Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển.Để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân mình,từ xa xưa,con người đã phải di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác tìm những nơi thích hợp cho sự sinh tồn. .Những luồng di cư trong khu vực tạo nên sự phân bố lại dân cư khu vực đó,nó làm tăng mật độ dân cư vùng này và giảm mật độ dân cư vùng khác ,kéo theo nó là quá trình phân bố lại các nguồn lực phát triển kinh tế tại một số vùng.Trong khi đó vấn đề tăng trưởng kinh tế chính là nhân tố thúc đẩy sự di dân .
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:DI DÂN VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Sinh viên thực hiện: Nhóm 9
1 Trần Thị Quyên 40k04
2 Nguyễn Thị Quỳnh Thảo 40k04
3 Trần Thị Tây 40k04
4 Nguyễn Thị Hải Phượng 40k04
Trang 2A: Lý do chọn đề tài:
Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển.Để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân mình,từ xa xưa,con người đã phải di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác tìm những nơi thích hợp cho sự sinh tồn .Những luồng di cư trong khu vực tạo nên sự phân bố lại dân cư khu vực đó,nó làm tăng mật độ dân cư vùng này và giảm mật độ dân
cư vùng khác ,kéo theo nó là quá trình phân bố lại các nguồn lực phát triển kinh tế tại một số vùng.Trong khi đó vấn đề tăng trưởng kinh tế chính là nhân tố thúc đẩy sự di dân B.Nội dung
I/ Một số khái niệm và đặc điểm
1/ Di dân và đặc điểm của di dân
Di dân là sự dịch chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú thường xuyên ,theo những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định
Đặc điểm của di dân :Di cư là một quá trình chọn lọc Nó thể hiện một số khía cạnh:
- Sự chọn lọc về tuổi tác: Dù là di chuyển theo hình thức nào, những
người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn di cư nhiều hơn Thành
niên thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động
mới, dễ dàng thay đổi hơn Cũng chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà
những vùng nhập cư có cơ cấu tuổi trẻ hơn
- Sự chọn lọc theo giới tính, tuy nhiên các dòng di cư theo nam hay nữ
tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
- Tình trạng hôn nhân: Ở những nước đang phát triển, thường người trẻ
chưa lập gia đình di cư nhiều hơn Điều này cũng giống như các nước đang
phát triển thời kỳ trước Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát triển, những
người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình
- Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những lao động lành nghề thường di
cư nhiều hơn Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả Có một số
nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc di cư
Những nghiên cứu này tập trung vào sự giống và khác nhau giữa những
người có trình độ học vấn cao và những người ít học liên quan đến khoảng
cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư
Trang 3 Phân loại di dân:Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau tùy thuộc vaò mục đích nghiên cứu
-Theo thời gian:
“Di cư lâu dài" chỉ người/nhóm người di cư dịch chuyển nơi cư trú trong một khoảng
thời gian tương đối dài và có ý định ở lại nơi đến
“Di cư tạm thời” là sự xác lập nơi cư trú của người/nhóm người trong một khoảng thời
gian ngắn trước khi quyết định có ở lại định cư tại nơi đó hay không
Di cư mùa vụ” là hình thức di cư đặc biệt của di cư tạm thời, nó không chỉ ám chỉ khoảng
thời gian di cư trùng với thời gian thu hoạch mùa vụ, mà còn chỉ khoảng thời gian di cư phục vụ hoạt động kinh tế mùa vụ (mùa xây dựng, mùa du lịch…), có nghĩa là người di
cư dịch chuyển nơi cư trú theo mùa vụ để tìm kiếm việc làm, không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập cư, sẽ quay trở lại nơi xuất cư nếu có nhu cầu lao động hoặc công việc gia đình
