Mối quan hệ giữa tăng trưởng mà cụ thể là mức thu nhập củanền kinh tế sản lượng đầu ra với các nhân tố kinh tế trực tiếp tác động đến tăngtrưởng các yếu tố đầu vào thường được mô tả dưới
Trang 1PHẦN 2 VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CHƯƠNG I CÁC YẾU TỐ NGUÔN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I Hàm sản xuất tổng quát
1 Khái quát chung
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong kinh tế học, nhất làkinh tế học phát triển là tìm ra những nhân tố kinh tế tác động trực tiếp làm cho nềnkinh tế tăng trưởng Mối quan hệ giữa tăng trưởng mà cụ thể là mức thu nhập củanền kinh tế (sản lượng đầu ra) với các nhân tố kinh tế trực tiếp tác động đến tăngtrưởng (các yếu tố đầu vào) thường được mô tả dưới dạng hàm sản xuất tổng quát:
Y = F (Xi)
Trong đó Y là giá trị đầu ra của nền kinh tế và Xi là giá trị những biến số đầu vào
có liên quan đến tổng cung Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến giátrị các biến số đầu vào tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố nguồnlực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên,đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật(K) Hàn sản xuất tổng quát được mô tả như dưới đây:
Y = F(K,L,R,T)
(1) Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăngtrưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền(giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm:nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu
tố đầu vào trong sản xuất ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuấtvào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất Đó là sự thể hiện của tínhchất tăng trưởng theo chiều rộng Tuy vậy tác động của yếu tố này đang có xuhướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác
(2) Lao động (L): là một yếu tố đầu vào của sản xuất Trước đây, chúng ta chỉ
quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xácđịnh bằng số lượng dân số nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầungười hay thời gian lao động) Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây
đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là cáclao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phứctạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế Việchiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
Trang 2phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nướcphát triển và các nước đang phát triển Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nướcđang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốnnhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước nàycòn thấp
(3) Tài nguyên, đất đai (R) được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất Đất đai là
yêú tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu đượctrong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ.Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biển được chia ralàm : tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài nguyên có thể taí tạo và tàinguyên không thể tái tạo Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai tháctạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nướcđang phát triển; một số tài nguyên quý hiếm là những đầu vào cần thiết cho sản xuấtsong lại có hạn không thay thế được và không thể tái tạo được hoặc nếu tái tạo đượcthì thì phải có thời gian và phải có chi phí tương đương với quá trình tạo sản phẩmmới Từ những tính chất đó, các tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế và đượctính giá trị như các đầu vào khác trong quá trình sử dụng Nguồn tài nguyên phongphú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sử dụng cũng có một ý nghĩa tương đươngnhư việc tạo ra một giá trị gia tăng so với chi phí đầu vào khác để tạo ra nó Trongnền kinh tế hiện đại người ta đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếmcủa tài nguyên và đất đai trong quá trình tăng trưởng kinh tế, hơn nữa sản phẩmquốc dân và mức tăng của nó không phụ thuộc nhiều vào dung lượng tài nguyênthiên nhiên và đất đai Tuy vậy tài nguyên thiên nhiên và đất đai vẫn là nhân tốkhông thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nước đang phát triển
(4) Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh
đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểuđầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức tức là nắm bắt kiếnthức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sảnphẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến cáckết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triểnchung của sản xuất yếu tố công nghệ hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K.Marx xem như là " chiếc đũa thần tăng thêm sự giầu có của cải xã hội" còn Solowthì cho rằng " tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thuđược nhờ tiến bộ kỹ thuật", Kuznets hay Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹthuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững
2 Quan điểm hiện đại về hàm sản xuất
Trang 3Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tàinguyên đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đấtđai là yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khaithác Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng có thể gianhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất( K ) Yếu tố công nghệ kỹ thuật trong hàm sảnxuất truyền thống hiện nay cũng được mở rộng ra theo nghĩa là các yếu tố còn lạingoài vốn và lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế, gọi là năng suất các nhân tốtổng hợp (TFP- total factor producctivity) Năng suất nhân tố tổng hợp là: (i) hiệuquả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển khaikhoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế; (ii) tác động của các yếu tố thể chế, chínhsách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn nhân lực; (iii) tất cả tạo nên hiệu quả, năngsuất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên “phần dư” còn lại của thu nhập sau khiloại trừ tác dộng của yếu tố vốn và lao động
Như vậy, theo quan điểm hiện nay, Vì vậy, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăngtrưởng kinh tế được nhấn mạnh là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp(TFP)
Y = F(K,L,TFP)
Vốn (K) và lao động (L) được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hoáđược mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tốtăng trưởng theo chiều rộng TFP được coi là yếu tố phi vật chất tác động đến tăngtrưởng, được coi là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu Ngày nay, tác động của thểchế, của chính sách mở cửa, hội nhập hay phát triển của vốn nhân lực đẫ giúp chocác nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu thếgiới đã tạo nên "sự rượt đuổi dựa trên năng suất"và sự đóng góp của TFP ngày càngcao trong qúa trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các nước trên thế giới.Nhiều nước phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, đóng góp của TFP vào tăngtrưởng kinh tế chiếm từ 50 đến 75%; số liệu thống kê các nước Đông Nam Á chothấy ở các nước này, nhân tố TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trên 1/3 Tương
tự như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vật chất đóng vai tròquyết định đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Trong quá trình đổi mới kinh tếchất lượng tăng trưởng đã được cải thiện một bước, thể hiện bằng sự đóng góp ngàycàng cao hơn của nhân tố TFP vào tăng tưởng kinh tế đất nước (xem bảng dưới)
Nguồn lực tăng trưởng của một số nước Đông Nam á
giai đoạn 1960 - 1994 (%)
trưởng GDP
Đóng góp củaVốn vật chất vốn con người TFPHàn Quốc 5,7 3,3 0,8 1,5
Trang 48,86,3
3,4 0,4 1,53,1 0,6 2,0 2,1 0,5 0,82,3 0,5 0,92,7 0,4 1,8
6,1 1,4 1,3 3,6 1,3 1,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2003
Ghi chú: tổng số các cột 3, 4 và 5 có thể hơi khác so với cột 2 do làm tròn số.
Trong thời kỳ 1992 - 1997, tăng trưởng kinh GDP trung bình hàng năm đạt 8,8%trong đó đóng góp của nhân tố vốn, lao động và TFP lần lượt là 6,1; 1,4; 1,3 tức69,3%; 15,9% và 14,8% Thời kì 1998 - 2002 mức tăng trưởng bình quân năm là6,3% đóng góp của 3 nhân tố trên lần lượt là 3,6, 1,3 và 1,4 điểm phần trăm, hay57,5%, 20,0% và 22,5% Tuy vậy, tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP vào GDP củaViệt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
3 Ý nghĩa phân tích hàm sản xuất
Hàm sản xuất qua phân tích ở trên biểu thị cho một sự tối đa sản lượng quốc gia
sẽ lệ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào, nó mang những ý nghĩa quan trọng trong phântích tăng trưởng kinh tế: (i) hàm sản xuất cho biết tăng trưởng thu nhập của nềnkinh tế phụ thuộc và quy mô, cơ cấu và chất lượng của các yếu tố đầu vào và cáchthức tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố này như thế nào? (ii) mỗi yếu tố giữa mộtvai trò nhất định trong quá trình tạo ra thu nhập của nền kinh tế và chúng có mốiquan hệ tác động qua lại với nhau (iii) tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, cóthể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác, vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần nhậnbiết kịp thời sự biến động của các yếu tố để xác định yếu tố nào nên đưa lên vị tríquan trọng hơn, và mặc dù có yếu tố được đưa lên vị trí quan trọng hơn nhữngkhông có nghĩa là tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào duy nhất yếu tố đó, màphải có chính sách sử dụng các yếu tố chính - phụ như thế nào? (iiii) Các yếu tố đưavào hàm sản xuất chỉ là những yếu tố chính, thông thường là các yếu tố mang tínhkinh tế Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý rằng còn có những yếu tố khác nữa tácđộng đến tăng trưởng, đó là các yếu tố phi kinh tế và nó đóng vai trò không kémphần quan trọng so với yếu tố kinh tế Chúng ta cần có sự vận dụng tổng hợp cácyếu tố kinh tế và phi kinh tế để hy vọng có sự gia tăng thu nhập hiệu quả hơn
II Cơ chế tác động và xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế
1 Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế
Trang 5Đứng trên tầm vĩ mô, các yếu tố nguồn lực có tác động trực tiếp đến hình thành
tổng cung của nền kinh tế Vì vậy, sử dụng mô hình tổng cung - tổng cầu (AD –AS) chúng ta có thể phân tích được cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực đếntăng trưởgn kinh tế như thế nào?
Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế được mô tảnhư sau:
Mô hình AD - AS với sự tác động của các yếu tố nguồn lực
Theo sơ đồ trên: nếu điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E0 vớimức thunhập Y0 và mức giá chung LP0,, viết tắt là E0(Y0, PL0) Vì một lý do nào đó mà mộttrong các yếu tố nguồn lực thay đổi theo chiều hướng tăng, ví dụ như: sự gia tăngquy mô vốn sản xuất, tăng công suất hoạt động máy móc thiết bị (thay đổi K); giatăng quy mô lực lượng lao động, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, nângcao chất lượng lao động (thay đổi L);v.v thì tổng cung sẽ tăng lên và đường AS0dịch chuyển xuống dưới về phía trái sang đường AS1 Với giả thiết các yếu tố kháckhông đổi, điểm cân bằng E0 sẽ dịch xuống đường E1 (Y1> Y0, PL1< PL0) tức là mứcthu nhập tăng lên và mức giá cả chung giảm đi Một trường hợp ngược lại, vì một lý
do nào đó mà một trong các yếu tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng giảm,điều đó làm cho tổng cung sẽ giảm và đường AS0 dịch chuyển sang phải lên trênđến AS2 Với giả thiết các yếu tố khác không đổi điểm cần bằng sẽ dịch chuyển lênđiểm E2 với Y2 nhỏ hơn Y0 và PL2 lớn hơn PL0
Theo cơ chế phân tích trên, sự thay đổi của các yếu tố nguồn lực tham gia tronghoạt động kinh tế, sẽ làm cho thu nhập và mức giá cả chung sẽ thay đổi đông biến(với giả thiết các yếu tố khác không đổi) Nó khác với cơ chế tác động đến tăngtrưởng khi đứng trên cơ chế gia tăng tổng cầu Nếu sử dụng giải pháp tăng tổng cầu
để thực hiện mục tiêu tăng trưởngg, chúng ta sẽ nhận được một hệ quả phụ là mứcgiá cả chung có xu hướng tăng lên, làm cho tỷ lệ lạm phát có xu hướng gia tăng.Trong khi đó nếu các chính sách của chính phủ hướng đến khai thác và sử dụnghiệu quả nguồn lực đã được trang bị hoặc sử dụng được đội ngũ lao động đông đảo
Trang 6trong xã hội, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai v.v thì không chỉ làm giatăng thu nhập cho nền kinh tế là còn làm cho mức độ lạm phát có xu hướng giảm đi.Nhiều nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách rất coi trọng cơ chế này đốivới các nước đang phát triển, bởi vì ở đây, nguồn lực dư thừa đang còn tồn tại khálớn, chưa được huy động hết, chúng ta nên thực hiện tăng trưởng theo hướng khaithác công suất hoạt động của vốn sản xuất đã được trang bị, sử dụng triệt để lựclượng lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn để hình thành danh mục hàng hoáphù hợp.
2 Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng – Hàm sản xuất Coob – Douglas
Quay trở lại hàm sản xuất tổng quát truyền thống:
Y = F(K,L,R,T)
Trong đó: Y: Đầu ra (ví dụ GDP)
K: Vốn sản xuất L: Số lượng lao động R: Nguồn tài nguyên thiên nhiênT: Khoa học - công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb- Douglas, hàm này có dạng:
Y= T K L R
Ở đây , , là các số luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầuvào
( + + = 1)Sau khi biến đổi Cobb- Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăngtrưởng của các biến số
g = t + k + l + r
k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học - côngnghệ
Ví dụ: Giả sử các biến số của phương trình trên nhận các giá trị sau:
y = 0,06 (tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%)
k = 0,07 (vốn tăng 7%)
l = 0,02 (lao động tăng 2%)
r = 0,01 (tài nguyên- ví dụ đất đai - tăng 1%)
= 0,3 (vốn chiếm 30% trong GDP)
= 0,6 (lao động chiếm 60% trong GDP)
= 0,1 (tài nguyên chiếm 10% trong GDP)
Trang 7Thay các số liệu vào phương trình trên chúng ta có:
0,06 = t + (0,3 x 0,07 ) + (0,6 x 0,02) + (0,1 x 0,01)
t = 0,26Con số này cho biết rằng trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa họccông nghệ là 2,6%
Như vậy sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas chúng ta có thể xác định ảnhhưởng của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng kinh tế, trong đó các yếu tố K,L,Rđược xác định trực tiếp qua hệ số biên của yếu tố này và tốc độ tăng trưởng của nóqua từng giai đoạn Tuy vậy yếu tố T, do không có hệ số biên nên không thể xácdịnh trực tiếp được, mặt khác tác động của nó là tác động mang tính tổng hợp, vìvậy để tính toán mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến tăng trưởng, phải dự trên cơ
sở tốc độ tăng trưởng chung đạt được sau khi trừ đi ảnh hưởng của các yếu tố vậtchất K và L:
t = g – (k + l + r)
Vận dụng hàm Cobb – Douglas theo quan điểm hiện đại về hàm sản xuất, tức làkhông có yếu tố R, yếu tố T trở thành TFP, tăng trưởng kinh tế là một hàm số phụthuộc bởi 3 yếu tố K, L,TFP thì tốc độ tăng trưởng GDP được xác định là:
CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ( Tiếp cận theo các mô hình tăng trưởng)
của các yếu tố nguồn lực cấu thành tăng trưởng ngày càng hoàn thiện và phức tạphơn Trong chương trình Kinh tế phát triển ở bậc Đại học, chúng ta đã nghiên cứukhá kỹ các từng yếu tố nguồn lực cấu thành tăng trưởng và sự thể hiện của nó ở cácnước đang phát triển như thế nào Trong cuốn sách này chúng ta sẽ đề cập một cáchtổng hợp tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế, đi sâu phân tích nguồngốc và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng, lập luận về yếu tố đóng vaitrò quyết định nhất đến tăng trưởng theo các lý thuyết hay mô hình tăng trưởngđược trình bày theo thứ tự xuất hiện về mặt thời gian và sựu vận dụng các lý thuyết
Trang 8trong hoạch định chính sách cho các nước đang phát triển Cụ thể bao gồm: mô hìnhtăng trưởng của D Ricardo, mô hình tăng trưởng Harrod-Domar, mô hình tăngtrưởng Solow và cuối cùng là các mô hình tăng trưởng nội sinh
I LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA D RICARDO.
1 Những xuất phát điểm của lý thuyết.
David Ricardo (1772-1823) là nhà kinh tế học người Anh và ông được coi là tácgiả xuất sắc nhất của trường phái kinh tế cổ điển Lý thuyết tăng trưởng kinh tế củaD.Ricardo hình thành dựa trên cơ sở những ý tưởng chung của các nhà kinh tế học
cổ điển, như A.Smith, T.R Malthus, cùng với những phát triển về tư duy của chínhmình thông qua tác phẩm nổi tiếng ông viết vào thế kỷ thứ 19: “Các nguyên tắc củakinh tế chính trị và thuế” (năm 1817)
Quan điểm của A.Smith trong cuốn “Của cải của các quốc gia” là một trongnhững xuất phát điểm chính tạo nên quan niệm của D.Ricardo về các nhân tố tác
động đến tăng trưởng Ricardo đã nhất trí với A.Smith cho rằng: tích luỹ làm gia
tăng tư bản chính là cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế Muốn có được tích luỹ cao
phải dựa trên cơ sở của nền kinh tế tự do kinh doanh với sự điều tiết tự nhiên của thịtrường hàng hoá và thị trường các yếu tố nguồn lực Cần phải giảm thiểu sự tácđộng của chính phủ vào việc chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh Sự xuất hiệnChính phủ làm giảm khả năng và động lực tích luỹ, vì chi của chính phủ là cáckhoản chi không sinh lời, còn thu của chính phủ là khoản lấy về từ túi các nhà sảnxuất (Lý thuyết bàn tay vô hình) Mặt khác, để có thể thúc đẩy tích luỹ bằng tiếtkiệm tiêu dùng trong đó điều quan trọng là giảm thu nhập của những người chỉ biết
ăn chơi hoang phí thông qua việc cắt giảm bổng lộc của giới quý tộc, đánh thuế vàotầng lớp địa chủ, bãi bỏ chế độ độc quyền thương mại của doanh nhân v.v (Lýthuyết về giá trị lao động và phân phối thu nhập) Đây chính là xuất phát điểm quantrọng cho sự phân tích các nhân tố tăng trưởng của Ricardo Trong tác phẩm củamình, ông đã cho rằng: Kinh tế chính trị cần phải là một câu hỏi đặt ra đối vớinhững đạo luật quy định việc phân chia sản phẩm hàng hoá giữa những giai cấp đãtán thành việc hình thành nên nó
Xét về lịch sử, dòng kinh tế học cổ điển được hình thành trên nền của một xã hội
bị chi phối chủ yếu bởi kinh tế nông nghiệp, cho dù lúc này đã bắt đầu xuất hiệncuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Các giải thích của các nhà kinh tế cổ điển
vì thế luôn dựa trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp với quy mô dân số ngàycàng gia tăng nhiều (tác phẩm của Ricardo ra đời đúng vào lúc tốc độ tăng dân sốcủa nước Anh đạt mức cao nhất) , ruộng đất ngày càng hạn chế, trong khi đó, sự tácđộng của công nghệ và kỹ thuật sản xuất thì vô cùng yếu ớt và không liên tục Giáo
Trang 9lý chính của Ricardo, người được coi là sáng lập ra kinh tế cổ điển là quy luật lợi
tức giảm dần Với quy luật này, ông đã xây dựng một mô hình có tác dụng minh
chứng rằng sự tăng trưởng không sớm thì muộn sẽ kết thúc do tình trạng khan hiếmtài nguyên thiên nhiên Ricardo trở thành nhà bi quan vê khả năng tăng trưởng kinh
tế bền vững Tuy vậy, khi đồng nhất với quan điểm của Malthus về sự tăng trưởngliên tục và ngày càng nhanh quy mô dân số, làm cho lượng cung lao động trong dàihạn trở thành “hoàn toàn co giãn” thì chính Ricardo lại đặt ra những khả năng để cóthể thực hiện tăng trưởng liên tục thông qua ý tưởng về một mô hình hai khi vực cổđiển
2 Quan điểm về các yếu tố tác động đến tăng trưởng của lý thuyết tăng trưởng Ricardo
2.1 Các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trương kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng của Ricardo đã nhấn mạnh đến 3 nhân tố trực tiếp tácđộng đến tăng trưởng kinh tế, đó là vốn (K), lao động (L) và ruộng đất bao gồm cả
số và chất lượng (R) Hàm sản xuất của Ricardo được khái quát là:
Y = F(K,L,R)
Trong đó K (vốn, tư bản) là một quỹ tiền, được xác định bằng tổng tiền lươngphải trả cho người lao động sản xuất sản phẩm, trước khi hàng hoá được bán đi vàphần tiền phải bỏ ra để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.Vốn được quyết đinh bởi khả năng tích luỹ của các đơn vị sản xuất R (đất đai) là số
và chất lượng ruộng đất trong nông nghiệp Ruộng đất, theo quan điểm của Ricardo
là không đổi, tức là có giới hạn, chính vì thế mà số và chất lượng sẽ ngày càng giảmdần theo quy mô khai thác, sử dụng và tuân thủ theo nguyên tắc lợi tức giảm dần L(lượng cung lao động) được xác định bằng số lượng lao động sẵn sàng làm việc đủthời gian, với bất kể mức lượng bao nhiêu Lao động được giả định là cố định trongngắn hạn (khi dân số chưa thay đổi) nhưng lại trở nên “hoàn toàn co giãn” trong dàihạn Điều đó có nghĩa là khi lao động đã đến mức “bão hoà” so với một quy môruộng đất hạn chế thì người lao động sẽ được hưởng mức tiền lương như nhau vàgọi là “mức tiền lương tối thiểu” Ricardo đã không “tin tưởng” đưa yếu tố kỹ thuật,công nghệ vào hàm sản xuất, vì cho rằng nó tác động rất yếu ớt và lại không liêntục, không đủ sức để không chế được quy luật lợi tức giảm dần của ruộng đất
2.2 Vai trò của yếu tố ruộng đất trong tăng trưởng
Ricardo đã cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, quy mô ruộngđất sử dụng được chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng Để tìm ra câu trả lờinói trên, ông đã có sự phân tích theo một logic bắt đầu từ nguồn gốc của tăngtrưởng là tích luỹ và đầu tư tư bản, cụ thể là:
Trang 10(i) Muốn tăng thu nhập thì nền kinh tế phải có tích luỹ Tăng trưởng (g) có mối
quan hệ hàm số mang tính đồng biến với quy mô tích luỹ (I): g = F(I) Theo hàm số
này, nếu tích luỹ càng cao thì khả năng tăng thu nhập của nền kinh tế ở chu kỳ sau
sẽ cao hơn, vì tích luỹ trở thành vốn (tư bản) sẽ cho phép tăng cường khả năng khaithác thêm số và chất lượng của ruộng đất, làm sản lượng nông nghiệp giatăng.Ricardo cho rằng, sự thay đổi công nghệ hay kỹ thuật sản xuất chỉ tạm thờikhống chế được mức lợi nhuận giảm dần cho nên việc tăng vốn là cách duy nhất để
bù đắp hiểm hoạ lâu dài này
(ii) Tích luỹ lại có mối quan hệ hàm số đồng biến với lợi nhuận (Pr) đạt được
trong mỗi chu kỳ kinh doanh: I = F(Pr) Như vậy có nghĩa là quy mô tích luỹ phụ
thuộc vào kết quả lợi nhuận đạt được, nếu lợi nhuận thu được cao hơn thì khả năngtích luỹ sẽ khả quan hơn và ngược lại (với giả định không có sự thay đổi trong phânphối lợi nhuận cho các nhu cầu khác)
(iii) Lợi nhuận có mối quan hệ hàm số nghịch biến với tiến lương (W): Pr = F(W) Sở dĩ như vậy là vì, theo Ricardo, thu nhập tạo ra sau mỗi chu kỳ sản xuất,
sẽ được phân phối thành 2 bộ phận: một phần là trả công cho người lao động sảnxuất sản phẩm, phần còn lại là lợi nhuận thuộc về người có vốn Vì vậy, tuỳ thuộcvào mức tiền lương thoả thuận giữa chủ và thợ trên thị trường lao động, nếu phải trảmột mức tiền công cao hơn thì phần lợi nhuận để lại sẽ giảm đi và ngược lại
(iiii) Mức tiền công là yếu tố phụ thuộc và có quan hệ hàm số đồng biến với giá
cả nông sản (Pa): W = F(Pa) Theo cách giải thích của Ricardo, mức tiền công thoả
thuận giữa người lao động và chủ của họ chính là mức đủ để bảo đảm các khoản chitrả cho cuộc sống của họ và gia đình họ Trong điều kiện kinh tế nông nghiệp là chủyếu thì cơ sở để thoả thuận mức tiền lương trên thị trường lao động chính là mứcgiá cả nông sản hàng hoá Nếu giá cả nông sản càng cao thì mức tiền công thoảthuận sẽ phải cao hơn
(iiiii) Cuối cùng thì, mức giá cả nông sản hàng hoá lại là hàm số có mối quan hệ
nghịch biến với số và chất lượng ruộng đất nông nghiệp (R) Pa = F(R) Khi đất đai
mới được khai thác, trồng trọt ở quy mô nhỏ, người ta có điều kiện sử dụng nhữngkhu vực đất tốt, phù hợp với yêu càu của cây trồng, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, lúc
đó giá cả nông sản sẽ rẻ hơn, quy mô đất đai sử dụng càng nhiều, đồng nghĩa vớiphải sử dụng đất chất lượng kém dần, sản lượng và chất lượng sản phẩm kém đi, kếtquả là giá nông sản sẽ tăng dần lên
Những lập luận trên đây đã giúp Ricardo đi đến kết luận số và chất lượng của
ruộng đất chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng của D Ricardo dựa trên sự chi phối bởi quy lụât lợi tứcgiảm dần và độ mầu mỡ khác nhau của đất nông nghiệp Lúc đầu khi đất đai nông
Trang 11nghiệp mới được khai thác, người ta sử dụng đất đai có độ mầu mỡ cao, nên hiệuquả đầu tư vốn rất lớn, tốc độ tăng quy mô sản lượng sản phẩm nông nghiệp giatăng nhanh hơn tốc độ tăng quy mô đầu tư vốn và lao động Tuy vậy, khi dân sốngày càng đông, nhu cầu lương thực thực phẩm tăng, người ta phải kinh doanh trênnhững vùng đất nông nghiệp có độ mầu mỡ kém hơn, sản phẩm biên của lao dộng
và vốn có xu hướng giảm dần theo quy mô khai thác và sử dụng đất Quá trình đó
nếu vẫn tiếp tục tiếp diễn, thì số và chất lượng ruộng đất sẽ tiến đến “điểm dừng”.
