Cở sở xuất phát của chiến lược

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 44)

I Các mô hình kết hợp lao động và vốn trong tăng trưởng kinh tế.

1. Cở sở xuất phát của chiến lược

- Tính chất công nghệ của các nước đang phát triển chính là điều gợi mở mang ý nghĩa kinh tế lớn nhất cho lựa chọn chiến lược công nghệ.

Như phần trên đã phân tích, các nước xuất phát từ những lợi thế khác nhau về vốn hoặc lao động, trên quan điểm tối thiểu hóa chi phí nên thường có những phương án công nghệ khác nhau. Việc lựa chọn tổ hợp kết hợp hợp lý giữa vốn và lao động trên một mức độ nhất định phản ánh trình độ kỹ thuật và tính chất công

nghệ chung của mỗi nước. Đối với các nước phát triển, giá vốn thường rẻ hơn nhiều so với giá lao đường, vì vậy, họ chỉ có một sự lựa chọn đó là áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm hiện đại và ngày càng hiện đại hơn, các đường đồng sản lượng có độ dốc cao, điều đó có nghĩa là hệ số kết hợp K và L nhận giá trị thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào, giá lao động trở nên rẻ tương đối khá lớn so với giá vốn, việc lựa chọn các phương án công nghệ thường thiên về hướng sử dụng nhiều lao động và sử dụng ít vốn. Dáng của đường đồng sản lượng thể hiện các cách kết hợp khác nhau giữa vốn và lao động trong sản xuất sản phẩm phản ánh đặc trưng của tính nhị nguyên nguyên công nghệ. Độ dốc của các đường đẳng lượng rất cao ở các nước phát triển thể hiện trình độ công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, năng lực cạnh tranh công nghệ cũng nổi trội hơn hẳn so với các nước đang phát triển. Tuy vậy điều đó lại phản ánh một khả năng thay thế lao động cho vốn rất khó khăn. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, các đường đồng sản lượng thường có độ dốc thấp, thể hiện hệ số co giãn của lao động theo vốn cao, nó phản ánh trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh công nghệ lớn; nhưng dáng của các đường đẳng lượng lại thể hiện khả năng thay thế lao động và vốn dễ dàng hơn so với các nước phát triển. Tính nhị nguyên đã tạo ra cho các nước đang phát triển những điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn nhiều phương án công nghệ khác nhau, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Việc duy trì công nghệ thủ công, truyền thống cũng tạo ra những lợi thế nhất định cho các nước đang phát triển trong phân công quốc tế và họ sẽ có điều kiện kiếm lời được từ các sản phẩm này. Như vậy sử dụng công nghệ truyền thống mang ý nghía “ hai trong một” đối với các nước đang phát triển, đó là việc tận dụng lợi thế lao động rẻ và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm truyền thống, thủ công của các nước phát triển, điều đó đã giúp họ gặt hái được những lợi ích từ tình trạng lạc hậu của mình.

- Mục tiêu “rượt đuổi” của các nước đang phát triển đặt ra yêu cầu phải tiếp cận nhanh chóng công nghệ tiên tiến.

Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, các nước đang phát triển có mong muốn và cũng có nhiều khả năng thực hiện sự rượt đuổi về kinh tế đối với các nước phát triển.Chính phủ các nước đang phát triển cũng phải thực thi các chính sách nhằm tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới đuổi kịp các nước phát triển. Rõ ràng để có thể đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế, chúng ta phải tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh tăng trưởng kinh tế. Một trong những hướng giúp các nước đang phát triển thực hiện được các mục tiêu trên là phải tạo ra những “cú sốc” trong diện mạo công nghệ đất nước. Sự thay đổi trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, một mặt phù hợp với xu hướng của quá trình phát triển kinh tế

trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế trở nên ngày càng khốc liệt như hiện nay; mặt khác nó tạo ra yếu tố chính để tạo ra những bước đột phá trên con đường phát triển của các nước đang phát triển.

Những bằng chứng thực nghiệm của các công trình nghiên cứu về sự lựa chọn công nghệ của các nước đang phát triển đã chỉ ra rằng, các nước đang phát triển nếu cứ tiếp tục lựa chọn các giải pháp công nghệ truyền thống (theo dáng của đường đồng sản lượng) thì kết quả mang lại là tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối chậm, mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng rất chậm và không thể tạo ra được khả năng “rượt đuổi” các nước phát triển từ công nghệ truyền thống này . Họ giống như đang đi trên chiếc cầu thang bộ để tới đích trong khi người khác lại có thể đi trên những chiếc thang máy siêu tốc. Nói đến những nước đã và đang đi trên những chiếc thang máy siêu tốc, phải kể đến các nước châu Á, nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước này đã thực hiện được những “cú nhảy ngoạn mục” để thu hẹp khoảng cách về công nghệ và năng suất. Các tỷ lệ tăng trưởng TFP của họ trong những khu vực công nghiệp riêng đã vượt xa tỷ lệ đó của các ngành tương ứng ở các nước công nghiệp với tỷ suất khá lớn. Bài học từ các nước này là, khi thúc đẩy tăng năng suất, họ thường đặt mục tiêu chuyển trình độ sản xuất lên những hàm sản xuất cao hơn để duy trì tốc độ độ tăng trưởng bằng các đầu tư vào chiến lược nhảy vọt công nghệ. Để thực hiện con đường này, các nước đang phát triển đã triển khai việc nhập khẩu công nghệ kỹ thuật tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại từ các nước phát triển; tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai ở trong nước đồng thời đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao vị trí của các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học cũng như các biện pháp chắt lọc tri thức quốc tế.

- Lợi thế của các nước đi sau.

Các nước đang phát triển như đã nói ở trên, xuất phát từ ưu thế lao động và quan điểm tối thiểu hóa chi phí đầu vào nên đã thường lựa chọn mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ nhiều lao động. Kết quả là trình độ công nghệ của các nước đang phát triển hiện nay thấp hơn so với mức trung bình thế giới. Ví dụ như, trường hợp của Việt Nam, hiện nay trình độ công nghệ đang bị lạc hậu khoảng 3 – 4 thế hệ công nghệ, hay từ 50 đến 100 năm so với các nước phát triển; so với các nước trong khu vực, trình độ công nghệ Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 20 – 30 năm. Để thực hiện mục tiêu tạo cú sốc lớn cho trình độ công nghệ, trước kia các nước đang phát triển thường gặp phải bất lợi do thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu máy móc thiết bị hiện đại do hậu quả của nền kinh tế đóng và chiến tranh lạnh gây ra.Tuy vậy trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa, hội nhập, những bất cập trên được khắc phục và họ đã tận dụng triệt để được lợi thế của các nước đi sau. Lịch sử cũng đã chứng minh

sự rút ngắn của quá trình công nghiệp hóa. Nếu như nước Anh phải cần 120 năm để thực hiện công nghiệp hóa, các nước Mỹ và Tây Âu cần 80 năm, Nhật Bản chỉ còn 60 năm, các nước NICs châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc chỉ cần 30 năm. Hay trường hợp của Việt Nam, nhìn tổng thể vẫn còn dừng lại ở giai đoạn phát triển thấp cảu công nghệ, kỹ thuật, nhưng đã có đan xen các yếu tố của văn minh tri thức, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin. Lợi thế của các nước đi sau thường thể hiện trên các mặt: về mặt công nghệ, các nước đi sau không cần phải tập trung nhiều vốn và công sức vào nghiên cứu phát minh mà điều quan trọng là họ sẽ phải biết cách lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và làm chủ các công nghệ sẵn có. Các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian và mức độ mạo hiểm khi áp dụng các công nghệ mới sẵn có trên thế giới. Về mặt kinh tế, những nước này có thể lựa chọn những công nghệ hiện đại nhưng tốn ít năng lượng và nguyên liệu hơn; ít phải đầu tư vốn và nhân lực cho nghiên cứu triển khai với chi phí bỏ ra rất lớn. Về môi trường, chúng ta có thể rút được những kinh nghiệm và tìm kiếm bài học của những nước đi trước để có thể lựa chọn những công nghệ phù hợp với điều kiện sinh thái của đất nước mình. Để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh và sử dụng lợi thế đi sau của mình, chúng ta có thể sử dụng công nghệ hiện đại vào các ngành, các lĩnh vực cần thiết trên có sở chuyển giao công nghệ và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, để tận dụng lợi thế lao động rẻ, chúng ta vẫn cần thiết phải kết hợp sử dụng công nghệ thủ công cổ truyền, công nghệ bán cơ khí và cơ khí trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực. Việc thực hiện lợi thế đi sau của các nước đang phát triển hiện nay cũng được tiến hành trên cơ sở các bên cùng có lợi. Một mặt, đối với các nước đang phát triển, đang rất cần vốn và công nghệ hiện đại để tổ chức khi thác tiềm năng kinh tế vốn có của mình, nhất là nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, các nước công nghiệp phát triển lại đang muốn chuyển giao những công nghệ lạc hậu hơn sang các nước đang phát triển; mặt khác bản thân các nước phát triển cũng muốn đưa các ngành sản xuất của mình gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên việc chhuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển ngày càng tăng. Đi đôi với quá trình chuyển giao công nghệ là sự phát triển mạnh các quan hệ mậu dịch và chuyển giao vốn.

2. Nội dung chiến lược lựa chọn công nghệ của các nước đang phát triển.

Những căn cứ nói trên đã chỉ ra điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển

nghĩ tới một chiến lược áp dụng công nghệ hỗn hợp, theo hướng kết hợp giữa công

nghệ truyền thống, thủ công, bán cơ giới và công nghệ hiện đại. Cụ thể là, sử dụng

được tối đa các loại hình công nghệ trong nước đã có và nước ngoài đã sáng tạo ra để nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao được hiệu quả công việc

mình đang làm trong mọi lĩnh vực kể cả trong giáo dục, y tế, đường xá, công nghệ, đào tạo, sản xuất KD, cũng như công nghệ quản lý.

Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế.

Chiến lược sử dụng công nghệ hỗn hợp thể hiện trong việc kết hợp sử dụng công nghệ thủ công, truyền thống, chuyển dịch và nâng cấp dần loại công nghệ này sang công nghệ hiện đại, với việc đi thẳng lên công nghệ hiện đại đối với một số ngành và lĩnh vực:

Về mặt hiệu quả kinh tế cũng như khả năng thực tế, các nước đang phát triển vẫn cần thiết phải duy trì áp dụng công nghệ cổ truyền, thủ công, bán hiện đại. Xứ mệnh của yếu tố công nghệ thủ công, truyền thống sử dụng ở các nước đang phát triển là thực hiện chiến lược giải quyết việc làm, tận dụng lực lượng lao động đông đảo ít trải qua đào tạo và những người thợ thủ công lành tiềm ẩn trong những ngành nghề truyền thống của mỗi quốc gia. Khai thác khía cạnh này các nước đang phát triển vẫn có thể có vị trí đứng trên thị trường quốc tế khi họ tham gia xuất khẩu các hàng hóa có dung lượng lao động cao, các loại hàng hóa thủ công, mỹ nghệ đòi hỏi độ khéo léo tay nghề cao. Trong quá trình sử dụng công nghệ thủ công, truyền thống, các nước đang phát triển cần phải nghiên cứu để đổi mới công nghệ, cải tiến dần các công nghệ thủ công, truyền thống để từng bước nâng chất công nghệ này làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu tiêu dùng cao hơn của thị trường đối với các loại hàng hóa này.

Đồng thời với việc duy trì công nghệ truyền thống, các nước đang phát triển phải tập trung sức đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Chúng ta cần có chiến lược đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành, các lĩnh vực then chốt có tác động sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất và khả năng phát huy trong tương lai như các ngành điện tử - tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới. Nội dung cụ thể của chiến lược đẩy nhanh trình dodọ công nghệ đất nuwocs thông qua những ngành then chốt này là: (1) Ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, tạo sự chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, hiệu quả; (2) Phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi mới, chế biến nông – lâm – thủy sản; (3) Phát triển công nghệ vật liệu, nghiên cứu một số loại vật liệu mới có hiệu quả cao, phát triển các loại vật liệu có độ bền lớn và chịu được các điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt; (4) Phát triển kỹ thuật tự động hóa đồng bộ ở những lĩnh vực then chốt, những tập đoàn kinh tế mạnh, ứng dụng kỹ thuật tự động hóa ở các khâu quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Chiến lược sử dụng công nghệ hỗn hợp được thể hiện cả trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, với mục tiêu một mặt vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường quốc; mặt khác, tận dụng được lực lượng dư thừa của đất nước. Với quan điểm đó việc lựa chọn công nghệ của từng ngành cũng thực hiện theo một sơ đồ hình tháp, tức là: mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, phải có chính sách khuyến khích đầu tư và sử dụng công nghệ hiện đại đối với một số cơ sở kinh tế đầu đàn, xem như đó là những mũi nhọn, những điểm nhấn tăng trưởng và cạnh tranh công nghệ. Mặt khác dưới đáy của hình tháp này, trong từng ngành vẫn là những đơn vị sản xuất dựa trên cơ sở công nghệ thủ cộng, bán cơ khí, bán tự động, được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu tận dụng lao động giản đơn, lao động tay nghề thấp và sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với “độ khó” không cao. Giải pháp chính cho việc thực thi chiến lược này có liên quan đến việc các nước đang phát triển phải có chiến lược chuyển giao công nghệ hợp lý và các chính sách hỗ trợ linh hoạt, có hiệu quả của Chính phủ.

Để tận dụng lợi thế đi sau, các nước đang phát triển cần thực hiện việc chuyển

giao công nghề tiên tiến hơn từ nước ngoài vào. Việc chuyển giao công nghệ cần được triển khai bằng nhiều phương cách khác nhau để có thể lựa chọn đựơc công nghệ mới mang lại mức TFP cao hơn. Các phương cách đó là: nhập khẩu công nghệ, mua thiết bị mới; đầu tư trực tiếp nước ngoài; mua giấy phép sử dụng công nghệ sản xuất sản phẩm mới trong nước hoặc những quy trình sản xuất mới; sử dụng công nghệ phi độc quyền, bao gồm cả những công nghê có được từ những người mua hàng xuất khẩu; sử dụng vốn kiến thức của những kiều bào hồi hương đã được đào tạo hay đã được làm việc tại các nước phát triển hoặc thông tin từ các kiều bào hiện còn đang sống ở nước ngoài. Với những phương cách trên, chúng ta sẽ có được công nghệ tiên tiến nhất để tiến hành xây dựng những ngành công nghiệp mới, để đổi mới và nâng cấp những ngành công nghiệp hiện có hoặc để hiện đại hóa

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w