III. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW
3. nghĩa và sự vận dụng mô hình Solow trong hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển
nước đang phát triển
3.1 Tính chất hội tụ của các nền kinh tế.
Dựa trên ý tưởng về vai trò của tiết kiệm trong tăng trưởng kinh tế và lý thuyết về “trạng thái dừng” Solow giải thích tính chất hội tụ của các nền kinh tế – hay sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia. Điều này thể hiện trên hai nội dung:
(1) Nếu hai nền kinh tế do điều kiện lịch sử mà xuất phát với hai mức vốn khác nhau, vậy thì quốc gia có mức thu nhập thấp hơn tất yếu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, dần đuổi kịp quốc gia có mức thu nhập cao hơn do tăng tỷ lệ vốn trên lao động.
Trường hợp Nhật bản và Đức là những minh chứng rõ ràng. Sau thế chiến thứ hai, vốn (chứ không phải lao dộng) của Nhật Bản và Đức bị huỷ hoại bởi bom đạn của phe đồng minh hay bị buộc phải dồn vào những hoạt động có liên quan đến chiến tranh. Những đặc điểm khác của hai quốc gia này có liên quan đến phát triển nền kinh tế như trình độ công nghệ, tỷ lệ tiết kiệm, tốc độ tăng dân số v.v.... đều gần như vẫn giữ nguyên so với trước chiến tranh, tức là giống các quốc gia khác thuộc nhóm nước thế giới thứ nhất. Vì vậy, so với các nước công nghiệp khác, rõ ràng, Đức và Nhật Bản có tỷ lệ vốn – lao động thấp hơn đáng kể. Theo giả thuyết hội tụ, mô hình Solow dự báo rằng, hai nước này sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nước công nghiệp khác trong thời kỳ hậu chiến, và thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Nhật Bản và Đức trong những năm 1950 – 1960 dần đuổi kịp Mỹ về mức thu nhập bình quân đầu người.
(2) Nếu hai nền kinh tế có trạng thái ổn định khác nhau do tỷ lệ tiết kiệm khác nhau, thì không thể xảy ra sự hội tụ nếu tỷ lệ tiết kiệm của hai nền kinh tế này
không thay đổi. Điều này gợi mở cho các nước đang phát triển một con đường: nếu
muốn nâng cao mức sống dân cư và tiến đến đuổi kịp các nước phát triển thì phải nâng tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập của nền kinh tế. Nếu khả năng tiết kiệm trong nước bị hạn chế thì con đường đầu tư nước ngoài là tất yếu phải làm. Các
nước NIC đã thực hiện quá trình rượt đuổi của mình với các nước phát triển bằng con đường tăng cường đầu tư trên cơ sở sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và họ nhận được những thành công đáng kể từ thập niên 1980 đến nay.
Tất nhiên, điều kiện hội tụ theo mô hình Solow xét trên toàn thế giới có thể không đúng. Các quốc gia chỉ có thể hội tụ được với nhau nếu ngoài dữ kiện về trình độ vốn (vốn trên lao động) không giống nhau thì các yếu tố khác như công nghệ, tốc độ tăng dân số và tỷ lệ tiết kiện phải giống nhau. Trên thực tế không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều giống nhau ở các yếu tố trên. Vì vậy, muốn có sự rượt đuổi thành công, ngoài việc tăng tỷ lệ tiết kiệm, tăng mức vốn trên lao động, các nước đang phát triển phải có những cú đột phá trên những lĩnh vực khác như công nghệ, vốn nhân lực và phải khống chế được tỷ lệ tăng trưởng dân số.
3.2 Đánh giá tiết kiệm và chính sách tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Qua phân tích của Solow, tăng tỷ lệ tiết kiệm không phải là giải pháp tối ưu để thực hiện tăng trưởng. Sở dĩ như vậy là vì: (i) tăng tỷ lệ tiết kiệm có thể dẫn đến giảm tiêu dùng trong dài hạn. Bởi vì với khối lượng tư bản hữu hình cao, chúng ta phải dùng nhiều thu nhập để thay thế tài sản hữu hình hư hỏng, vì vậy sẽ không còn để lại được nhiều cho tiêu dùng. Trong điều kiện khi nền kinh tế ở mức độ như thế thì sẽ muốn giảm tỷ lệ tiết kiệm bởi vì điều này cho phép các thế hệ hiện tại và tương lai có được mức tiêu dùng cao hơn; (ii) kể cả khi nền kinh tế chưa đạt trạng thái dừng, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm cuối cùng dẫn đến tăng sản lượng và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao lại làm giảm tiêu dùng. Bởi vì, chúng ta phải cần có thời gian mới có thể làm cho tiết kiệm cao hơn trở thành sản lượng cao hơn. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí ngắn hạn và lợi ích dài hạn, điều này có thể gây ra sự mâu thuẫn giữa các thời kỳ khác nhau. Từ những đánh giá về tiết kiệm, chúng ta nghĩ đến chính sách giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng trung hạn và dài hạn. Rõ ràng là không thể hy vọng lúc nào cũng có một tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nhờ sự gia tăng trong tỷ lệ tiết kiệm và cũng không nên tìm cách tối đa hoá tỷ lệ tăng trưởng. Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng gây ra chi phí được tính bằng tiêu dùng hiện tại, cho nên chúng ta cần tìm kiếm một tốc độ tăng trưởng tối ưu chứ không phải tốc độ tối đa, tức là một tốc độ tăng trưởng cân dối giữa những lợi ích mà thế hệ tương lai thu được với những tổn thất mà thế hệ hiện tại phải gánh chịu. Tăng trưởng có cả lợi ích và chi phí và hai mặt này phải đựơc cân đối với nhau để đạt được một đường tăng trưởng tối ưu. Trong điều kiện khi nền kinh tế chưa đạt tới điểm dừng, tiết kiệm vẫn làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Chính phủ các nước đang phát triển cần hướng tới các chính sách tiết kiệm ít ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân. Trong đó: (1) có thể tăng tỷ lệ tiết kiệm chính phủ bảo đảm ngân sách thặng dư, thông qua giảm chi
tiêu của chính phủ. Nếu tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ và điều đó dẫn đến lấn áp đầu tư tư nhân, kết quả dài hạn của nó có thể làm giảm vốn. (2) Chính phủ có thể đưa ra các chính sách có liên quan đến quyết dịnh tiết kiệm của khu vực tư nhân, ví dụ: miễn thuế thu nhập từ tiết kiệm cá nhân, bảo đảm lãi suất thực dương cho các khoản tiền gửi để khuyến khích đầu tư tư nhân.
3.3 Các chính sách khuyến khích tiến bộ công nghệ ở các nước đang phát triển
Mô hình Solow chỉ ra rằng: Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng, kể cả trong dài hạn. Thông thường các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thường được phát minh ra và áp dụng trong khu vực tư nhân thông qua hoạt động của các công ty hay các nhà phát minh, sáng chế. Tuy vậy, vai trò của chính phủ các nước đang phát triển thông qua các chính sách định hướng và khuyến khích nghiên cứu cũng như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là thực sự cần thiết. Những chính sách tỏ ra có hiệu lực cao ở các nước đang phát triển bao gồm: (i) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cho các tổ chức đơn vị nghiên cứu và sản xuất: miễn thuế cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, trực tiếp cấp vốn cho các nghiên cứu cơ bản; (ii) Trực tiếp đầu tư nghiên cứu và triển khai thông qua việc xây dựng các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, và khuyến khích thu hút vốn của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này; (iii) Chính sách khuyến khích nghiên cứu thông qua hệ thống bản quyền. Khi một cá nhân hay một doanh nghiệp sáng chế ra một sản phẩm mới hay một quy trình công nghệ mớiv.v...thì Chính phủ có thể cấp bằng sáng chế cho họ và nhà sáng chế được sở hữu sản phẩm sáng chế của mình trong một thời gian nhất định, giúp họ có thể thu lợi nhuận từ bằng sáng chế của mình.