Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
227 KB
Nội dung
Các vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam http://vietstock.com.vn (Vietstock) - Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng có một số tồn tại trong nền kinh tế có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế thế giới và những giải pháp của chính phủ. Sau khi cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên một cách nhanh chóng. Việt Nam cũng thu hút được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, được thể hiện qua dòng vốn FDI và FPI chảy vào ngày càng lớn. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển kinh tế của Việt Nam. Gia nhập WTO không chỉ giúp kinh tế Việt Nam có điều kiện hội nhập, được hưởng những chính sách thương mại có lợi mà đây còn là một động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy vậy, gia nhập WTO cũng là một thách thức thực sự khi những yếu kém kém trong nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục. Chất lượng tăng trưởng thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, thể chế pháp luật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Đây chính là những hạn chế mà Việt Nam phải vượt qua để duy trì được một tốc độ tăng cao và đưa đất nước thoát khỏi nhóm nước nghèo như hiện nay. Bài viết của chúng tôi đánh giá một số vấn đề trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để từ đó đưa ra xu hướng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai. 1. Bối cảnh kinh tế thế giới Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển công nghệ thông tin, thương mại và dịch chuyển dòng vốn các quốc gia trở nên gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau hơn. Năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan rộng và gây ra ảnh hưởng nặng nề trên quy mô toàn cầu. Tăng trưởng sụt giảm, thậm chí nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, hệ thống tài chính rối loạn. Các quốc gia và tổ chức như IMF, WB… không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để đối phó song triển vọng kinh tế toàn cầu cho đến này vẫn không mấy sáng sủa. Theo dự báo của các chuyên gia và tổ chức, kinh tế thế giới còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khả năng phục hồi có thể chỉ bắt đầu từ cuối năm 2009. Hậu quả của cuộc suy thoái hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sắp tới. Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn do xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và kiếu hối suy giảm. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập. Sự ảnh hưởng này còn tăng thêm do kinh tế Việt Nam tồn tại một số yếu kém nên khó có những thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình mới. Bảng 1: Dự báo tăng trưởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008 1 (Cuối năm 2008 dự báo của WB còn khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới. Dự báo mới nhất của WB vào tháng 4/2009 đã hạ mức dự báo tăng trưởng của các quốc gia. Kinh tế thế giới giảm khoảng 1.7%, các nước phát triển giảm 3%, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn 6.5%, các nước Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái Lan tăng trưởng âm). 2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7.6% [1]. Năm 2007, tăng trưởng 8.48%, đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây không phải là một hiện tượng thần kỳ vì theo tính toán của các nhà kinh tế thì tăng trưởng của Việt Nam đang ở dưới mức tiềm năng. Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.19% [2]. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với năm 2007 và mục tiêu đã đề ra của chính phủ. Nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng giảm nhiều nhất là công nghiệp và xây dựng. Năm 2008, tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng chỉ khoảng 6.33%, trong khi đó năm 2007 là 10.6%. Ngành xây dựng có mức suy giảm mạnh nhất từ mức 12.01% năm 2007 xuống 0.02% năm 2008. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 tăng trưởng 3.79%, không biến động nhiều so với tỷ lệ 3.4% của năm 2007. Quý 1 năm 2009 tăng trưởng GDP đạt 3.1%, thấp hơn nhiều so với năm 2008 và những năm trước đó. Tăng trưởng công nghiệp chỉ còn 1.5%, dịch vụ 5.4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0.4%. Điều này báo trước một năm 2009 là năm khó khăn với kinh tế Việt Nam. Hình 1: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1997 – Q1/2009 2 3. Cơ cấu kinh tế 3.1 Cơ cấu GDP theo ngành Tỷ trọng ngành cho chúng ta thấy rõ tình trạng của một nền kinh tế. Các nước kinh tế phát triển dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu. Ngược lại, các quốc gia đang phát triển nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, thường khoảng10% trong cơ cấu GDP. Tỷ trọng cơ cấu GDP của Việt Nam ta thấy, ngành nông nghiệp tuy có xu hướng giảm dần nhưng hiện nay vẫn đang đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu của GDP. Năm 2008, đóng góp của nông, lâm nghiệp thủy sản là 21.99%, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước phát triển và đang phát triển. Chẳng hạn, năm 2007, Mỹ ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1.2% GDP, Hàn Quốc 3.3%, Thái Lan khoảng 10% Tỷ lệ đóng góp GDP trong ngành dịch vụ đang ở mức khá thấp, năm 2008 là 41.8% trong khi đó ở Mỹ là trên 76%, Hàn Quốc là 56%, còn ở Thái Lan 45%. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn thấp của chu kỳ phát triển. Cơ cấu như vậy là cơ hội để Việt Nam có thể duy trì được một tốc độ phát triển kinh tế cao, bằng cách tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Hình 2: Tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2003 - 2008 3 (Mặc dù có tốc tăng trưởng thấp hơn ngành khác nhưng tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP theo giá hiện hành không thay đổi nhiều do tốc độ tăng giá của các sản phẩm nông nghiệp lớn hơn công nghiệp và dịch vụ) Về tăng trưởng ta thấy, ngành công nghiệp và dịch vụ luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong những năm trước đây (bảng 2). Năm 2008, tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đã chậm lại đáng kể. Công nghiệp và xây dựng từ mức 10.6% năm 2007 giảm xuống chỉ còn 6.33% năm 2008, và 1.5% trong quý1/2009. Năm 2008 và Q1/2009, ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng mạnh do bất ổn vĩ mô trong nước và suy thoái toàn cầu. Dự báo năm 2009 vẫn là một năm khó khăn với sản xuất công nghiệp do xuất khẩu và tiêu thụ trong nước sụt giảm, thị trường BĐS chưa thể nhanh chóng “nóng” trở lại. Ngược lại, năm 2008 nông lâm nghiệp và thủy sản trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007. Mặc dù giá bán sụt giảm mạnh, nhưng các sản phẩm nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều như công nghiệp. Tăng trưởng của ngành dịch vụ không cao như công nghiệp nhưng lại khá ổn định. 3.2 Cơ cấu đầu tư theo khu vực Cơ cấu đầu tư được chia theo 3 khu vực, khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước ở Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao. Chi đầu tư của khu vực nhà nước thường tăng cao trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Đầu tư khu vực nhà nước năm 1997 là 49.4%, giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á 1999 đến 2002 trung bình 59% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2008, chi đầu tư từ khu vực này giảm xuống còn 28.9%. Đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư. Dòng vốn này gia tăng trong thời kỳ kinh tế phát triển nhanh và giảm vào thời kỳ khủng hoảng. Từ biểu đồ 3 ta có thể thấy sau khủng hoảng tài chính châu Á, năm 1997, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh sau đó tăng dần trở lại từ năm 2006. Dòng vốn này chiếm từ 15 đến 20% tổng số vốn đầu tư. Năm 2008 vốn FDI chiếm khoảng 20%, ODA khoảng 5 %. Vậy, năm 2008, tổng cộng vốn từ bền ngoài đầu tư vào kinh tế nước ta khoảng 25%. 4 Đầu tư khu vực nhà nước đang chiếm một tỷ trọng lớn, trong đó trên 1/3 là từ ngân sách nhà nước – tỷ trọng này cao so với các nước trong khu vực (Bảng 3). Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP của Việt Nam khá cao nhờ nguồn thu từ dầu thô (chiếm đến trên 20% thu ngân sách). Tuy vậy nguồn thu này khó duy trì được lâu dài do sản lượng khai thác tăng chậm và trữ lượng dầu thô đang sụt giảm [3]. Hiệu quả từ vốn đầu tư khu vực nhà nước lại thấp. ICOR trong một số năm gần đây của khu vực này ở mức 7.5-8 lần. Do vậy, tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư khu vực nhà nước sẽ khó đem lại hiệu quả cao. Vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1 tỷ lệ khá lớn trong vốn đầu tư, nghĩa là tăng trưởng của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào dòng vốn này. Như vậy, nếu tình hình kinh tế thế giới có biến động, dòng vốn đầu tư này giảm, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Ngoài ra, nếu chúng ta không chọn lọc cấp phép FDI vào những lĩnh vực phù hợp thì dòng vốn này sẽ dẫn đến rủi và tính bền vững của nền kinh tế. Ví dụ, trong thời gian qua một phần khá lớn dòng vốn này đã đầu tư vào một số lĩnh vực như BĐS, gây nền những bong bóng trên thị trường nay. Ngoài ra dòng vốn FDI có thể đưa công nghệ lạc hậu và ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào trong nước. Khu vực ngoài nhà nước đang ngày càng lớn mạnh và tạo ra phần lớn công việc cho toàn xã hội (hình 4), nhưng hiện nay khu vực này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Các doanh nghiệp trong khu vực này phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn và khoa học kỹ thuật. Dù vậy, khu vực này đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 5 (Năm 2007, đầu tư khu vực nước ngoài là chiếm tỷ trọng 25% nhưng chỉ đóng góp 17.7% cho GDP vì nhiều dự án lớn đang đầu tư chưa tạo sản phẩm. Khu vực nhà nước đầu tư 41.3% song chỉ sử dụng 9% lao động) Bảng 3: Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP và tỷ lệ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách so với ngân sách của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2007 (Tỷ lệ thu ngân sách/GDP của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó nguồn thu dầu mỏ và thuế xuất nhập khẩu chiếm một tỷ lệ lớn. Hai nguồn này có thể giảm mạnh trong một số năm tới. Đầu từ ngân sách của Việt Nam cũng chiếm một tỷ trọng lớn) 3.