăng các hiện tượng mê tín, cáchiện tượng tôn giáo mới cũng gây nhiều phức tạp cho tình hình chính trị, anninh xã hội, kinh tế Điều này cho thấy trong chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo nhằm đápứng nguyện vọng của người dân, khôi phục những nét đẹp văn hoá từ đờisống tôn giáo tín ngưỡng thì cũng cần lưu ý xây dựng hệ thống luật pháp tôngiáo với những quy định nhằm ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực liênquan đến tôn giáo
Thứ hai, sau khi đất nước thống nhất đặc biệt là sau năm 1990, các tôn giáo ngày càng có xu hướng đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc và hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật nhà nước Điều này thể hiện rõ nhất trong
đường hướng hành đạo của các tôn giáo Đó là “Sống Phúc âm giữa lòng dântộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” (Công giáo); “Đạo pháp - Dân tộc -Chủ nghĩa xã hội” (Phật giáo); “Nước vinh, Đạo sáng” (Cao Đài); “Phụng đạoyêu nước gắn bó với dân tộc” (Hoà Hảo); “Sống phúc âm, phụng sự Thiênchúa, phục vụ Tổ quốc” (Tin Lành) Với chính sách tôn giáo đúng đắn, đặcbiệt là từ khi có những đổi mới trong chính sách thì đồng bào các tôn giáo đã
đỡ mặc cảm, yên tâm sản xuất, làm nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng,bảo vệ Tổ quốc Các đường hướng hành đạo trên được đa số tín đồ hưởngứng Đại đa số giáo dân muốn yên ổn làm ăn, muốn hoà nhập vào cuộc sốngngày càng được cải thiện Xu thế hướng về dân tộc, đồng hành với chủ nghĩa
xã hội đã được các tín đồ, chức sắc ngày càng hiểu rõ và thực hiện
Trang 33Trong bức thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 cóđoạn: “Là Hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết gắn bó vớivận mạng Quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc, hoà mình vào cuộcsống hiện tại của đất nước Công đồng dạy rằng “Hội thánh phải đồng tiếntới toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới”.Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, vì Quê hương này là nơichúng ta được Thiên Chúa mời gọi để làm con của Người Đất nước này làlòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con ThiênChúa Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ vớitính cách vừa là công dân, vừa là thành phần của Chúa” [42, tr 292] Vớitinh thần này, Thư chung đánh dấu bước chuyển quan trọng về quan điểm vànhận thức của người Công giáo Họ đã biến mâu thuẫn vô thần và hữu thần,vốn có trong quan niệm của người Công giáo hẹp hòi, thành một quan hệbiện chứng trên một mẫu số chung đó là yêu nước, yêu tổ quốc, yêu đồngbào, tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước Về phía đạo Tin Lành,gần đây, cùng với trào lưu đổi mới, Tổng Liên hội đang cố gắng đi đúngđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng về dân tộc, loại trừ tưtưởng lệ thuộc vào ngoại bang
Tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” hướng tăng ni, tín
đồ đạo Phật đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đất nước, chăm lo tu hành, phát huytinh thần khoan dung, hỉ xả, tránh những việc làm trái đức tin của Phật, tráivới lợi ích của Tổ quốc, vi phạm Hiến pháp và pháp luật, đồng thời khôngbiến nơi thờ tự thành nơi buôn thần bán thánh, nơi thực hành mê tín Đó làmong muốn của nhân dân và cũng là mục đích hành đạo của các tăng ni, tín
đồ Phật giáo Nhiều tín đồ đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo cũng bày tỏ niềmvui khi hệ phái tôn giáo của mình trở lại sinh hoạt bình thường, Đại hội toànphái Kinh sách của tôn giáo được tái bản; ngày lễ trọng của đạo được tổ chức
Trang 34an toàn, trật tự và trang nghiêm; các trường đào tạo của tôn giáo được mởrộng hơn về quy mô; việc phong chức trở nên đều đặn hơn Các nhà tu hành
và tín đồ tôn giáo được mở rộng quan hệ giao lưu, học hành, dự các hoạt độngcủa đồng đạo ở quốc tế
Như vậy, các tôn giáo có xu hướng đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc;hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Nhà nước là một xuthế tích cực, góp phần xây dựng mối quan hệ “tốt đời, đẹp đạo” Chính sáchtôn giáo cần tiếp tục được bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa chocác tôn giáo đồng hành cùng dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, các thế lực thù địch vẫn không ngừng thực hiện các hoạt động lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết dân tộc và xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trước đây, khi xâm lược và thống trị nước ta, các thế
lực đế quốc luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích chính trịphản động Phương thức mà chúng sử dụng là tiếp tay cho các phần tử xấutrong giáo hội, gây ra những biến động phản cách mạng, kích động quầnchúng có đạo chống Đảng, chống chế độ Việc lợi dụng tôn giáo của các thếlực phản động để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng mà ngày nay chúng ta cònđang phải đối mặt và giải quyết
Từ những năm 1990 trở lại đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôngiáo nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ diễn biến hoà bình nhằmxoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Gần đây, các thế lực thù địch ở
Mỹ và nước ngoài ra sức vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp tôngiáo nhằm đả kích, cô lập Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, tạo lý do canthiệp vào công việc nội bộ Việt Nam Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đãđơn phương đưa ra các dự luật gọi là nhân quyền - tôn giáo liên quan đến ViệtNam, như HR 1587 (1995), HR 1865 (1997), HR 2431 (1999), HR 2368
Trang 35(2001), HR 1950 (2003), HR 1587 (2004) nhằm tạo dựng hành lang pháp lý
để qua đó can thiệp sâu vào vấn đề tôn giáo ở Việt Nam Ngoài ra, Mỹ còntìm cách tập hợp, hỗ trợ cho các phần tử xấu và cực đoan trong các tôn giáonhằm gây mất ổn định tình hình tôn giáo ở Việt Nam [21, tr 58] Năm 2004,
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào nhóm “các nước cần đặc biệt quantâm về tự do tôn giáo” (CPC) Ngoài ra, các thế lực thù địch ở Mỹ và nướcngoài còn tìm cách móc nối, lôi kéo, hỗ trợ tiền bạc, vật chất cho các phần tửxấu và ly khai trong các tôn giáo để làm mất ổn định tình hình tôn giáo ởtrong nước nhằm chống đối chính quyền, đồng thời hỗ trợ bọn phản độngtrong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam ở nước ngoài lập ra các tổ chức phảnđộng trong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam ở nước ngoài, lập ra các tổ chứcphản động hoạt động dưới chiêu bài đòi “Dân chủ, nhân quyền” và “Tự dotôn giáo” cho Việt Nam Nghiêm trọng hơn là chúng còn lợi dụng những mâuthuẫn, các vấn đề phức tạp trong các tôn giáo ở Việt Nam để kích động, dấylên khuynh hướng “ly khai, tự trị” gây mất ổn định về chính trị, xã hội ở nước
ta, từ đó, từng bước quốc tế hoá vấn đề, tạo cớ can thiệp
1.2.3 Bước đầu đổi mới nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 1997
Trước đổi mới, ở nuớc ta đã từng tồn tại những quan điểm giải thíchđúng thực chất và phân tích sâu sắc các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về tôn giáo nhưng cũng có nhiều nội dung chưa được làm rõ, thậm chí giảithích sai lệch Khuynh hướng một chiều, áp đặt, tả khuynh, nhìn tôn giáo chỉnhư một hiện tượng tiêu cực biểu hiện rất rõ Nhưng hiện thực lịch sử và thờiđại không chấp nhận lối giải thích chủ quan mà cần thấy tôn giáo là nhu cầutâm linh của một bộ phận loài người và nó có nhiều yếu tố tích cực cần kếthừa, phát huy
Trang 36Ở nước ta, công cuộc đổi mới, mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận
về tôn giáo đã có những thành tựu đáng ghi nhận Đổi mới trong nhận thức
thể hiện ở chỗ nhìn nhận, đánh giá lại về tôn giáo, xác định tôn giáo là mộtvấn đề còn tồn tại lâu dài Điều này khắc phục cái nhìn hạn chế vốn phổ biếntrong những người cộng sản trước đây cho rằng tôn giáo sẽ bị diệt vong vànôn nóng muốn khắc phục tôn giáo một cách nhanh chóng Đảng ta còn coitín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, thể hiện sự tôntrọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân Coi đạo đức tôn giáo có nhiềuđiều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới tức là Đảng thừa nhậnnhững giá trị tích cực của tôn giáo, tôn giáo hoàn toàn có thể đồng hành vớichủ nghĩa xã hội Đảng ta xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo làcông tác vận động quần chúng, khác với quan điểm trước đây đồng nhất tôngiáo với chính trị, coi đó là công cụ để các thế lực phản động lợi dụng chốnglại chính quyền cách mạng cho nên nội dung của công tác tôn giáo là “đấutranh”, là công tác “đánh địch lợi dụng”
Từ những đổi mới nhận thức như trên đã dẫn đến đổi mới đường lối
tôn giáo Các chính sách tôn giáo cụ thể đều phải dựa trên cơ sở những
nguyên tắc chỉ đạo sau:
- Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tínngưỡng của nhân dân Mọi công dân đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụtrước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng nhưgiữa những người không theo các tôn giáo khác nhau Đoàn kết đồng bào theocác tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân Mọi cánhân và tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải tuân thủ Hiến pháp vàpháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
Trang 37-Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng
và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm Giữ gìn và phát huynhững giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những nguời
có công với Tổ quốc và nhân dân Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp củatôn giáo, kể cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể được tôn trọng vàkhuyến khích phát huy Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự antoàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kếttoàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổnhại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hoá dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắccác tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật
Ngày 16/10/1990 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24/NQ-TW Về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới Đây là văn bản có tính đột phá,
mở ra bước ngoặt trong đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng ta Thực tếtrước khi có Nghị quyết 24, ở nước ta đã xuất hiện một số ý kiến của giớichính trị cũng như giới nghiên cứu thể hiện đổi mới nhận thức về tôn giáonhưng phải đến Nghị quyết 24 thì những luận điểm này mới chính thức đượcthừa nhận trong Nghị quyết Trên thực tế thì ở một số địa phương lúc này vẫncòn tình trạng hạn chế nhu cầu tôn giáo của người dân quá mức Cho nên đểkhắc phục cái nhìn hạn chế về tôn giáo những năm trước đây như Nghị quyết
24 đã nêu: “Cần khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹphòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo” [7, tr.2]
Nghị quyết tiếp tục khẳng định những quan điểm đã được nêu trong cácvăn bản trước đó như “chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôntrọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương - giáo,đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “đồng bào theo đạo haykhông theo đạo đều là công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ bình đẳngnhư nhau trước pháp luật” [7, tr.2], “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do
Trang 38không tín ngưỡng của mọi công dân Công dân theo tôn giáo hoặc không theotôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền và nghĩa
vụ của công dân”, “những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợppháp của tín đồ được bảo đảm” [7, tr 3] Sự tập trung những luận điểm mangtính đột phá thể hiện đổi mới tư duy, nhận thức về tôn giáo đưa Nghị quyết 24trở thành văn bản mở đầu trong bước ngoặt đổi mới nhận thức, chính sách tôngiáo của Đảng và Nhà nước ta Những luận điểm quan trọng ấy là:
-“Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài.”
-“Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.”