- Theohướng di dân, gồm có hai hình thức di dân: Di dân nội địa và di dân quốc tế - sự dịch chuyển nơi cư trú bên trong biên giới quốc gia hoặc vượt ra ngoài biên giới quốc gia tới quốc gia khác
-Theo địa bàn đến:di dân có bốn loại hình:
1- Nông thôn – nông thôn;
2- Nông thôn – thành thị;
3- Thành thị - thành thị;
4- Thành thị - nông thôn
- Về pháp lý:
di dân có tổ chức là loại hình di cư diễn ra trong khuôn khổ các chương trình của Nhà
nước, theo đó, người di cư được nhận sự hỗ trợ ổn định đời sống từ Nhà nước, được Nhà nước định hướng địa bàn cư trú, công ăn, việc làm
di cư tự do bao gồm những người di cư không nằm trong chương trình di cư của Chính
phủ, do người di cư tự quyết định từ việc lựa chọn địa bàn nhập cư, đến trang trải mọi phí tổn di chuyển, tìm việc làm
Nguyên nhân của di dân :
Trang 4-Những nguyên nhân “hút-đẩy” tại vùng chuyển đến và vùng chuyển đi :các nguyên nhân như lực hút tại các vùng có dân di chuyển đến gồm điều kiện tự nhiên tốt,dễ kiếm việc làm,thu nhập cao,điều kiện sống tốt hơn… còn các nguyên nhân như lực đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú gồm điều kiện tự nhiên không thuận lợi,thu nhập thấp,khó kiếm việc làm,có ý nguyện tìm một nơi cải thiện đời sống hơn ,dễ kiếm việc làm…hoặc do chiến tranh
-Các nguyên nhân liên quan đến sự đồng thuận như muốn gần gũi người than,hợp lý hóa gia đình,nơi ở cũ xảy ra giải tỏa…
Các chỉ tiêu đo lường di dân
Tỷ suất nhập cư: IR=
Tỷ suất xuất cư: : OR=
Tỷ suất tổng di dân: TR= ×100%
Tỷ suất di dân thuần túy: MNR= ×100%
2/ Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh
tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch
vụ) Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn
II/ Di dân và vấn đề tăng trưởng kinh tế
1/ Di dân và tác động của tăng trưởng kinh tế đến di dân trên thế giới
Di dân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong số các nguyên nhân ấy thì nguyên nhân về kinh tế luôn là nguyên nhân khiến lượng di dân tăng nhanh trong thời gian qua Theo số liệu của Liên Hợp Quốc số lượng người di dân ngày càng tăng trong đó địa điểm mà những người di dân lựa chọn đến là Châu Âu đặc biệt là khu vực các nước EU,Bắc Mỹ,và một số nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt ;những người di
Trang 5dân này chủ yếu từ các nước nghèo và đang phát triển trong đó đặc biệt là các nước Trung Đông,Châu Phi và một số nước có nội chiến kéo dài,những nước này đều có một đặc điểm chung là là nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn tốc độ tăng trưởng kinh
tế kém,nộ chiến lại làm cho nền kinh tế càng khủng hoảng Theo báo cáo mới đây của LHQ, ước tính có khoảng 191 triệu người trên khắp thế giới đã rời bỏ quê hương di cư đến các nơi khác trong năm 2005, so với
155 triệu người năm 1990, nghĩa là tăng gần 25% Thống kê của cơ quan nghiên cứu LHQ cho biết, số người nhập cư đến Liên minh Châu Âu (EU) chiếm 34% trong năm 2005, Bắc Mỹ 23%, Châu Á 28%, Châu Phi 9%,
Mỹ Latinh 3% và Châu Đại Dương 3%
Bảng 1: 15 nước có số người nhập cư và xuất cư cao nhất thế giới, 2010
GDP/người theo giá thực tế (USD)
Nước Số người nhập
cư (triệu người)
Nước Tỷ trọng người
xuất cư/tổng dân
số (%)
Trang 6Nigie 229 358
Theo bảng trên ta có thể thấy những nước có thể thấy những nước có GDP cao là những nước có lượng người nhập cư cao như GDP của Mỹ là hơn 14657 tỷ USD,Nga là 1 465
tỷ USD còn những nước có GDP thấp thường là nước có lượng xuất cư lớn như GDP của Mexico là 874,902 tỷ USD,Afganistan là 16,631 tỷ USD.Tuy nhiên di dân không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước,tình hình chính trị… tại nước xuất cư và nước nhập cư