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành Từ năm 2003 đến nay tỷ trọng đầu tư vào ngành kinh tế thay đổi không nhiều. Tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp vào 20% GDP nhưng tỷ lệ đầu tư hàng năm vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ chỉ có 6.5% đến 8.5% và đang giảm dần. Mặc dù, một số mặt hàng nông nghiệp của Việt nam nằm trong nhóm xuất khẩu đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, một số mặt hàng thủy hải sản… nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đang ở trình độ lạc hậu. Ruộng đất manh mún chưa hình thành được vùng chuyên canh sản xuất theo quy mô lớn phục vụ xuất khẩu. Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp ở mức thấp và khó có những bước tăng đột biến do giới hạn về tài nguyên và kỹ thuật. Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp – xây dựng và dịch vụ khá cao. Tăng cường đầu tư cho công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam tương đối chậm. Tỷ trọng lao động trong hai khu này hiện nay chưa được 50% số lao động. Hình 5: Tỷ trọng đầu tư phân theo ngành trong giai đoạn 2003 -2007 6 Nguồn: TCTK 4. Chất lượng tăng trưởng thấp Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn khá thấp, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững. Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai. 4.1 Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, còn theo ước tính sơ bộ quý 1 năm 2009 tỷ lệ này là 37.4%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5% nên hệ số ICOR [4] luôn ở mức cao (Hình 5). ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Hình 5: ICOR Việt Nam qua một số giai đoạn Nguồn: TCTK So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát triển kinh tế, ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều. 7 Hàn Quốc đã trở thành một “con rồng Châu Á” nhờ liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư cao. Các nước Đông Nam Á như Indonesia và Thái Lan có hệ số ICOR thấp hơn Việt Nam. Tuy vậy, các quốc gia này trong quá trình phát triển phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng. Trung Quốc được xem là một trường hợp đặc biệt khi liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ hơn 20 năm qua. Để đạt được thành tích đó ngoài những điều kiện phát triển thuận lợi như nguồn tài nguyên, nhân lực và chính sách phát triển phù hợp thì Trung Quốc phải trả giá khá đắt. Đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và bất bình đẳng trong xã hội. Điều này càng cho thấy với hệ số ICOR cao như vậy kinh tế Việt Nam khó có sự phát triển bền vững. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt trong tương lai. Bảng 4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á 4.2 Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua tăng trưởng nhân tố Để xem xét chất lượng tăng trưởng ngoài phương pháp đánh giá dựa vào hệ số ICOR, chất lượng tăng trưởng còn được đánh giá thông qua đóng góp của các nhân tố cho tăng trưởng. Theo lý thuyết về tăng trưởng, phương trình tăng trưởng Cobb-Douglas có 3 nhân tố đóng góp vào tăng trưởng đó là vốn (K), lao động (L), TFP [5] (cải thiện công nghệ, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn). Nếu yếu tố TFP càng cao thì được xem như chất lượng tăng trưởng càng cao. Bảng 5 cho thấy mặc dù yếu tố cải thiện công nghệ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong đóng góp vào tăng trưởng nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. So sánh với các quốc gia khác, chẳng hạn tỷ trọng TFP thời kỳ 1980 – 2000 Hàn Quốc là 39.96%, Ấn Độ là 40.78%, yếu tố đóng góp cho tăng trưởng TFP của Việt Nam cũng thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy mức độ đóng góp của cải thiện công nghệ và tăng năng suất lao động cho tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn thấp. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động. 4.3 Nguyên nhân làm cho chất lượng tăng trưởng không cao 8 Trên đây chúng ta vừa xem xét hai yếu tố cho thấy chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong giới hạn của bài viết nay chúng tôi chỉ nêu lên một số nguyên nhân quan trọng và chính yếu sau. a. Đầu tư khu vực nhà nước hiệu quả thấp Hiện nay vốn đầu tư của nhà nước và các DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Tính trung bình từ năm 2001 – 2008 tỷ lệ đầu tư của khu vực nhà nước chiếm 47.5% tổng số vốn đầu tư xã hội. ICOR của khu vực nhà nước luôn ở mức rất cao. Chẳng hạn năm 2007 ICOR toàn bộ nền kinh tế là 5.4 lần, trong khi đó khu vực nhà nước là 8.3 lần, ngoài nhà nước 3.7 lần, còn khu vực vốn đầu tư nước ngoài là 5 lần. Ngoài ra còn nhiều vấn đề chưa hợp lý trong việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách. Cơ chế “xin cho” giữa trung ương và địa phương, giữa Chính phủ và DNNN còn phổ biến. Những vấn đề trên tất yếu dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn không hiệu quả. Thẩm định để lựa chọn các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước phần lớn không dựa trên tiêu chí hiệu quả làm đầu. Nhiều dự án đầu tư chậm tiết độ, không được sử dụng kịp thời. Ngoài ra không ít dự án đầu tư xong không được sử dụng hoặc chậm sử dụng. Mặt khác chi phí đầu tư của khu vực nhà nước lớn, chất lượng không đạt yêu cầu do thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA. Đầu tư của DNNN cũng đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét. Sự bất ổn vĩ mô năm 2008, nhiều nhà kinh tế cho là có sự đóng góp lớn của nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn, công ty đã đầu tư một cách tràn lan ra nhiều lĩnh vực góp phần làm xuất hiện bong bóng tài sản tài chính và bất động sản. DNNN đang được ưu tiên sử dụng rất nhiều nguồn lực quốc gia như vốn, tài nguyên và vị thế kinh doanh, tuy vậy hiệu quả hoạt động của DNNN lại không tương xứng với những nguồn lực được ưu tiên đó. Nhiều lĩnh vực kinh doanh DNNN đang chiếm vị thế độc quyền, triệt tiêu áp lực cạnh tranh, làm giảm hiệu quả trong nền kinh tế. b. Phát triển ngành và các khu vực chưa hợp lý Để thành công trên con đường hội nhập luôn đòi hỏi mỗi quốc gia có được một chiến lược phát triển hợp lý. Việt Nam là một nước đi sau nên có cơ hội để học hỏi từ thành công và thất bại của những nền kinh tế đi trước. Tuy vậy, trên thực tế Việt Nam dường như đã không phát huy được lợi thế đó. Chính phủ Việt Nam một mặt khẳng định “phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN” nhưng song song với đó là xây dựng những tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn, hoạt động đa ngành. Mục đích của việc xây dựng các tập đoàn kinh tế để tăng lợi thế kinh tế theo quy mô nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam vẫn xem DNNN là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế để duy trì sự “độc lập tự chủ” và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù mục đích trên tốt đẹp nhưng giữa các mục tiêu lại có mâu thuẫn với nhau và thực tế cũng đã cho ta thấy điều đó. Sự bất cập trong hoạt động của tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã được mổ xẻ và phân tích rất nhiều trong thời gian qua Nhà nước không tách bạch được chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Chính sách tập trung phát triển DNNN cũng không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Các 9 quốc gia trên thế giới đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. Sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp và quốc gia dựa trên việc tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện qua việc lựa chọn ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang có. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề. Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam không phát huy được những lợi thế này. Trong khi đó điểm yếu của Việt Nam là vốn, kỹ thuật, công nghệ và quản lý. Nhiều chính sách và dự án của Việt Nam tập trung vào ngành thâm dụng vốn như thép, đóng tàu… Hay việc cho phép xây dựng nhiều sân golf lấy đi hàng nghìn ha đất nông nghiệp khiến cho không ít người dân vùng nông thôn thất nghiệp. Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không tạo ra được sự liên kết trước và sau để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm khai thác những quy định lỏng lẻo về môi trường hay chỉ lợi dụng chính sách bảo hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận không tạo ra được nhiều tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam rất nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch nhưng cho đến này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cho ngành du lịch đang còn thiếu và yếu. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nặng, ô nhiễm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm năng du lịch ở nhiều vùng trên đất nước. c. Chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học chưa cao Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao. Nguồn nhân lực giá rẻ không còn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển kinh tế. Số người lao động qua đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa đáp ứng được những công việc đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Chất lượng công trình nghiên cứu ứng dụng còn thấp và số lượng lại ít. Hàng năm, ngân sách nhà nước sử dụng một phần không nhỏ cho nghiên cứu phát triển nhưng hiệu quả thu được rất khiêm tốn. Chi phí nghiên cứu nhiều dự án của nhà nước lên đến hàng tỷ đồng nhưng tính thực tiễn thấp. Nhiều dự án báo cáo xong nhưng không được triển khai ứng dụng mà “xếp vào tủ”. Nghiên cứu ở các trường đại học dừng lại ở mức độ thử nghiệm, thiếu tính ứng dụng. Những công trình được công bố ở nước ngoài và được quốc tế công nhận chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu phát triển và ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. d. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam là vấn đề cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, viễn thông… 10 [...]... rằng kinh tế Việt Nam khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới Đặc biệt cú sốc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay sẽ tác động lâu dài đến kinh tế Việt Nam Quỹ đạo phát triển kinh tế Việt Nam có thể tương tự các nước Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Myanma,,, Dù vậy chúng tôi vẫn tin rằng Việt Nam có thể tìm ra những biện pháp để duy trì phát triển kinh tế một cách... Chính phủ Việc duy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong khoảng 10 năm tới là rất khó khăn khi mà những yếu kém trong nền kinh tế chưa được khắc phục 12 Đầu năm 2007, khi kinh tế Việt Nam còn khởi sắc, EIU đưa ra nhận định “Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ suy giảm mạnh kể từ năm 2010 trở đi“ Cũng theo dự báo của tổ chức này kinh tế Việt Nam chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 5.1%/năm trong... ta thấy kinh tế Việt Nam có một số hạn chế trong hiệu quả đầu tư và cơ cấu nền kinh tế nhưng cũng có nhiều tiềm năng để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao Trong dài hạn để phát huy được điểm mạnh và duy trì tăng trưởng cao, ổn định, điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải khắc phục những yếu kém từ những yếu tố chủ quan trong nội tại nền kinh tế Trong ngắn hạn, sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế phụ... toán của các nhà khoa học nếu Việt Nam không tìm thêm được các mỏ dầu mới thì nguồn dầu mỏ của Việt Nam sẽ bị cạn kiệt trong 20 năm nữa [4] ICOR= phần trăm tăng trưởng chia cho phần trăm đầu tư so với GDP (Số phần trăm đầu tư trên GDP để tạo ra được 1% tăng trưởng) [5] TFP ((Total Factor Productivity = Tổng hợp năng suất các nhân tố tổng hợp) Nói lên tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, thể hiện ở tăng. .. trưởng kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào phục hồi của kinh tế thế giới Chúng tôi cho rằng kinh tế Việt Nam chỉ duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 4 đến 4.5% thấp hơn mục tiêu hiện nay của Chính phủ là 5% Bảng 6: Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 của một số tổ chức Sau năm 2009 Những yếu tố tồn tại trong nền kinh tế hiện nay khó được khắc phục trong ngắn hạn nếu không có sự thay... 2%, kinh tế các nước phát triển giảm khoảng 3%, thậm chí Nhật Bản có thể giảm 6% trong năm nay [7] Kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh, tiêu thụ trong nước và các dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA và FPI giảm Chính phủ đã thực hiện một số gói kích cầu và ban đầu đã mạng lại một số hiệu quả song sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào phục hồi của kinh. .. vào hồi quy hàm tăng trưởng Cobb-Douglas (Y = A.Ka.L1-a ) Kết quả của TFP có thể khác nhau tùy theo từng nghiên cứu các tác giả Tuy nhiên, cùng một phương pháp áp dụng cho các quốc gia thì có thể so sánh để đánh giá chất lượng tăng trưởng [6] Theo các mô hình tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân càng thấp thì tiểm năng tăng trưởng cao càng lớn [7] Economist Intelligence Unit Việt Nam: Country Forecast,”,... Như vậy Việt Nam vẫn còn là một nước có thu nhập thấp Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn có thể được duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới [6] 2 Nguồn lao động trẻ, dồi dào, có nền tảng giáo dục khá tốt Nếu nguồn lao động này được đào tạo bài bản thì có thể tiếp thu các kỹ năng và kiến thức tạo nên nguồn lực dồi dào giúp kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao 3 Dân số Việt Nam chỉ có... thế giới Các dòng vốn đầu tư nước ngoài và mở cửa thương mại thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển cả chiều rộng và chiều sâu 5 Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất của nhiều ngành còn lạc hậu Chất lượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn yếu kém, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi các những yếu kém đó được cải thiện 6 Kết luận và nhận định tăng trưởng. .. chuẩn quốc tế, trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang thiếu và đang trở nên quá tải Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Việt Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian Vấn đề bất cập trong cơ sở . Các vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam http://vietstock.com.vn (Vietstock) - Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng có một số tồn tại trong nền kinh tế có. tế của Việt Nam. Để từ đó đưa ra xu hướng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai. 1. Bối cảnh kinh tế thế giới Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng. cũng là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi các những yếu kém đó được cải thiện. 6. Kết luận và nhận định tăng trưởng Qua phân tích trên chúng ta thấy kinh tế Việt Nam có một số hạn chế