VI. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH 1 Xuất phát điểm của các mô hình nội sinh
3. nghĩa và sự vận dụng mô hình tăng trưởng nội sinh
3.1 Những hạn chế khả năng rượt đuổi của các nước đang phát triển
Mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng những kết luận của mô hình này có nhiều điểm trái ngược với mô hình Solow. Đặc biệt là ở chỗ mô hình này cho thấy không có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ ở lượng vốn vật chất (có thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn là ở vốn con người.
tốc độ tăng vốn con người là không đổi và lại giống nhau ở hai nền kinh tế nên chúng ta có ngay kết luận vốn con người ở hai nền kinh tế luôn bằng nhau. Nếu nước A có mức vốn vật chất bằng nước B thì hai nước này luôn có mức thu nhập như nhau. Nếu trường hợp nước A có mức vốn vật chất thấp hơn nước B thì nước này sẽ có mức tăng trưởng cao hơn và đến điểm dừng sẽ có hội tụ được với nước B. Trường hợp khác, giả sử lượng vốn con người của nước B chỉ bằng một nửa nước A và vốn con người của hai nước tăng cùng tốc độ theo thời gian. Vì ở mỗi nước, tỷ lệ vốn vật chất trên vốn con người (K LE) có xu hướng tiến tới một mức k* không đổi, nên tỷ lệ vốn vật chất trong dài hạn của hai nước luôn theo quan hệ tỷ lệ 2/1. Nói cách khác, quốc gia xuất phát với mức vốn con người thấp hơn sẽ không bao giờ đuổi kịp các nước giàu hơn, sự hội tụ không hề xảy ra.
3.2 Giải pháp thoát nghèo và bắt kịp các nước giầu cho các nước đang phát triển
Về nguyên lý, mô hình nội sinh nhất quán với những con số thực nghiệm về phân phối thu nhập trên thế giới. Mô hình này dự báo khả năng hội tụ giữa các nước giầu (với giả định các nước này có cùng mức vốn con người), nhưng cũng cho rằng nền kinh tế của các nước nghèo (xuất phát từ mức vốn thấp) sẽ tiếp tục trì trệ. Tuy nhiên, dự báo về các nước nghèo sẽ không hoàn toàn bi quan. Bởi lẽ tốc độ tăng trưởng là nội sinh, nên mô hình chỉ ra một con đường cho các nước đang phát triển thoát khỏi nghèo đói: một nước đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn sẽ có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dài hạn, và do đó sẽ dần bắt kịp với các nước giàu.
3.3 Vai trò của chính phủ trong việc phát triển vốn nhân lực
Như vậy, trái với các lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển, các mô hình tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông
qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào giáo dục - đào tạo, khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức như phần mềm máy tính, viễn thông…Tuy vậy, giáo dục là một yếu tố quyết định đến khả năng thu nhập của một cá nhân và lượng vốn con người của một đất nước. Các gia đình nghèo thường rơi vào cái vòng luẩn quẩn: trình độ giáo dục thấp, kỹ năng nghề nghiệp thấp và thu nhập thấp. Họ không thể tăng thu nhập mà đầu tư vào giáo dục. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tài sản càng cao, thì cái cơ chế luẩn quẩn này càng hoạt động mạnh và nghèo đói càng kéo dài. Các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh rằng, khi không có các yếu tố hỗ trợ, người nghèo không thể vay mượn trên thị trường vốn để đầu tư cho tích luỹ vốn con người. Do đó, giới hạn trong khả năng đi vay có thể là giới hạn đối với khả năng tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn. Chính phủ các nước đang phát triển cần hướng tới các chính sách cung ứng giáo dục miễn phí cho các cấp đào tạo phổ cập hay tạo ra chương trình tín dụng công để giúp người nghèo thanh toán chi phí nâng cao kỹ năng lao động. Giá trị xã hội của các khoản đầu tư này rất rõ ràng, nó tạo ra ngoại ứng tích cực vì đem lại lợi ích cho tổng thể xã hội, đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế va giảm sự chênh lệch giầu nghèo.
Tóm lại, việc xét đến nguồn vốn con người (và những yếu tố khác như nghiên cứu và phát triển ở các dạng mô hình tăng trưởng nội sinh khác) đã là một bước tiến quan trọng, hướng tới việc trả lời câu hỏi về sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia mà mô hình Solow không giải thích được.
4. Hạn chế của các mô hình tăng trưởng nội sinh
Mặc dù có nhiều điểm mới có ý nghĩa lớn trong việc hoạch định chính sách phát triển giáo dục, mô hình nội sinh nói chung và mô hình vốn nhân lực nói riêng còn nhiều hạn chế:
(1) Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu phân tích tăng trưởng cho thấy, mô hình vốn nhân lực đã đánh giá quá cao vai trò của vốn con người, theo nghĩa nó chính là nguồn gốc của sự chênh lệch về thu nhập của các quốc gia kể cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Mô hình này cho rằng các nước đang phát triển khó có khả năng vươn tới hội tụ với các nước phát triển. Đầu tư cho giáo dục không đủ thúc đẩy tăng trưởng ở các nước nghèo.
(2) Một số đề xuất chính sách của mô hình vốn nhân lực còn tỏ ra mang nặng tính chủ quan. Hai nghiên cứu sau đây cho thấy cần thận trọng với các kết luận của mô hình nội sinh. (i) Zhang (1996) lập luận rằng; mặc dù chính phủ trợ cấp cho giáo dục tư nhân sẽ kích thích tăng trưởng, nhưng việc chính phủ cung ứng dịch vụ công cho giáo dục trực tiếp trên thực tế có thể dẫn đến giảm tăng trưởng . Điều này có thể xảy ra nếu giáo dục công cộng được tài trợ thông qua một loạt thuế gây méo mó. Tuy vậy nếu xem xét đến cùng thì ngoại ứng tích cực được tạo nên từ trình độ giáo dục nâng cao có thể đủ để bù đắp lại khoản mất mát do sự can thiệp của chính phủ, để phúc lợi ròng vẫn tăng lên. (ii) Upadhyay (1994) chứng minh rằng; sự trợ cấp của chính phủ có thể tạo ra quá nhiều giáo dục. Đó là trợ cấp làm tăng cầu giáo dục có trình độ cao, đổi lại là sự giảm sút đầu tư vào vốn vật chất và dẫn đến sự thay thế không hiệu quả giữa lao động trình độ cao và lao động thủ công trong dài hạn. Có thể xảy ra một nghịch lý là, trong dài hạn, tăng trưởng có thể bị giới hạn do thiếu lao động thô sơ, đồng thời những người lao động có trình độ lại bị thất nghiệp.
(3) Một hạn chế của mô hình tăng trưởng nội sinh là nó vẫn phụ thuộc vào một số giả định Tân cổ điển truyền thống mà không phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Chẳng hạn, các mô hình tăng trưởng nội sinh còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế, các thị trường vốn và thị trường hàng hoá không hoàn hảo… ở các nước đang phát triển, mà đây cũng là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng GDP giống như mức tiết kiệm và tích luỹ vốn con người thấp.
CHƯƠNG 3
CÁC MÔ HÌNH KẾT HỢP VỐN VÀ LAO ĐỘNG TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG KINH TẾ. CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN