VI. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH 1 Xuất phát điểm của các mô hình nội sinh
2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng
2.1 Các yếu tố trong hàm sản xuất
Về cơ bản các yếu tố trong hàm sản xuất của mô hình nội sinh cũng giống mô hình Solow, bao gồm ba yếu tố là vốn, lao động và công nghệ kỹ thuật. Tuy vậy có những sự khác biệt sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế được phân chia thành hai khu vực: (i) Khu vực sản xuất
hàng hoá, bao gồm các doanh nghiệp. Khu vực này có chức năng sản xuất hàng hoá
và dịch vụ, được sử dụng trong tiêu dùng và tái đầu tư vào vốn sản xuất vật chất.
(ii) Khu vực sản xuất kiến thức, có chức năng sản xuất ra một yếu tố gọi là “ kiến
thức” được sử dụng một cách tự do ở cả hai khu vực. Chính khu vực sản xuất kiến thực này sẽ tạo nên tiến bộ kỹ thuật. Như vậy, tiến bộ công nghệ kỹ thuật được tạo nên trong nội tại của nền kinh tế. Khu vực sản xuất kiến thức thực hiện sự Tiến bộ
kỹ thuật, và được chia thành hai dạng: Một là nắm bắt các khía cạnh của tiến bộ
công nghệ, những kiến thức được tạo ra nhờ việc chuyển đổi có chủ đính hoạt động sản xuất hiện thời thành các nguồn lực với hy vọng rằng những nguồn lực đó sẽ tạo ra hoạt động sản xuất có thể mang lại lợi nhuận trong tương lai. Sản phẩm của dạng này là những sản phẩm mới (cải tiến sản phẩm) và đưa ra các phương thức mới để tiến hành sản xuất (cải tiến quy trình công nghệ). Hai là, Chuyển giao kiến thức kỹ thuật, thực hiện sự khuyếch tán kỹ thuật từ các cơ sở nghiên cứu đến các lĩnh vực sản xuất vật chất và dịch vụ ở trong nước và phần còn lại của thế giới, đến tận người lao dộng và thể hiện bằng kỹ năng, kiến thức và sự thành thạo ,khéo léo của họ. .Khu vực sản xuất kiến thức được thực hiện ở các trường đại học, trung học
viện, trung tâm nghiên cứu và triển khai, dạy nghề (chúng ta gọi tắt là khu vực các trường đại học)
Thứ hai, nếu trong hàm sản xuất của Solow, yếu tố công nghệ kỹ thuật thể hiện ở hiệu quả lao động (E) là yếu tố ngoại sinh và số dư giữa thu nhập và đầu tư chính là do yếu tố này tạo nên, thì hàm sản xuất của trường phái nội sinh cho rằng yếu tố E được tạo nên bởi tổng hợp tất cả các yếu tố ngoài yếu tố vật chất là vốn và lao động tạo nên gọi là yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP). Các yếu tố khác phi vật chất như tiến bộ công nghệ, cơ chế sử dụng công nghệ, chính sách của Chính phủ có liên quan đến khuyến khích nghiên cứu và triển khai, tác động nên vốn nhân lực và nó chính là yêu tố làm nâng cao hiệu quả lao động
Như vậy: Hàm sản xuất của mô hình tăng trưởng nội sinh bao gồm 3 yếu tố: vốn (K), lao động (L) gọi là yếu tố vật chất tác động đến tăng trưởng; yếu tố thứ 3 chính là vốn nhân lực hay gọi là yếu tố phi vật chất bao gồm kiến thức, kỹ năng của người lao động (vốn nhân lực) tạo nên hiệu quả lao động hay năng suất tổng hợp (E ). Y = F(K,L,E).
Mặt khác, mô hình nội sinh chia nền kinh tế thành 2 khu vực là sản xuất hàng
hoá ( khu vực các doanh nghiệp) và khu vực sản xuất trí thức (khu vực các trường đại học), cho nên hàm sản xuất cũng được xác định cụ thể theo hai khu vực mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần sau.
2.2 Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng
Để xác định vai trò cụ thể của các yếu tố nguồn lực, chúng ta đi phân tích hai mô hình cụ thể thuộc trường phái tăng trưởng nội sinh là mô hình “AK” của Rebelo và mô hình “học hay làm” của Lucas
2.2.1.Mô hình AK – vai trò của vốn nhân lực
Để mô tả vai trò của các yếu tố nguồn lực nằm đằng sau lý thuyết tăng trưởng nội sinh, ta sẽ bắt đầu với một hàm sản xuất rất đơn giản:
AK Y =
trong đó, Y là sản lượng, K là lượng vốn sản xuất và A là một hằng số đo sản lượng được sản xuất ra trên mỗi đơn vị vốn. Lưu ý rằng hàm sản xuất này không thể hiện năng suất cận biên của vốn giảm dần. Thêm một đơn vị vốn sẽ tạo ra thêm A
suất cận biên giảm dần là khác biệt căn bản giữa mô hình tăng trưởng nội sinh và mô hình Solow.
Như cách làm của mô hình Solow, ta giả định rằng có một tỷ lệ s trong thu nhập được tiết kiệm và đầu tư. Do đó, ta có phương trình tích luỹ vốn, cho biết sự thay đổi lượng vốn bằng đầu tư trừ đi khấu hao:
∆K = sY −δK
Tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y = AK bằng tổng tốc độ tăng trưởng của A
và của K, nghĩa là
gA gK
Y Y
g = ∆ = +
Nếu không có tiến bộ công nghệ, gA = 0, thì từ 2 phương trình trên, ta có tốc độ tăng trưởng sản lượng chính là tốc độ tăng trưởng của vốn:
δ − = ∆ = ∆ sA K K Y Y
Như vậy, nếu sA > δ , thì thu nhập của nền kinh tế sẽ tăng trưởng vĩnh viễn, cho dù có tiến bộ công nghệ hay không. Chính tỷ lệ đầu tư (tiết kiệm) sẽ quyết định tăng trưởng.
Như vậy, một thay đổi nhỏ trong hàm sản xuất có thể dẫn tới kết luận hoàn toàn trái ngược. Trong mô hình Solow, tiết kiệm dẫn đến tăng trưởng nhất thời, nhưng quy luật năng suất cận biên giảm dần của vốn cuối cùng sẽ buộc nền kinh tế tiến tới một trạng thái ổn định, tại đó tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh. Ngược lại, trong mô hình tăng trưởng nội sinh, tiết kiệm và đầu tư có
thể dẫn tới tăng trưởng vĩnh viễn.
Vấn đề là tại sao mô hình này có thể loại bỏ giả định năng suất cận biên của vốn giảm dần. Câu trả lời nằm ở bản chất của vốn sản xuất trong mô hình. Nếu theo quan điểm truyền thống, K chỉ bao gồm số máy móc, thiết bị… (gọi chung là vốn
sản xuất vật chất) của nền kinh tế, thì đương nhiên K tuân theo quy luật năng suất
cận biên giảm dần. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng cần hiểu rộng
K hơn nữa, rằng K bao gồm cả kiến thức, kỹ năng… mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo (gọi chung là vốn con người). Rõ ràng là kiến thức, kỹ năng của người lao động là một đầu vào quan trọng trong sản xuất của nền kinh tế, nhưng chẳng có lý do gì để buộc loại vốn này tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần. Trên thực tế, những tiến bộ khoa học – công nghệ trong mấy thế kỷ qua cho phép các nhà kinh tế đặt giả định rằng vốn con người có năng suất cận biên
tăng dần. Tựu chung, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm rằng kiến thức, kỹ năng của người lao động cũng là một loại vốn, thì giả định năng suất cận biên của vốn không đổi trở nên hợp lý hơn trong mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn.
2.2.2 Mô hình Lucas giản đơn – một mô hình tăng trưởng hai khu vực
Mô hình AK chỉ là một ví dụ đơn giản nhất về tăng trưởng nội sinh. Những nghiên cứu gần đây đã cố gắng phát triển những mô hình không chỉ có một khu vực sản xuất để mô tả rõ hơn những lực lượng chi phối tiến bộ công nghệ.
Giả sử một nền kinh tế có hai khu vực: khu vực sản xuất (gồm các doanh nghiệp) và khu vực giáo dục (gồm các trường đại học). Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, được sử dụng trong tiêu dùng và đầu tư vào vốn sản xuất vật chất. Còn các trường đại học sản xuất ra một nhân tố sản xuất gọi là “kiến thức”, được sử dụng tự do trong cả hai khu vực. Nền kinh tế được mô tả bằng hàm sản xuất của doanh nghiệp, hàm sản xuất của các trường đại học, và phương trình tích luỹ vốn:
Sử dụng hàm sản xuất Coob – Douglas, Hàm sản xuất của doanh nghiệp của mô hình nội sinh được xây dựng có xét tới vai trò của vốn con người, và thể hiện:
Y = Kα[(1− u)EL]1−α
Trong đó, u là tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực giáo dục và 1− u là tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực sản xuất. E là lượng kiến thức (quyết định hiệu quả lao động). Như vậy thu nhập của khu vực sản xuất được hình thành bởi kết quả của tích luỹ vốn vật chất (K) và hiệu quả tích luỹ của khu vực giáo dục thể hiện ở số lao động hiệu quả trong khu vực sản xuất (1− u)EL Vốn vật chất được tích luỹ
theo quy luật vận động thông thường, và phương trình tích luỹ được xác định: ∆K = sY −δK
Trong đó,s là tỷ lệ tiết kiệm trong GDP, б là tỷ lệ khấu hao bình quân của vốn sản xuất
Hàm sản xuất của khu vực giáo dục (các trường đại học) có sự vận động khác hơn. Không giống như vốn vật chất, vốn con người không phải là một phần của sản lượng được tích luỹ va chuyển hoá thành vốn sản xuất. Hơn thế nữa, việc tạo ra vốn con người mới đòi hỏi sử dụng vốn con người hiện vó. Vốn con người được tạo ra thông qua giáo dục và kiến thức hiện có là yếu tố chủ yếu trong việc tạo ra giáo dục. Do vậy nếu chúng ta giả định vốn con người tương lai được sản xuất ra từ chính vốn con người, thì sự gia tăng vốn nhân lực hay hàm sản xuất của khu vực các
∆E = g(u)E.
Từ logic như trên, có thể tổng hợp các phương trình liên quan đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Lucas như sau:
Y = Kα[(1− u)EL]1−α hàm sản xuất của các doanh nghiệp
E u g E = ( )
∆ hàm sản xuất của các trường đại học
K sY
K = −δ
∆ phương trình tích luỹ vốn
Mô hình này có cùng bản chất như mô hình AK, ở chỗ nền kinh tế này có năng suất cận biên của vốn không đổi nếu vốn được hiểu rộng là bao gồm cả kiến thức. Vậy nên cũng như mô hình AK, mô hình này kết luận rằng nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng liên tục cho dù không có cú sốc công nghệ ngoại sinh nào xảy ra. Sự
tăng trưởng liên tục ở đây là nhờ tốc độ tạo ra kiến thức ở các trường đại học
không hề suy giảm.
Có hai biến quyết định quan trọng trong mô hình này. Như trong mô hình Solow, tỷ lệ thu nhập được sử dụng cho tiết kiệm và đầu tư (s) sẽ quyết định lượng
vốn vật chất ở trạng thái ổn định. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trong các trường đại
học (u) sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của kiến thức. Cả s và u đều tác động tới
tốc độ tăng thu nhập của nền kinh tế ở trạng thái ổn định. Do đó, mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy các quyết định của xã hội sẽ dẫn tới sự thay đổi công nghệ như thế nào, và do đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ra sao. (Điều này hoàn toàn khác với mô hình Solow, khi chính phủ không thể kiểm soát tốc độ tăng trưởng kinh tế vì không xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới tiến bộ công nghệ).