Theo Ricardo, điểm dừng của số và chất lượng ruộng đất là điểm (một mốc về quy
mô ruộng đất cụ thể Ro) nếu khai thác và sử dụng đến đó sẽ không còn cho mức sản lượng gia tăng nếu tiếp tục đầu tư thêm vốn và lao động
tuyệt đối”, và tăng trưởng kinh tế dùng lại ở đó Như vậy, đất đai không những là
yếu tố quyết định mà nó còn là giới hạn của tăng trưởng kinh tế Lý thuyết của
Ricardo đem lại sự bi quan về khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững Tại điểmdừng của số và chất lượng ruộng đất, quy mô nông sản hàng hoá đã tới điểm tối đa,trong khi dân số lại vẫn tiếp tục tăng lên, mức nông sản trên một đầu người giảmdần, điều đó báo động sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người
2.4 Ý tưởng của Ricardo về duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế- một mô hình hai khu vưc kinh tế
Đồng thời với việc đưa ra lý thuyết bi quan về tăng trưởng bền vững nếu chỉ dựavào nền kinh tế nông nghiệp, D.Ricardo đã manh nha quan điểm về xây dựng một
mô hình hai khu vực kinh tế để thoát khỏi sự bế tắc cho sự phát triển bền vững Nếunhư khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống) có đặc điểm:(i) trì trệ tuyệt đốivới mức sản phẩm biên của lao động bằng không, và (ii) ngày càng dư thừa lao
Trang 12động do quy mô dân số tăng nhanh, thì phải hình thành một khu vực thứ hai, đó làkhu vực công nghiệp (gọi là khu vực hiện đại) Khu vực công nghiệp có chức năngthu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển qua Quá trình tăng cườngđầu tư cho phát triển khu vực công nghiệp, một mặt giải quyết thất nghiệp cho khuvực nông nghiệp; mặt khác làm cho quy mô sản lượng ngành công nghiệp ngàycàng lớn, tăng trưởng kinh tế gia tăng với tốc độ nhanh và hiệu quả cao do chưa bịquy luật lợi tức giảm dần chi phối và có nhiều ưu thế so với khu vực truyền thống;cuối cùng là sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước có thể xuất khẩu để nhậpkhẩu nông sản, nền kinh tế chuyển sang những giai đoạn phát triển hiện đại hơn.Ricardo đã khẳng định, tích luỹ và đầu tư tư bản cho lĩnh vực công nghiệp là điềukiện duy trì khả năng tăng trưởng trong dài hạn, khi nông nghiệp nằm trong tìnhtrạng lợi nhuận biên bằng không.
3 Những phê phán và vận dụng lý thuyết tăng trưởng của Ricardo trong hoạch định chính sách tăng trưởng
3.1 Phê phán quan điểm của Ricardo
Một hạn chế cơ bản trong nghiên cứu của Ricardo, và lại là điều cốt lõi trongmọi giải thích ttrong lý thuyết tăng trưởng Ricardo, đó là việc ông không tính đếnvai trò của yếu tố công nghệ, kỹ thuật hay nói đúng hơn là đánh giá thấp vai trò củayếu tố này trong việc bù đắp lại mức lợi tức giảm dần Trên thực tế thì có vô số cácphát minh khoa học hay những thay đổi kỹ thuật làm gia tăng sản lượng ở mức độkhá cao Ngay trước khi tác phẩm “Các nguyên tắc của nền kinh tế chính trị và thuếquan” của Ricardo ra đời, thì động cơ hơi nước (1769), máy xe nhiều sợi một lúc(1770), guồng nước kiểu Arkwright (1771), quá trình hỗn hợp chế tạo gang (1784),máy dệt (1785), máy tỉa hạt bông (1793), các bộ phận thay thế (1798), cách cầy đấtcải tiến (1800), cầy ba lá (1814) tất cả đều đã được phát minh ra Từ thời Ricardo,
sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng đã đóng góp sự tăng trưởng kinh tế chưa từng cótrước đó Ricardo không phủ nhận khả năng nâng cao công nghệ trong ngành nôngnghiệp, nhưng lại cho rằng nó quá yếu ớt để vượt khỏi quy luật lợi tức giảm dầntrong nông nghiệp Ý tưởng này là do tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp thời đóchủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thử nghiệm của người nông dân, thế nhưng lịch sử
đã chứng minh, với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp (từcuối thế kỷ XIX) vào lĩnh vực nông nghiệp làm cho tốc độ tăng năng suất lao độngtrong nông nghiệp còn lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp ởcác nước đang phát triển
Sự sai sót trong đánh giá vai trò của yếu tố công nghệ, kỹ thuật đã dẫn đến mộtloạt các kết luận thiếu chính xác trong lý thuyết tăng trưởng Ricardo, đó là: (i) quanđiểm cho rằng khu vực nông nghiệp luôn có dư thừa lao động và trở nên trì trệ
Trang 13tuyệt đối; (ii) không nên đầu tư cho khu vực nông nghiệp khi ở đây nằm trong tìnhtrạng lợi tức biên bằng không, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được nhờ kết quả tích luỹ
và đầu tư cho công nghiệp; (iii) Khi đầu tư cho công nghiệp, chỉ cần đầu tư theochiều rộng, lượng lao động thu hút từ nông nghiệp sang tỷ lệ thuận với quy mô tíchluỹ của khu vực này và mức tiền công trả cho lao động từ nông nghiệp sang là cốđịnh cho đến khi khu vực này hết dư thừa lao động Đó có thể gọi là những “cạmbẫy” mà các nước đang phát triển cần phải “tỉnh táo” nhận định trong quá trình vậndụng lý thuyết tăng trưởng Ricardo vào thực tế hoạt động của mình
3.2 Vận dụng lý thuyết của Ricardo trong hoạch định chính sách của các nước
đang phát trỉên
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Ricardo vẫn còn nhiều ý nghĩa đối với cácnước đang phát triển trong quá trình phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng
và hoạch định chính sách tăng trưởng
Thứ nhất, vai trò của yếu tố tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất
nông nghiệp nói riêng vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và vẫn là điểm nhấncho mục tiêu tăng trưởng và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn Tuy vậy, đểthoát khỏi “cạm bẫy” Ricardo, các nước đang phát triển cần phải đầu tư cho nôngnghiệp theo hướng đa dạng hoá sản xuất, thâm canh, đặc biệt là phát triển côngnghệ tiến bộ kết hợp với công nghiệp hoá Để thực hiện thành công chiến lược tăngtrưởng nhanh, các nước đang phát triển có thể và cần phải đi theo mô hình tăngnăng suất lao động trong nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trongquá khứ đã áp dụng Điều này trước kia có thể là “quá sức” của các nước đang pháttriển do những rào cản về khả năng vốn đầu tư, sự phát triển công nghệ và trình độcủa người lao động Điều đó hiện nay hoàn toàn có thể khắc phục được trong điềukiện hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, thông qua con đường hợp tác khoa học
và chuyển giao công nghệ
Thứ hai, tuy rằng nông nghiệp không phải là “trì trệ tuyệt đối” nhưng thực tế cho
thấy nó vẫn có biểu hiện trì trệ hơn so với các ngành khác Hơn nữa, để nâng caohiệu quả của nông sản hàng hoá thì điều quan trọng là kéo dài chuỗi dây chuyền giátrị của loại hàng hoá này bằng cách phát triển công nghiệp chế biến Vì vậy, để bảođảm tăng trưởng có hiệu qủa và bền vững, các nước đang phát triển phải tăng dần tỷtrọng đầu tư cho công nghiệp Quy mô tích luỹ và đầu tư ngành công nghiêp, hiệuquả hoạt động sản xuất công nghiệp là phải là yếu tố chính góp phần làm tăng thunhập cho các nước đang phát triển Trong quá trình đầu tư cho công nghiệp, mộtmặt các nước đang phát triển cần kết hợp đầu tư các ngành công nghiệp sử dụng laođộng để tận dụng lợi thế của mình về giá lao động rẻ và giải quyết dư thừa lao độngcủa khu vực nông nghiệp, nông thôn (theo quan điểm của Ricardo) Tuy vậy, vấn đề
Trang 14không chỉ dừng lại ở đó, cần kết hợp quan tâm đầu tư vào các ngành công nghiệpdựa trên cơ sở kỹ thuật cao để bảo đảm tạo ra những điểm nút đột phá cho phát triểncông nghệ và tăng trưởng kinh tế
II MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG HARROD - DOMAR
1 Những xuất phát điểm của mô hình
Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar là tổng hợp kết quả của hai công trìnhnghiên cứu độc lập mang tính nối tiếp của nhà kinh tế học người Anh Roy Harrodvới: “Tổng quan về lý thuyết động”(năm 1939) và nhà kinh tế học người Mỹ gốc BaLan Evsey Domar với: “Mở rộng tư bản, tỷ lệ tăng trưởng và công ăn việc làm”(năm 1946) Mô hình tăng trưởng Harod – Domar hiện nay vẫn được sử dụng phổbiến ở các nước đang phát triển và được xem như là một phương pháp khá đơn giảnnhưng lại khoa học về xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng với các yếu tố nguồnlực cấu thành tăng trưởng
Nội dung của mô hình được xây dựng trên cơ sở những xuất phát điểm cơ bảncủa trong cuộc cách mạng của J Keynes trong tác phẩm nổi tiếng: “Lý thuyết tổngquan về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936) Keynes không xuất phát từ tư tưởng cổđiển cho rằng nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đến điểm sản lượng tiềm năng,nơi có công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người Ông cho rằng nền kinh tế cóthể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức tiềmnăng (xem sơ đồ dưới)
AD
PL
0
GDP
Y*
SRASLRAS
PL
Y
0
Trang 15Trong sơ đồ trên, đường LRAS phản ánh mức sản lượng tiềm năng (Y*) của nềnkinh tế, và SRAS phản ánh sản lượng thực tế (Yo) Điểm cân bằng của nền kinh tếluôn nằm dưới mức tiềm năng, sản lượng thực tế đạt được Y0< Y*, khoảng YoY* làkhoảng suy thoái của nền kinh tế.
Khi xác định vai trò của các yếu tố tác động đến tăng trưởng, Keynes đánh giácao vai trò của yếu tố tiêu dùng (tổng cầu) Sự gia tăng tổng tiêu dùng sẽ làm chođường tổng cầu dịch lên phía trên, bên phải và khoảng suy thoái trong nền kinh tếgiảm dần, mức thu nhập của nền kinh tế tăng lên Trong các yếu tố cấu thành tổng
chi tiêu thì chi tiêu cho đầu tư đóng vai trò tích cực nhất, đóng vai trò tạo hiệu ứng
tăng thu nhập Keynes đã đồng nhất giữa đầu tư và tiết kiệm Ông cho rằng, tiết
kiệm chính là tổng lượng chi tiêu mà các doanh nghiệp và cá nhân dự kiến trích rakhỏi tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định Harrod đã dựa trên xuất phát điểm này
để đưa ra quan điểm của mình: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vàotổng tiết kiệm đạt được và mối quan hệ giữa vốn đầu tư và mức tăng sản lượng Mặtkhác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, Keynes cho rằngđầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm Song khối lượng đầu tư lại phụthuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn Ông viết "Sự thúc đẩy,
Trang 16tăng sản lượng phục thuộc vào hiệu suất cận biên của một khối lượng tiền vốn nhấtđịnh tăng lên so với lãi suất"
Một phát triển mới về vai trò của chi tiêu cho đầu tư được Domar đưa ra trongcông trình nghiên cứu của mình là “Lý thuyết tăng trưởng kinh tế”cũng là một xuấtphát điểm quan trọng cho mô hình harod –Domar, đó là: nếu Harrod đồng ý với J.Keynes và chỉ công nhận rằng đầu tư tạo hiệu ứng tăng thu nhập thì Domar còn cho
rằng đầu tư tăng năng lực cho nền kinh tế Định đề xuất phát của Domar là đầu tư
ròng có hai chức năng: nó làm tăng tổng cầu, qua đó làm tăng sản lượng và việc làmtrong ngắn hạn, đồng thời đầu tư làm tăng năng lực sản xuất trong dài hạn Nếu nhưđầu tư làm tăng tổng cầu tại thời điểm thực hiện hoạt động đầu tư, tức là quá trìnhhình thành vốn hữu hình, thì kết quả đầu tư ngày hôm nay lại chính là làm tăngnăng lực sản xuất của nền kinh tế ngày mai, khi vốn hữu hình đã hình thành và hoạtđộng trong nền kinh tế
Như vậy, mô hình tăng trưởng Harod – Domar đã dựa trên một logic xuất phátđiểm: Tiết kiệm (S) là nguồn gốc đầu tư (I), đầu tư ngày hôm nay chính là cơ sở tạovốn sản xuất gia tăng của ngày mai (ΔK) và mức vốn sản xuất gia tăng đóng vai tròtrực tiếp làm gia tăng quy mô thu nhập của nền kinh tế (ΔY) Ngoài ra, nghiên cứucủa Harod – Domar còn dựa trên cơ sở những điểm xuất phát khác, đó là:(i) tổngtiết kiệm bằng tổng đầu tư (S = I); (ii) các yếu tố đàu vào biến đổi là vốn (K) và laođộng (L), tỷ lệ kết hợp vốn và lao động là cố định; (iii) dân số hay lực lượng laođộng và tiến bộ công nghệ tiết kiệm lao động gia tăng với một tốc độ cố định
2 Quan điểm của mô hình Harod – Domar về tác động của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế
2.1 Các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng
Trong mô hình nghiên cứu, Harrod- Domar đã cố định yếu tố công nghệ kỹ thuậttrong phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng, điều đó đồng nhất vớiviệc chỉ có 3 yếu tố vốn (K), lao động (L) và R(tài nguyên) cấu thành trong hàm sản
xuất của Harrod-Domar: Y = F(K,L,R) Trong đó L và R được xem là các yếu tố
nguồn lực, sẽ được huy động vào hoạt động trên cơ sở khả năng tạo ra vốn sản xuấtgia tăng (K) của nền kinh tế Yếu tố công nghệ không được đưa vào hàm sản xuấttrong mô hình Harrod-Domar điều đó không có nghĩa là các ông phủ nhận vai tròcủa yếu tố này trong tăng trưởng mà được giả thiết gia tăng với một tốc độ cố định.Tuy vậy đây cũng chính là một hạn chế của mô hình này mà chúng ta sẽ phân tíchtrong phần sau
2.2 Vai trò của yếu tố vốn trong mô hình Harrod-Domar
Mô hình Harrod - Domar coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là mộtcông ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn
Trang 17đầu tư cho nó Trong chương trình Kinh tế phát triển ở bậc đại học chúng ta cũng đã
có những phân tích khá cụ thể để dẫn dắt đến kết luận về vai trò quyết định của yếu
tố vốn đến tăng trưởng kinh tế Phần nghiên cứu nâng cao này sẽ đi vào hệ thốnghóa và bình luận những “điểm nhấn” cần thiết đã giúp Harrod-Domar lý giải vai tròcủa vốn đối với tăng trưởng và sự vận dụng nó trên thực tế ở các nước đang pháttriển như thế nào
(1) Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (hệ số ICOR – Incremental capital output
ratio) Việc phân tích hệ số ICOR (k) đã giúp Harrod-Domar tìm ra được cụ thể mốiquan hệ giữa mức tăng trưởng GDP (ΔY) của thời kỳ sau với mức đầu tư (I) củathời kỳ trước Hệ số ICOR của một thời kỳ (t+1) phản ánh mức vốn sản xuất giatăng cần có để tạo ra một đơn vị thu nhập gia tăng của kỳ đó
nhiều nhân tố (1) Trình độ công nghệ kỹ thuật của sản xuất, nếu trình độ kỹ thuật
sản xuất thô sơ, sử dụng công nghệ thủ công, đòi hỏi nghiều lao động (tăng trưởngkinh tế theo chiều rộng) thì hệ số ICOR nhỏ Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ trình
độ kỹ thuật của sản xuất ngày càng hiện đại hơn, nền kinh tế tăng trưởng theo chiều
sâu (2) Mức độ khan hiếm nguồn lực, nếu nguồn lực càng khan hiếm, chi phí cho đầu tư cao hơn, làm cho hệ số ICOR ngày càng cao lên (3) Hiệu quả của sử dụng
vốn đầu tư Nếu vốn đầu tư được phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh
tạo thu nhập cao, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao hơn, tránh được thất thoát,lãng phí thì hệ số ICOR sẽ thấp hơn ICOR càng cao thể hiện đầu tư càng không cóhiệu quả Theo cách phân tích trên, hệ số ICOR vận động theo hai khuynh hướng.Nếu dưới sự tác động của nhân tố (1) và (2), hệ số ICOR có xu hướng ngày càngtăng lên trong quá trình phát triển kinh tế, nó thể hiện trình độ phát triển ngày càngcao yếu tố công nghệ kỹ thuật Hệ số ICOR của các nước công nghiệp phát triểnthường cao hơn ở các nước đang phát triển, lĩnh vực sản xuất kinh doanh côngnghiệp thường có hệ số ICOR cao nhất Còn dưới tác động của nhân tố (3) thì hệ sốICOR sẽ có xu hướng giảm đi trong quá trình nâng cao hiệu quả của quản lý và sửdụng vốn đầu tư xã hội và lựa chọn lĩnh vực đầu tư hiệu quả
Trang 18(2) Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tiết kiệm và đầu tư
Tiếp tục phân tích theo logic trên, nếu gọi thu nhập của nền kinh tế (GDP) là Y,tốc độ tăng trưởng thu nhập là g:
Nếu gọi s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S:
s = S/Y
Do đó chúng ta có: gt+1 = st / kt+1
Như vậy, bằng việc mô tả dưới dạng công thức, phương trình Harrod-Domar đãxây dựng mối liên kết chắc chắn giữa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế với haibiến số cơ bản: khả năng tiết kiệm của nền kinh tế và hệ số gia tăng vốn-sản lượng.Bằng cách đẩy mạnh tỷ lệ tiết kiệm, thì sẽ có thể đẩy nhanh tỷ lệ tăng trưởng.Tương tự như vậy, bằng cách hạ thấp hệ số gia tăng vốn - sản lượng, thì tăng trưởngcũng sẽ được đẩy nhanh
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với tiết kiệm và hệ sốgia tăng vốn - sản lượng, Harrod-Domar đã đưa ra ba khái niệm về tốc độ tăng
trưởng có ý nghĩa quan trọng trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân.Tốc độ
tăng trưởng bảo đảm (gw) là thương số giữa tỷ lệ tiết kiệm theo dự kiến và hệ số
gia tăng vốn sản lượng dự kiến Tốc độ tăng trưởng thực tế (g r ) được hình thành bởi
tỷ lệ tiết kiệm dự kiến với hệ số gia tăng vốn - sản lượng thực tế Tốc độ tăng
nhân (đạt được mức tiềm năng) Nếu gr = gw = gf , Harrod – Domar gọi đó là thời kỳ
vàng của nền kinh tế, và đây chính là điều kiện tăng trưởng kinh tế ổn định Điều
kiện này là: (i) sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng thực tế với tốc độ tăng trưởngbảo đảm; (ii) sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng bảo đảm với tăng trưởng tự nhiên.Tuy nhiên trên thực tế, khả năng nền kinh tế tăng trưởng ổn định là rất thấp Trongđiều kiện kinh tế thị trường, do sự biến động thường xuyên của các yếu tố cấu thànhtổng cầu, nên tốc độ tăng trưởng thực tế luôn có xu thế tách khỏi tốc độ tăng trưởngbảo đảm, do hệ số gia tăng vốn - sản lượng thực tế thay đổi so với hệ số dự kiến, đóchính là kết quả của sự điều chỉnh hành vi của các nhà sản xuất để phù hợp với sựbiến động của tổng cầu
3 vận dụng quan điểm của Harrod – Domar trong hoạch định chính sách kinh tế
Trang 193.1 Trong lập kế hoạch.
Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar ngay từ khi mới ra đời đã được sử dụngkhá thành công trong kế hoạch Marsal sau đại chiến thế giới, cũng như trong kếhoạch của các nước đang phát triển Hiện nay, những kết quả nghiên cứu của môhình này vẫn được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam khi lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế và kế hoạch về nhu cầu vốn đầu tư
3.1.1 Xác định mục tiêu tăng trưởng GDP kỳ kế hoạch (g k )
Tốc độ tăng trưởng GDP kỳ kế hoạch chính là con số tốc độ tăng trưởng GDPbảo đảm theo cách nói của Harrod - Domar, được xác định trên cơ sở khả năng tiếtkiệm và hệ số gia tăng vốn - sản lượng dự kiến Tốc độ tăng trưởng GDP kế hoạchđược xác định dựa trên công thức Harrod – Domar, như sau:
(1) Dự báo hệ số ICOR kỳ kế hoạch
Dự báo hệ số này được thực hiện trên cơ sở khảo sát sự biến động của ICOR quacác năm, xác định quy luật vận động của nó bằng mô hình hồi quy, kinh tế lượng;kết hợp với những dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong tương lai; mức độkhan hiếm nguồn lực trong sản xuất Thông thường, chúng ta có thể dự báo một sốphương án về ICOR để có những phương án về tăng trưởng GDP khác nhau
(2) Xác định khả năng tiết kiệm kỳ gốc
Khả năng tiết kiệm đựơc xác định căn cứ vào các nguồn tiết kiệm của nền kinh
tế Tuy vậy khi vận dụng vào thực tế, so với lập luận của Harrod – Domar cần lưu ý: (i) Nguồn tiết kiệm bao gồm không chỉ tiết kiệm trong nước của các hộ gia đình,doanh nghiệp và chínhphủ, mà phải bao gồm cả tiết kiệm từ các nguồn nước ngoài (ii) Nếu Harrod – Domar giả thiết tiết kiệm bằng đầu tư, thì trên thực tế chúng tacần có sự phân biệt hai yếu tố này, trên thực tế chúng là hai con số khác nhau Hơnnữa, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất kỳ kế hoạch để tạo ra mức thu nhập gia tănglại khác với tổng đầu tư.Vì vậy tỷ lệ tiết kiệm trong GDP trong công thức Harrod –
Domar thực chất chỉ là tỷ lệ vốn đầu tư kỳ gốc tạo nên vốn sản xuât gia tăng kỳ kế
hai chỉ số là: hệ số huy động tiết kiệm vào đầu tư (μs) và hệ số trễ của vốn đầu tư(μi)
μs phản ánh phần tiết kiệm của nền kinh tế được sử dụng vào đầu tư, được tínhtheo công thức:
Trang 20μs = I0 /S0 ( trong đó I0 là tổng đầu tư kỳ gốc, còn S0 là tổng tiết kiệm).
μi phản ánh phần vốn đầu tư kỳ gốc chưa trở thành vốn sản xuất gia tăng kỳ kếhoạch, nó có thể tồn tại ở dạng đầu tư chưa hoàn thành vốn sản xuất hoặc phần vốn
bị mất mát do quản lý và sử dụng thiếu hiệu quả Hệ số trễ của vốn đầu tư được tínhbằng công thức:
μi = ΔKk /I0 ( trong đó ΔK là mức vốn sản xuất gia tăng kỳ kế hoạch) Như vậy so trong công thức tính toán của Harrod-Domar trên thực tế được điềuchỉnh thành: so x μs x (1 - μi)
(3) Tính toán các kế hoạch tăng trưởng bảo đảm
Sử dụng phương trình Harrod – Domar với sự điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm nhưtrên, chúng ta sẽ có đựơc các phương án kế hoạch tăng trưởng bảo đảm, tương ứngvới mỗi mức hệ số ICOR khác nhau từ cônng thức g = s/k
3.1.2 Xác định nhu cầu vốn đầu tư cần có để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã xác định trước
Sự vận dụng này được thực hiện trong trường hợp các nhà kế hoạch đứng trướcmột mục tiêu tăng trưởng (gk))do yêu cầu của các nhà lãnh đạo chính trị đặt ra Môhình Harrod-Domar cho phép chúng ta các định được nhu cầu tích luỹ cần có kỳgốc để đạt được mục tiêu theo công thức:
s0= k gK
Để vận dụng được công thức trên, cần (i) dự báo hệ số ICOR theo các phương ánkhác nhau; (ii) Sau khi so tính toán được từ công thức, nó cũng cần được điều chỉnhtheo các dự tính về μs, μi Nhu cầu tiết kiệm thực tế cần có là một con số lớn hơn s0
và bằng: s0/ μs x (1- μi)
Từ nhu cầu tiết kiệm tính được theo phương pháp trên (so-n/c), kết hợp với nhữngđiều tra về khả năng tích luỹ thực tế (s0- k/n), nếu sự mất cân đối giữa hai đại lượngxảy ra, các nhà kế hoạch sẽ đề xuất các giải pháp chính sách dựa trên ý tưởng củaphương trình Harrod – Domar:
(1) Nếu so(n/c) > s0(k/n): đây là trường hợp dư thừa vốn đầu tư so với nhu cầu.Các nhà kế hoạch có thể đề xuất các giải pháp khác nhau như: (i) Nâng mục tiêutăng trưởng lên so với mức ban đầu (tăng gk); (ii) đề xuất phương án sử dụng côngnghệ đòi hỏi sử dụng một dung lượng vốn cao hơn (nâng hệ số ICOR); (iii) thamgia đầu tư vốn ra nước ngoài v.v
(2) Nếu so-n/c < s0-k/n, trường hợp này khá phổ biến đối với các nước đang pháttriển do nhu cầu vốn đầu tư cao hơn khả năng tích luỹ Trong trường hợp này, cácnhà kế hoạch, một mặt, trên cơ sở xác định nhu cầu vốn còn thiếu, đề xuất các giảipháp huy động thêm nguồn tiết kiệm Các giải pháp huy động thêm trước hết cầnhướng vào các nguồn trong nước, nhất là các nguồn vốn trong dân cư và vốn từ các
Trang 21doanh nghiệp; sau đó là các phương án huy động nguồn tiết kiệm nước ngoài có thể
là gián tiếp hay trực tiếp Nếu giải pháp huy động thêm nguồn vốn đầu tư khôngđược chấp nhận hoặc gặp khó khăn, chúng ta có thể đề xuất việc hạ thấp hệ sốICOR trên cơ sở thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng cường cácngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động và giảm tỷ trọng các ngành sảnxuất sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn đầu tư Thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các nhà kếhoạch phải có sự tính toán cụ thể để xác định danh mục các loại sản phẩm hàng hoá,các lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên
3.2 Sử dụng các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm thực hiện được kế hoạch tăng trưởng bảo đảm
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế được xác lập trên cơ sở tiết kiệm dự kiến và hệ sốICOR dự kiến như trình bày ở trên, Harrod - Domar gọi đó là tăng trưởng bảo đảm.Tuy vậy, trên thực tế, kế hoạch trên có thể không thực hiện được do bản thân cácyếu tố cấu thành tổng cầu luôn có xu hướng biến động dưới sự điều tiết của cơ chếthị trường Khi tổng cầu thay đổi ngoài dự kiến, các doanh nghiệp ngay lập tức sẽđiều chỉnh hoạt động sản xuất của mình, điều đó làm cho tăng trưởng thực tế xa rời
so với kế hoạch dự kiến Cụ thể có thể xảy ra hai trường hợp: (1) Nếu cầu tăng lên,các nhà sản xuất sẽ tăng cường hoạt động máy móc thiết bị, làm cho nó hoạt độngtrên mức dự kiến, như vậy là hệ số ICOR thực tế sẽ giảm xuống so với ICOR dựkiến, tăng trưởng thực tế trở nên cao hơn mức tăng trưởng bảo đảm Mặt khác, docầu tăng lên, nên trong thời kỳ tiếp theo, các nhà sản xuất lại tiếp tụ tăng đầu tư củamình Qua cơ chế số nhân, việc tăng đầu tư lại lại tạo ra sự gia tăng cầu lớn hơn,công suất máy móc thiết bị sử dụng lại bị thiếu hụt, hệ số ICOR tiếp tục hạ thấpxuống, v.v cứ như thế, nếu nền kinh tế chệch khỏi trạng thái tăng trưởng ổn định thì
nó ngày càng xa rời trạng thái đó và nền kinh tế sẽ rơi vào con đường tăng trưởngbùng nổ (2) Trường hợp ngược lại, khi tổng cầu giảm, đầu tư sẽ giảm đi và cuốicùng trở thành giá trị âm do đầu tư không đủ bù đắp phần hao mòn vốn cố định đãđược trang bị, nền kinh tế sẽ đi vào thời kỳ suy thoái ngày càng nghiêm trọng, thấtnghiệp kéo dài, các yếu tố nguồn lực khác bị lãng phí, tăng trưởng thực tế nhỏ hơntăng trưởng bảo đảm, khoảng cách suy thoái ngày càng lớn
Cả hai trường hợp nói trên đều diễn ra một cách tự nhiên trong nền kinh tế thị
trường Điều cần nói ở đây là, nắm bắt được cơ chế ấy, Chính phủ các nước đang
phát triển cần sử dụng kịp thời các công cụ chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô để tạo
sự ổn định của tổng cầu nhằm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra.
Cụ thể là: khi tổng cầu tăng lên, chính phủ phải sử dụng các chính sách tài khoá vàtiền tệ thăt chặt, ví dụ như: tăng lãi suất tiền vay, nâng cao mức thuế thu nhập củacác doanh nghiệp v.v Điều đó làm cho các “van bơm vào” vòng luân chuyển của
Trang 22nền kinh tế như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu sẽ bị vặn lại hẹp hơn, và đồng thời với
nó là “van đẩy ra” cũng hoạt động tích cực hơn Kết quả, nền kinh tế sẽ có xu thếquay trở lại xu thế tăng trưởng ổn định theo dự kiến Trong trường hợp ngược lại,khi nền kinh tế có biểu hiện rơi vào vòng suy thoái, Chính phủ cần thực hiện chínhsách tài khoá và tiến tệ nới lỏng, nhất là hạ thấp mức lãi suất tiền vay và điều chỉnhgiảm thuế thu nhập doanh nghiệp, làm cho các đơn vị kinh tế sẽ quan tâm đến việcđẩy nhanh quy mô sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư hơn, nền kinh tế sẽ có điềukiện khôi phục lại theo hướng ổn định
4 Hạn chế của mô hình Harrod – Domar
Chúng ta rất dễ nhận ra nhược điểm của mô hình Harrod – Domar: nó quá đơngiản khi coi sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu
tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế Điều này đúng khi các quốc gia đang
ở một trình độ phát triển thấp, thu nhập thực tế đạt được còn rất nhỏ so với sảnlượng tiềm năng, mô hình tăng trưởng trong điều kiện này chủ yếu dựa vào đầu tưtheo chiều rộng để khai thác nguồn lực đang chưa được sử dụng hết Đó cũng chính
là lý do mà hiện nay các nước đang phát triển vẫn đang sử dụng khá phổ biến môhình này trong lập kế hoạch tăng trưởng và huy động vốn đầu tư Tuy vậy, nền kinh
tế trong nước và thế giới càng ở trình độ phát triển cao, thì tăng trưởng kinh tế càngchịu sự tác động của nhiều nhân tố hơn Trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thểxảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại đầu tư không có hiệu quả thìvẫn không có sự tăng trưởng Kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì sự giatăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trongngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn Đúng như Solow đã nhận xét về môhình Harrod – Domar: “ Một nền kinh tế có thể có thể thúc đẩy tăng trưởng côngnghiệp đơn thuần chỉ bằng cách tăng tỷ lệ đầu tư Nhưng một vấn đề nảy sinh là:nếu có thể tăng trưởng kinh tế dễ dàng như thế, vậy tại sao ngày càng có nhiều quốcgia không đi theo con đường tăng trưởng nhanh đó? Ngay cả những nước giầu chắcđôi lúc cũng muốn tận dụng khả năng tăng trưởng thông qua tăng tỷ lệ đầu tư.Dường như có điều gì đó sai lầm trong cách xem xét tăng trưởng kinh tế dài hạnnày” (Solow, 1994)