2/ Di dân và tác động của tăng trưởng kinh tế đối với di dân ở Việt Nam
2.1 Di cư ra nước ngoài:
Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp
và khó lường Tình hình trên cùng với khát vọng chính đáng của người dân mong muốn
có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình đã làm cho dòng chảy di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài trở nên hết sức đa dạng, quy mô và hình thái di cư gia tăng Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định vì vậy lý do chủ yếu của di dân ở Việt Nam là vấn đề kinh tế vì vậy hình thức di cư chủ yếu ở nước ta là xuất khẩu lao động
Trang 7Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới và thứ 3 tại Đông Nam Á, gần 75% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có thêm gần 1,71 triệu việc làm Trong khi đó, Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam là nước có lợi thế về sức lao động song đòi hỏi giải quyết việc làm và thu nhập ổn định là một thách thức lớn hiện nay.Vì vậy việc xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục vấn đềthiếu việc làm ở nước ta.Địa bàn chủ yếu của việc xuât khẩu lao động này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Ma-laixi-a, Bắc Phi - Trung Đông Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đưa lao động sang làm việc tại châu Âu như Síp, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Man-ta, Ba Lan,
Bồ Đào Nha, Ru-ma-ni, và Xlô-va-ki-a nhưng thường các thị trường này chỉ mang tính thử nghiệm, số lượng ít so với các nước Đông Á
Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, với khoảng 30 ngành nghề khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao và chuyên gia Bình quân mỗi năm, Việt Nam đưa được 80.000 lao động đi làm việc, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm Tính riêng năm 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cả nước đã đưa đi hơn 85.000 người, tăng 16,4% so với năm 2009, năm 2011 ước đạt chỉ tiêu 87.000 người Trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì lao động nữ ước tính chiếm 30% Mặc dù tỷ lệ lao động nữ dao động tuỳ theo từng thị trường và từng giai đoạn khác nhau nhưng hiện đã tăng lên đáng kể trong 3 năm (2007-2010) so với tỷ lệ lao động nữ giai đoạn 1992-1996 (chiếm 10-15%)
Năm
Tổng số Trung
Quốc (Đài Loan)
Nhật Bản Hàn Quốc Châu
Phi-Trung Đông
Nơi khác
Trang 8Bảng 2.- Số lượng lao động Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở một số thị trường chủ yếu: 2000-2010
Ngoài di dân ra nước ngoài theo con đường xuất khẩu lao động thì di học cũng là một hình thức di dân.Những người di dân theo con đường du học thường chọn địa điểm tới là những nước phát triển,những nước có nền kinh tế giàu có như Mỹ,Nhật Bản,Anh,… Theo con số ước tính từ các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì tính đến cuối năm 2010, nơi có nhiều du học sinh Việt Nam nhất là Ô-xtơ-rây-li-a (25.000 người), Trung Quốc (13.500 người), Hoa Kỳ (12.800 người), Xing-ga-po (7.000 người), Anh (6.000 người), Pháp (5.500 người), Nga (5.000 người), Nhật bản (3.500 người),
2.2 Di cư trong nước
Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009, dân số nước ta có 85.846.997 người, tăng 11,3% so với năm 1999 Cũng theo kết quả cuộc Tổng điều tra này, trong 5 năm, từ 2004 đến 2009, gần 7 triệu người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999 Năm 2013, cả nước có 1.790.374 người di cư, tăng 33% so với trung bình giai đoạn (2004-2009)! Xét
về cường độ cũng có sự gia tăng khá mạnh Di cư giữa các tỉnh, tăng 14 điểm phần nghìn,
từ 29 người di cư/1000 dân năm 1999 lên 43 người di cư/1000 dân năm 2009 Di cư giữa các vùng tăng từ 19 người di cư/1000 dân năm 1999 lên 30 người di cư/1000 dân năm