-“Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xãhội mới”
-“Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quầnchúng” [7, tr.2]
Như vậy, so với Nghị quyết 297 và những văn bản ban hành trước đóthì đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đảng, tôn giáo được thừa nhận là mộthiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phậnnhân dân và đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội mới
Luận điểm “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài” đã khắc phụccái nhìn hạn chế về tôn giáo vốn phổ biến trong những người cộng sản quốc
tế cũng như Việt Nam trước đây nôn nóng muốn khắc phục tôn giáo một cáchnhanh chóng và còn dự báo về sự tiêu vong của tôn giáo Tuy nhiên trên thực
tế, khi chủ nghĩa xã hội ở một số nước suy yếu, sụp đổ thì tôn giáo khôngnhững không bị mất đi mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn và tạo nên sựphản ứng mạnh mẽ từ phía người có đạo, tạo kẽ hở cho kẻ thù tấn công, khoétsâu thêm rạn nứt trong lòng chủ nghĩa xã hội Đảng ta đưa ra quan điểm này
Trang 39cũng là phù hợp với xu hướng đổi mới tiến bộ của thế giới Ở Trung Quốc, sựđổi mới chính sách tôn giáo cũng bắt đầu từ nhận thức tôn giáo sẽ còn tồn tạilâu dài với chủ nghĩa xã hội
Luận điểm “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân”thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân Cũng cùng quanđiểm này, trong nhiều năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định:Niềm tin tôn giáo là một vấn đề tư tưởng Đảng và Chính phủ không thể épbuộc quần chúng tất cả phải theo chủ nghĩa Mác, không theo tôn giáo
“Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xãhội mới” tức là tôn giáo hoàn toàn có thể đồng hành với chủ nghĩa xã hội.Luận điểm này vừa thể hiện sự đa dạng của văn hoá dân tộc, vừa tạo ra thêmmột con đường đoàn kết dân tộc, tôn giáo Khai thác tốt các giá trị văn hoá,đạo đức tôn giáo là cách tốt nhất để cho nhiều tôn giáo thuận lợi hơn trongquá trình “tìm về dân tộc” Đây là một luận điểm mới được đưa vào Nghịquyết nhưng thực chất điểm tích cực này của tôn giáo đã được khẳng định từlâu Theo Hồ Chí Minh: “Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô
lệ và đưa loài người về hạnh phúc, bình đẳng bác ái, tự do” [30, tr.197], Phậtsinh ra cũng để nhằm “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”
Trong bài báo viết năm 1951, Người nói:
“Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái
Trang 40mục đích của đạo Thiên chúa mong muốn cứu vớt, giải thoát cho người laođộng nghèo khổ Chỉ có điều là do điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau nênphương pháp để đi đến mục đích khác nhau mà thôi” [dẫn theo 48]
Ở Trung Quốc, từ năm 1982 đã có những thảo luận về khả năng thíchứng với chủ nghĩa xã hội của tôn giáo và trong nhiều năm trở lại đây vẫn thựchiện chính sách tôn giáo theo phương châm tích cực hướng dẫn tôn giáo thíchứng với chủ nghĩa xã hội Giới nghiên cứu lý luận Trung Quốc cũng đã cốgắng làm rõ cơ sở tư tưởng và xã hội của sự gắn kết giữa tôn giáo và chủnghĩa xã hội, giữa “chủ nghĩa yêu nước” và “đức tin tôn giáo”
Một điểm mới quan trọng nữa của Nghị quyết 24 so với các văn bản trước đó là xác định: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vậnđộng quần chúng, ( ) nội dung cốt lõi của công tác đối với đồng bào có đạo
là phải chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thân, trong đó có quyền tự do tínngưỡng, giúp đồng bào nâng cao trình độ mọi mặt và đóng góp tích cực vào
sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [7, tr.2] Khác với quan điểm trước đâyđồng nhất tôn giáo với chính trị, coi đó là công cụ để các thế lực phản độnglợi dụng chống lại chính quyền cách mạng cho nên nội dung của công tác tôngiáo là “đấu tranh”, là công tác “đánh địch lợi dụng”
Nghị quyết còn xác định cụ thể nhiệm vụ của công tác tôn giáo hiệnnay là: “Ra sức chăm lo cuộc sống vật chất, văn hoá, nâng cao trình độ mọimặt của đồng bào có đạo”, “tích cực vận động đông đảo đồng bào các tôngiáo tham gia các đoàn thể và tổ chức quần chúng, đẩy mạnh các phong tràohành động cách mạng, làm cho dân giàu, nước mạnh, đồng bào các tôn giáo
có cuộc sống tốt đời đẹp đạo, ( ) hướng dẫn chức sắc các giáo hội hoạt độngtôn giáo theo đúng luật pháp, ủng hộ xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làmcho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng củatoàn dân”… [7, tr.3]