Một khía cạnh khác khi phân tích hạn chế của mô hình Harrod – Domar, đó là kể
cả trong điều kiện các nước đang phát triển ở trình độ thấp áp dụng được mô hìnhtăng trưởng dựa vào đầu tư thì các nước này lại có mức thu nhập gần như tối thiểukhó có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Khi đó chính phủ phải
sử dụng chiến lược tích luỹ vốn theo kế hoạch và cơ chế mệnh lệnh nhằm hạn chếtiêu dùng hoặc dành quỹ đầu tư trước khi tiêu dùng Đồng thời với sử dụng cơ chế
ấy, Chính phủ phải gồng mình lên với việc đi vay nợ nước ngoài, xin viện trợ v.v
Trang 23để có đủ vốn đầu tư Tất cả các hình thức ấy đã đem lại kết quả nhất định trong giaiđoạn đầu của chính sách, tăng trưởng kinh tế đạt được tốc độ khá nhanh Tuy vậy,càng về sau nó càng gặp phải những bất cập: (i) trước hết là trong nội bộ nền kinh tếkhi giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ với tiêu dùng và động lực tích luỹ; (ii) tăngtrưởng kinh tế bị phụ thuộc rất lớn bởi nguồn vốn nước ngoài và đầu tư tập trungchủ yếu cho mục tiêu ngắn hạn, thiếu bền vững; (iii) Chính phủ trở thành con nợ lớn
với nguy cơ phá sản cận kề
III MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW
1 Xuất phát điểm của mô hình
Năm 1956, nhà kinh tế học người Mỹ là Robert Solow (1924) với bài viết “Một
đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” đã xây dựng nên mô hình tăng trưởngtân cổ điển, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow Với những đóng góp mớicủa mô hình trong lý luận về tăng trưởng kinh tế, Solow đã nhận đựoc giải thưởngNobel Kinh tế vào năm 1987
Những quan điểm của Harrod – Domar trong mô hình tăng trưởng kinh tế vẫnđược Solow xem là xuất phát điểm trong nghiên cứu của mình, để từ đó ông có sựphát triển, phê phán và hình thành ý tưởng mới Solow đồng nhất với Harrod –Domar hai điểm: (i) Vốn sản xuất gia tăng được hình thành từ tiết kiệm và đầu tư lànguồn gốc của tăng trưởng kinh tế; (ii) Quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy môvẫn tiếp tục chi phối hoạt động đầu tư mở rộng quy mô tài sản hữu hình Cũng từnhững ý tưởng này, Solow đã chỉ ra một điểm khác biệt so với Harrod – Domar, đólà: khi quy mô tài sản hữu hình (vốn sản xuất) lớn lên đến một mức độ nào đó, thìđầu tư sẽ không dẫn đến gia tăng mức sản lượng của nền kinh tế, tức là Solow đã longại về khả năng tăng trưởng trong dài hạn của nền kinh tế nếu chỉ dựa vào yếu tốđầu tư
Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học - kỹthuật Hàng loạt các phát minh khoa học và hàng loạt các nguồn tài nguyên đượckhai thác phục vụ cho quá trình sản xuất Sự chuyển biến này đã có những ảnhhưởng rõ rệt trong các trào lưu chính của tư tưởng kinh tế Sự phát triển của trào lưunày hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alfred Marshall (1842 -1924), tác phẩm chính của Ông là "Các nguyên lý của kinh tế học" xuất bản 1890,
do đó thời gian này được coi như điểm mốc đánh đấu sự ra đời của trường phái tân
cổ điển Những tư tưởng cơ bản của trường phái này có những điểm mới so với cácnhà kinh tế cổ điển và của J.Keyens Nếu như Ricardo và cả Keynes đều cho rằng,
hệ số kết hợp giữa vốn và lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm luôn luôn cốđịnh thì trường phái tân cổ điển đã bác bỏ quan điểm đó, họ cho rằng vốn và lao
Trang 24động có thể kết hợp với nhau theo những tỷ lệ khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể
về sự tương quan giữa hai yếu tố này Nếu có nhiều lao động hơn so với vốn, thìmột phương án sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ hình thành Ngược lại,nếu thiếu hụt lao động thì các biện pháp khai thác và sử dụng vốn sẽ được sử dụngtối đa trong sản xuất sản phẩm, hệ số ICOR sẽ tăng lên.Từ quan điểm trên đây cácnhà kinh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm "Sự phát triển kinh tế theo chiềusâu" có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất, còn
sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là "phát triển kinh tếtheo chiều rộng" Cải tiến trong các phương pháp sản xuất sẽ là cơ sở gia tăng khốilượng sản phẩm và xu hướng của thay đổi trong kỹ thuật là đa số các sáng chế đều
có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công Những ý tưởng đó chính là xuất
phát điểm cho kết luận của Solow về vai trò quyết định của tiến bộ kỹ thuật để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Tuy vậy, khi nghiên cứu vai trò của tiến bộ công nghệ
kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế, Solow lại cho rằng, đây là yếu tố tác động từ bênngoài và sự tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào những cú sốc về tiến bộcông nghệ từ bên ngoài đưa đến Vì vậy chúng ta thường gọi mô hình Solow là môhình tăng trưởng ngoại sinh
2 Quan điẻm của Mô hình Solow về các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế.
2.1 Các yếu tố cấu thành hàm sản xuất trong mô hình Solow
Nếu như mô hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua
tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố laođộng và tiến bộ công nghệ vào hàm sản xuất Như vậy, theo Solow họat động sảnxuất trong nền kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố vốn (K), lao động (L) và yếu tố
kỹ thuật công nghệ (T) Hàm sản xuất tổng quát có dạng:
Y = F( K,L,T)
Theo Solow, yếu tố T tạo nên hiệu quả của lao động (E); hiệu quả lao động phảnánh trình độ công nghệ của xã hội E và L luôn đi đôi với nhau, LxE được gọi là sốlao động hiêu quả (gọi là công nghệ bao hàm trong lao động) Hàm sản xuất củaSolow còn có thể được viết: Y(t) = F(K, ExL) Trong hàm sản xuất của Solow, cácyếu tố đầu vào không phải là vốn, lao động và công nghệ sẽ không có vai trò lớntrong quá trình sản xuất Nói cách khác, so với hàm sản xuất tổng quát truyền thốngthì yếu tố đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác không được đưa vào trong
mô hình Solow Theo ông, nó không thể có quan hệ hàm số với quy mô sản lượng,
bỏ yếu tố tài nguyên thiên nhiên khỏi hàm sản xuất làm cho các kết luận về vai tròcủa ba yếu tố còn lại trở nên chính xác hơn
2.2 Vai trò của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế
Trang 25a Tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế
Để xem xét vai trò của tiết kiệm trong tăng trưởng, Solow đã sử dụng một dạnghàm tổng sản xuất Cobb-Douglas giản đơn, trong đó chỉ có 2 yếu tố vốn và laođộng, chưa có yếu tố công nghệ:
K L1Y
trong đó, Y , K và L lần lượt là sản lượng, vốn và lao động của nền kinh tế Khi
đó, ta có thể chia hai vế của phương trình trên cho L để có được một dạng hàm sảnxuất mới
Từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar, ta đã có I sY, với I là đầu tư của nềnkinh tế và s là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia Nếu chia cả hai vế phương trình này cho L
, ta được mức đầu tư bình quân công nhân i bằng
sy
i
Tại mỗi thời điểm, lượng vốn là yếu tố quyết định sản lượng của nền kinh tế, nhưnglượng vốn có thể thay đổi theo thời gian, dẫn tới tăng trưởng kinh tế Mô hìnhSolow xác định hai lực lượng tác động tới sự thay đổi của lượng vốn là đầu tư (làmtăng lượng vốn) và khấu hao (làm giảm lượng vốn), cụ thể là
Thay đổi lượng vốn = Đầu tư – Khấu hao Với quy mô dân số nhất định, giả sử tỷ lệ khấu hao vốn sản xuất là một số khôngđổi, tức là mức khấu hao bình quân công nhân là k và từ 3 phương trình trên taviết được
k sk k i