2009 Rõ ràng, người di cư ngày càng nhiều và tăng mạnh hơn nhiều so với tăng dân số.
Bảng 3: Số dân di cư qua các thời kỳ ở nước ta
Thực tế quá trình di dân ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu.Trong những thập kỷ trước số lượng người di dân lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm
“kinh tế mới”.Thời gian gần đây số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan
hệ kinh tế hơn là theo kế hoạch của nhà nước.Lý do này đã tạo nên một luồng di cư từ nông thôn đến thành thị, từ thành thị đến thành thị.Các vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn như các thành thị hoặc các vùng nông thôn có tiềm năng tăng trưởng kinh tế như Tây Nguyên…
Số người di cư (nghìn người) 1.415 4.482 6.725
Trang 9
Bảng 4 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo vùng năm 2010
Quy mô GDP (%) Tốc đọ tăng trưởng kinh tế (%) GDP/người(triệu đồng) Đồng bằng sông
Hồng
Trung du và miền
Duyên hải Nam
Đồng bằng song
Bảng 5: Thực trạng xuất cư khỏi vùng thời kỳ 1994-1999 và 2004-2010
Vùng
Số người xuất cư
(1000 người)
Tỷ suất xuất cư (‰)
Trang 10Đông Nam Bộ 125 125 10
-Về quy mô xuất cư, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung luôn luôn chiếm vị trí số 1
Tốc độ tăng nhanh: Trong 6 năm (2004-2010), số người xuất cư nhiều gấp hơn 1,8 lần so với giai đoạn (1994-1999)
- Đã có sự bùng phát xuất cư ở Đồng bằng sông Cửu Long Giai đoạn (2004-2010), số người xuất cư tăng tới gần 3,5 lần chỉ sau một kỳ Tổng điều tra dân số! Do vậy, từ vị trí
thứ 3, nay đã lên hàng thứ 2 Đây là đặc điểm xuất cư nổi bật nhất hiện nay.
-Số người xuất cư của hai vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 57,3% số người xuất cư của cả nước Đây là hai vùng xuất cư chính của Việt Nam
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
là hai vùng có diện tích rộng lớn ,dân số đông tuy nhiên lại thiếu việc làm,tốc độ tăng trưởng GDP của hai vùng này thấp nên đã thúc đẩy một dòng xuất cư lớn tới các
vùng,khu vực khác có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với mong muốn sẽ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm,gia tăng thu nhập
Bảng 6: Thực trạng nhập cư vào các vùng thời kỳ 1994-1999 và 2004-2010.
Vùng
Số người nhập cư
(1000 người)
Tỷ suất nhập cư (‰)
Trang 11Tây Nguyên 326 166 36
Trung du và miền núi phía Bắc 84 91 9
Từ Bảng 6 có thể thấy rằng:
- Đông Nam Bộ là điểm đến của đa số những người di cư ra khỏi vùng Hơn 61% người xuất cư từ các vùng đã đến vùng này Đặc biệt, 99,7 % người xuất cư ở Đồng bằng sông Cửu Long chọn “bến đỗ” là Đông Nam Bộ Tỷ lệ này ở Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung là 74% Đây là vùng nhập cư số 1 của nước ta theo cả ba tiêu chí: số người,
tốc độ tăng và tỷ suất nhập cư
- ĐB sông Hồng là vùng nhập cư lớn thứ hai của cả nước Tuy nhiên, ĐB sông Hồng cũng là vùng xuất cư với quy mô lớn, thậm chí lớn hơn nhập cư nên “số người di cư thuần” của vùng vẫn âm! Riêng ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ thu hút 73,5% lượng người nhập cư các vùng của cả nước
- “Sức hút” của Tây Nguyên đã giảm mạnh: Lượng người di cư đến vùng này đã giảm tới một nửa sau 10 năm Các vùng còn lại, lượng nhập cư ít và giảm hoặc tăng không đáng kể
Ba vùng trọng điểm nhập cư của nước ta là Đông Nam Bộ,Đồng Bằng Sông Hồng và Tây Nguyên,đây là ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước Ba vùng này có các tỉnh thành là trọng điểm kinh tế của car nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Đồng Bằng Sông Hồng có Hải Phòng, Thái Bình đặc biệt là Hà Nội trung tâm văn hóa,chính trị của cả nước;Đông Nam Bộ có Cần Thơ ,Bà Rịa-Vũng Tàu,Cà Mau nổi bật là tp.Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế của cả nước…
III/Tác động của di dân đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam